1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam

127 499 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG M&A CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa HÀ NỘI - 2009 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị M&A : Sáp nhập và mua lại (Merges & Acquisitions) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần PwC : Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers TMCP : Thương mại cổ phần WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1: Các hợp đồng M&A lớn trong lĩnh vực ngân hàng ở MỸ 26 Hình 1.1: Giá trị giao dịch M&A trên toàn cầu (2005-quí I năm 2008 26 Bảng 1.2: Các hợp đồng M&A lớn trong năm 2007 29 Bảng 1.3: Các hợp đồng M&A lớn trong những tháng cuối năm 2008 (tính đến thời điểm tháng 9) 30 Bảng 1.4: Diễn biến tình hình hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 33 Bảng 1.5: Một số thương vụ M&A giữa ngân hàng nông thôn và ngân hàng lớn ở đô thị tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2004 80 Bảng 1.6: Các thương vụ M&A giữa ngân hàng nội và NDT nước ngoài: 81 Bảng 1.7: Một số thương vụ mua bán giữa các ngân hàng trong nước từ năm 2005 đến 2008. 88 Bảng 3.1: Số lượng NHTM tại Việt Nam (tính đến 06/2009) 140 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục viết tắt Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” (MERGERS AND ACQUISITIONS – M&A) 5 1.1. Tổng quan về hoạt động M&A 5 1.2. Thực trạng của hoạt đông M&A 23 1.2.1 Diễn biến hoạt động M&A trên thế giới 23 1.2.2. Diễn biến của thị trường M&A ở Việt Nam 31 1.2.3. Những đặc điểm chính của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt N 39 1.2.4. Những tác động tiêu cực tiềm ẩn trong hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 52 1.2.5. Tác động của hoạt động M&A đối với hệ thống các tổ chức tài chính và nền kinh tế Việt Nam 58 1.2.6. Điều kiện để hình thành và phát triển thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 61 1.2.7. Một số vấn đề đặt ra khi tiến hành hoạt động M&A ở Việt Nam 65 1.3. Xu hướng sáp nhập, mua lại các tổ chức tài chính 71 Trang Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG M&A TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 92 2.1. Các quy định của pháp luật một số quốc gia về hoạt động M&A các tổ chức tài chính 92 2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sáp nhập, mua lại 112 2.3. Khuôn khổ pháp lý cho M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tạinViệt Nam 128 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 133 3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam 133 3.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh hoạt động sáp nhập, mua lại các tổ chức trong ngành tài chính ở việt Nam 137 3.3 Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoật động M&A các tổ chức tài chính ở Việt Nam 154 3.4. Xây dựng khung pháp lý điều tiết hoạt động M&A 159 3.5 Các nội dung chính sách trong việc xây dựng 166 KẾT LUẬN 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Mua lại và sáp nhập (M&A) là những hoạt động kinh doanh và quản trị không xa lạ ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sáng các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông Mục tiêu các hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có thể là để tối đa hóa lợi nhuận, đa dạng hóa và giảm rủi ro cho chủ sở hữu, hoặc gia tăng các lợi ích cho các nhà quản trị, cũng như có thể xuất phát từ mục tiêu của chính phủ nhằm tái cơ cấu lại hệ thống trong các cuộc khủng hoảng. Thực tế hoạt động của các TCTD ngân hàng và phi ngân hàng tại Việt Nam cho thấy, hoạt động M&A đã từng được thực hiện vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ XX sau cuộc đổ bể của các Hợp tác xã tín dụng. Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn và được trông đợi sẽ là một con rồng Châu Á trong tương lai. Chính vì thế, hoạt động M&A ở Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng thị trường M&A ở Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng, với tốc độ phát triển lên tới 30- 40%/năm. Như một xu hướng tất yếu, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động M&A sẽ ngày càng sôi động. Đây được nhận định là 2 một xu hướng tốt lành cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với điều kiện, thị trường này phải hoạt động lành mạnh theo những quy định của luật pháp. Thời gian qua, dù khung pháp lý của thị trường M&A đã được cải thiện, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư đều có những điều khoản quy định về hoạt động M&A nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa vì hoạt động này còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá Doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí của Doanh nghiệp trong và sau quá trình M&A. Do đó, khung pháp lý phải tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Trong số các giao dịch trên thế giới và của Việt Nam, thì giao dịch M&A chủ yếu tập trung vào các tổ chức tài chính như: NHTM, tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Xuất phát từ vị trí, vai trò của các tổ chức này đối với nền kinh tế, cho nên việc định hướng, điều chỉnh hoạt động M&A đối với các tổ chức này là vô cùng cần thiết. Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây: 1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định pháp luật của một số các quốc gia liên quan đến hoạt động M&A các tổ chức tài chính mà trọng tâm là hệ thống NHTM. 2. Mong muốn tìm hiểu rằng: với xu hướng phát triển của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, thì vấn đề cần phải quan tâm là hệ thông pháp luật của Việt Nam đã thích ứng được với những đòi hỏi khách quan của các hoạt động này hay chưa? Những gì mà pháp luật Việt Nam đã có để điều chỉnh hoạt động này? Những vấn đề lưu ý khi áp dụng cho các Tổ chức tài chính 3 3. Thông qua việc nghiên cứu các quy định về M&A và thực tiễn áp dụng ở các nước khác và so sánh với Việt Nam sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để tạo ra một môi trường pháp lý tương đối thuận lợi để cho hoạt động này phát triển. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề M&A các Tổ chức tài chính nói chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề này cũng như riêng cho M&A NHTM, với nội dung gồm hai phần chính là nghiên cứu pháp luật quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A các tổ chức tài chính. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo một môi trường pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách có định hướng. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận của hoạt động M&A theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia điển hình và pháp luật của Việt Nam. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia trong điểu chỉnh hoạt động này. Qua đó 4 nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của một số quốc gia, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc điều chỉnh hoạt động M&A các tổ chức tài chính mà trọng tâm là các ngân hàng từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình trên thế giới về hoạt động M&A; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh hoạt động M&A trong các tổ chức tài chính nhằm tạo một môi trường pháp lý hoàn thiện cho hoạt động này phát triển một cách đồng bộ, có định hướng. Kết cấu của luận văn: Lời nói đầu Chương 1.Tổng quan về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. Chương 2. Pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. Chương 3. Tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. Kết luận. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI, SÁP NHẬP CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính “Merger and Acquisition” là một cụm từ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt là “mua lại và sáp nhập”. Thuật ngữ này thể hiện hoạt động hai Doanh nghiệp kết hợp lại với để nhằm đạt được những mục tiêu đã được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp, là một giao dịch có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cả hai Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào giao dịch mà còn đối với nhiều đối tượng khác như: người lao động, người quản lý của hai Doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng và cả nền kinh tế. Sự thành công hay thất bại của hoạt động M&A có tầm quan trọng to lớn đối với cổ đông, chủ nợ cũng như các đối tượng nêu trên. Các công ty trên thế giới đã đầu tư hàng tỷ đôla để thực hiện các thương vụ M&A. Các tổ chức tài chính như: TCTD, tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm là một loại hình Doanh nghiệp đặc biệt nên M&A các tổ chức tài chính cũng có bản chất như M&A doanh nghiệp nói chung: rất đa dạng, được diễn ra dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau: 1.1.1. Hoạt động mua lại tổ chức tài chính 1.1.1.1. Khái niệm Mua lại là hình thức kết hợp mà một Tổ chức tài chính mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của Tổ chức tài chính kia. Mục đích của hoạt động này nhằm hướng đến việc thâu tóm thị trường, mạng lưới phân phối hoặc tận dụng mạng lưới phân phối để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Các đối tượng thường được chú ý đến trong trường hợp này là những Tổ chức tài chính đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có thị phần ổn định. Tuy vậy, đôi khi hoạt động mua lại cũng gắn liền với việc mua bán nợ và các đối [...]... một Tổ chức tài chính mới thay thế cho Tổ chức tài chính cũ Mua lại Tổ chức tài chính là việc một Tổ chức tài chính mua lại Tổ chức tài chính khác và cổ phiếu của Tổ chức tài chính đi mua vẫn tồn tại trên thị trường, đối với Tổ chức tài chính bị mua lại có thể vẫn còn hoặc biến mất tùy theo mục tiêu và ý muốn của hai bên tham gia vào cuộc mua lại  Nếu xét về tính chất của giao dịch mua lại Tổ chức tài. .. quản lý cấp cao của Tổ chức tài chính bị mua lại Trong trường hợp này Tổ chức tài chính đi mua sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình để mua lại Tổ chức tài chính khác, có thể hiểu rõ hơn đó là tiến hành thâu tóm Tổ chức tài chính mục tiêu  Nếu xét về hình thức thực hiện trong các giao dịch mua lại thì hoạt động mua lại Tổ chức tài chính cũng có 2 hình thức: - Tổ chức tài chính đi mua mua cổ phiếu của Tổ. .. chính của hai Tổ chức tài chính sẽ được hợp nhất trong Tổ chức tài chính mới 1.1.3 Sự khác nhau giữa hoạt động mua lại và sáp nhập các tổ chức tài chính Mặc dù mua lại và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau thành một thuật ngữ "Mua lại, sáp nhập Tổ chức tài chính" nhưng đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác biệt nhau về bản chất Khi một Tổ chức tài chính mua lại một Tổ chức tài chính khác và đặt... sáp nhập tổ chức tài chính 1.1.2.1 Khái niệm Sáp nhập Tổ chức tài chính là sự kết hợp của hai Tổ chức tài chính để trở thành một Tổ chức tài chính mới có giá trị lớn hơn hai Tổ chức tài chính đang hoạt động riêng lẻ Hoạt động này đặc biệt hữu ích khi các Tổ chức tài chính rơi vào những thời kỳ khó khăn cho cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác Hoạt động sáp nhập Tổ chức tài chính. .. đồng ý hợp lại thành một Tổ chức tài chính mới có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn Kết quả của việc sáp nhập là cho ra đời một Tổ chức tài chính mới, khác biệt với Tổ chức tài chính trước khi hợp nhất Tổ chức tài chính mới này có thể sử dụng một tên hoàn toàn khác so với các Tổ chức tài chính sáp nhập hoặc tên của Tổ chức tài chính mới là sự kết hợp tên của các Tổ chức tài chính sáp nhập Cho... Tổ chức tài chính, văn hóa, phong tục truyền thống, nguyên tắc thuế, kế toán giữa các nước của Tổ chức tài chính đi mua và Tổ chức tài chính mục tiêu Các Tổ chức tài chính đi mua lại các Tổ chức tài chính khác cần phải quan tâm đến những sự khác biệt đó bởi vì nó thường là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cho Tổ chức tài chính đi mua sau khi hoạt động mua lại đã được tiến hành 1.1.2 Hoạt động sáp nhập. .. ro mà Tổ chức tài chính phải đối mặt trong môi trường kinh doanh của Tổ chức tài chính Như vậy cổ phiếu của Tổ chức tài chính bị mua vẫn còn tồn tại trên thị trường  Tổ chức tài chính đi mua sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của Tổ chức tài chính mục tiêu: Trong hình thức này, số tiền mặt mà Tổ chức tài chính mục tiêu nhận được từ vụ mua lại sẽ được chia cho các cổ đông của Tổ chức tài chính. .. trên cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập là: - Sáp nhập mua: Loại hình này xảy ra khi một Tổ chức tài chính mua lại một Tổ chức tài chính khác Việc mua Tổ chức tài chính được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính - Sáp nhập hợp nhất: Cả hai Tổ chức tài chính được hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương hiệu Tổ chức tài chính mới được hình thành Tài chính. .. mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua lại Về khía cạnh pháp lý, Tổ chức tài chính bị mua lại – Tổ chức tài chính mục tiêu – 11 không còn tồn tại Bên mua đã thôn tính bên bán và cổ phiếu của bên vẫn tiếp tục tồn tại Khi hai Tổ chức tài chính đồng thuận gộp lại thành một Tổ chức tài chính mới thay vì hoạt động đơn lẻ thì gọi là sáp nhập Cổ phiếu của cả hai Tổ chức tài chính. .. Tổ chức tài chính và cho ra đời một Tổ chức tài chính mới thay thế cho sự biến mất của các Tổ 9 chức tài chính cũ, thường nhằm để thực hiện mục tiêu đầu tiên là làm cho giá trị của Tổ chức tài chính lớn hơn so với khi hoạt động riêng lẻ Qua nghiên cứu lịch sử của hoạt động sáp nhập Tổ chức tài chính của một số nước và khu vực có nền kinh tế phát triển trên thế giới có thể thấy rằng, hoạt động sáp nhập . một Tổ chức tài chính mới thay thế cho Tổ chức tài chính cũ. Mua lại Tổ chức tài chính là việc một Tổ chức tài chính mua lại Tổ chức tài chính khác và cổ phiếu của Tổ chức tài chính đi mua. nhập các tổ chức tài chính. Kết luận. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI, SÁP NHẬP CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính “Merger. trúc Tổ chức tài chính. 1.1.1.2. Các hình thức của hoạt động mua lại tổ chức tài chính Mua lại Tổ chức tài chính, về bản chất nó không là một hoạt động đưa đến việc thành lâp Tổ chức tài chính

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w