Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia có

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 82)

khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh

2.2.1.2 Những điểm tương đồng

Mặc dù có những mức độ nhận thức, lựa chọn khác nhau về biện pháp và cách thức tiến hành nhưng về cơ bản các cuộc cải cách theo khuynh hướng

xã hội chủ nghĩa của các nước Mỹ Latinh vẫn có những mẫu số chung. Đó là những điểm tương đồng thú vị trên con đường tiến tới một xã hội tiến bộ dựa trên mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội nhưng mang đậm dấu ấn Mỹ Latinh. Có thể khái quát những điểm chung của các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tại 4 nước Mỹ Latinh như sau:

Thứ nhất, các cuộc cải cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đều hướng tới một mục tiêu chung là “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”

Xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” được xem là mục tiêu hướng tới của tất cả các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh hiện nay. Tổng thống Hugo Chavez đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định, không thế lực nào có thể ngăn chặn quyết tâm xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của Venezuela vì đó là nguyện vọng của đa số các tầng lớp nhân dân. Ông cũng kêu gọi tất cả các tầng lớp xã hội hãy đoàn kết và tin tưởng vào con đường Venezuela đã chọn bởi “Không thể có con đường thứ ba. Chỉ có chủ

nghĩa xã hội mà thôi” [38]. Không chỉ có Venezuela mà Bolivia, Ecuador và

Nicaragua cũng đang thực hiện những bước đi cần thiết, tạo tiền đề cho việc xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”.

Vậy, thực chất “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” là gì? Đâu là điểm tiếp hợp giữa chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX và “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”? Xung quanh chủ đề này vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi giữa các chính đảng cánh tả cũng như giữa các học giả từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, qua thực tiễn các cuộc cải cách, người ta đã có thể khái quát những nét đặc trưng ban đầu của mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” như sau:

Về tư tưởng: Lấy chủ nghĩa Marx, tư tưởng cách mạng tiến bộ của

Simon Boliva và tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giáo làm nền tảng tư tưởng.

Về chính trị: thực hiện đường lối “dân chủ cách mạng” phục vụ nhân

khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng đất nước, xây dựng một xã hội mới.

Về kinh tế: thực hiện kinh tế thị trường, nhiều thành phần trong đó kinh

tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; thực hiện kế hoạch hóa và tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế; kiên quyết khôi phục quyền kiểm soát công đối với các tài nguyên thiên nhiên nhất là đối với dầu mỏ để phục vụ nhân dân.

Về xã hội: chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết

vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội; thực hiện các chính sách có lợi cho người lao động; giải quyết tốt các vấn đề phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, môi trường, hướng tới xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo đặt trọng tâm vào sự phát triển toàn diện của con người.

Về đối ngoại: thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tiến bộ;

thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cho đối đầu; lấy hội nhập thay thế cho đơn phương; đấu tranh vì một thế giới đa cực và dân chủ.

Về phương thức, bước đi: Kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô và Đông Âu trước đây nhưng không rập khuôn, sao chép mà thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế còn coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Trên con đường đi tới tương lai, chắc chắn lực lượng cánh tả Mỹ Latinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và âm mưu chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, những tìm tòi, sáng tạo và thành công bước đầu của họ trong việc tạo dựng một mô hình xã hội mới là rất đáng trân trọng. Với sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, phong trào cánh tả Mỹ Latinh nhất định sẽ đạt những

bước tiến lớn trong việc thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”.

Thứ hai, trong tiến trình cải cách, các nước Mỹ Latinh đã áp dụng nhiều biện pháp và bước đi táo bạo, mang tính sáng tạo cao. Cụ thể là:

- Cải tạo bộ máy nhà nước tư sản bằng các biện pháp hiến định

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, với mục đích mở đường cho các cuộc cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, các chính phủ cánh tả ở Mỹ Latinh thường sử dụng các biện pháp hiến định như một công cụ hữu hiệu để cải tạo bộ máy nhà nước tư sản. Đây được xem là nước cờ khôn khéo và sáng tạo trong một xã hội dân chủ bởi hiến pháp được coi là đạo luật gốc, quan trọng nhất của mỗi quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, địa vị pháp lý của công dân và đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Về cơ bản, cho tới nay bộ máy nhà nước của Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua vẫn là là bộ máy nhà nước tư sản, nó chưa thể trở thành công cụ thuận lợi để phục vụ cho tiến trình cải cách thậm chí còn là không gian hoạt động của các thế lực thù địch, chống phá cách mạng. Để cải tạo và thay thế bộ máy nhà nước đó, các lực lượng cánh tả Mỹ Latinh đã rất nỗ lực trong việc điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay thế các bản hiến pháp tư sản, mở ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động cải cách. Năm 1999, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Chavez, Venezuela đã thông qua một bản hiến pháp dân chủ hơn bằng trưng cầu dân ý. Bản hiến pháp này với một số điều được sửa đổi, bổ sung vào đầu năm 2009 đã bảo đảm các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội cho đa số quần chúng đồng thời nó cũng trao cho Chính phủ những quyền năng cần thiết để điều hành đất nước một cách hiệu quả. Hiến pháp mới của Venezuela sau đó đã tạo cảm hứng cho các quá trình tương tự tại Ecuador (8/2008), Bolivia (1/2009) và Nicaragua (7/2009). Những kinh nghiệm đúc rút được từ các bản hiến pháp tại 4 quốc gia này là

vô cùng phong phú, có thể trở thành nguồn cảm hứng cho nhân dân và các lực lượng chính trị tiến bộ tại nhiều nước khác.

- Củng cố khu vực kinh tế nhà nước và khôi phục quyền kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một trong những ưu tiên hàng đầu của các chính phủ cánh tả tại Mỹ Latinh hiện nay là củng cố khu vực kinh tế nhà nước và giành lại quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong quá khứ, việc bỏ ngỏ khu vực kinh tế quốc doanh đã khiến cho dòng của cải và tài nguyên quý giá của quốc gia chảy vào túi các công ty tư nhân và các tập đoàn tư bản nước ngoài. Mặt khác, việc giảm thiểu vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế trong quá trình áp dụng “ chủ nghĩa tân tự do” càng khiến nhà nước không đủ sức để đương đầu với khủng hoảng tài chính hay sự lũng đoạn của giới tài phiệt. Đây được xem là một bước đi quan trọng trong việc khôi phục chủ quyền quốc gia.

Tại Venezuela, nhà nước đã nắm lại tập đoàn dầu khí PDVSA mà trước đây, dù mang danh nghĩa là một công ty quốc doanh nhưng lại do các tập đoàn tư bản nước ngoài sở hữu và khai báo một phần doanh thu đáng kể của mình tại Mỹ. Đó là một cuộc đấu tranh gai góc. Giới tư bản đã tổ chức một cuộc đảo chính vào tháng 4/2002 và sau đó là cuộc đình công làm tê liệt công ty khổng lồ này vào tháng 12/2002 và tháng 1/2003. Tuy nhiên, cuối cùng Chính phủ Venezuela cũng đã kiểm soát được tình thế với sự trợ giúp của quân đội và nhân dân. Venezuela cũng đã thành công trong việc giành lại Orinoco, dải dầu khí quan trọng nhất của quốc gia Nam Mỹ này. Hiện tại, chính phủ Venezuela đã kiểm soát 2/3 sản lượng dầu khí đất nước và 1/3 còn lại do các tập đoàn tư nhân nắm giữ [22, tr.3]. Tuy nhiên, theo một quy định mới, việc khai thác tài nguyên dầu khí của các công ty tư nhân được giới hạn trong khuôn khổ của các hợp đồng đã được tái thương lượng, đem lại cho Nhà nước doanh thu lớn hơn nhiều so với trước đây. Ngoài lĩnh vực dầu khí, cũng

cần phải kể đến các lĩnh vực khác được Venezuela quốc hữu hóa là sản xuất và phân phối điện năng, viễn thông, luyện kim, sản xuất xi măng và một số công ty sản xuất lương thực. Cũng tương tự như vậy, tại Bolivia vào năm 2006, Tổng thống Evo Morales đã ra lệnh cho quân đội tới chiếm giữ các mỏ dầu khí, mở đầu cho quá trình quốc hữu hóa lĩnh vực hydrocarbon. Sau đó, Chính phủ Bolivia tiếp tục quốc hóa ngành điện, vận tải đường sắt và viễn thông bất chấp sự phản đối của phe đối lập. Quá trình quốc hữu hóa ngành dầu khí tại Ecuador diễn ra muộn hơn nhưng Chính phủ nước này cũng đã thành công trong việc trình lên quốc hội một dự luật mới cho phép Nhà nước quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ tư nhân nếu các công ty này từ chối ký các hợp đồng mới với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước. Ecuador cũng yêu cầu các công ty dầu mỏ nước ngoài nộp thêm vào ngân sách quốc gia nguồn doanh thu từ dầu mỏ và đe dọa sẽ thu hồi quyền sở hữu cổ phần nếu các công ty này từ chối.

- Mở rộng phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

Thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và phụ thuộc, đưa đất nước tiến lên theo con đường “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” đã trở thành một mục tiêu cốt lõi trong toàn bộ chính sách của rất nhiều các đảng cánh tả Mỹ Latinh. Vấn đề đặt ra đối với các đảng cánh tả là vừa phải tìm tòi, hoàn thiện đường lối chiến lược phát triển đất nước, vừa phải đưa ra được những quyết sách cụ thể mang tính linh hoạt, khôn khéo để kịp thời đối phó với những khó khăn trước mắt, đảm bảo sự nghiệp cải cách đất nước đi theo đúng mục tiêu đề ra. Mặc dù trong tuyên bố của các lãnh tụ cánh tả Mỹ Latinh về đường lối phát triển đất nước không hoàn toàn giống nhau chẳng hạn như tuyên bố xây dựng “Chủ nghĩa xã hội Boliva”, “Xây dựng nền dân chủ toàn diện” hay “Xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, “Chủ nghĩa xã hội kiểu mới” nhưng tất cả các tuyên bố đó đều có chung một tinh thần là phục vụ và nâng cao không ngừng đời sống của người dân. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong tuyên

bố của Tổng thống Venezuela - Hugo Chavez về 10 tiền đề cơ bản của việc “Xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Trong khi đang xây dựng hoàn chỉnh đường lối chiến lược thì các vấn đề cụ thể cấp thiết hàng ngày cũng được quyết định theo tinh thần cách mạng chứ không phải bằng những khẩu hiệu hứa hẹn suông. Chẳng hạn, khi giá dầu tăng liên tục và giá hàng hóa sinh hoạt tăng cao thì Venezuela đã quyết định không chỉ bán dầu với giá rẻ cho nhân dân nước mình và cả những nước nghèo trong khu vực, thực hiện chăm sóc y tế miễn phí, giảm mạnh chi phí giáo dục cho nhân dân v.v… Những quyết sách như vậy đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với mục tiêu “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”.

- Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, từng bước thoát khỏi sự kìm tỏa, chi phối của Hoa Kỳ

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động cải cách trong nước, hiện nay các nước Mỹ Latinh đang thực hiện một chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ, từng bước thoát khỏi sự kiềm tỏa của Hoa Kỳ. Những chính phủ

“cứng đầu” do cánh tả cầm quyền đã cho thế giới thấy họ không còn là “sân sau”, “ao nhà” của Hòa Kỳ.

Mở rộng quan hệ hợp tác, đa dạng hóa các quan hệ ngoại giao được xem là một quyết sách đúng đắn của các chính phủ cánh tả. Năm 2008, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Nga, Trung Quốc với các nước Mỹ Latinh thông qua việc trao đổi các đoàn ngoại giao cấp cao. Điển hình phải kể đến chuyến thăm của Tổng thống Hugo Chavez tới Trung Quốc và Nga (tháng 9/2008) và chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới một số nước Mỹ Latinh như Venezuela và Cuba vào cuối năm 2008. Trong buổi tiếp Tổng thống H. Chavez tại Moscow, Thủ tướng Nga V. Putin đã tuyên bố mối quan hệ với Mỹ Latinh sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga bởi khu vực này là một mắt xích quan trọng trong việc hình thành thế giới đa cực.

Không chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, Nga và Venezuela còn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Moscow cam kết thực hiện các thỏa thuận hợp tác quân sự với Caracas và cung cấp cho Venezuela khoản tín dụng 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Nga và Venezuela đã tiến hành tập trận chung tại vùng biển Caribe vào tháng 11 năm 2008. Lần đầu Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố văn kiện “Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ Latinh và Caribean” (tháng 11/2008), đề cập mục tiêu tổng thể và kế hoạch phát triển toàn diện quan hệ hợp tác hữu nghĩ giữa Trung Quốc với Mỹ Latinh và Caribean trong tương lai. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, việc phát triển quan hệ Mỹ Latinh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, do đó hai bên cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện, bình đẳng cùng có lợi và hiểu biết lẫn nhau. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bản ghi nhớ tăng gấp hai lần quỹ đầu tư chiến lược từ 6 tỷ USD lên 12 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án phát triển tại Venezuela. Đổi lại, Venezuela sẽ tăng dần lượng dầu thô cung cấp cho Trung Quốc từ 331.000 thùng/năm hiện nay lên 1 triệu thùng vào năm 2012 [15, tr.12].

Tổng thống Venezuela H. Chavez cho rằng, chưa bao giờ các nước Mỹ Latinh lại có điều kiện thuận lợi như ngày nay để thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập cùng phát triển, đấu tranh cho mục tiêu của mỗi dân tộc là xóa bỏ đói nghèo, bất công và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, khẳng định Mỹ Latinh đã thay đổi và “Chúng ta đang viết một chương mới trong lịch sử” [39].

- Mở rộng hợp tác, liên kết khu vực

Theo phân tích và bình luận của nhiều nhà nghiên cứu, trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt có nhiều thuận lợi thì sự đổi chiều sang cánh tả của hàng loạt các quốc gia Mỹ Latinh đã làm ảnh hưởng lớn đến bản đồ địa chính trị

của khu vực. Đây thực sự là một trường hợp đặc biệt và hiếm thấy trong lịch

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 82)