1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật

87 235 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 782,54 KB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG MINH CÔNG TI VÔ HIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2009 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG MINH CÔNG TI VÔ HIỆU Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học : TS. Ngô Huy Cương HÀ NỘI – 2009 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Mục lục 2 MỞ ĐẦU 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TI VÔ HIỆU 10 1.1. Khái niệm về công ti, đặc điểm của công ti và phân loại công ti 10 1.2. Bản chất pháp lí của công ti 28 1.2.1. Công ti là hợp đồng 28 1.2.2. Công ti là hành vi pháp lí đơn phương 33 1.3. Điều kiện của hành vi pháp lí liên quan tới công ti 34 1.4. Giao dịch thành lập công ti vô hiệu và công ti vô hiệu 42 1.5. Giải pháp pháp lí đối với công ti vô hiệu 50 Chương 2: XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU 53 2.1. Xử lý công ti vô hiệu 53 2.2. Hậu quả pháp lí của công ti vô hiệu 56 2.3. Thực trạng tranh chấp giao dịch thành lập công ti 59 Chương 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH CÔNG TI VÔ HIỆU 72 3.1. Cơ sở hình thành các định hướng xây dựng chế định công ti vô hiệu trong Luật doanh nghiệp 72 3.2. Những định hướng cơ bản 75 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nội dung của pháp luật được xác định bởi các điều kiện chính trị, kinh tế trong xã hội. Pháp luật một mặt phụ thuộc vào kinh tế, mặt khác lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế. Pháp luật luôn luôn phản ảnh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Với sự thay đổi căn bản trong chính sách quản lý của Nhà nước khi chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, bao cấp, mệnh lệnh hành chính sang cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, chịu sự chi phối của những quy luật khách quan mà hoạt động kinh doanh và các hành vi thương mại khác được thừa nhận là những hoạt động hợp pháp, có hành lang pháp lí phù hợp điều chỉnh và Luật công ti là một phương tiện hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế đó. Quy định về quyền tự do kinh doanh, bình đẳng của các thành phần kinh tế và sự cam kết bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức kinh doanh là những nội dung quan trọng của những văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về công ti. Trong thời kỳ này, pháp luật về công ti được xây dựng và ban hành trong các văn bản đơn lẻ, dưới luật. Cùng với thành quả của chính sách đổi mới, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, sự phát triển về quy mô và đa dạng về loại hình tổ chức kinh doanh cũng như trước yêu cầu cấp bách về cải cách thể chế, thủ tục hành chính mà pháp luật về công ti đã có những bước phát triển nhất định cả về kỹ thuật lập pháp và gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như về hình thức văn bản pháp luật. 5 Luật doanh nghiệp năm 2005 được đánh giá là đạo Luật thể hiện kỹ thuật lập pháp tiến bộ, khoa học trong việc thống nhất luật điều chỉnh chung cho các loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Riêng đối với phần quy định về xử lý vi phạm quy định tại Luật doanh nghiệp này đã có sự sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể là bổ sung trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo và trường hợp doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập. Sự bổ sung này dựa trên yêu cầu cần khắc phục những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999 và đồng thời thể hiện yêu cầu đối với các chủ thể kinh doanh cần phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật công ti một cách nghiêm túc ngay từ khi thành lập. Tuy vậy, Luật doanh nghiệp năm 2005 chưa đạt được sự hoàn thiện về nội dung đến mức không cần thiết phải sửa đổi, bổ sung bởi thực tiễn vẫn còn nhiều quan hệ tranh chấp phát sinh liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật công ti ngay từ khi thành lập mà trong nhiều trường hợp các chủ thể có nghĩa vụ chấp hành phán quyết của Tòa chưa có sự nhất quán về áp dụng luật nội dung trong quá trình thi hành phán xử giải quyết hậu quả pháp lí của những tranh chấp đó hoặc để xử lý các hành vi vi phạm đó Tòa án lại thực hiện biện pháp kiến nghị với cơ quan hành chính chuyên môn xử lý. Vấn đề áp dụng quy định chung của pháp luật dân sự đối với giao dịch thành lập công ti , Tòa án hay cơ quan hành chính chuyên môn chủ thể nào có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật công ti trong phạm vi vụ việc đang do Tòa án giải quyết và cũng đã xác định được các hành vi phạm quy định của pháp luật công ti theo tác giả cần được quy định rõ hơn trong Luật doanh nghiệp hiện hành. Giải quyết nội dung của quan hệ tranh chấp liên quan tới công ti không những cần xác định tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti mà còn đòi hỏi xem xét về tính hợp pháp của tư cách pháp nhân công ti hay tư cách này có bị hạn chế 6 trong những trường hợp xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bên ngoài công ti. Để xây dựng biện pháp xử lý vi phạm pháp luật công ti có sự khoa học về tính hệ thống, tính thống nhất, từ quá trình nghiên cứu pháp luật công ti của nhiều nước trên thế giới có quy định như thế nào và trong những trường hợp nào buộc phải xem xét đến tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti và giá trị pháp lí của tư cách pháp nhân của công ti, tác giả thấy rằng Luật công ti (Luật doanh nghiệp) rất cần thiết bổ sung thêm quy định về bản chất pháp lí của công ti và các quy định về công ti vô hiệu. Xung quanh vấn đề quy định bản chất pháp lí của công ti là một giao dịch dân sự, có nhiều ý kiến khác nhau trong cả giới nghiên cứu và lập pháp. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ quan điểm xây dựng quy định bản chất pháp lí của công ti là một hợp đồng, vẫn có quan điểm chưa đồng tình với quy định bản chất của công ti là giao dịch dân sự, thậm chí có quan điểm phản đối bản chất pháp lí của công ti là hành vi pháp lí đơn phương. Trong Luật doanh nghiệp không có quy định nào đề cập đến công ti vô hiệu nhưng đây là vấn đề được pháp luật nhiều nước đã quy định từ rất lâu và được giới nghiên cứu khoa học pháp lí quan tâm trong thời gian gần đây. Bản chất pháp lí của công ti là giao dịch dân sự và công ti vô hiệu là những nội dung cần được nghiên cứu sâu rộng hơn để xây dựng luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện pháp luật công ti. Hơn nữa nếu chúng ta có những quy định pháp luật về vấn đề này hay có cơ sở pháp lí để xem xét tính hợp pháp của tư cách pháp nhân của công ti như là có quy định về tuyên bố và xử lý công ti vô hiệu trong quá trình Tòa án giải quyết tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti thì vấn đề áp dụng luật và chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật công ti sẽ rõ ràng và đảm bảo tính thống nhất của luật pháp hơn. Tranh chấp kinh doanh thương mại ngày càng trở nên phổ biến và không thể phủ nhận là giá trị pháp lí của tư cách pháp nhân của công ti cũng như tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti cũng cần được xem xét như một trong các 7 yêu cầu bắt buộc của quá trình giải quyết vụ việc. Nhưng pháp luật hiện tại chưa có quy định về bản chất pháp lí của công ti và các quy định về công ti vô hiệu nên mặc dù nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại có phần về giao dịch thành lập công ti đã được phán xử nhưng còn phần về tư cách pháp nhân của công ti hay vấn đề quan hệ về trách nhiệm tài sản của công ti và các thành viên, cổ đông của mình với chủ thể bên ngoài công ti đã không thể xem xét đến. Và hệ lụy tiếp theo là ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thi hành án cũng như các chủ thể có nghĩa vụ phải chấp hành phán quyết của Tòa án đã vận dụng quy định Luật để giải thích cho việc không có cơ sở cho việc chấp hành đó. Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật công ti với đề xuất định hướng xây dựng chế định công ti vô hiệu và lựa chọn đề tài “CÔNG TI VÔ HIỆU” để nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ, tác giả thấy đây là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lí luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian gần đây, vấn đề giao dịch thành lập công ti vô hiệu, công ti vô hiệu đã được một số tác giả nghiên cứu đề cập ở các góc độ khác nhau, có thể kể đến như: 1- Đề tài Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2002) của tác giả Trần Ngọc Liêm. 2- Đề tài Luận án tiến sĩ luật học “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam” (2004) của tác giả Ngô Huy Cương. 3- “Các công ty thương mại” (2006) của TS. Nguyễn Mạnh Bách. 8 Trong những công trình này, các tác giả đã luận giải vấn đề lí luận về bản chất pháp lí của công ti và đề cập đến công ti vô hiệu. Với đề tài “Công ti vô hiệu”, tác giả có sự quan tâm rất lớn về mối liên hệ giữa về vấn đề tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti có ảnh hưởng như thế nào tới tư cách pháp nhân của công ti, hay tư cách pháp nhân của công ti có phải là tuyệt đối không bị hạn chế vì bất cứ lý do nào? Và quy định của pháp luật về giao dịch dân sự bị vô hiệu được áp dụng cho giao dịch thành lập công ti thì đối với thành viên, cổ đông của công ti họ sẽ phải thực hiện như thế nào và việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ti có đồng thời là một phán xét về sự không cho phép tồn tại của công ti có gì khác biệt với việc tuyên bố công ti vô hiệu như pháp luật của một số nước khác. Trước thực trạng khiếm khuyết của luật thực định, những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động bảo vệ pháp luật, yêu cầu nghiên cứu khoa học pháp lí hoàn thiện pháp luật công ti, theo tác giả rất cần được chú trọng trong hiện tại và cả tương lai. Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về công ti vô hiệu, việc nghiên cứu về một đề tài riêng về công ti vô hiệu cho phép khẳng định, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, với cấp độ luận văn Thạc sĩ luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc định hướng kiến nghị xây dựng chế định công ti vô hiệu để góp phần hoàn thiện pháp luật về công ti ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận về bản chất pháp lí công ti; 9 - Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về điều kiện của hành vi pháp lí liên quan tới công ti; - Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về giao dịch thành lập công ti vô hiệu; - Phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận về công ti vô hiệu, về trách nhiệm tài sản của thành viên, cổ đông sáng lập của công ti trong trường hợp giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu, về mối liên hệ giữa các quy định những trường hợp hạn chế quy chế được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, thành viên sáng lập công ti với sự hiện tư cách pháp nhân của công ti và xử lý công ti vô hiệu trong trường hợp tổng quát và nghĩa vụ tài sản của công ti vô hiệu phát sinh từ các giao dịch đã, đang thực hiện với bên thứ ba. - Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp về xây dựng quy định chế định công ti vô hiệu trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu lí luận với thực tiễn…Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng, pháp luật do Nhà nước ban hành và so sánh pháp luật về tổ chức công ti của Việt Nam với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới. 5. Những đóng góp của luận văn 10 Luận văn có những đóng góp mới cơ bản sau: - Nêu lên những bất cập, sự mâu thuẫn từ thực trạng thiếu những quy phạm pháp luật căn bản, tương đối quan trọng là quy định bản chất pháp lí của công ti và công ti vô hiệu của Luật doanh nghiệp. Do vậy, khi xử lý các vi phạm trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh có gắn với vi phạm pháp luật công ti ngay từ khi đăng ký kinh doanh và việc thực hiện, chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các tranh chấp đó chưa có sự thống nhất về luật áp dụng. - Đề xuất xây dựng quy phạm quy định về bản chất pháp lí của công ti là giao dịch dân sự. Sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti làm công ti bị vô hiệu theo. Trong trường hợp không sửa chữa khắc phục sự vô hiệu hoặc không thể sửa chữa được thì công ti bị vô hiệu tuyệt đối và bị thanh lý như trường hợp giải thể. Sự vô hiệu công ti không có hiệu lực hồi tố mà chỉ có hiệu lực cho tương lai tính từ thời điểm bị tuyên vô hiệu. - Đề xuất xây dựng quy phạm quy định về hệ quả pháp lí của công ti vô hiệu và quy định về mối quan hệ giữa thành viên, cổ đông sáng lập và hiện hữu của công ti với công ti trong trường hợp công ti bị tuyên bố vô hiệu. - Chế định công ti vô hiệu sẽ góp phần làm hoàn thiện về những nội dung pháp lí cần thiết và kiện toàn tính thống nhất của hệ thống pháp luật về công ti, đồng thời đảm bảo sự vận hành và thực thi pháp luật có hiệu quả. 6. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương. [...]... điển hoá mà hợp đồng thành lập công ti có thể được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự hoặc Bộ luật thương mại Việc quy định bản chất công ti thường được xây dựng ở vị trí đầu ti n của đạo Luật về công ti Trong Luật công ti (Luật doanh nghiệp) không có điều nào quy định về bản chất pháp lí của công ti Đây là sự khác biệt rõ nét của Luật công ti của Việt Nam so với Luật công ti của một số nước khác như Pháp,... vị pháp lí của công ti trong các văn bản dưới luật đơn hành khác nhau đã dần được luật hóa và quy định chính thức trong các văn bản luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật công ti năm 1990 Trên cơ sở pháp lí đó, khoa học pháp lí về luật kinh tế đã hình thành và phát triển ở Việt Nam Sau 9 năm thực hiện Luật công ti, Nhà nước ta ti p tục ban hành các đạo Luật về công ti nhằm hoàn thiện... phần, mỗi loại công ti có quy chế pháp lí khác nhau Trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ không có sự phân biệt rõ ràng về ranh giới của hai loại công ti này Ở Anh chỉ có một loại công ti đối vốn gọi là company Còn ở Hoa Kỳ người ta gọi là corporation trong đó chia làm hai loại: công ti kín (close corporation) và công ti mở là (public corporation) Công ti mở của Hoa Kỳ gần giống với công ti cổ phần trong... nhân) và công ti (sở hữu hỗn hợp) Dựa vào tính chất hành vi giao kết thành lập công ti, ở Châu Âu lục địa người ta chia công ti làm hai loại là công ti dân sự và công ti thương mại; căn cứ vào quốc tịch người ta phân biệt một công ti của nước này hay nước khác Dựa vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên công ti mà người ta phân chia thành công ti hợp nhân và công ti hợp vốn... dù ngày nay pháp luật có các quy định rất chi ti t về nó Bản chất pháp lí của công ti là hợp đồng tương ứng với công ti nhiều thành viên và là hành vi pháp lí đơn phương tương ứng với công ti một thành viên Để giao dịch thành lập công ti có hiệu lực và công ti không bị vô hiệu thì hành vi pháp lí liên quan tới thành lập công ti cần phải đáp ứng các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực Hành vi... nhân, trong công ti đối vốn các thành viên chỉ quan tâm đến phần vốn góp của nhau Đặc trưng của công ti này là có sự tách bạch giữa tài sản công ti và tài sản cá nhân Thành viên công ti chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ti Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa loại hình công ti đối vốn gồm có công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ phần,... [54, tr 12-13] Pháp luật về công ti trước hết là pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến công ti hay liên quan trực ti p đến việc thành lập, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của công ti, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành mà trong đó phần gốc, phần cơ bản của nó là Luật công ti hay Luật doanh nghiệp 1.1.3.2 Các cách thức phân loại công ti phổ biến Trong khoa... tham gia công ti phải góp tài sản vào công ti Thành viên, cổ đông của công ti phải góp vốn bằng ti n, bằng hiện vật hoặc bằng quyền tài sản để chứng tỏ ý chí muốn thành lập công ti và để tạo thành vốn, sản nghiệp hay tài sản riêng của công ti Đồng thời thiết lập quyền sở hữu sở hữu của thành viên, cổ đông đối với công ti Tài sản của công ti biệt lập với tài sản riêng của mỗi người góp vốn Công ti là một... có luật quy định về công ti hợp vốn đơn giản, trong đó phải có hợp đồng viết phân biệt rõ tư cách thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti trong phạm vi số vốn đã góp vào công ti b Công ti đối vốn (i) Công ti trách nhiệm hữu hạn 26 Về thời gian xuất hiện thì công ti đối vốn xuất hiện sau công ti đối nhân Khác với loại công ti. .. phát triển Công ti trách nhiệm hữu hạn có đặc điểm là tính chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ và các khoản nợ của công ti trong phạm vi số vốn đã góp vào công ti và tính quen biết nhau giữa các thành viên của công ti đối nhân Công ti trách nhiệm hữu hạn có hai loại là công ti trách nhiệm có từ hai thành viên trở lên và công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đối với loại hình công ti trách nhiệm . công ti 34 1.4. Giao dịch thành lập công ti vô hiệu và công ti vô hiệu 42 1.5. Giải pháp pháp lí đối với công ti vô hiệu 50 Chương 2: XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG. CHUNG VỀ CÔNG TI VÔ HIỆU 10 1.1. Khái niệm về công ti, đặc điểm của công ti và phân loại công ti 10 1.2. Bản chất pháp lí của công ti 28 1.2.1. Công ti là hợp đồng 28 1.2.2. Công ti là. QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU 53 2.1. Xử lý công ti vô hiệu 53 2.2. Hậu quả pháp lí của công ti vô hiệu 56 2.3. Thực trạng tranh chấp giao dịch thành lập công ti 59 Chương 3: KIẾN

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
2. Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ty thương mại
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2006
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/NĐ/CP ngày 29/08 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 88/NĐ/CP ngày 29/08 về đăng ký kinh doanh
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 05/09 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 05/09 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 04/04 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 04/04 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
6. Chính phủ (2008), Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 16/01 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 16/01 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
7. Corinne Renault - Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về pháp luật hợp đồng”
Tác giả: Corinne Renault - Brahinsky
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
8. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2004
9. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NxbTư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Ngô Huy Cương
Nhà XB: NxbTư pháp
Năm: 2006
10. Bùi Ngọc Cường (2004), “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
11. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2006
12. Trần Ngọc Dũng (2002), Mô hình Luật kinh tế ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Luật kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002
13. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2002), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam-Phần chung, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam-Phần chung
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2002
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
16. Nguyễn Văn Động (2002), Những vấn đề vơ bản của môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề vơ bản của môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Văn Động
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002
17. FKübler (1992), Một số vấn đề về luật kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, Nxb Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về luật kinh tế Cộng hòa liên bang Đức
Tác giả: FKübler
Nhà XB: Nxb Pháp lý
Năm: 1992
18. Lê Thu Hà (1997), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả: Lê Thu Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1997
19. TS. Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng
Tác giả: TS. Lê Thu Hà
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2006
20. Nguyễn Huy Mẫn (1949), Hùn vốn lập hội, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùn vốn lập hội
Tác giả: Nguyễn Huy Mẫn
Năm: 1949

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN