1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận Kiểm tra viên Thuế Xử lý vi phạm về thuế phát hiện qua công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

17 3K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 112,5 KB
File đính kèm Tiểu luận kiểm tra viên Thuế.rar (25 KB)

Nội dung

Là một cán bộ thuế công tác tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, đã tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế. Với những kiến thức được học tập tại lớp và qua quá trình thực tế công tác; để phần nào làm rõ hơn các thủ đoạn kinh doanh trốn thuế hiện nay và thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thuế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tôi xin đưa ra một số tình huống để minh họa cho việc chấp hành chưa nghiêm các Luật thuế được phát hiện trong quá trình kiểm tra tại một Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố.Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Xử lý vi phạm về thuế phát hiện qua công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho”, làm bài tiểu luận cuối khóa học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) và đóng vai trò quan trọng trong điều hành ngân sách Một mặt nguồn thu từ thuế đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên ngày càng tăng của NSNN để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho phát triển sản xuất, tích lũy…mặt khác thuế còn là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Theo đó, ngành thuế bắt buộc tăng thu hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chi đồng thời bổ sung nguồn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Những năm gần đây số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên nhanh chóng Công tác thu thuế từ một lượng lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ là thách thức đối với ngành thuế, nhất là khi các doanh nghiệp này không quen với các quy trình, thủ tục

kê khai, nộp thuế Do đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo số thu, đáp ứng yêu cầu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Từ năm 1990 đến nay, ngành thuế đã tiến hành cải cách toàn diện từ cơ cấu bộ máy, hệ thống chính sách cũng như phương pháp hành thu, để phù hợp với tình hình

và nhiệm vụ phải thực hiện theo hướng vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa đảm bảo khuyến khích, thu hút đầu tư và hướng dẫn tiêu dùng; tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tạo đà cho hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới

Trong những năm qua, ngành thuế đã liên tục phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được giao với số thu năm sau cao hơn năm trước bằng việc áp dụng các biện pháp tích cực như : tham mưu cho Nhà nước để hoàn thiện các chính sách thuế cho phù hợp; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn cho các đối tượng nộp thuế nhằm đưa các Luật thuế đến với người dân và đi vào cuộc sống; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, lậu thuế, gian lận thương mại để xử lý truy thu và áp dụng các hình thức xử phạt nhằm tăng cường pháp chế trong lĩnh vực thuế;

Trang 2

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Là một cán bộ thuế công tác tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, đã tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế Với những kiến thức được học tập tại lớp và qua quá trình thực tế công tác; để phần nào làm rõ hơn các thủ đoạn kinh doanh trốn thuế hiện nay và thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thuế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tôi xin đưa ra một số tình huống

để minh họa cho việc chấp hành chưa nghiêm các Luật thuế được phát hiện trong quá trình kiểm tra tại một Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố

Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Xử lý vi phạm về thuế phát hiện qua công tác kiểm

tra đối với doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho”,

làm bài tiểu luận cuối khóa học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế

Tháng 3 năm 2014 Đội kiểm tra thuế số 1 - Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho nhận được báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của Doanh nghiệp tư nhân

Mỹ Châu về số liệu của năm 2013 Qua công tác kiểm tra bước I về kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu có nhiều nghi vấn về công tác hạch toán để trốn lậu thuế Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn diện Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu có địa điểm trụ sở tại 456 Khu phố 4, Phường 9, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang

Thời kỳ kiểm tra: Năm 2012 - 2013

Kết quả kiểm tra cho thấy:

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

1200267268 cấp ngày 20/11/2010 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh cấp, mã số thuế

1200267268 do Ông Lê Thanh An là chủ doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh mua bán thủy hải sản, đã đăng ký và nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho và thực hiện đăng ký nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế

Theo báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp trong năm 2012 - 2013:

Trang 3

Doanh nghiệp có tổng doanh thu : 10.600.000.000 đồng.

Tổng chi phí: : 12.950.000.000 đồng Lợi nhuận từ SXKD trong 2 năm doanh nghiệp lỗ: -2.350.000.000 đồng

Về thu, doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách Nhà nước trong 2 năm 344.000.000 đồng

Qua quá trình kiểm tra phát hiện:

Năm 2013 Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu đã lợi dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế đã mua 08 số hóa đơn khống của Doanh nghiệp tư nhân Hảo, tỉnh Bạc Liêu về tự ghi giá trị hàng hóa mua vào (tôm xú NL) với giá trị hàng hóa ghi trong hóa đơn là 2.000.000.000 đồng để khấu trừ thuế đầu vào; với thuế suất 5% số thuế khấu trừ 100.000.000 đồng

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu đã đến cửa hàng xăng dầu Hoàng Thám xin hóa đơn mua xăng dầu để hạch toán vào chi phí với số tiền là 260.000.000 đồng, thuế GTGT đầu vào khấu trừ là 26.000.000 đồng; đến nhà máy nước đá Khánh Linh xin hóa đơn mua nước đá để hạch toán vào chi phí số tiền 200.000.000 đồng, thuế GTGT đầu vào khấu trừ là 10.000.000 đồng

Kết luận của đoàn kiểm tra cho thấy:

Nghi vấn trong công tác hạch toán Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu để trốn lậu thuế phải tiến hành kiểm tra là có cơ sở;

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu trong 2 năm 2012 - 2013 có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế GTGT, lập khống chứng từ để khấu trừ thuế với số tiền là: 136.000.000 đồng (một trăm ba mươi sáu triệu đồng

Thông qua kiểm tra, xác định kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân

Mỹ Châu, đoàn kiểm tra đã loại khỏi chi phí:

Loại chi phí nguyên vật liệu mua vào kê khống: 2.460.000.000 đồng

Báo cáo của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu 2 năm 2012 - 2013 lỗ: 2.350.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi triệu đồng)

Trang 4

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

Kết quả kiểm tra 2 năm 2012 - 2013 lãi 110.000.000 triệu đồng (Một trăm mười triệu đồng)

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu báo cáo phải nộp: 0 đồng

Kết quả kiểm tra doanh nghiệp phải nộp: 27.500.000 đồng (Hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng)

Từ sự việc và kết quả kiểm tra đối với Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu, cơ quan Thuế cần có hình thức xử lý đúng quy định nhằm mục đích:

- Để răn đe, ngăn chặn, uốn nắn hành vi trốn lậu thuế;

- Chống thất thu cho NSNN trong tình hình hiện nay;

- Để pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm chỉnh;

- Góp phần tạo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với pháp luật

về thuế, mọi công dân phải sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước

1 Nguyên nhân:

1.1 Nguyên nhân chủ quan:

Lợi dụng việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà nước và chế độ khấu trừ thuế đầu vào Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu đã thực hiện hành vi mua hóa đơn khống, kê khai khống để trốn thuế

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu lợi dụng Luật thuế cho phép đơn vị tự kê khai,

tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm Do vậy đã dẫn đến việc đơn vị kê khai khống để trốn thuế Do ý thức xem thường pháp luật của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp nghĩ rằng việc làm của mình cơ quan quản lý Nhà nước không phát hiện được

Trang 5

Do lợi ích cục bộ trước mắt mà doanh nghiệp không nghĩ đến hậu quả xấu ở tương lai, làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường

Lợi dụng sơ hở chính sách thuế, xuất phát từ lòng tham doanh nghiệp dùng thủ đoạn sử dụng khống hóa đơn để trốn thuế, gian lận thuế

1.2 Nguyên nhân khách quan:

Chính sách thuế thường xuyên thay đổi nên Doanh nghiệp không nắm rõ những quy định mới, đồng thời nhận thức của chủ Doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có tính

tự giác cao trong quá trình thực hiện chính sách thuế của Doanh nghiệp

- Việc xử lý các hành vi vi phạm trước đây của cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan khác chưa mạnh dạn, dứt khoát và triệt để đối với các cơ sở kinh doanh có

vi phạm, từ đó các cơ sở sản xuất kinh doanh còn xem nhẹ

- Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về lĩnh vực kinh doanh và chính sách thuế chưa thường xuyên, kịp thời; thiếu sự hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, nhắc nhở của cán

bộ quản lý trực tiếp

Việc quản lý sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp, ngành thuế, có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thực tế

Việc đào tạo và học hỏi bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế tài chính còn yếu, nhận thức của đối tượng nộp thuế chưa đầy đủ Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến hậu quả xấu như sau:

2 Hậu quả:

Từ hành vi khai man, dùng hóa đơn khống của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu nói trên và các đơn vị khác có liên quan nói chung làm thiệt hại đến nền kinh tế xã hội, làm giảm nguồn thu của NSNN, Nhà nước mất nguồn thu đáng kể Nếu nhiều doanh nghiệp, Công ty khai man lậu thuế thì NSNN sẽ bị thâm hụt một số tiền không nhỏ, không đủ bù đắp cho bộ máy Nhà nước, cho các hoạt động xã hội như an ninh, quốc phòng, không đủ chi trả cho các công trình phúc lợi công cộng, các kiến trúc cơ

sở hạ tầng…

Trang 6

IV.XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

IV.XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, gây rối loạn trong hoạt động xã hội Từ những hành vi khai man, lậu thuế, đã đục khoét NSNN để tiêu sài, sẵn sàng các cuộc vui chơi từ đó nảy sinh tệ nạn xã hội, gây mất trật tự xã hội, làm giảm sút việc thực hiện trật tự kỷ cương pháp luật, làm ảnh hưởng trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế Cũng từ đó làm tha hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, một bộ phận cán bộ tiêu cực sẵn sàng vì lợi ích kinh tế của riêng mình để tiếp tay, bao che cho những hành vi khai man trốn lậu thuế, đồng lõa rút ruột NSNN; không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, không đóng góp cho xã hội và cho Nhà nước theo quy định của pháp luật

Đồng thời làm mất uy tín của cán bộ, của cơ quan quản lý đối với quần chúng nhân dân Làm cho tầng lớp nhân dân không có niềm tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty, từ đó không huy động được vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì sợ bị lừa đảo, chiếm dụng vốn, thậm chí có nguy cơ bị chiếm đoạt vốn

Và cũng từ đó, làm mất sự công bằng trong xã hội Tất cả các Công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp NSNN theo yêu cầu của luật định Thế nhưng vẫn còn không ít đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh không làm đúng nghĩa vụ của mình, luôn tìm mọi cách để khai man, trốn lậu thuế làm thất thu NSNN Điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến các Công ty, doanh nghiệp khác, vì họ sẽ so sánh rằng mình cũng kinh doanh cùng quy mô, cùng ngành nghề như vậy mà phải đóng góp nhiều hơn, lợi nhuận ít hơn, hiệu quả kinh doanh không cao Từ nhận thức đó họ sẽ tìm cách lợi dụng kẽ hỡ của Luật để trốn lậu thuế Đây là hậu quả lớn nhất gây tác động xấu đến môi trường hoạt động kinh tế của toàn xã hội

A CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1 Cơ sở xử lý:

Trang 7

- Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu đã có hành vi vi phạm hành chính sử dụng hóa đơn khống kê khai hạch toán vào chi phí làm giảm thuế TNDN, tăng khấu trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, làm giảm số thuế GTGT phải nộp

- Trước và sau khi kiểm tra, kết luận của đoàn kiểm tra, Doanh nghiệp thành khẩn nhìn nhận sai phạm, có thái độ hợp tác tốt và tích cực khắc phục hậu quả

- Hậu quả từ hành vi vi phạm của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu là sử dụng khống hóa đơn kê khai chi phí, khấu trừ thuế GTGT đầu vào làm thất thu cho NSNN

2 Căn cứ xử lý:

- Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 luật quan lý thuế; luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội;

- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2012 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp sô 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội

- Căn cứ Điểm C, Khoản 1, Điều 14, Nghị định 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/6/2007

“Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1 Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế

vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

….

Trang 8

c) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán trị giá hàng hoá, nguyên liệu đầu vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn;”

- Căn cứ Khoản 2, Điều 21, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính; Khoản 9, Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

“2 Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.

- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không

có chứng từ.”

- Căn cứ khoản 3 điều 34 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 34 Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua.

….

2 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống.

- Căn cứ khoản 2 điều 34 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 35 Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hạn thi hành quyết định xử phạt

….

Trang 9

2 Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa…”

B XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

1 Xây dựng các phương án :

Phương án 1:

Cơ quan thuế căn cứ tình tiết vi phạm của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu làm công văn đề nghị chuyển hồ sơ vi phạm đã kê khai khống, gian lận thuế, lừa đảo để chiếm đoạt tiền thuế GTGT, cố ý làm sai quy định của pháp luật gửi hồ sơ cho cơ quan công an tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật (theo Quy chế phối hợp

số 2122 QCPH/TCCS-TCT ngày 26/8/2003 giữa Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thuế trong việc phòng chống các hành vi vi phạm về thuế) Để khởi tố vụ án hình sự với chủ doanh nghiệp và kế toán Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu với tội danh trốn lậu thuế và mua bán sử dụng hóa đơn không đúng quy định, đã cố tình làm trái Thông tư

số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định

số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Đề nghị cơ quan pháp luật quy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của Doanh nghiệp và cá nhân theo luật định

- Ưu điểm :

Phương pháp này đảm bảo tính cưỡng chế nghiêm minh của pháp luật, giữ vững được kỷ cương trật tự xã hội và làm gương cảnh tỉnh cho những Công ty, doanh nghiệp khác không vi phạm

- Nhược điểm :

+ Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Số tiền phải thu hồi vào NSNN chậm, khắc phục hậu quả kéo dài;

Trang 10

+ Dẫn đến hình sự hóa án kinh tế.

Phương án 2:

Xử phạt vi phạm Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu theo điểm c khoản 1 điều 14 Nghị định 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Yêu cầu doanh nghiệp nộp toàn bộ số tiền trốn lậu thuế vào NSNN theo biên bản kết luận của đoàn kiểm tra, của cơ quan thuế, phạt một lần số tiền trốn lậu

Kết quả xử lý theo phương án 2:

+ Truy thu thuế GTGT: 136.000.000 đồng

+ Truy thu thuế TNDN: 27.500.000 đồng

+ Phạt 1 lần thuế GTGT+TNDN: 163.500.000 đồng

Tổng cộng: 327.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi bảy triệu đồng).

- Ưu điểm :

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Châu vẫn diễn ra bình thường, không gây dư luận xấu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nộp phạt theo đúng yêu cầu của cơ quan thuế

Đảm bảo được kỷ cương, pháp luật, trật tự xã hội, bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội, với Nhà nước

Đảm bảo được nguồn thu, tăng thu cho NSNN;

Thông qua việc phát hiện, xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng có dịp củng cố, uốn nắn, chấn chỉnh kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn trong thời gian tới; sắp xếp lại và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả

Qua đó răn đe được các doanh nghiệp khác đang kinh doanh phải tuân thủ đúng đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã đề ra

Ngày đăng: 05/12/2017, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w