Thắng lợi liên tiếp của các đảng cánh tả theo xu hướng dân chủ và tiến bộ cùng tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội của một số quốc gia Mỹ Latinh đã khiến khu vực này trở thành tâm điểm ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THANH TÙNG
VỀ KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LA TINH HIỆN NAY
VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
NGUYỄN THANH TÙNG
VỀ KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LA TINH HIỆN NAY
VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VIẾT THÔNG
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ LÀM XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH 7
1.1 Tổng quan về lịch sử và tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị khu vực Mỹ Latinh 7
1.1.1 Khái quát lịch sử Mỹ Latinh 7
1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị khu vực Mỹ Latinh 11
1.2 Phong trào cánh tả và khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của một số quốc gia Mỹ Latinh 17
1.2.1 Khái quát về phong trào cánh tả Mỹ Latinh 17
1.2.2 Các nhân tố dẫn tới sự hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia Mỹ Latinh 24
Chương 2 THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 33
2.1 Các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia Mỹ La tinh hiện nay 33
2.1.1 Venezuela 33
2.1.2 Bolivia 51
2.1.3 Ecuador 61
2.1.4 Nicaragua 70
2.2 Những nhận xét bước đầu về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của một số quốc gia khu vực Mỹ Latinh 78
2.2.1 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh 78
2.2.2 Về triển vọng của các cuộc cách mạng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh 92
2.2.3 Những vấn đề đặt ra 95
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 4BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ALBA: Liên minh Sự lựa chọn Bolivar cho châu Mỹ
CARICOM: Khối Thị trường chung Caribean
CEPAL: Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribean
CSN: Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
MAS: Đảng phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội (của Bolivia)MECROSUR: Khối Thị trường chung Nam Mỹ
MVR: Ðảng Phong trào Cộng hòa thứ V (của Venezuela) PDVSA: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela
PETROCARIBE: Tổ chức Dầu khí Caribean
PETROSUR: Tổ chức Dầu khí Nam Mỹ
PSUV: Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela
UNASUR: Liên minh các quốc gia Nam Mỹ
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội
đã lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện Sự đổ vỡ của mô hình
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã đẩy các đảng cộng sản và các đảng cánh tả vào một tình thế khó khăn chưa từng thấy
Tuy nhiên, vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, đã có nhiều dấu hiệu ghi nhận sự khởi sắc của phong trào cánh tả trên thế giới Thắng lợi liên tiếp của các đảng cánh tả theo xu hướng dân chủ và tiến bộ cùng tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội của một số quốc gia Mỹ Latinh đã khiến khu vực này trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới Mặc dù còn tồn tại những khác biệt nhất định trong quan niệm về mô hình và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng những động thái tích cực trong đời sống chính trị của khu vực đang gợi mở những nhận thức mới, niềm hứng khởi mới cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Kể từ năm 1998 đến nay, đã có nhiều đảng cánh tả ở Mỹ Latinh giành được chính quyền, chiếm 1/3 số nước trên lục địa châu Mỹ Đó là Venezuela (1998); Chile (2000); Brazil (2000); Argentina (2003); Panama (2004); Uruguay (2004); Bolivia (2005); Nicaragua (2006); Ecuado (2006) và gần đây nhất là Paraguay (2008) Đặc trưng nổi bật trong thắng lợi của các đảng cánh
tả ở Mỹ Latinh là đều thông qua bầu cử hợp hiến, được cộng đồng quốc tế công nhận Kết quả này cũng đã đưa nhiều nước hướng theo mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thoát khỏi sự chi phối của chủ nghĩa đế quốc Tiến lên chủ nghĩa xã hội đang dần trở thành một xu thế lôi cuốn nhiều quốc gia trong khu vực, là nguồn cổ vũ, khích lệ to lớn đối với phong trào cánh tả, lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội
Trang 6Một mô hình xã hội mới đang dần được hình thành Đó là mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu mới: “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” Bất chấp những diễn tiến phức tạp, khó lường của đời sống chính trị khu vực, bất chấp nhiều vấn
đề lý luận đang còn tiếp tục chờ lời giải từ thực tiễn và có thể mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” chưa hoàn toàn tiếp hợp với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, song những nỗ lực tìm tòi, bứt phá của các nước Mỹ Latinh là rất đáng trân trọng Đáng quý hơn nữa là thông qua hiện tượng Mỹ Latinh, chúng ta lại thấy sự phát triển mạnh mẽ của xu thế xã hội chủ nghĩa ở Tây bán cầu sau hơn 40 năm hạt giống đầu tiên nảy nở trên đất Cuba
Chính sức hấp dẫn của những biến động chính trị dồn dập và đầy hứng khởi của khu vực Mỹ Latinh trong thời gian vừa qua cùng xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của một số quốc gia trong khu vực đã thôi thúc tác giả chọn
đề tài: “Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ La tinh hiện nay - Vấn đề và triển vọng” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng cánh tả và xu hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của một số nước Mỹ Latinh trong thời gian vừa qua đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các chính trị gia và các nhà nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên, đây là một hiện tượng chính trị mới nổi, còn đang diễn biến phức tạp với nhiều ẩn số khó lường nên việc nghiên cứu và dự báo một cách chính xác tương lai, triển vọng của phong trào này thực sự là một vấn đề không đơn giản Cho dù hiện nay đã có khá nhiều học giả nghiên cứu
về vấn đề này nhưng chúng ta vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo, có khả năng đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện về hiện tượng chính trị đặc biệt này
Ở nước ta, vấn đề phong trào cánh tả cũng như mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của các nước Mỹ Latinh vẫn còn là một chủ đề rất mới Hiện nay, đã có một số công trình khoa học, đề tài nghiên cứu bước đầu khảo cứu
Trang 7về vấn đề này Có thể kể ra đây một số công trình như: “Tính chất của đảng cánh tả và xu thế cánh tả ở Mỹ Latinh hiện nay” của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Ban Đối ngoại Trung ương, Hà Nội, 2007; “Một số vấn đề về các đảng cánh tả Mỹ Latinh” của các tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Anh Hùng, Đỗ Minh Tuấn, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, 2007; “Tổng quan kinh tế - xã hội Venezuela năm 1999-2006” của Lê Thị Thu Trang, Viện Ngiên cứu châu Mỹ, 2006; “Vấn đề đôla hóa ở châu Mỹ Latinh” của Lê Thị Vân Nga, Viện Ngiên cứu châu Mỹ, 2006; “Hệ thống chính trị của Venezuela” của Đỗ Minh Tuấn,
Viện Nghiên cứu châu Mỹ, 2004 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được thực hiện theo hướng tiếp cận đa ngành, liên ngành với các mức độ, quy
mô và hình thức khác nhau Cùng với việc khái quát hoá bức tranh toàn cảnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội khu vực Mỹ Latinh, các công trình này đã phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của phong trào cánh tả trong khu vực Kết quả của các công trình này là một nguồn tư liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt ngôn ngữ (vì phần lớn các nước Mỹ Latinh sử dụng tiếng Tây Ban Nha) đã khiến các nhà khoa học gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận với những nguồn thông tin và tài liệu gốc rất cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu Mặt khác, sự hạn hẹp về mặt kinh phí đã khiến phần lớn các công trình, đề tài nghiên cứu trong nước còn thiếu những dữ liệu của hoạt động khảo cứu thực tế tại các nước Mỹ Latinh Nhưng với một thời gian triển khai nghiên cứu chưa lâu, những kết quả bước đầu thu được là rất đáng khích lệ
Bên cạnh những công trình nghiên cứu nêu trên, còn có khá nhiều các bài viết, các bài báo về phong trào cánh tả và xu thế xã hội chủ nghĩa của các
nước Mỹ Latinh Đó là các bài: "Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu của cánh tả Mỹ Latinh'' của Nguyễn Khắc Sứ (2007), Tạp chí Cộng sản, số
21, tr.21-24; "Xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước Mỹ Latinh"
của tác giả Nguyễn Văn Quang (2007), Tạp chí Cộng sản số 7, tháng 4, tr
27-29; "Châu Mỹ Latinh tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào" của Đào Thế
Trang 8Tuấn (2008), Tạp chí Cộng sản số 22, tháng 11, tr.31; "Chủ nghĩa xã hội thế
kỷ 21 ở khu vực Mỹ Latinh", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2008; “Mô hình phát triển của Mỹ Latinh”, Hồ Châu (2006), Tạp chí châu
12-Mỹ ngày nay, số 95, tháng 2, tr 40-42
Về cơ bản, đây là những bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, không phải là các công trình nghiên cứu độc lập nên không thể phân tích và đánh giá toàn diện về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước Mỹ Latinh Phần lớn các bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, thông tin một cách khái quát về khuynh hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước châu Mỹ Latinh
Từ những căn cứ trên đây, tác giả luận văn nhận thấy, việc nghiên cứu
về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ Latinh hiện nay là hết sức cần thiết và không trùng lặp với các luận văn, luận án sau đại học và các công trình nghiên cứu đã từng được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng và triển vọng của xu thế xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ Latinh, qua đó góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích trên, luận văn đặt ra và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Một là, trình bày bối cảnh lịch sử dẫn tới sự xuất hiện của khuynh
hướng xã hội chủ nghĩa tại một số quốc gia Mỹ Latinh
Hai là, phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các cuộc cải cách theo
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia Mỹ Latinh
Ba là, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của xu thế xã hội chủ nghĩa ở
Mỹ Latinh, đồng thời dự báo triển vọng của xu thế này
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và triển vọng của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ Latinh
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng và triển vọng của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở bốn nước châu Mỹ Latinh là: Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua trong khoảng thời gian
từ năm 1998 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đến luận văn
Cơ sở thực tiễn của luận văn chính là quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn 90 năm qua với những thăng trầm, những thành công và cả những thất bại của nó, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu thế xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ Latinh trong những năm gần đây
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của luận văn, tác giả luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, so sánh, dự báo, phỏng vấn chuyên gia
6 Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thêm vào hệ thống các tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy đối với các bộ môn như chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học
- Luận văn bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của một số nước Mỹ Latinh từ một trào lưu chính trị cho
Trang 10tới một mô hình xã hội đang được triển khai trong thực tế, đồng thời dự báo triển vọng của nó trong tương lai
7 Kết cấu chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết
Chương 1: Bối cảnh lịch sử làm xuất hiện khuynh hướng xã hội chủ
nghĩa ở một số nước Mỹ Latinh
Chương 2: Thực trạng, triển vọng và những vấn đề đặt ra
Trang 11Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ LÀM XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH
1.1 Tổng quan về lịch sử và tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị khu vực Mỹ Latinh
1.1.1 Khái quát lịch sử Mỹ Latinh
Mỹ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mỹ với diện tích 20,2 triệu km2, kéo dài suốt từ Mexico đến tận phía nam châu Mỹ cùng nhiều hòn đảo lớn nhỏ ở vùng biển Caribe Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nên ngoài nguồn lợi nông nghiệp phong phú, Mỹ Latinh còn sở hữu một nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng giàu có, rất cần thiết cho một nền công nghiệp phát triển cao như các mỏ đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, volfram, uranium và đặc biệt là nguồn dầu khí có trữ lượng dồi dào, dễ khai thác
Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân châu Âu kéo dài nhiều thế kỷ, hầu hết các dân tộc Mỹ Latinh hiện nay đều nói tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng
Bồ Đào Nha, chỉ một số ít nói tiếng Pháp (ở Haiti và vài đảo nhỏ trong vùng biển Caribe), tiếng Anh và tiếng Hà Lan (như Guyana và một vài hòn đảo nhỏ) nhưng nhìn chung, tiếng nói của của cư dân khu vực này đều nằm trong
hệ ngôn ngữ Latinh Cũng chính vì ý nghĩa lịch sử - văn hóa đó mà lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên là Mỹ Latinh Nếu hiểu theo nghĩa này, Mỹ Latinh bao gồm hầu hết các quốc gia ở Trung và Nam châu Mỹ; nó phân biệt với tên gọi Nam Mỹ (mang ý nghĩa địa lý nhiều hơn) để chỉ phần lục địa phía nam châu Mỹ với 13 quốc gia và vùng lãnh thổ mà trong đó đa phần các quốc gia Nam Mỹ là các nước Mỹ Latinh
Ngày nay, cộng đồng Mỹ Latinh bao gồm các quốc gia: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic,
Trang 12Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela
Trước khi người châu Âu tới khai phá, châu Mỹ là vùng đất cư trú lâu đời của người thổ dân da đỏ mà sau này được gọi chung là người Indian (xuất phát từ nhầm lẫn của nhà thám hiểm thiên tài Christopher Columbus cho rằng vùng đất ông mới tìm thấy chính là một phần của Ấn Độ) Có nhiều cơ sở để ngày nay các nhà khoa học thống nhất với nhau về giả thuyết cho rằng người Indian thật sự có nguồn gốc từ Đông Á di cư sang, họ sống khắp khu vực Bắc
Mỹ và di chuyển dần xuống và sống rải rác khắp phía Nam Ba nền văn minh Indian nổi bật nhất và để lại vết tích cho đến tận ngày nay là nền văn minh Aztec ở miền trung Mexico; nền văn minh Maya ở bán đảo Yuncatan - Nam Mexico và Guatemala; nền văn minh Incas ở vùng cao nguyên Andes và bờ biển Peru
Ngày 12 tháng 10 năm 1492, Christopher Columbus đặt bước chân đầu tiên lên một hòn đảo thuộc châu Mỹ, là một trong những hòn đảo nằm trong quần đảo Bahamas ngày nay, đảo San Salvador Khám phá của Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử đối với các quốc gia phương Tây
và cả nhân loại Đối với phương Tây khi đó thì châu Mỹ là một vùng đất hoàn toàn mới với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để giao thương, chinh phục
và khai phá Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên đặt chân đến châu
Mỹ nhưng người Tây Ban Nha mới thực sự là những người mở đầu cho quá trình khai phá thuộc địa
Từ cuối thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII là kỷ nguyên của những cuộc
di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại, từ châu Âu tới khắp nơi trên lục địa châu Mỹ Ngoài những người bản xứ bị nô dịch, người châu Âu cũng mang tới châu Mỹ rất nhiều nô lệ từ châu Phi Đây là thời kỳ mà nền kinh tế các nước thuộc địa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở tận dụng
Trang 13triệt để ưu thế điều kiện tự nhiên và nhân công, cung cấp cho châu Âu một nguồn nông, lâm sản và nguyên liệu vô cùng to lớn
Khi đã chinh phục được những miền đất mới, người Tây Ban Nha cũng như Bồ Đào Nha phải đối phó với rất nhiều vấn đề trong việc cai trị những vùng lãnh thổ rộng lớn, nằm xa mẫu quốc và thường xuyên có sự chống đối của cư dân bản địa Do đó, ngay từ đầu người Tây Ban Nha đã biết vận dụng tôn giáo như một công cụ để đồng hoá, qua đó cai trị người bản xứ Các thừa sai Công giáo len lỏi khắp nơi để cải đạo, khai hoá người bản địa và nhà thờ Công giáo dần có ảnh hưởng đối với cuộc sống của người bản xứ còn hơn cả những sắc lệnh, luật lệ mà mẫu quốc ban hành ở vùng đất mới Nhưng thay vì thực hiện những lý tưởng cao đẹp ban đầu của giáo hội, những đòi hỏi kinh tế của phương Tây đã dẫn đến việc đàn áp, bóc lột và nô dịch hoá người Indian
vô cùng tàn bạo Đói rét, bệnh dịch cùng sự hành hạ, ngược đãi của những kẻ thực dân đã gây nên cái chết của hàng chục triệu cư dân bản địa Chỉ trong vòng 200 năm, dân số của người Indian từ 25 triệu người vào năm 1519 đã giảm xuống chỉ còn 1 triệu người vào năm 1700, một trong những sự suy giảm dân số thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại [9, tr.15] Cũng trong thời
kỳ này, sự biến đổi về nhân chủng đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ Quá trình hôn phối giữa người da trắng châu Âu với người bản xứ và cả người nô lệ da đen
đã tạo nên một thế hệ người bản xứ mới Những người này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các quốc gia độc lập sau này
Sau gần 3 thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân châu Âu, từ thế kỷ XIX các thuộc địa Nam Mỹ bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ với các cuộc cách mạng đòi độc lập Đến năm 1830, hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đã giành được độc lập
và bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước Nhưng đáng tiếc, nền độc lập của các quốc gia Nam Mỹ non trẻ đã nhanh chóng bị bóp nghẹt khi Hoa
Kỳ tiến hành chính sách ngoại giao “hướng về phía nam” nhằm tăng cường
Trang 14ảnh hưởng của mình với khu vực Mỹ Latinh và gạt bỏ dần ảnh hưởng của các nước châu Âu đối với khu vực giàu tiềm năng này
Ngày 2 tháng 12 năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe chính thức tuyên bố chủ trương của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh và khẳng định:
"Lục địa châu Mỹ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa" [9, tr.31] Chủ trương đó nêu
cao cái gọi là "chống lại sự xâm nhập của tư bản châu Âu" với khẩu hiệu
"Châu Mỹ của người châu Mỹ" Thực chất đây là âm mưu độc chiếm và biến
Mỹ Latinh thành “sân sau” của Hoa Kỳ Học thuyết Monroe đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt thế kỷ XIX, ngăn chặn hoặc đẩy ảnh hưởng của các nước châu Âu xuống hàng thứ yếu tại Mỹ Latinh Chính sách ngoại giao nước lớn cũng đã thành công phần nào trong việc áp đặt quyền lực của Hoa Kỳ đối với các nước Mỹ Latinh trong một thời gian dài Phải đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mới có những thay đổi đáng
kể khi nước Mỹ tuyên bố muốn trở thành "láng giềng tốt" đối với các quốc
gia còn lại ở châu Mỹ Thay vì gia tăng áp lực quân sự, Hoa Kỳ đẩy mạnh xâm nhập Mỹ Latinh bằng kinh tế: Xuất khẩu tư bản, khuyến khích đầu tư trên quy mô lớn Thông qua những khoản cho vay hoặc viện trợ có điều kiện, Hoa Kỳ đã dần lũng đoạn nền kinh tế và khống chế đời sống chính trị khu vực
Mỹ Latinh Các nước Mỹ Latinh sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân châu Âu, trên danh nghĩa đều là những quốc gia độc lập nhưng thực chất bị
phụ thuộc vào đế quốc Mỹ ở nhiều mức độ khác nhau Chính sách “cây gậy lớn” cùng với nền "ngoại giao đồng đô la” đã giúp Hoa Kỳ biến Mỹ Latinh
thành “sân sau” của mình trong nhiều thập kỷ
Ngày nay, những chuyển biến tích cực của đời sống chính trị quốc tế cùng sự lớn mạnh của các lực lượng tiến bộ trong khu vực đã khiến Hoa Kỳ không thể tiếp tục chính sách ngoại giao bá quyền, độc chiếm Nam Mỹ như trước đây Áp lực của Hoa Kỳ đối với khu vực đã phần nào giảm sút song
Trang 15quan hệ của Hoa Kỳ với phần còn lại của Tây bán cầu không vì thế mà bớt căng thẳng Nước Mỹ chưa bao giờ có ý định từ bỏ ảnh hưởng của mình đối
với khu vực Mỹ Latinh Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vẫn tiếp tục được
người Mỹ sử dụng như một thứ vũ khí hữu hiệu để khống chế và kiểm soát vùng đất rộng lớn, giàu tiềm năng này
Quá khứ ngoại thuộc cùng bàn tay can thiệp của Hoa Kỳ đã đè nặng và
để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống của khu vực Mỹ Latinh Nếu có thể khái quát về Mỹ Latinh thì người ta có thể nói đó là vùng đất của của những khát vọng tự do đang tìm cách vượt qua những trở ngại của đói nghèo, chia rẽ và bất ổn
1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị khu vực Mỹ Latinh
1.1.2.1 Tình hình kinh tế
Từ khi giành được độc lập cho tới nay, hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh đều lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp kém Mô hình Hoa Kỳ được coi là hình mẫu lý tưởng cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực Tuy nhiên, con đường phát triển tư bản chủ nghĩa chỉ giúp một số ít quốc gia đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội (như Chile, Argentina, Brazil) còn đa số các nước Mỹ Latinh bị đẩy vào tình trạng đói nghèo, chia rẽ và tụt hậu Nguyên nhân cơ bản là do sự xâm nhập, lũng đoạn của các tập đoàn tư bản nước ngoài Dựa trên ưu thế tuyệt đối về vốn và công nghệ, các công ty
Âu - Mỹ đã từng bước chi phối và kiểm soát nền kinh tế của nhiều quốc gia
Mỹ Latinh Thậm chí, để có thể khai thác tối đa nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các hầm mỏ và những vùng trồng cây công nghiệp đặc hữu của Nam Mỹ, các tập đoàn tư bản đã không ngần ngại ủng hộ cho các chế độ độc tài khét tiếng tàn bạo hay giật dây cho các cuộc đảo chính đẫm máu Lịch sử Mỹ Latinh đã cho thấy, bất cứ chính quyền dân cử nào thực thi những chính sách tiến bộ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chăm lo tới lợi ích của người dân nhưng đe dọa
Trang 16lợi ích của các tập đoàn tư bản nước ngoài thì ngay lập tức, các thế lực tư bản nước ngoài sẽ tiến hành tác động về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự để lật đổ chính quyền dân chủ hợp hiến, thiết lập một chính phủ mới
“biết vâng lời” hơn Vốn, công nghệ sẽ tiếp tục được đổ vào các ngành khai
mỏ cũng như các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhằm biến Mỹ Latinh thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước phát triển Các doanh nghiệp nội địa sẽ không có nhiều lựa chọn: hoặc phá sản hoặc lệ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài Chủ quyền quốc gia không được bảo đảm, người dân bản địa ngày càng bị bần cùng hóa, trở thành kẻ làm thuê ngay trên chính vùng đất của tổ tiên mình Các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia dường như mới là chủ nhân thực sự trên vùng đất giàu có tài nguyên này
Những hậu quả kinh tế - xã hội hết sức nặng nề của “chủ nghĩa tự do mới” đã khiến nền kinh tế của nhiều quốc gia Mỹ Latinh đến nay vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng mang tính hệ thống Chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém, khoa học kỹ thuật lạc hậu, phân phối thu nhập không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của các chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhiều quốc gia Nam Mỹ đang trở thành những con nợ khổng lồ, nợ công đạt tới mức kỷ lục trong khi chi tiêu công tiếp tục tăng lên Các loại thuế chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư cũng như khả năng giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội [17, tr.12] Thực trạng kinh tế ảm đạm
đã phần nào phản ánh bức tranh xã hội không mấy tươi sáng của khu vực Mỹ Latinh Những khó khăn kinh tế là nguyên nhân của tình trạng phân hóa, chia
rẽ sâu sắc của của các giai tầng, các đảng phái và lực lượng chính trị trong khu vực
Trang 171.1.2.2 Tình hình xã hội
Là một khu vực giàu tiềm năng với nhiều nền kinh tế mới nổi nhưng hiện nay hầu hết các nước Mỹ Latinh đều đang phải đối phó với những vấn đề
xã hội hết sức phức tạp Khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo
ở các quốc gia Nam Mỹ được cho là cao nhất trong các châu lục Ở Venezuela, Paraguay, Bolivia và nhiều quốc gia Nam Mỹ khác, 20% số người giàu nắm giữ 60% tài sản quốc gia, trong khi 60% số người nghèo chỉ chiếm chưa đến 5% tài sản quốc gia [18, tr.30] Bất bình đẳng về kinh tế và chênh lệch về thu nhập tất yếu dẫn đến bất bình đẳng về chính trị cũng như khả năng thụ hưởng của cải và dịch vụ xã hội Bức tranh phân hóa xã hội này được thể hiện rất rõ tại tất cả các thành phố lớn của Mỹ Latinh, nơi mà lều trại của các khu ổ chuột nằm xen kẽ giữa những cao ốc và trung tâm mua sắm sang trọng Tại các vùng nông thôn hẻo lánh, người nông dân (đặc biệt là những người thổ dân) cũng đang phải đối mặt với tình trạng khốn cùng do sự suy giảm của giá nông sản và sự bành trướng của của các công ty tư bản trong lĩnh vực nông nghiệp
Đói nghèo, thất nghiệp đã khiến cho tỷ lệ tội phạm tại nhiều quốc gia
Mỹ Latinh gia tăng liên tục trong những thập kỷ qua và trở thành một vấn nạn nhức nhối Chẳng hạn, tỷ lệ giết người tại Brazil cao gấp bốn lần so với Mỹ, nạn cướp bóc, bắt cóc tống tiền cùng sự thống trị của các băng đảng khiến cho nhiều đô thị Nam Mỹ bị xếp vào hàng nguy hiểm nhất thế giới Những vụ đấu súng giữa cảnh sát và các băng đảng tội phạm diễn ra quá quen thuộc giống như một cuộc chiến tranh du kích trong đô thị Chính quyền sở tại hầu như không thể kiểm soát được bên trong các khu ổ chuột khiến chúng trở thành hang ổ của những kẻ buôn bán ma túy, của các băng đảng đường phố Thêm vào đó, tình trạng tham nhũng tràn lan cùng sự yếu kém của bộ máy chính quyền tại nhiều quốc gia đã khiến cho các vấn đề xã hội càng trở nên nghiêm trọng tại nhiều quốc gia
Trang 18Chính vì vậy mà mâu thuẫn xã hội tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh luôn ở mức độ gay gắt và không thể điều hòa Đó là mâu thuẫn lợi ích giữa một bên
là đại đa số người lao động nghèo khổ với một thiểu số tầng lớp tư sản giàu
có độc quyền chiếm hữu phần lớn các nguồn lợi quốc gia; mâu thuẫn giữa người da trắng với người da màu (bao gồm người da đỏ bản địa, người da đen
di cư từ châu Phi và những người lai thuộc nhiều dòng máu) Những mâu thuẫn ấy nếu không sớm được giải quyết sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội hết sức nặng nề có khả năng đe dọa tới sự ổn định và phát triển của cả khu vực trong một tương lai không xa
Trong khi đa số các nước Mỹ Latinh nói tiếng Tây Ban Nha thì tiếng
Bồ Đào Nha lại là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở Brazil Hai ngôn ngữ này còn có ảnh hưởng lớn tới các ngôn ngữ của thổ dân da đỏ và cả ngôn ngữ của người da đen gốc Phi Nét đặc thù về ngôn ngữ cùng sự tương đồng về văn hóa được coi là một “chất xúc tác” rất thuận lợi cho việc lan tỏa rộng rãi các khuynh hướng chính trị khác nhau trong khu vực
Đặc biệt, đạo Thiên chúa do người phương Tây truyền bá có ảnh hưởng hết sức sâu sắc tới đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của người dân Mỹ Latinh Nhà thờ Thiên chúa giáo La mã có cơ sở rộng khắp trong xã hội, tư tưởng Thiên chúa giáo giữ vai trò thống trị trong đời sống tôn giáo của khu
Trang 19vực Tại nhiều quốc gia, số lượng tín đồ Thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic) chiếm trên 90% dân số (tại Bolivia là 95%; Venezuela là 92,7%) trong khi các tôn giáo khác chỉ chiếm khoảng 5 - 7% Theo một cuộc thăm dò
dư luận gần đây, tại 17 quốc gia Nam Mỹ được khảo sát thì có tới 71% dân chúng nói họ tin tưởng vào Giáo hội trong khi chỉ có 43% nói họ tin tưởng vào tổng thống của mình [5, tr.37] Đặc điểm này đã lý giải tại sao trong các cuộc vận động tranh cử, các đảng phái chính trị muốn giành thắng lợi thường tìm cách tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Giáo hội Thiên chúa giáo Thắng lợi của các đảng cánh tả Mỹ Latinh trong những năm gần đây cũng không phải là một ngoại lệ
Về nghệ thuật kiến trúc, mặc dù chính người Tây Ban Nha đã đưa phong cách kiến trúc châu Âu đến với Nam Mỹ nhưng trên thực tế những người công nhân, những người thợ thủ công bản xứ mới chính là chủ nhân thực sự của những công trình kiến trúc, hội họa và điêu khắc đặc sắc tại Mỹ Latinh Giai đoạn thuộc địa không chỉ để lại những bức họa của Pérez de Holguín, Flores hay Bitti mà còn cả những tác phẩm xuất sắc của những người thợ đá, thợ chạm gỗ, thợ kim hoàn vô danh Điều này thể hiện rõ nét trong các công trình kiến trúc tôn giáo tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh, nơi mà phong cách kiến trúc Âu châu có sự hài hòa đáng kinh ngạc với nghệ thuật tạo hình của người bản xứ
Một thực tế không thể phủ nhận, dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa châu Âu nhưng nền văn hóa bản địa cùng văn hóa của người da đen, người gốc Á cũng đã để lại những dấu ấn to lớn, làm nên tính độc đáo của văn hóa Mỹ Latinh Trong khi những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng lớn đến vốn từ vựng và văn hóa ẩm thực thì người da đen gốc châu Phi lại có vai trò quan trọng tới đời sống âm nhạc và vũ điệu của hầu hết các nước Mỹ Latinh Thêm vào đó, những dòng người nhập cư đến từ Đức, Ý, Nhật Bản, Trung Đông, sống tập trung trong các đô thị tạo thành những cộng đồng lớn
Trang 20cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa bản địa Những lễ hội đường phố rực rỡ, những “điệu múa ma quỷ” kỳ bí hay những lễ rước dân gian vui nhộn là những điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời của văn hóa
Mỹ Latinh
1.1.2.4 Tình hình chính trị
Hình thành trên cơ sở hệ thống thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau khi giành được độc lập, đa số các nước Mỹ Latinh đã theo đuổi một mô hình nhà nước cộng hòa kiểu Âu - Mỹ Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm, thiết lập một mô hình chính trị tự do và dân chủ, hầu hết các quốc gia
Mỹ Latinh đã phải trải qua những chế độ độc tài hà khắc, những cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ Dưới sự đấu tranh bền bỉ của các tầng lớp nhân dân, chế độ độc tài tại nhiều quốc gia đã lần lượt bị xóa bỏ và thay vào đó là
sự trở lại nắm quyền của các chính phủ dân cử Đó là những thắng lợi mang tính lịch sử nhưng lại là những thắng lợi không triệt để Bất chấp những bản hiến pháp được soạn thảo công phu, những tuyên bố hùng hồn, những thỏa ước cao thượng, dân chủ vẫn còn là một khái niệm mong manh khi đời sống chính trị khu vực vẫn thường xuyên bị khuấy động bởi các cuộc biểu tình và các cuộc đảo chính nổ ra liên tiếp Những chia rẽ, khác biệt giữa các nhóm sắc tộc, các giai tầng trong xã hội cũng đã góp phần tạo nên sự đan xen, pha trộn phức tạp của các khuynh hướng chính trị trong khu vực
Hiện nay, ngoại trừ Cuba, có thể chia các lực lượng chính trị ở Mỹ Latinh thành 3 nhóm cơ bản: Thứ nhất, là lực lượng cánh hữu đại diện cho giới kinh doanh và tư sản giàu có; Thứ hai, lực lượng cánh tả đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động; Thứ ba, các nhóm chính trị trung lập có tư tưởng trung dung, tùy theo ảnh hưởng của phái tả, phái hữu mà tính toán ngả theo phái nào Sự phân hóa rõ nét của các lực lượng chính trị đã dẫn đến cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa các đảng phái chính trị trong cuộc đua giành quyền lực Trong khi các đảng phái cánh hữu nhận được sự hậu thuẫn của giới doanh
Trang 21nhân và tư bản giàu có thì các chính đảng cánh tả lại chiếm được cảm tình và
sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động và những người thổ dân bản xứ Tầng lớp trung lưu thành thị vừa mong muốn những cải biến xã hội tiến bộ vừa có tâm lý e ngại những cuộc cách mạng xã hội có tính chất triệt để nên họ thường ủng hộ cho các đảng phái chính trị có tư tưởng trung dung Tình trạng chia rẽ này càng trở nên phức tạp khi có thêm yếu tố can dự của Hoa Kỳ
Suốt nhiều thập kỷ, các đảng phái cánh hữu - đồng minh của Washington đã đóng vai trò năng động, nắm giữ quyền lực tại nhiều quốc gia
Mỹ Latinh nhưng lại không tổ chức được những guồng máy hiệu quả có khả năng thực hiện những cải cách mang tính sáng tạo Chán nản với những tuyên
bố sáo rỗng, những hứa hẹn vô nghĩa, dân chúng ở nhiều quốc gia đã mất niềm tin đối với các chính trị gia cánh hữu, họ đã dồn lá phiếu cho các chính đảng cánh tả đang lên Thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở Mỹ Latinh trong các cuộc bầu cử gần đây đã minh chứng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của cả khu vực Ngọn lửa cách mạng mà những người cộng sản Cuba nhen nhóm sau nhiều thập kỷ âm ỉ giờ lại được thổi bùng Quần chúng lao động nghèo khổ đang tập hợp lại trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho lẽ phải, phẩm hạnh
và công bằng Cả Mỹ Latinh như đang chất chứa một năng lượng bùng nổ khổng lồ và hiện nó đang được chuyển hóa thành một xu thế tích cực tại nhiều quốc gia, đó là xu thế cải cách theo con đường “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”
1.2 Phong trào cánh tả và khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của một
số quốc gia Mỹ Latinh
1.2.1 Khái quát về phong trào cánh tả Mỹ Latinh
1.2.1.1 Nguồn gốc của các phong trào cánh tả
Ra đời từ thế kỷ XVIII nhưng phong trào cánh tả thế giới chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ với những thăng trầm trong suốt thế kỷ XX Được sự cổ
vũ mạnh mẽ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, làn sóng cánh tả đã từng lan
Trang 22rộng và có ảnh hưởng to lớn từ châu Âu đến châu Á, từ lục địa châu Phi cho tới khắp Mỹ Latinh Sau hàng thập kỷ rơi vào thoái trào, giờ đây người ta lại đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh Vậy thực chất “cánh tả” là gì ? Đâu là tiêu chí cơ bản để nhận diện một chính đảng hay một phong trào cánh tả? Những câu hỏi đó chỉ có thể được giải đáp khi chúng ta có được cái nhìn thấu đáo về lịch sử hình thành và phát triển của phong trào này
Thuật ngữ “tả” - “hữu”, “cánh tả” - “cánh hữu” trong chính trị có nguồn gốc từ thời Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Khi đó, trong Nghị viện Pháp, những nghị sĩ có lập trường bảo thủ thuộc phái Girondins (đại diện cho giới tư sản công thương và điền chủ lớn) thường ngồi ở bên phải nên được gọi là phái hữu, còn những nghị sĩ có lập trường cấp tiến thuộc phái Montagnards (đại diện cho giới tiểu tư sản và thị dân) thì ngồi bên tay trái (phái tả) của chủ tọa Truyền thống bố trí chỗ ngồi kiểu này trong Nghị viện Pháp được duy trì cho đến tận ngày nay [5, tr.4]
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, cùng với sự vận động của đấu tranh chính trị giữa các đảng phái trên chính trường quốc gia và quốc tế, đến nay khái niệm “tả” - “hữu” được sử dụng rất phổ biến để phân biệt các lực lượng chính trị có lập trường tư tưởng đối lập nhau Theo đó, thuật ngữ “cánh tả” thường được dùng để chỉ những lực lượng, những đảng phái chính trị có lập trường cấp tiến, cách mạng, muốn thực hiện các cuộc cải biến xã hội theo hướng dân chủ và tiến bộ Trái lại, thuật ngữ “cánh hữu” là để chỉ các lực lượng, đảng phái có lập trường bảo thủ, cứng rắn và không muốn thay đổi Cũng với ý nghĩa đó, bên cạnh các khái niệm “cánh tả” và “cánh hữu” cũng
đã xuất hiện các khái niệm “trung dung”, “trung tả”, “trung hữu”, và “cực tả”,
“cực hữu” Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, trong hệ thống chính trị đa nguyên,
đa đảng ở các nước tư bản chủ nghĩa thì lập trường của các đảng cánh tả, cánh hữu hay trung dung đôi khi chỉ mang tính tương đối, đan xen vào nhau nhằm
Trang 23tranh thủ tối đa lá phiếu của cử tri trong các cuộc vận động tranh cử mà không thể hiện được đầy đủ tính chất giai cấp của các đảng phái chính trị
Xét về bản chất, đảng chính trị (chính đảng) là tổ chức chính trị đại biểu cho lợi ích của những giai tầng nhất định trong xã hội; phấn đấu cho quyền lợi của những giai tầng xã hội đó Vì vậy, để đánh giá đúng tính chất của một đảng chính trị, không thể chỉ căn cứ vào lập trường “tả”, “hữu” hay
“trung dung”…, mà rất cần đi sâu xem xét tính chất giai cấp của đảng đó, xem đảng đó đại biểu cho giai tầng nào trong xã hội và các hoạt động của đảng đó
V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Đấu tranh giữa các chính đảng là biểu hiện đầy
đủ, hoàn chỉnh và có giá trị nhất của đấu tranh chính trị giữa các giai cấp”;
“Không được đánh giá các chính đảng theo tên gọi, theo các lời tuyên bố và các bản cương lĩnh của họ, mà phải đánh giá theo việc làm của họ” [11, tr.245] Đây là một nguyên tắc cơ bản khi chúng ta phân tích, đánh giá về các
đảng cánh tả và phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh
1.2.1.2 Các đảng cánh tả và phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh hiện nay
Ở hầu hết các nước Mỹ Latinh, “cánh tả” được hiểu là lực lượng chính trị đại diện cho các tầng lớp dưới trong xã hội, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân lao động Mục tiêu hướng tới của những người cánh tả là một xã hội dân chủ, tiến bộ, không còn tình trạng đói nghèo, áp bức, bất công, người bóc lột người, các quyền và giá trị cơ bản của con người được tôn trọng và đảm bảo Chính vì vậy, các đảng cánh tả thường giữ lập trường kiên định trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cường quyền, ủng hộ các quyền dân tộc tự quyết và đòi hỏi những cải cách theo hướng dân sinh, dân chủ Đây cũng là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những mặt trái của toàn cầu hóa; chống chiến tranh, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ môi trường Ngày nay, lực lượng cánh tả Mỹ Latinh phát triển theo hai khuynh hướng khác nhau, tạo thành hai nhóm cơ bản là Cấp tiến
và Dân túy
Trang 24Phái tả Cấp tiến hay còn gọi là phái “dân chủ xã hội ôn hòa” mà tiêu
biểu là các đảng cánh tả ở Brazil, Chile, Argentina, El Salvador, Uruguay với chủ trương thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội tiến bộ theo hướng chuyển từ mô hình “chủ nghĩa tự do mới” sang mô hình kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước Các chính phủ của phái tả Cấp tiến thường chú trọng các chính sách xã hội, giáo dục, các chương trình chống đói nghèo, chăm sóc sức khỏe và nhà ở nhưng trong khuôn khổ của thể chế dân chủ tư sản và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Mặc dù, cũng thường xuyên bất đồng với chính sách ngoại giao bá quyền của Hoa Kỳ nhưng hiếm khi phái này đẩy những bất đồng đó tới đỉnh cao và tinh thần bài Mỹ truyền thống cũng đã được giảm đi rất nhiều
Phái tả Dân túy được coi là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào
cánh tả với chủ nghĩa Dân túy truyền thống Mỹ Latinh, có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng tại nhiều quốc gia trong khu vực Không hài lòng với những cải cách ôn hòa trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, phái tả Dân túy muốn tiến hành những cải cách mang tính đột phá, những thay đổi mạnh mẽ về thể chế và luật pháp Họ muốn tập trung mọi quyền lực nhà nước vào tay nhân dân lao động thông qua việc quốc hữu hóa các công ty tư bản, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải cách chế độ bầu cử, sửa đổi hiến pháp và hệ thống
tư pháp Tích cực trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống và đề cao lòng tự tôn dân tộc, các chính phủ cánh tả Dân túy thường thể hiện tinh thần chống Mỹ quyết liệt Những cải cách của họ ít nhiều đã vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản và thể hiện khuynh hướng xã hội chủ nghĩa Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, Tổng thống Bolivia Evo Morales hay Tổng thống Rafael Corea của Ecuador là những nhân vật tiêu biểu cho trường phái này
Tuy nhiên, sự phân chia nói trên chỉ mang tính tương đối Có một thực tế
là ở hầu hết các nước Mỹ Latinh luôn tồn tại đan xen giữa phái tả Cấp tiến và phái tả Dân túy Thậm chí, ở các nước khác nhau có những chính đảng cánh tả
Trang 25có cùng tên gọi song lại theo những khuynh hướng chính trị - tư tưởng rất khác nhau Chẳng hạn, cùng một tên gọi là Đảng Lao động (PT) nhưng các đảng PT
ở Brazil, Chile và Mexico thì theo khuynh hướng xã hội cánh tả; trong khi đảng
PT ở El Salvador thì theo khuynh hướng xã hội dân chủ; còn PT ở Colombia lại theo khuynh hướng Maoism; các đảng PT ở Ecuador, Paraguy, Peru, Uruguy lại theo hướng Trotskyism Nhưng có lẽ, chính những khác biệt ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu về phong trào cánh tả Mỹ Latinh
Mặc dù còn tồn tại khá nhiều bất đồng và mâu thuẫn thậm chí đấu tranh với nhau để khẳng định ảnh hưởng nhưng về cơ bản đoàn kết, hợp tác vẫn là khuynh hướng chủ đạo trong quan hệ giữa các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh hiện nay Với mong muốn tạo lập một lực lượng chính trị lớn mạnh làm đối trọng với các đảng phái tư sản, các đảng cánh tả tại nhiều nước đã liên kết, thậm chí hợp nhất với nhau Xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn khi Tổng thống Hugo Chavez đã hợp nhất đảng của mình với 20 đảng cánh tả khác để thành lập nên một chính đảng duy nhất mang tên đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) - một đảng mà theo lời ông là để phục vụ phong trào cách mạng và phục vụ nhân dân, chứ không phải phục vụ các đảng phái chính trị
Ngoài ra, quá trình tập hợp lực lượng thông qua những diễn đàn, hội thảo khu vực cũng là một phương thức sáng tạo, giúp các đảng phái cánh tả vững bước trong sự nghiệp cạnh tranh và đấu tranh chính trị của mình Trước
tiên, phải kể đến “Diễn đàn Sao Paulo” thu hút hơn 140 đảng phái cánh tả và
tổ chức tiến bộ trên thế giới tham gia Đây là diễn đàn nhằm trao đổi, đánh giá tình hình châu lục, phân tích hệ lụy của chủ nghĩa tự do mới, hoạch định chủ trương, giải pháp thay thế, đồng thời thông qua các nghị quyết chống đế quốc,
ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình và giải phóng dân tộc Ngoài “Diễn đàn Sao Paulo”, phong trào cánh tả Mỹ Latinh còn có Hội thảo quốc tế “Các đảng chính trị và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mexico chủ trì hàng năm, Hội nghị “Toàn cầu hóa và những vấn đề của sự phát triển” do Đảng
Trang 26Cộng sản Cuba tổ chức, “Diễn đàn Xã hội thế giới” do các tổ chức phi chính phủ Brazil khởi xướng nhằm trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động của các tổ chức, phong trào xã hội dân sự chống lại chủ nghĩa tự do mới, chống lại sự thống trị của đế quốc, tư bản, phấn đấu xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm
Sự tích cực và năng động của phong trào cánh tả đã tạo ra những chuyển động mang tính cách mạng đối với Mỹ Latinh Thắng lợi liên tiếp của các đảng cánh tả trong các cuộc bầu cử dân chủ gần đây đang làm thay đổi bản đồ chính trị khu vực Kể từ năm 1998 đến nay, đã có 10 nước trong khu vực có các đảng cánh tả giành được chính quyền, chiếm gần 1/3 số nước trên lục địa châu Mỹ Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các lực lượng cánh tả tiến bộ ở châu Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tuy đã có sự phục hồi nhưng chưa thực sự vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc từ những năm 80 của thế kỷ XX Thắng lợi mở đầu
là Venezuela (1998); Chile (2000); Brazil (2000); Argentina (2003); Panama (2004); Uruguay (2004); Bolivia (2005); Nicaragua và Ecuador (2006); Paraguay (2008) Đặc biệt, năm 2006 được coi là năm ghi dấu ấn thành công đậm nét nhất của các lực lượng cánh tả ở khu vực với thắng lợi khá dồn dập của 5 lãnh tụ cánh tả trong các cuộc bầu cử tổng thống Tại Chile, bà M Bachelet đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử quốc gia này; tại Nicaragua, ông D Ortega - người đứng đầu mặt trận giải phóng dân tộc Sandino đã đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2007 - 2012; tại Ecuador, ứng cử viên cánh tả R Correa của đảng Liên minh đất nước cũng giành ngôi vị Tổng thống; tại Brazil và Venezuela, Tổng thống Lula da Silva và Tổng thống H Chavez đã đắc cử với số phiếu bầu còn cao hơn nhiệm kỳ trước
Có được những thành quả trên, xét về mặt khách quan chính là do sự phá sản của mô hình kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Trên thực tế, ở phần lớn
Trang 27các nước Mỹ Latinh đã chứng minh, chủ nghĩa tự do mới không giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân Chính cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống lại các chính sách kinh tế của nhà nước, đòi giải quyết việc làm của quần chúng nhân dân tại nhiều quốc gia đã dẫn tới
sự sụp đổ của các chính phủ cánh hữu như đã diễn ra ở Ecuador, Peru, Bolivia Về mặt chủ quan, thành công đạt được do các đảng phái cánh tả đã biết đổi mới tư duy và phương thức hoạt động Thay cho đấu tranh vũ trang,
sử dụng các hình thức bạo lực giành chính quyền như trước kia là phương thức vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân; đưa ra cương lĩnh tranh cử phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động, biết tập hợp các lực lượng
có chính sách liên minh rộng rãi; tăng cường đoàn kết, liên kết các phong trào cánh tả và tiến bộ khác nhau trong nước và khu vực, đấu tranh nghị trường với những mục tiêu hấp dẫn cử tri
Trong quá trình cầm quyền hoặc tham chính, đa số các chính phủ cánh
tả ở Mỹ Latinh đã tuyên bố hoặc thực thi những cải cách kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội; đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng; tiến hành các chương trình xã hội: cải cách ruộng đất, xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, tạo công ăn việc làm, cung cấp tín dụng và vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng nhà ở cho người nghèo, cải thiện dịch vụ y tế, phát triển văn hóa cộng đồng, điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động Về đối ngoại, tuy chưa hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ nhưng đường lối đối ngoại của các nước này đã thể hiện rõ xu hướng mong muốn có sự độc lập nhiều hơn Các nước trong khu vực đã nối lại và tăng cường hợp tác với Cuba, phản đối chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ đối với quốc gia xã hội chủ nghĩa này; ủng hộ tiến trình dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế và cải tổ Liên hợp quốc; ủng hộ cuộc đấu
Trang 28tranh chống chủ nghĩa khủng bố; phấn đấu vì một trật tự thế giới mới, dân chủ
và bình đẳng, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
Song hành với những thuận lợi và thành tựu nói trên, lực lượng cánh tả
Mỹ Latinh cũng đang phải đương đầu với rất nhiều những thử thách, khó khăn Trong chiến lược toàn cầu nói chung và chiến lược coi Mỹ Latinh là
“sân sau” của mình, chắc chắn Mỹ sẽ tìm mọi cách chống phá, ngăn cản lực lượng cánh tả lên cầm quyền, ngăn chặn chính phủ tiến bộ tại mỗi quốc gia thực hiện các chương trình, kế hoạch cải cách mang tính thiên tả Một số đảng cánh tả (ở El Salvador, Nicaragua,…) từng tham gia tranh cử tổng thống nhiều lần nhưng chưa hoặc ít giành được thắng lợi một phần do sự can thiệp thô bạo, trắng trợn của Mỹ Với những chính phủ tiến bộ lên cầm quyền, các đảng phái cánh hữu truyền thống luôn tìm cách cản phá, chính phủ mới lại chưa quản lý được toàn bộ nền kinh tế và phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy còn nhiều khó khăn trong điều hành, bình ổn đất nước Về mặt chủ quan,
ở một số nước Mỹ Latinh, đảng cánh tả còn phân tán, chưa đoàn kết, chưa có trung tâm đủ mạnh và uy tín để tập hợp lực lượng Ở không ít chính phủ tiến
bộ cầm quyền, do phải liên minh rộng rãi để đắc cử, nên đã gặp nhiều khó khăn trong điều hành vì có nhiều khuynh hướng, tư tưởng khác nhau trong ban lãnh đạo, ít đi đến sự thống nhất tuyệt đối Những khó khăn, hạn chế này không thể sớm khắc phục, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng chủ quan, khách quan, tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới
1.2.2 Các nhân tố dẫn tới sự hình thành và thúc đẩy khuynh hướng
xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia Mỹ Latinh
Như một tất yếu khách quan, sự lớn mạnh của phong trào cánh tả đã dẫn đến những bước chuyển có tính cách mạng trong đời sống chính trị của khu vực Mỹ Latinh Trong số các quốc gia có đảng cánh tả cầm quyền hiện nay đã có một số quốc gia tuyên bố sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” Người mở đầu cho khuynh hướng này là Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Trang 29với chương trình cải cách sâu rộng và triệt để mang tên “cuộc cách mạng Bolivar” nhằm đưa Venezuela theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa Và ông Hugo Chavez đã không đơn độc, “cuộc cách mạng Bolivar” đã chứng tỏ sức lan tỏa nhanh chóng khi chỉ sau một thời gian ngắn đã có thêm 3 nước Mỹ Latinh tuyên bố sẽ tiếp bước con đường của Venezuela Trong khi Tổng
thống Bolivia Evo Morales coi “chủ nghĩa xã hội là niềm hy vọng của Mỹ Latinh” thì Tổng thống Daniel Ortega nguyện “hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở Nicaragua [34] Tại Ecuador, Tổng
thống cánh tả Rafael Corea cũng đã thể hiện quyết tâm cách mạng của mình khi nhiều lần tuyên bố xây dựng đất nước theo con đường “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” Đây được xem là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” trong đời sống chính trị của khu vực Mỹ Latinh Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Hoa Kỳ, dấy lên những lo ngại và cả sự thù nghịch trong giới cầm quyền ở Washington Sau hơn một thập kỷ nhìn lại, các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại là Mỹ Latinh? Những nhân tố nào đã dẫn đến sự hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh? Các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy, ba nhóm nhân tố sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh
1.2.2.1 Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Sau sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì
đã không ít người lớn tiếng cho rằng “Chủ nghĩa xã hội đã hết thời”; “những ước mơ của chủ nghĩa xã hội thì chính chủ nghĩa tư bản đã thực hiện rồi”, rằng người ta có thể “dễ dàng tìm thấy ở chủ nghĩa tư bản những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra của cuộc sống loài người” Vậy, phải
chăng chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời? Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lịch sử ?
Trang 30Thực tế lịch sử đã chứng minh điều ngược lại Dù muốn hay không, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một xu thế vận động tất yếu của lịch sử nhân loại hiện nay Bất chấp những lời bôi nhọ, những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, chủ nghĩa xã hội hiện thực, dù thăng trầm, thành bại ở nơi này hay nơi khác nhưng đã tạc dấu ấn đậm nét, đóng vai trò to lớn không thể phủ nhận trong sự phát triển tiến bộ không ngừng của lịch sử nhân loại Hiện nay, trong bối cảnh lịch sử mới, dù phải đối mặt trước rất nhiều khó khăn nghiệt ngã, thách thức sinh
tử, chủ nghĩa xã hội vẫn đang không ngừng vận động, phát triển với chất lượng mới từ châu Á tới châu Mỹ Latinh, tại nhiều quốc gia, cuốn hút hàng tỷ người Ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn trở thành động lực mạnh mẽ trên con đường phát triển vì sự tiến bộ, phồn vinh đối với các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, xét trên quy mô toàn cầu
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, từ những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, từ khi cách mạng Cuba thành công và hàng loạt các nước thuộc địa trên thế giới giành được độc lập, khu vực Mỹ Latinh đã bắt đầu hình thành phong trào cách mạng nhằm xóa bỏ bất công xã hội, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, tại một
số quốc gia như Chile, Argentina, Nicaragua đã có những tổng thống dân cử
có cảm tình với cách mạng xã hội chủ nghĩa đã dự định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Bất chấp sự khủng bố, đàn áp của các chế độ độc tài quân sự dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, phong trào cánh tả vẫn phát triển mạnh mẽ và ngọn lửa cách mạng vẫn luôn âm ỉ trong lòng xã hội Mỹ Latinh Những mục đích, lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản vẫn luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân Mỹ Latinh
Hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới, nhân dân Mỹ Latinh hiểu rõ và ý thức một cách sâu sắc về nguyên nhân của những đau khổ mà chủ nghĩa tư bản mang lại Họ có đủ kinh nghiệm lịch sử để nhận ra rằng, chủ nghĩa tư bản
Trang 31hiện đại, dù có phát triển tới đỉnh cao thì vẫn không thể vượt qua những giới hạn của chính nó Trải qua hàng thế kỷ dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, nhân dân Mỹ Latinh vẫn chưa có được cuộc sống như họ xứng đáng được hưởng Sự phồn vinh giả tạo của chủ nghĩa tư bản đã không thể che giấu một Nam Mỹ đang chìm trong thất nghiệp, đói nghèo, bất công và suy kiệt Để theo đuổi mục đích lợi nhuận, các thế lực tư bản, đế quốc vẫn không nguôi khát vọng xâm phạm nền độc lập của các quốc gia, chà đạp quyền tự do của các dân tộc bằng can thiệp vũ trang thô bạo hay các cuộc đảo chính “nhung lụa” trên khắp châu lục Những nghịch lý ấy đòi hỏi tất yếu phải có một cuộc cách mạng thực sự, một giải pháp toàn diện có thể đem lại hy vọng cho nhân dân Mỹ Latinh Chủ nghĩa tư bản đã cho thấy những giới hạn của nó thì rõ ràng, chủ nghĩa xã hội vẫn là một lựa chọn tất yếu, là con đường duy nhất để
đi tới một xã hội của đạo đức và lẽ công bằng
1.2.2.2 Những hậu quả kinh tế - xã hội hết sức nặng nề của việc áp dụng mô hình kinh tế của chủ nghĩa tân tự do
Sau cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng vào thập niên 1980 - “ thập niên mất mát” [17, tr.23] đối với các nước Mỹ Latinh, nhiều quốc gia đã chuyển từ
mô hình phát triển hướng nội, khuyến khích sản xuất thay xuất khẩu sang mô hình kinh tế thị trường tự do mới với đặc trưng là: Giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước và tư nhân hoá tới mức tối đa nền kinh tế; tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội Tuy nhiên mô hình phát triển mới này chỉ có tác dụng khuyến khích nhất thời Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất định ở Chile và Cộng hoà Dominican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào khủng hoảng sâu sắc [17, tr.34]
Cuộc khủng hoảng tài chính Mexico (1994) và cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á (1997) cho thấy những bất cập của mô hình chủ nghĩa
tự do mới cũng như những sai lầm trong phát triển của các quốc gia Mỹ
Trang 32Latinh Trong 10 năm cuối thế kỷ XX kinh tế Mỹ Latinh phát triển thiếu ổn định và rơi vào suy thoái Nợ nước ngoài của khu vực thời kì 1990 - 2001 tăng 74%, năm 2002 tổng nợ của khu vực là 760 tỷ đôla Số người nghèo tăng vọt lên từ 120 triệu người năm 1980 lên 220 triệu người năm 1990 và 272 triệu người trên tổng số dân là 510 năm 2002 [2, tr.4] Tỷ lệ thất nghiệp toàn khu vực tăng cao Theo CEPAL (Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribean) trong nửa thập kỉ qua GDP/người của khu vực giảm 2% và cho
rằng khu vực này đã bị “kéo giật lùi một nửa thế kỷ” [13, tr.12]
Kinh tế khủng hoảng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh Mỹ Latinh sa lầy trong lạc hậu, đói nghèo và trở thành một trong những khu vực có tình trạng bất bình đẳng xã hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới Tình trạng
ảm đạm về kinh tế và sự nổi lên của nhiều vấn nạn xã hội những năm cuối thế
kỷ có thể xem như một hồi chuông cảnh báo về những điểm yếu của khu vực Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã chứng tỏ sự sụp đổ của mô hình kinh tế thị trường tự do được áp dụng không hợp lý trong nhiều năm qua ở Mỹ Latinh Sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới đã làm các nước Mỹ Latinh phụ thuộc ngày càng chặt chẽ vào tư bản độc quyền nhất là tư bản Mỹ khiến lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại nghiêm trọng Do vậy, trong thời kỳ này ở Mỹ Latinh đồng thời với sự thức tỉnh ý thức dân tộc, các phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ và tiến bộ
xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ Kết quả là cuối thập niên 1990 của thế kỷ
XX các lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tuyển cử, bầu cử tổng thống đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả ở nhiều nước trong khu vực Các lực lượng cánh tả trong đó
có lực lượng dân tộc tiến bộ đã đẩy mạnh hoạt động cải cách kinh tế - xã hội theo xu hướng chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội, chủ động trong chính sách đối ngoại, tách dần khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và
Trang 33bình đẳng trong quan hệ quốc tế Thực tế trên là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy một số quốc gia trong khu vực lựa chọn con đường phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản: con đường phát triển theo
“chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”
1.2.2.3 Vai trò của Cuba, các cá nhân lãnh tụ, các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở các nước Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, cánh tả
Trong khu vực có một tấm gương kiên trì con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là Cuba Dù đất nước còn nhiều khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ nhưng Cuba vẫn vững vàng trước mọi thử thách, xứng đáng là ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng ở Mỹ Latinh Đã từ lâu, quốc đảo Caribean này được coi là một điển hình về đào tạo, hợp tác và giúp đỡ y học, cung cấp lực lượng y bác sĩ và chuyên gia y tế cho thế giới Từ sau thắng lợi của cuộc cách mạng 1959 đến nay, Cuba đã đào tạo được hơn 71.000 bác
sĩ và 60.000 thạc sỹ y khoa, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước
và thực hiện sứ mệnh quốc tế [29] Hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu không ngừng được mở rộng, hiện đại hóa về cơ sở vật chất và công nghệ Trình độ vượt bậc về công nghệ sinh học, y học và đào tạo chuyên gia đã cho phép Cuba thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo quốc tế Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế Cuba đã có mặt ở khắp Mỹ Latinh, giành cho chính phủ và nhân dân nhiều nước những sự giúp đỡ hào hiệp và chí tình Trong số này, Venezuela là nước được Cuba giúp đỡ nhiều nhất với khoảng
20 nghìn bác sĩ và tình nguyện viên y tế, giúp xây dựng 600 trung tâm khám chữa bệnh, 600 nhà phục hồi sức khỏe và khoảng 35 trung tâm nghiên cứu công nghệ cao Chính phủ Cuba cũng giành cho các nước Nam Mỹ hàng ngàn xuất học bổng để sinh viên nghèo các nước có điều kiện học tập, nghiên cứu tại các học viện và trường đại học tốt nhất tại Cuba Trong chiến dịch giúp các
nước Mỹ Latinh xóa nạn mù chữ, chương trình “Vâng, tôi có thể” do Cuba
Trang 34phát động đã góp phần đưa ánh sáng văn hóa tới những vùng đất hẻo lánh nhất của Nam Mỹ, giúp hàng vạn người ở Mỹ Latinh thoát khỏi cảnh mù chữ [3, tr.33]
Có thể nói, bằng tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cùng những thành tựu rất đáng tự hào, Cuba ngày càng khẳng định tầm vóc, vị thế của mình trên trường quốc tế cũng như khu vực Bất chấp lệnh bao vây cấm vận vô lý mà
Mỹ áp đặt suốt hơn nửa thế kỷ, “hòn đảo tự do” vẫn luôn nhận được những tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của nhân dân lao động đối với một chế độ xã hội luôn hướng tới mục đích cao nhất là phục vụ nhân dân Đó chính là sức hấp dẫn tự thân của chủ nghĩa xã hội mà nỗ lực của những người cộng sản Cuba là rất đáng trân trọng
Bên cạnh vai trò của Cuba, thì một trong những nhân tố dẫn tới sự lan tỏa của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh trong thời gian qua chính là hoạt động tích cực của các đảng cộng sản và các đảng cánh tả trong khu vực Những người cộng sản, những người cánh tả Latinh đã có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh Thông qua thực tế đấu tranh, bằng các diễn đàn quốc tế và khu vực, các đảng cộng sản, các đảng cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân dân các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế kiểu chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ và tiến bộ xã hội Lực lượng quần chúng nhân dân được thức tỉnh đã tập hợp xung quanh các chính đảng và phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ; tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đánh đổ các chính phủ cánh hữu, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử hợp hiến Sự ủng hộ của lực lượng quần chúng đông đảo chính là một nhân tố quyết định cho thắng lợi của các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tại nhiều nước Mỹ Latinh hiện nay
Trang 35Đứng đầu các phong trào cánh tả, các cuộc cải cách theo khuynh hướng
xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh hiện nay là các nhà lãnh đạo mang phong cách đậm chất Mỹ Latinh: cương quyết, mạnh mẽ, nhiệt tình, có tài hùng biện và khả năng lôi cuốn quần chúng Hugo Chavez, Evo Morales hay Rafael Corea chính là những lãnh tụ tiêu biểu cho phong cách này Bằng tài năng và nhiệt huyết cách mạng, họ đã lôi cuốn, tập hợp nhân dân lao động vào cuộc đấu tranh cho mục đích cuối cùng là xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” Uy tín chính trị của họ được xem là một sự bảo đảm cho thành công của cuộc cách mạng mà họ là những người khởi xướng Đây được xem là một nét đặc thù hết sức thú vị trong đời sống chính trị Mỹ Latinh
Các nhà nghiên cứu về Mỹ Latinh cũng như lãnh đạo các đảng cộng sản và công nhân ở khu vực, kể cả Cuba đều nhấn mạnh rằng: Mỹ Latinh là khu vực có truyền thống “chủ nghĩa thủ lĩnh” khá đậm nét Vai trò của cá nhân thủ lĩnh rất quan trọng bởi từ trước đến nay, hầu hết các tiến trình cách mạng trong khu vực này đều xoay quanh vai trò của một thủ lĩnh Với các thủ lĩnh này, người dân thấy được làm người, thấy được lợi ích mà các tiến trình cải cách mang lại cho họ; chính vì vậy mà họ sẵn sàng xuống đường đấu tranh, thúc đẩy và bảo vệ tiến trình cải cách, bảo vệ lãnh tụ và bảo vệ các quyền được làm người của chính họ Và cũng theo nghĩa đó, chủ nghĩa xã hội
từ sự lựa chọn của một cá nhân đã trở thành một xu thế, một nguồn cảm hứng bất tận cho nhân dân lao động tiến bộ trên khắp Mỹ Latinh
Xu thế này sẽ không thể phát triển thành một cao trào như ngày nay nếu không có sự đoàn kết quốc tế và ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ ở khu vực và trên toàn thế giới, không có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực với hạt nhân lòng cốt là Cuba và Venezuela Hoạt động trong gần hai thập kỷ vừa qua của các diễn đàn quốc tế
và khu vực, của các hội thảo cũng như các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm song phương giữa các đảng cộng sản và công nhân, các đảng và phong trào
Trang 36cánh tả trong và ngoài khu vực Mỹ Latinh là những biểu hiện sinh động của tình đoàn kết và ủng hộ quốc tế đối với các lực lượng cách mạng và tiến bộ
Mỹ Latinh Sự ổn định và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn ở Mỹ Latinh
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1 Các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một
số quốc gia Mỹ La tinh hiện nay
2.1.1 Venezuela
2.1.1.1 Bối cảnh cải cách
Venezuela là một quốc gia Nam Mỹ có diện tích 916.445 km2, tiếp giáp với Brazil ở phía Nam, với Guyana ở phía Đông, Colombia ở phía Tây và giáp biển Caribbean về phía Bắc Trong suốt gần 3 thế kỷ, Venezuela là một trong những thuộc địa quan trọng bậc nhất của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Năm
1821, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Venezuela đã giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng nổi tiếng Nam Mỹ - Simon Bolivar nhưng phải đến năm 1830 Venezuela chính thức trở thành một quốc gia độc lập
Sau khi giành được độc lập, đất nước Venezuela đã trải qua nhiều biến
cố lịch sử dưới sự điều hành của các chế độ độc tài quân sự Thậm chí, cho đến nửa đầu thế kỷ XX, các tướng lĩnh quân sự vẫn kiểm soát nền chính trị của Venezuela mặc dù đã chấp nhận một số cải cách ôn hòa nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế Phải đến năm 1935, sau cái chết của nhà độc tài Juan Vincente Gomez, Venezuela mới chuyển sang thời kỳ dân chủ với việc thông qua Hiến pháp và thực hiện bầu cử tự do
Thời kì dân chủ Panto Fijo của Venezuela được xác lập bởi sự nắm quyền của các lực lượng cánh hữu trong nhiều thập kỷ Các chính phủ thời kì này đã thất bại trong điều hành đất nước đẩy Venezuela vào tình trạng bất ổn chính trị, tham nhũng và đói nghèo Trước khi lực lượng cánh tả lên cầm quyền thì Venezuela có tới 30 triệu hecta đất chưa canh tác nhưng 70% lương thực, thực phẩm lại phải nhập từ nước ngoài, 80% đất đai được canh tác chỉ nằm
Trang 38trong tay của 5% dân số là các đại điền chủ [28, tr.6] Kinh tế đất nước phát triển không ổn định, đời sống người dân khó khăn Đến năm 1999 hơn 80% dân số Venezuela sống trong cảnh nghèo đói, hệ thống an sinh xã hội bị phá sản, nhiều người nghèo phải sống trong các khu ổ chuột với những điều kiện sinh hoạt hết sức tồi tệ Lạm phát lên tới 20%, thất nghiệp 14% [26, tr.42] Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng Tại nhiều thành phố, người ta đã bắt đầu nói đến một cuộc cách mạng nhằm cứu vãn đất nước khỏi sự sụp đổ
Cuộc bầu cử tổng thống năm 1998 đã dẫn đến một thay đổi có tính bước ngoặt trong đời sống chính trị Venezuela khi lực lượng cánh tả giành được chính quyền bằng lá phiếu tín nhiệm của cử tri Nhân dân Venezuela đã ủng hộ ông Hugo Chavez - vị Tổng thống cánh tả vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân, với những tư tưởng dân túy và lời hứa sẽ đem lại một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân lao động Những người dân nghèo thành thị, những người nông dân mất đất và cả những người thổ dân ở các vùng hẻo lánh đã coi vị tân Tổng thống là niềm hi vọng cuối cùng, có thể giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo khổ, ngu dốt và nhục nhã Và trên thực tế, nhà chính trị yêu nước này đã không làm thất vọng các cử tri của mình Cuộc cách mạng do ông khởi xướng đang đem lại một tương lai tươi sáng cho nhân dân Venezuela
2.1.1.2 Nội dung cải cách
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hugo Chavez đã bắt tay ngay vào việc khắc phục những hậu quả tiêu cực của chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tế do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) áp đặt dưới thời Tổng thống A Perez Chính phủ cánh tả Venezuela tiến hành một loạt cải cách về thể chế, tổ chức trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp, bầu quốc hội lập hiến đáp ứng được những đòi hỏi dân chủ của nhân dân lao động, đồng thời thông qua nhiều luật có lợi cho người nghèo, tiến hành nhiều cải cách kinh tế và xã hội tiến bộ như chiến dịch xóa nạn mù chữ, xóa đói giảm nghèo, cải tạo nhà cho người nghèo, xây dựng thêm nhiều trường học, cải thiện dịch vụ y tế
Trang 39Cuộc cải cách ở Venezuela bắt đầu từ năm 1999 trong nhiệm kì đầu của Tổng thống Chavez và đang được đẩy mạnh trong hiện tại và tương lai Tờ
Thời báo Tài chính của Anh ngày 10-1-2007, nhận định rằng, “tốc độ thực hiện cải cách ở Venezuela diễn ra nhanh tới kinh ngạc” [27, tr.26] Do thất
bại trong điều hành đất nước nên Đảng Hành động Dân Chủ (theo khuynh hướng xã hội dân chủ) và Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (COPEI) vốn thay nhau nắm quyền trong suốt 40 năm ở Venezuela đã bị thất bại trong cuộc bầu
cử năm 1998 và bị loại ra khỏi chính trường Phong trào Cộng hòa thứ V mà ông Chavez là một trong những thành viên sáng lập ra đã liên minh với nhiều đảng phái và phong trào lợi ích khác kêu gọi ủng hộ cho ông Chavez trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào 12/1998 Kết quả ông đã thắng cử với 57% số phiếu bầu Có được thắng lợi này là do ông đã đưa ra một chương trình cải cách toàn diện nhằm chống tham nhũng, tình trạng kinh tế trì trệ và bất bình đẳng trong xã hội Trong chiến dịch tranh cử ông đã phát động cuộc cách mạng mang tên người anh hùng Bolivar - một cuộc cách mạng mang lại
công bằng hơn cho tầng lớp dân nghèo Ông Chavez đã từng tuyên bố: “Cuộc đấu tranh vì sự công bằng, cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng và cuộc đấu tranh
vì tự do” [12, tr.40] Tổng thống Chavez đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ
nhân dân lao động nhờ đó chính trị gia nảy lửa này đã trụ vững trên chính trường chính trị đầy sóng gió ở Venezuela trong thời gian qua Với uy tín cao, ông tiếp tục tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 3 với chiến thắng vang dội trước đối thủ Manuel Rosales - thống đốc bang Zulia, ứng viên Đảng Dân chủ xã hội trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela diễn ra 3/12/2006 Trước lực lượng ủng hộ hùng hậu đang tập trung tại trung tâm thủ đô Caracas trong đêm 3/12 bất chấp trời mưa nặng hạt ông Chavez đã tung hô nhân dân Venezuela
vạn tuế, “cách mạng xã hội chủ nghĩa muôn năm”, Bolivar muôn năm, chiến
thắng toàn dân muôn năm Phát biểu trên truyền hình sau lễ tuyên thệ nhận
chức tổng thống khẳng định quyết tâm xây đất nước Venezuela theo đường
Trang 40lối xã hội chủ nghĩa với tên gọi mới là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Venezuela thay thế tên gọi chính thức hiện nay Cộng hòa Bolivar Venezuela Ông Chavez đã công khai nói về nhiệm kỳ thứ 3 như là một giai đoạn mới trong
dự án dài hạn của ông đối với quốc gia Mỹ Latinh này: “Một kỉ nguyên mới bắt đầu Chúng ta thể hiện rằng Venezuela là phe đỏ, Chủ nghĩa xã hội là nhân văn, là tình yêu Chúng ta cần một thế giới mới” [21, tr.27] Ông cũng
nêu quyết tâm của chính phủ mới trong việc quốc hữu hóa các ngành then chốt của nền kinh tế Tổng thống Chavez muốn biến Venezuela từ xã hội tư bản thành xã hội xã hội chủ nghĩa Kế hoạch chiến lược đã được chính phủ
soạn thảo và được đặt tên là “Kế hoạch quốc gia Simon Bolivar” Lập trường
chính trị xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa còn được thể hiện trong nhiều tuyên bố về đường lối xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội trong hiện tại và tương lai của Tổng thống Chavez và các quan chức trong nội các của ông Thực tế những cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra sôi động ở Venezuela đã cho thấy quyết tâm của Tổng thống Chavez xây dựng
“chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”
Cải cách chính trị
Chính trị là tâm điểm trong chương trình cải cách toàn diện Venezuela của Tổng thống Chavez Tiến hành sửa đổi hiến pháp, thành lập liên minh đảng mới, tiến hành mạnh mẽ cuộc chiến chống tham nhũng và thực thi chính sách ngoại giao độc lập, cứng rắn là những mốc thay đổi chính trên chính trường Venezuela trong thời gian qua
Sau gần một năm cầm quyền Tổng thống Chavez đã đề xuất sửa đổi hiến pháp với mục đích chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ chân lý và phát triển kinh tế đất nước Hiến pháp sửa đổi năm 1999 của Cộng hòa Bolivar Venezuela đã được thông qua cuộc trưng cầu dân ý vào 15/12/1999 với 71,8% phiếu thuận Hiến pháp năm 1999 của Venezuela đã chấm dứt gần 40 năm tồn tại của nền dân chủ Panto Fijo với nhiều thay đổi đáng kể, lập ra một kỉ nguyên