1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA tư bản NHÀ nước TRONG điều KIỆN TOÀN cầu hóa ở nước TA

7 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý … của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước(1). Và vì thế, cần Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước(2). Đây là sự vận dụng tư tưởng của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong Chính sách kinh tế mới (NEP) hồi đầu những năm 20 của thế kỷ trước

Trang 1

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN

TOÀN CẦU HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định "Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý … của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước"(1) Và vì thế, cần "Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước"(2) Đây là sự vận dụng tư tưởng của V.I Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong Chính sách kinh tế mới (NEP) hồi đầu những năm 20 của thế kỷ trước(3) Như thế, về mặt thực tiễn, việc áp dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước đã được quyết định Hiệu quả tích cực của việc này trên thực tế đến nay cũng đã hoàn toàn rõ ràng Về mặt lý luận, ngoài các tác phẩm của Lê-nin, các nhà nghiên cứu của Liên Xô trước đây và các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã khảo sát đề tài chủ nghĩa tư bản nhà nước kỹ lưỡng Hiện nay, nước ta đang tích cực chuẩn bị để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do đó vấn đề trên cần được đi sâu nghiên cứu để thực hiện có hiệu quả Làm rõ vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ quan niệm của V.I Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sự cụ thể hoá cũng như phát triển quan điểm đó ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, do Đảng lãnh đạo

V.I Lê-nin chỉ rõ, trong khuôn khổ Nhà nước Xô-viết, trong lòng xã hội Xô-viết,

chủ nghĩa tư bản nhà nước bao gồm các hình thức kinh tế là : 1) Tô nhượng - một

liên minh giữa nhà nước vô sản với các nhà tư sản, chống lại thế lực phát triển tư hữu tự phát; nhà nước cho các nhà tư bản nước ngoài thuê mướn xí nghiệp, đất đai, rừng,… của nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, qua

đó mà củng cố được quan hệ kinh tế do nhà nước điều phối, cải thiện nhanh chóng tình trạng sản xuất, đời sống của nhân dân(4); 2) Hợp tác xã Trong hai

hình thức đó thì " … chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng có lẽ

Trang 2

là hình thức đơn giản nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thức rõ rệt nhất"(5) Còn hình thức hợp tác xã thì không rõ ràng là chủ nghĩa tư bản nhà nước như vậy Có lẽ vì thế, nên mặc dù khẳng định "… dưới chính quyền Xô-viết, chủ nghĩa tư bản "hợp tác xã" khác với chủ nghĩa tư bản tư nhân, nó là một hình thái của chủ nghĩa tư bản nhà nước"(6) Nhưng ở một chỗ khác, V.I Lê-nin lại viết :

"chủ nghĩa tư bản nhà nước và hợp tác xã …"; nghĩa là hợp tác xã không nằm trong chủ nghĩa tư bản nhà nước, không phải là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước Vậy có thể nói rằng, V.I Lê-nin quan niệm về các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lòng xã hội Xô-viết có hai nghĩa: nghĩa hẹp là hình thức tô nhượng (lưu ý : không có liên doanh); còn theo nghĩa rộng có thêm hợp tác xã

Đảng ta sử dụng nghĩa hẹp nêu trên, có tính thêm sự liên kết giữa nhà nước với các nhà tư bản cả trong và ngoài nước "Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước

và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài"(7)

Việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986, đã mang lại nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố Nó góp phần làm cho nền dân chủ phát triển hơn, thực chất hơn Nền dân chủ trong giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần có nội dung quan trọng là dân chủ trong đời sống kinh

tế Nó được thể hiện một phần trong sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Với kinh tế tư bản nhà nước, các nhà tư sản trong và ngoài nước liên doanh với Nhà nước xã hội chủ nghĩa để làm kinh tế "vì lợi ích của bản thân họ" Điều này

có nghĩa là, các nhà tư sản đó quan tâm trước hết đến sự bảo toàn vốn tư bản và lợi nhuận Và như vậy, họ tất yếu sẽ đòi hỏi Nhà nước phải có những bảo đảm về quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nói riêng; đòi hỏi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trong kinh doanh, trong chính sách thuế, quản lý vốn, thị trường,…Việt Nam cũng đang dần dần đáp ứng những đòi hỏi

Trang 3

này với việc thông qua luật chống độc quyền và một số luật cũng như chính sách khác nhằm xoá bỏ sự phân biệt về thuế, giá điện, giá dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ viễn thông, … giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh; nghĩa là sự bình đẳng trong đời sống kinh tế - cái gốc thật sự của nền dân chủ - càng ngày càng được tăng cường

Việc tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá, trong đó có việc gia nhập tổ chức WTO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng NEP nói chung và chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng ? Theo chúng tôi, những ảnh hưởng đó là:

Thứ nhất, sự áp dụng NEP nói chung và chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng sẽ

mau chóng sinh ra mâu thuẫn giữa hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng xã hội,

và mâu thuẫn đó sẽ ngày càng sâu sắc hơn Mặc dù có định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa, hay ít nhất là một phần đáng kể của nền kinh tế đó, cũng có màu sắc, có tính chất tư bản Và vì thế, sự phát triển của nó càng ngày càng mâu thuẫn với thượng tầng kiến trúc của xã hội Mâu thuẫn sinh ra do áp dụng NEP trong lịch

sử chủ nghĩa xã hội hiện thực đã và đang được giải quyết theo hai hướng đối lập với nhau Ở Liên Xô cuối những năm 20 của thế kỷ trước, người ta đã chấm dứt NEP Ở Trung Quốc hiện nay, ngược lại, người ta không chấm dứt NEP, mà tăng cường nó, và cải cách chính trị cho phù hợp với nó Đó là việc đưa ra và thực hiện đường lối ba đại diện; Hiến pháp mới bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của

sở hữu tư nhân (hiển nhiên trong đó có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất); mời các doanh nhân, các nhà tư sản gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc Hai hướng giải quyết này tương ứng với hai quan điểm về NEP Hai quan điểm đó theo thứ

tự cụ thể là coi NEP như một chính sách nhất thời, là sách lược; và coi NEP, ngược lại, là phương hướng lâu dài, là chiến lược Cách giải quyết của Liên Xô trước đây đã được nhiều nhà nghiên cứu, mổ xẻ Ý kiến chung là phê phán, cho rằng không nên chấm dứt NEP sớm như thế Tuy nhiên, các tác giả đó cũng chưa

Trang 4

đặt ra vấn đề là nếu không chấm dứt NEP sớm thì có cần lúc nào đó chấm dứt nó hay không Và nếu có thì khi nào cần chấm dứt nó, nói cách khác là trong những điều kiện nào thì cần chấm dứt NEP? Cách giải quyết của Trung Quốc hiện nay thì còn quá mới mẻ nên chưa có dữ liệu thực tiễn để xét đúng hay sai Ở nước ta, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đời sống nhân dân được nâng cao Tuy nhiên, khoảng cách phát triển về kinh tế giữa nước ta với các nước tư bản phát triển trong vài thập kỷ tới sẽ không được thu hẹp, thậm chí còn có nguy cơ gia tăng Trong điều kiện mở cửa, tăng cường giao lưu cả về kinh tế, văn hóa và nhiều mặt khác như ngày nay, mức sống thấp tương đối - tức là xét trong sự so sánh với các nước khác - của người dân cũng trở thành một nhu cầu lớn đòi hỏi phải phát triển kinh tế nhanh, mà với nước ta thì điều đó nghĩa là đòi hỏi phải chấp nhận duy trì sở hữu tư bản nhà nước Như vậy, việc sử dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước vẫn rất cần thiết Nhưng vì toàn cầu hóa hiện nay đang là toàn cầu hóa tư bản, tính chất tư bản này cộng hưởng với tính chất tư bản có trong chủ nghĩa tư bản nhà nước, nên xu hướng phát triển tư bản của nền kinh tế rõ ràng và mạnh mẽ hơn nhiều so với hồi những năm 20 của thế kỷ trước; và cũng sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ nước ta mới bắt đầu đổi mới Đây chính là lý do làm cho mâu thuẫn mà chúng ta đang bàn tới càng trở nên gay gắt hơn

Thứ hai, việc áp dụng NEP và chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ dễ dàng hơn nếu xét

thuần túy về mặt kinh tế Trong xu thế toàn cầu hóa, những quan tâm đến các khác biệt chính trị lùi xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ ưu tiên nhất cho quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước Việc bãi bỏ hoặc hạ thấp các rào cản

về đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu, … tạo điều kiện thuận lợi cho các mối liên kết về kinh tế, trong đó có các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước Khi nước ta gia nhập tổ chức WTO, nhiều luật lệ sẽ được điều chỉnh lại theo hướng phù hợp hơn với các ràng buộc của tổ chức này Mặt khác, nhiều hiệp định liên quan đến thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ song phương và đa phương

Trang 5

sẽ được ký kết, điều này tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài Các luật

lệ của nước ta lúc bấy giờ cũng trở nên trong suốt (minh bạch) đối với các thành viên khác của WTO, tức là trong suốt với các nhà đầu tư nuớc ngoài Điều này tạo điều kiện để các nhà đầu tư đó hoạch địch kế hoạch làm ăn ở Việt Nam lâu dài hơn Những điều này làm cho môi trường đầu tư trở nên thuận lợi cả với các nhà tư sản trong và ngoài nước, và như vậy chủ nghĩa tư bản nhà nước có điều kiện phát triển hơn

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện toàn cầu hoá nếu còn tồn tại

cũng sẽ không còn giữ nguyên dạng như trong quan điểm của Lê-nin Chủ nghĩa

tư bản nhà nước giả định sự tham gia của Nhà nước vào công việc của doanh nghiệp tư bản, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp này nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Điều này, như phân tích của Lê-nin -

nó đảm bảo cho việc sử dụng tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay trong thời đại của chúng ta, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, các thành viên của WTO lại bị bắt buộc phải tuân thủ những quy định của nó, bao gồm những quy định liên quan đến chính sách thuế, hỗ trợ nông nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, dịch vụ tài chính, v.v Trong số các quy định này

có quy định nhà nước phải giảm thiểu sự kiểm tra, kiểm soát đối với nền kinh tế, không được can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cũng không thể sử dụng kinh tế tư bản nhà nước để giải quyết trực tiếp các vấn đề phi kinh tế, chẳng hạn các vấn đề trách nhiệm xã hội Thêm vào đó, trong tiến trình toàn cầu hoá, với thực lực kinh tế vượt trội của mình, các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác gây sức ép ngày càng tăng lên chính phủ các nước nói chung, và các nước xã hội chủ nghĩa đang sử dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước nói riêng, đòi hỏi các chính phủ này giảm thiểu sự

ưu đãi dành cho thành phần kinh tế quốc doanh, bãi bỏ độc quyền của thành phần kinh tế quốc doanh Quyền và khả năng kiểm soát nền kinh tế của các thành viên WTO còn bị giới hạn bởi những phản ứng rút vốn của các nhà đầu tư Khi các

Trang 6

rào cản về đầu tư và tài chính bị bãi bỏ hoặc được hạ thấp đáng kể, thì nhà đầu tư

có thể chống lại các hành động hoặc cố gắng kiểm soát nền kinh tế của các chính phủ bằng biện pháp rút vốn ồ ạt ra khỏi đất nước của các chính phủ đó Chẳng hạn, khi chính phủ Nga hành động để nắm quyền kiểm soát nền công nghiệp dầu lửa (vụ án Iukox) thì các nhà tư bản nước ngoài ồ ạt rút vốn đầu tư ra khỏi Nga (nửa đầu năm 2004, lượng vốn rút khỏi Nga là 5 tỉ USD, cao hơn nhiều so với bình thường) Vì cần vốn đầu tư mà trong nhiều trường hợp như vậy, chính phủ các nước bắt buộc phải nhượng bộ Đây rõ ràng là một hạn chế về quyền và khả năng kiểm soát và điều tiết nền kinh tế nói chung, họat động của các doanh nghiệp trong kinh tế tư bản nhà nước nói riêng

Rõ ràng, chủ nghĩa tự do mới không thể đồng hành với chủ nghĩa tư bản nhà nước Điểm thứ ba này, vì thế, làm giảm sự đáp ứng điều kiện của NEP và chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta đã bàn ở trên NEP và chủ nghĩa tư bản nhà nước có cơ sở lý luận vững chắc và khi được áp dụng trên thực tế đã đưa lại rất nhiều thành tựu cho các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Việc thực hiện NEP nói chung và chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng trong điều kiện toàn cầu hoá sẽ có thuận lợi về mặt kỹ thuật, nhưng nhìn chung sẽ gặp nhiều khó khăn Chủ nghĩa tư bản nhà nước không tương thích với chủ nghĩa tự do mới vốn là nền tảng của quá trình toàn cầu hoá hiện nay; chính xác hơn là không tương thích với hình thức triệt để, tức là cực đoan của chủ nghĩa tự do mới đó Muốn áp dụng NEP và chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa mà vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, các nước xã hội chủ nghĩa cần phải hạn chế chủ nghĩa tự do mới

(1) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 1996, tr 95

(2) Sđd, tr92

(3)Xem: V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t43, tr 244-296

Trang 7

(4) Xem: V.I Lê-nin, Sđd, tr 270

(5) V.I.Lê-nin, Sđd, tr 270, 272

(6) V.I.Lê-nin, Sđd, tr 270, 272

(7) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr95

Ngày đăng: 02/12/2016, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w