1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp

135 835 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Đề tài vè : Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thò Hà An THƠ CA HUYỀN QUANG CON ĐƯỜNG CỦA THIỀN CÁI ĐẸP Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lòch sử Thiền tông Việt Nam, Huyền Quang (1254-1334) là một thiền sư lỗi lạc, là vò tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, tông phái Thiền khoáng đạt hiền minh, động lực tinh thần quan trọng của cả dân tộc Việt thời Trần. Hơn tám mươi năm trải mình trong cõi thế, ông đã đi qua cả ba cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, đã góp phần to lớn đưa Thiền phái Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao. Thế nhưng, bên cạnh đó, lòch sử văn chương Việt Nam còn ghi nhận một Huyền Quang - nhà thơ - tài hoa, “bay bướm, phóng khoáng” (Lê Quý Đôn), tác giả của tập thơ Ngọc tiên 玉鞭 ( cái roi ngọc ). Có thể nói, đến với thơ ca Huyền Quang, ta cùng lúc bắt gặp một con người ở nhiều vò thế khác nhau, đa diện, đa chiều: một Thiền giả, một triết gia hơn hết là một nghệ só, nghệ só của chính cuộc đời mình. Nổi bật lên trong số các nhà thơ Thiền Lý Trần nhờ sự ngộ cảm sâu xa bản chất nghệ só phóng khoáng, Huyền Quang đã trở thành mối quan tâm của nhiều thế hệ thi nhân – độc giả. Từ những trước tác dân gian cho đến các nhà văn thuộc Ngô Gia văn phái, các Nho gia – thi só như Lê Quý Đôn, Ninh Tốn, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Khuyến, … cả các nhà nghiên cứu hiện đại như Nguyễn Phương Chi, Hoàng Công Khanh, Trần Thò Băng Thanh, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Lê Văn, Nguyễn Lang, Thích Phước An, Thích Minh Tuệ, … đều cố gắng phác họa một chân dung đích thực của Huyền Quang. Tuy nhiên, thực sự chưa có một công trình nào đưa ra một cái nhìn khả dó có thể bao quát được các 2 chiều kích trong nhân cách Huyền Quang, con người có một đạo nghiệp lừng lẫy, một thi nghiệp tài hoa một cuộc đời đầy huyền thoại. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng đặt thơ ca Huyền Quang trong dòng văn học Thiền Lý Trần nói riêng, trong dòng văn học Thiền tông phương Đông nói chung với mong muốn có thể tiếp cận lý giải các chiều kích ở con người thi ca Huyền Quang trong mối tương quan với nhau. Đặc biệt, qua đó có thể làm rõ những đóng góp đặc sắc riêng của Huyền Quang trong dòng thơ Thiền Lý Trần. Từ những thi phẩm thâm trầm của Huyền Quang, ta bắt gặp một tâm hồn luôn thành tâm kiếm tìm cái đẹp của hiện hữu trong cái nhìn minh triết của một triết gia phong thái an nhiên tự tại của một thiền sư đạt đạo. Với Huyền Quang, Thiền – cuộc sống – nghệ thuật chưa bao giờ có sự phân biệt. Đó là con đường của Huyền Quang, con đường của Thiền cái Đẹp. 2. Lòch sử vấn đề Gắn liền với hai triều đại Lý – Trần đỉnh cao của phong kiến Việt Nam, Thiền tông Việt Nam đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm ngày càng được giới nghiên cứu trong ngoài nước quan tâm. Trong đó, ThiềnHuyền Quang là Tổ sư thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm tất nhiên không thể không được đề cập. Song, có lẽ do lượng tác phẩm của ông còn lưu giữ được đến ngày nay có hạn, không được dồi dào như lượng trước tác của Tổ thứ nhất Trần Nhân Tông, cho nên các nhà nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn trong việc khắc họa một chân dung đầy đủ của Huyền QuangThiền Huyền Quangcon người. 2.1. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang trong nước 3 Về tình hình nghiên cứu Huyền Quang của các học giả trong nước, phần lớn ở dạng một bộ phận nằm trong các chuyên khảo mà phạm vi nghiên cứu tương đối rộng. Huyền Quang được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Việt Nam, Thiền học Việt Nam, văn học cổ điển Việt Nam, văn học chữ Nôm Việt Nam, Từ điển văn học… Về các công trình này Trần Thò Băng Thanh trong Huyền Quang - cuộc đời, thơ đạo đã thống kê một cách khá đầy đủ 68 tác phẩm trong nước có đề cập đến Huyền Quang [43, tr.230-426]. Nhìn chung, tác giả các công trình nghiên cứu này đều khẳng đònh vò trí quan trọng Thiền học uyên thâm của Huyền Quang, khẳng đònh ông là một Thiền sư – thi só nhưng hầu hết chưa đi vào nghiên cứu sâu một cách có hệ thống về Thiền học thơ ca của ông. Ngô Thì Nhậm, học giả nổi tiếng của Ngô Gia văn phái trong Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh [18, tr.199], phần Hành trạng ba vò Tổ sư chỉ giới thiệu ngắn gọn về thân thế cuộc đời Huyền Quang, còn lại dành phần lớn giới thiệu, phiên âm, dòch nghóa 24 bàn thơ chữ Hán còn sót lại của ông, khẳng đònh thơ ông có tác dụng “di dưỡng tinh thần, âm điệu ý tứ đều rất trang nhã” [18, tr.200], không thấy đề cập đến thơ phú chữ Nôm. Dạng sách hoặc chuyên khảo về Huyền Quang nói chung không nhiều. Gần đây, trong giới nghiên cứu, đặc biệt là có sự tham gia của các học giả xuất gia, xuất hiện một số công trình nghiên cứu mới về Huyền Quang. Thích Phước An trong bài viết Huyền Quang con đường trầm lặng mùa thu [36, tr.48-52] đi sâu vào nghiên cứu khẳng đònh tiếng nói cảm thông, hóa giải nỗi thống khổ của kiếp người trong thơ ca Huyền Quang. Thích Thanh Từ trong Tam tổ Trúc Lâm giảng giải , chương viết về Huyền Quang [39, tr.523-631], đã tổng hợp về cuộc 4 đời thơ ca của ông, đồng thời đi vào giảng giải ý nghóa của từng bài thơ khá chi tiết, nhưng đáng tiếc chưa chỉ ra đặc điểm biểu hiện tư tưởng Thiền học của Huyền Quang, điều mà các công trình khác còn bỏ ngỏ hoặc chỉ nhắc đến một cách khái quát. Cũng có thể vì mục đích giảng giải của tập sách nên tác giả chưa chú trọng đến khái quát thành các luận điểm cụ thể. Trong số các công trình nghiên cứu về Huyền Quang cho đến nay, đầy đủ nhất phải kể đến Huyền Quang, cuộc đời, thơ Đạo [43] của tác giả Trần Thò Băng Thanh đã đề cập đến ở trên. Như tựa đề của sách, tác giả tập trung khẳng đònh tư cách Thiền gia – Thi nhân của Huyền Quang đi vào tổng hợp một cách đầy đủ có hệ thống về con người, thời đại thơ ca Huyền Quang, cũng như tập hợp các tác phẩm có liên quan đến ông. Tác phẩm khẳng đònh: “Sau các vò sáng lập, Huyền Quang vẫn là nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là nhà Phật học lỗi lạc nhất trong các học giả của núi Yên Tử lúc bấy giờ, là vò Tổ có công tích đối với dòng Thiền Trúc Lâm. thêm nữa, đối với văn học Việt Nam ông cũng là một thi nhân đặc sắc, một gương mặt tiêu biểu đặc sắc của giai đoạn Lý Trần.”[43, tr.51]. Tuy nhiên, tác giả dành phần lớn tập sách cho phần dòch, chú thích các bài thơ sưu tầm các tác phẩm lấy cảm hứng từ Huyền Quang, niên biểu, thư mục, v.vv cho nên phần dành viết về thơ ca Huyền Quang chỉ vỏn vẹn 25/246 trang sách, tất nhiên chưa thể phác họa rõ nét diện mạo thơ ca ông. 2.2. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang ở nước ngoài Về các nghiên cứu Huyền Quang của giới nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu là trong giới nghiên cứu Hán học Phật học Trung Quốc Đài Loan, Huyền Quang cũng được không ít công trình đề cập đến, với tư cách là tổ thứ ba 5 của Thiền phái Trúc Lâm với tư cách là một nhà thơ cổ điển. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu đó vào hai dạng như sau. Nghiên cứu Huyền Quang như một Tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm: - Phương Hoài Nhẫn (1994), Việt Nam Trúc Lâm phái Thiền tông sáng thủy nhân Trần Nhân tông đích Thiền học tư tưởng, Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, Tr. 180~186. - Thích Thiện Nghị (biên dịch)(1988), Việt Nam Phật Giáo Sử Lược. Thế giới Phật học, quyển 57, NXB Hoa Vũ, Đài Bắc. - Thích Thanh Quyết (2001), Việt Nam Thiền Tơng Sử Luận, Viện nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc, Luận văn tiến sĩ, Bắc Kinh. - Thích Hành Tâm (2005), Lịch sử truyền thừa của Lâm Tế Thiền hệ tạ i Việt Nam, Đại Học Sư Phạm Quốc Lập Đài Loan, Khoa Quốc văn, Luận văn thạc sĩ, Đài Bắc. - Lí Đạo Đức Hùng (biên tập) (2005), Đơng Nam Á Phật giáo khái thuyết, NXB Đồ Thư, Đài Bắc. - Trương Đình Sĩ (2005), Lịch sử hiện trạng Phật giáo Việt Nam, NXB Tân Á. Hương Cảng. - Đàm Chí Từ (2006). Chuyết Cơng hòa thượ ng người Mân Việt Nam sự giao lưu Phật Giáo Trung Việt thế kỉ VII, VIII, Đại học Tế Nam, hệ Trung văn, Luận văn tiến sĩ, Tế Nam. - Thích Viên Nhã (2006), Nghiên cứu Trần Nhân Tơng Thiền phái Trúc Lâm,. Đại Học Quốc Lập Đài Loan, Khoa lịch sử học, Luận văn thạc sĩ, Đài Bắc. 6 - Thích Quảng Lâm (2007), Nghiên cứu Trúc Lâm Thiền phái Triều Trần Việt Nam, Đại học Tơng Giáo Phật Quang, Luận văn thạc sĩ, Đài Loan. - Giả Duy Khang (2007), Nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm triều Trần, Học viện Ngoại ngữ nhân dân Qn giải phóng Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ. - Nguyễn Phúc Đức (2007), Nghiên cứu so sánh tư tưởng Thiền học phương pháp tu hành của Huệ Năng Trung Quốc Trúc Lâm Thiền phái Việt Nam, Đại học sư phạm Đài Loan, Khoa giáo dục học, Luận văn Thạc só, Đài Bắc. Nói chung, các công trình nghiên cứu này tập trung tiếp cận Huyền Quang dưới góc độ một Thiền bước đầu chú trọng phân tích đặc điểm tư tưởng Thiền của ông. Nghiên cứu thơ ca của Huyền Quang dưới góc độ thi só: - Mạnh Chiêu Nghị (1998), Thiền v à Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Hán thi, Tạp chí khoa học Đại học Thiên Tân, Số 4/1998 - Chung Phùng Nghóa (2002), Luận Việt Nam Lý triều Thiền thi , Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, tr. 31~51 - Hà Thiên Niên (2003), Hình thành truyền thống Thơ ca cổ điển Việt Nam - Nghiên cứu thi ca tiền Mạc, Đại học Trung văn Dương Châu, Luận văn tiến sĩ, Dương Châu. - Tơn Sĩ Giác (2003), Nghiên cứu thơ Thiền cổ Việt Hán, Đại học Sư phạm Quảng Tây, Hệ Trung văn, Luận văn thạc sĩ, Quảng Tây. - Tơn Sĩ Giác (2006), Thơ cổ Việt Hán sử thuật văn bản tập khảo, Đại học Sư ph ạm Hoa Trung, Hệ Trung văn, Luận văn tiến sĩ, Hoa Trung. 7 - Vu Tại Chiếu (2007), Nghiên cứu so sánh Thơ chữ Hán Việt Nam thơ ca cổ điển Trung Quốc, Học viện ngoại ngữ giải phóng qn, Luận văn tiến sĩ. Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến Huyền Quang dưới góc độ một thi só trong dòng thơ Thiền nói riêng trong dòng thơ chữ Hán cổ điển Việt Nam nói chung. Vì thế, trong mỗi công trình, số trang dành riêng bàn về thơ ca Huyền Quang đều không nhiều. Tóm lại, kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối, chúng tôi mong muốn có thể mở rộng hơn nữa phạm vi nghiên cứu về Huyền Quang trên cả ba phương diện Thiền sư, triết gia thi só để phác họa một chân dung toàn vẹn hơn về Huyền Quang, con người sinh ra trong dòng chảy lòch sử nhưng đã vượt qua dòng chảy lòch sử để sáng tạo nên một nhân cách lỗi lạc, từ bi, an nhiên tự tại, sống mãi trong ký ức người đời sau. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Theo sử sách ghi lại, trước tác của Huyền Quang khá nhiều, bao gồm thơ ca cả các sách giáo khoa kinh như Chư phẩm kinh, Công văn tập, Phổ Tuệ ngữ lục ,… Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Ngọc tiên gồm 25 bài thơ một bài phú chữ Nôm Vònh Vân Yên tự . Đề tài chủ yếu khảo sát thơ ca Huyền Quang dựa trên các tư liệu này. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến các huyền thoại xung quanh cuộc đời Huyền Quang ghi chép trong các thư tòch Thiền, nhất là thơ văn phẩm bình của các văn gia thi só để có cái nhìn toàn diện thấu đáo hơn. Thêm vào đó, như đã nói ở phần trên, chúng tôi tìm hiểu cảm nghiệm thơ ca Huyền Quang trên góc độ khảo sát so sánh với tác phẩm của các nhà thơ 8 Thiền Lý Trần đương thời, với nhà thơ Thiền Trung Hoa thời Đường - Thi Phật Vương Duy. Thiền tông Việt Nam chòu ảnh hưởng không ít của Thiền tông Trung Hoa đời Đường Tống. Đời Đường cũng là thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Hoa. Thi Phật Vương Duy đã kết hợp một cách tuyệt vời cả hai nhân tố đó trong cuộc đời thơ ca của mình, trở thành đại diện tiêu biểu nhất của hình tượng Thi nhân – Thiền gia Trung Hoa. Chúng tôi đặt Huyền Quang bên cạnh Vương Duy, để hai con người, hai Thiền gia – Thi só này cùng ánh chiếu lẫn nhau trong sự tương đồng cả khác biệt, với mong muốn khắc họa rõ nét hơn cốt cách thơ con người Huyền Quang. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp 2. Phương pháp so sánh 3. Phương pháp loại hình 4. Phương pháp hệ thống 5. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 phần chính: dẫn nhập, nội dung kết luận. Phần Dẫn nhập gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, lòch sử vấn đề, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn. Phần Nội dung gồm có 3 chương: 9 - Chương 1: Huyền Quangcon người, thời đại, thi ca. Chương này chủ yếu khắc họa thân thế – sự nghiệp của Huyền Quang, thời đại mà ông sống các tác phẩm thơ ca hiện còn lại của ông. - Chương 2: Thơ ca Huyền Quang, một Thiền giả – Triết gia – Nghệ sỹ. Nội dung chính của chương này là đi vào phân tích chi tiết về con người Huyền Quang từ ba góc độ, một Thiền giả, một triết gia một nghệ sỹ. - Chương 3: Huyền Quang, Thiền sư – Thi nhân Vương Duy, Thi só – Thiền sư. Chương này chủ yếu tập trung vào so sánh màu sắc Thiền phong cách thi nhân thể hiện trong thơ Huyền Quang thơ Vương Duy, nhằm chỉ ra những tương đồng khác biệt giữa hai nhà thơ này. Phần Kết luận Phần Phụ lục - Thiền - Bản dòch từ Lời tựa sách Thi ề n h ọ c Trung Qu ố c. Du Mai Ẩn 1984 . Đài Bắc : Kim Lâm xuất bản, tr. 1~ tr. 19. [...]... Về thơ ca của Huyền Quang, các nhà nghiên cứu đều khẳng đònh giá trò phong cách đặc biệt của thơ ông Tơn Sĩ Giác trong Nghiên cứu thơ Thiền cổ Việt Hán khẳng đònh thơ ông phản ánh cảnh giới tu Thiền thậm chí có những tác phẩm trữ tình khó có thể cho là do một Thiền sư viết nên.[75:32] Giả Duy Khang trong Nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm triều Trần thì nhận xét: Huyền Quang giỏi Phật học nhưng thơ. .. tình của Huyền Quang hơn thế nữa, thể hiện bản lónh của một nhân cách hơn người Một con người uyên bác sắc sảo như Huyền Quang lẽ nào lại không nhìn ra câu chuyện hoang đường của Điểm Bích khi nàng muốn có được dật vàng của ông Nhưng người vẫn đưa vàng cho nàng Bích, để cứu cô gái này khỏi tội không hoàn thành việc vua giao Biết mà vẫn giúp người, đó là hành động của con người có bản lónh văn hóa cao... đó, Huyền Quang tôn giả nổi bật lên với sự dung hòa tuyệt vời giữa một Thiền sư, một triết gia một nghệ sỹ 31 2.1 Thơ ca Huyền Quang – những kinh nghiệm tâm linh của một Thiền giả Huyền Quang tôn giả trước hết là một Thiền sư lỗi lạc trong lòch sử Phật giáo Việt Nam Thiền về bản chất là tự do, đỉnh cao của sự giác ngộ tự do Thiền chính là một bản lónh sống an nhiên tự tại giữa cuộc đời Niềm an... hiện sự tự do của mình, không phải sự tự do vô tổ chức mà là tự do có trách nhiệm Vì thế, thời đại Lý Trần mới có thể sản sinh ra những con người lỗi lạc như Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Huyền Quang, những con người đầy bản lónh, lấy sức mạnh tự do của cái tâm để tu dưỡng tinh thần, quan trọng hơn là phục vụ đất nước, vì hạnh phúc an lạc của muôn dân Con người cuộc đời của Huyền Quang là một trong... điểm tương đồng khác biệt giữa hai hệ phái Thiền này như sau: 3 Tam giáo: Nho, Phật, Lão 24 Thiền phái Thiền Trúc Lâm 1 Lấy tư tưởng của “kinh Bát Nhã” “kinh Kim Cương” làm tư tưởng căn bản của Thiền, thay thế tư tưởng “kinh Lăng già” của Tổ Đạt Ma thời kỳ đầu từ Ấn Độ truyền vào 2 Đề cao tư tưởng “vô Tư tưởng Thiền học Thiền Nam tông 1 Lấy tư tưởng “Bát Nhã kinh”, “Kim Cương kinh” “Viên Giác... triển của Thiền tông Việt Nam, thống nhất tư tưởng các hệ phái Thiền Trung Quốc truyền vào nước ta từ trước, tạo nên hệ Thiền mang đặc điểm riêng của Việt Nam Thiền Trung Quốc truyền vào nước ta chủ yếu thuộc dòng Thiền Nam tông do Tổ Huệ Năng khởi xướng, chủ trương “đốn ngộ”, đối lập với hệ Thiền Bắc tông của Thần Tú, chủ trương “tiệm ngộ” Phổ hệ truyền thừa cụ thể từ Thiền tông Trung Hoa sang Thiền. .. ngộ được bổn tính của ý thức, không còn chấp trước sự đối lập của không, thì có thể lónh hội được bản chất vô sai biệt của thế giới (theo Phật Quang Đại Từ điển, bản điện tử) 25 Về cơ bản, tư tưởng Thiền học của Sơ tổ Trần Nhân Tông Nhò tổ Pháp Loa là hệ kế thừa thống nhất, nhưng Thiền học của Tam tổ Huyền Quang có những điểm tương đối khác với hai vò trước Chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ... được các Thiền sư văn chương hóa dưới dạng những bài kệ đầy chất thơ để khai ngộ cho đệ tử Thiền sư đồng thời cũng là thi nhân, mà tiêu biểu nhất là Trúc Lâm Tam tổ Huyền Quang với phong cách thơ khoáng đạt, tiêu dao, tự tại 1.3 Thơ ca Có lẽ sinh thời Huyền Quang sáng tác khá nhiều, vì các sách sử đều ghi nhận tài văn chương xuất chúng của ông Lê Q Đôn – Phan Huy Chú khen thơ ông “ý tinh tế cao siêu”,... tinh đẹp nhất của bản lónh con người thời đại Lý Trần Ông đã sống một đời sống tinh thần minh triết, an lạc đóng góp lớn vào sự hưng thònh của Thiền phái Trúc Lâm Tuy nhiên, sau khi ông kế thừa Pháp Loa trở thành Tổ thứ ba của Thiền Trúc Lâm thì thiền phái cũng dần đi vào suy thoái Có người cho rằng ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đó Thực ra, phát triển đến đỉnh cao rồi đi vào... gốc như thời kỳ trước đó nữa, thì thiền Trúc Lâm, đỉnh cao của chữ tâm tự do tinh thần dần đi vào suy thoái cũng là điều dễ hiểu Nguyên nhân vận động nội tại kết hợp với tác động của cả xu thế xã hội bên ngoài là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự mai một của Thiền Trúc Lâm, đó không phải là điều mà một nhân Huyền Quang có thể đi ngược lại quy luật của phát triển Huyền Quang có lẽ nhận thức tường tận xu . biệt. Đó là con đường của Huyền Quang, con đường của Thiền và cái Đẹp. 2. Lòch sử vấn đề Gắn liền với hai triều đại Lý – Trần đỉnh cao của phong. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thò Hà An THƠ CA HUYỀN QUANG CON ĐƯỜNG CỦA THIỀN VÀ CÁI ĐẸP

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Phoơ heô truyeăn thöøa Thieăn tođng Trung Hoa [72:46] - Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp
Hình 1 Phoơ heô truyeăn thöøa Thieăn tođng Trung Hoa [72:46] (Trang 22)
Hình 2: Sô ñoă truyeăn thöøa töø Thieăn Nam tođng ñeân Thieăn Truùc Lađm [72, tr.71] Veă tö töôûng, Thieăn Truùc Lađm chụ yeâu keâ thöøa tö töôûng cụa heô Thieăn Vođ  Ngođn Thođng, laây tö töôûng cụa Lađm Teâ tođng, moôt trong 5 tođng Thieăn chụ yeâu ñôøi - Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp
Hình 2 Sô ñoă truyeăn thöøa töø Thieăn Nam tođng ñeân Thieăn Truùc Lađm [72, tr.71] Veă tö töôûng, Thieăn Truùc Lađm chụ yeâu keâ thöøa tö töôûng cụa heô Thieăn Vođ Ngođn Thođng, laây tö töôûng cụa Lađm Teâ tođng, moôt trong 5 tođng Thieăn chụ yeâu ñôøi (Trang 23)
Hình 2: So saùnh tö töôûng Thieăn Nam tođng vaø Thieăn Truùc Lađm - Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp
Hình 2 So saùnh tö töôûng Thieăn Nam tođng vaø Thieăn Truùc Lađm (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w