Các nhân tố dẫn tới sự hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 28 - 37)

xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia Mỹ Latinh

Như một tất yếu khách quan, sự lớn mạnh của phong trào cánh tả đã dẫn đến những bước chuyển có tính cách mạng trong đời sống chính trị của khu vực Mỹ Latinh. Trong số các quốc gia có đảng cánh tả cầm quyền hiện nay đã có một số quốc gia tuyên bố sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Người mở đầu cho khuynh hướng này là Tổng thống Venezuela Hugo Chavez

với chương trình cải cách sâu rộng và triệt để mang tên “cuộc cách mạng Bolivar” nhằm đưa Venezuela theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa. Và ông Hugo Chavez đã không đơn độc, “cuộc cách mạng Bolivar” đã chứng tỏ sức lan tỏa nhanh chóng khi chỉ sau một thời gian ngắn đã có thêm 3 nước Mỹ Latinh tuyên bố sẽ tiếp bước con đường của Venezuela. Trong khi Tổng thống Bolivia Evo Morales coi “chủ nghĩa xã hội là niềm hy vọng của Mỹ Latinh” thì Tổng thống Daniel Ortega nguyện “hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở Nicaragua [34]. Tại Ecuador, Tổng

thống cánh tả Rafael Corea cũng đã thể hiện quyết tâm cách mạng của mình khi nhiều lần tuyên bố xây dựng đất nước theo con đường “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Đây được xem là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” trong đời sống chính trị của khu vực Mỹ Latinh. Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Hoa Kỳ, dấy lên những lo ngại và cả sự thù nghịch trong giới cầm quyền ở Washington. Sau hơn một thập kỷ nhìn lại, các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại là Mỹ Latinh? Những nhân tố nào đã dẫn đến sự hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh? Các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy, ba nhóm nhân tố sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh.

1.2.2.1. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

Sau sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì đã không ít người lớn tiếng cho rằng “Chủ nghĩa xã hội đã hết thời”; “những

ước mơ của chủ nghĩa xã hội thì chính chủ nghĩa tư bản đã thực hiện rồi”,

rằng người ta có thể “dễ dàng tìm thấy ở chủ nghĩa tư bản những lời giải đáp

đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra của cuộc sống loài người” Vậy, phải

chăng chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời? Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lịch sử ?

Thực tế lịch sử đã chứng minh điều ngược lại. Dù muốn hay không, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một xu thế vận động tất yếu của lịch sử nhân loại hiện nay. Bất chấp những lời bôi nhọ, những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, chủ nghĩa xã hội hiện thực, dù thăng trầm, thành bại ở nơi này hay nơi khác nhưng đã tạc dấu ấn đậm nét, đóng vai trò to lớn không thể phủ nhận trong sự phát triển tiến bộ không ngừng của lịch sử nhân loại. Hiện nay, trong bối cảnh lịch sử mới, dù phải đối mặt trước rất nhiều khó khăn nghiệt ngã, thách thức sinh tử, chủ nghĩa xã hội vẫn đang không ngừng vận động, phát triển với chất lượng mới từ châu Á tới châu Mỹ Latinh, tại nhiều quốc gia, cuốn hút hàng tỷ người. Ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn trở thành động lực mạnh mẽ trên con đường phát triển vì sự tiến bộ, phồn vinh đối với các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, xét trên quy mô toàn cầu.

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, từ những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, từ khi cách mạng Cuba thành công và hàng loạt các nước thuộc địa trên thế giới giành được độc lập, khu vực Mỹ Latinh đã bắt đầu hình thành phong trào cách mạng nhằm xóa bỏ bất công xã hội, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, tại một số quốc gia như Chile, Argentina, Nicaragua đã có những tổng thống dân cử có cảm tình với cách mạng xã hội chủ nghĩa đã dự định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bất chấp sự khủng bố, đàn áp của các chế độ độc tài quân sự dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, phong trào cánh tả vẫn phát triển mạnh mẽ và ngọn lửa cách mạng vẫn luôn âm ỉ trong lòng xã hội Mỹ Latinh. Những mục đích, lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản vẫn luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân Mỹ Latinh.

Hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới, nhân dân Mỹ Latinh hiểu rõ và ý thức một cách sâu sắc về nguyên nhân của những đau khổ mà chủ nghĩa tư bản mang lại. Họ có đủ kinh nghiệm lịch sử để nhận ra rằng, chủ nghĩa tư bản

hiện đại, dù có phát triển tới đỉnh cao thì vẫn không thể vượt qua những giới hạn của chính nó. Trải qua hàng thế kỷ dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, nhân dân Mỹ Latinh vẫn chưa có được cuộc sống như họ xứng đáng được hưởng. Sự phồn vinh giả tạo của chủ nghĩa tư bản đã không thể che giấu một Nam Mỹ đang chìm trong thất nghiệp, đói nghèo, bất công và suy kiệt. Để theo đuổi mục đích lợi nhuận, các thế lực tư bản, đế quốc vẫn không nguôi khát vọng xâm phạm nền độc lập của các quốc gia, chà đạp quyền tự do của các dân tộc bằng can thiệp vũ trang thô bạo hay các cuộc đảo chính “nhung lụa” trên khắp châu lục. Những nghịch lý ấy đòi hỏi tất yếu phải có một cuộc cách mạng thực sự, một giải pháp toàn diện có thể đem lại hy vọng cho nhân dân Mỹ Latinh. Chủ nghĩa tư bản đã cho thấy những giới hạn của nó thì rõ ràng, chủ nghĩa xã hội vẫn là một lựa chọn tất yếu, là con đường duy nhất để đi tới một xã hội của đạo đức và lẽ công bằng.

1.2.2.2. Những hậu quả kinh tế - xã hội hết sức nặng nề của việc áp dụng mô hình kinh tế của chủ nghĩa tân tự do.

Sau cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng vào thập niên 1980 - “ thập niên

mất mát” [17, tr.23] đối với các nước Mỹ Latinh, nhiều quốc gia đã chuyển từ

mô hình phát triển hướng nội, khuyến khích sản xuất thay xuất khẩu sang mô hình kinh tế thị trường tự do mới với đặc trưng là: Giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước và tư nhân hoá tới mức tối đa nền kinh tế; tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội... Tuy nhiên mô hình phát triển mới này chỉ có tác dụng khuyến khích nhất thời. Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất định ở Chile và Cộng hoà Dominican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào khủng hoảng sâu sắc [17, tr.34].

Cuộc khủng hoảng tài chính Mexico (1994) và cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á (1997) cho thấy những bất cập của mô hình chủ nghĩa tự do mới cũng như những sai lầm trong phát triển của các quốc gia Mỹ

Latinh. Trong 10 năm cuối thế kỷ XX kinh tế Mỹ Latinh phát triển thiếu ổn định và rơi vào suy thoái. Nợ nước ngoài của khu vực thời kì 1990 - 2001 tăng 74%, năm 2002 tổng nợ của khu vực là 760 tỷ đôla. Số người nghèo tăng vọt lên từ 120 triệu người năm 1980 lên 220 triệu người năm 1990 và 272 triệu người trên tổng số dân là 510 năm 2002 [2, tr.4]. Tỷ lệ thất nghiệp toàn khu vực tăng cao. Theo CEPAL (Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribean) trong nửa thập kỉ qua GDP/người của khu vực giảm 2% và cho rằng khu vực này đã bị “kéo giật lùi một nửa thế kỷ” [13, tr.12].

Kinh tế khủng hoảng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Mỹ Latinh sa lầy trong lạc hậu, đói nghèo và trở thành một trong những khu vực có tình trạng bất bình đẳng xã hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới. Tình trạng ảm đạm về kinh tế và sự nổi lên của nhiều vấn nạn xã hội những năm cuối thế kỷ có thể xem như một hồi chuông cảnh báo về những điểm yếu của khu vực. Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã chứng tỏ sự sụp đổ của mô hình kinh tế thị trường tự do được áp dụng không hợp lý trong nhiều năm qua ở Mỹ Latinh. Sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới đã làm các nước Mỹ Latinh phụ thuộc ngày càng chặt chẽ vào tư bản độc quyền nhất là tư bản Mỹ khiến lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại nghiêm trọng. Do vậy, trong thời kỳ này ở Mỹ Latinh đồng thời với sự thức tỉnh ý thức dân tộc, các phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Kết quả là cuối thập niên 1990 của thế kỷ XX các lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tuyển cử, bầu cử tổng thống đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả ở nhiều nước trong khu vực. Các lực lượng cánh tả trong đó có lực lượng dân tộc tiến bộ đã đẩy mạnh hoạt động cải cách kinh tế - xã hội theo xu hướng chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội, chủ động trong chính sách đối ngoại, tách dần khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và

bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Thực tế trên là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy một số quốc gia trong khu vực lựa chọn con đường phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản: con đường phát triển theo “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”.

1.2.2.3. Vai trò của Cuba, các cá nhân lãnh tụ, các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở các nước Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, cánh tả

Trong khu vực có một tấm gương kiên trì con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là Cuba. Dù đất nước còn nhiều khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ nhưng Cuba vẫn vững vàng trước mọi thử thách, xứng đáng là ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng ở Mỹ Latinh. Đã từ lâu, quốc đảo Caribean này được coi là một điển hình về đào tạo, hợp tác và giúp đỡ y học, cung cấp lực lượng y bác sĩ và chuyên gia y tế cho thế giới. Từ sau thắng lợi của cuộc cách mạng 1959 đến nay, Cuba đã đào tạo được hơn 71.000 bác sĩ và 60.000 thạc sỹ y khoa, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước và thực hiện sứ mệnh quốc tế [29]. Hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu không ngừng được mở rộng, hiện đại hóa về cơ sở vật chất và công nghệ. Trình độ vượt bậc về công nghệ sinh học, y học và đào tạo chuyên gia đã cho phép Cuba thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo quốc tế. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế Cuba đã có mặt ở khắp Mỹ Latinh, giành cho chính phủ và nhân dân nhiều nước những sự giúp đỡ hào hiệp và chí tình. Trong số này, Venezuela là nước được Cuba giúp đỡ nhiều nhất với khoảng 20 nghìn bác sĩ và tình nguyện viên y tế, giúp xây dựng 600 trung tâm khám chữa bệnh, 600 nhà phục hồi sức khỏe và khoảng 35 trung tâm nghiên cứu công nghệ cao. Chính phủ Cuba cũng giành cho các nước Nam Mỹ hàng ngàn xuất học bổng để sinh viên nghèo các nước có điều kiện học tập, nghiên cứu tại các học viện và trường đại học tốt nhất tại Cuba. Trong chiến dịch giúp các nước Mỹ Latinh xóa nạn mù chữ, chương trình “Vâng, tôi có thể” do Cuba

phát động đã góp phần đưa ánh sáng văn hóa tới những vùng đất hẻo lánh nhất của Nam Mỹ, giúp hàng vạn người ở Mỹ Latinh thoát khỏi cảnh mù chữ [3, tr.33].

Có thể nói, bằng tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cùng những thành tựu rất đáng tự hào, Cuba ngày càng khẳng định tầm vóc, vị thế của mình trên trường quốc tế cũng như khu vực. Bất chấp lệnh bao vây cấm vận vô lý mà Mỹ áp đặt suốt hơn nửa thế kỷ, “hòn đảo tự do” vẫn luôn nhận được những tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của nhân dân lao động đối với một chế độ xã hội luôn hướng tới mục đích cao nhất là phục vụ nhân dân. Đó chính là sức hấp dẫn tự thân của chủ nghĩa xã hội mà nỗ lực của những người cộng sản Cuba là rất đáng trân trọng.

Bên cạnh vai trò của Cuba, thì một trong những nhân tố dẫn tới sự lan tỏa của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh trong thời gian qua chính là hoạt động tích cực của các đảng cộng sản và các đảng cánh tả trong khu vực. Những người cộng sản, những người cánh tả Latinh đã có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh. Thông qua thực tế đấu tranh, bằng các diễn đàn quốc tế và khu vực, các đảng cộng sản, các đảng cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân dân các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế kiểu chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ và tiến bộ xã hội. Lực lượng quần chúng nhân dân được thức tỉnh đã tập hợp xung quanh các chính đảng và phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ; tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đánh đổ các chính phủ cánh hữu, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử hợp hiến. Sự ủng hộ của lực lượng quần chúng đông đảo chính là một nhân tố quyết định cho thắng lợi của các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tại nhiều nước Mỹ Latinh hiện nay.

Đứng đầu các phong trào cánh tả, các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh hiện nay là các nhà lãnh đạo mang phong cách đậm chất Mỹ Latinh: cương quyết, mạnh mẽ, nhiệt tình, có tài hùng biện và khả năng lôi cuốn quần chúng. Hugo Chavez, Evo Morales hay Rafael Corea chính là những lãnh tụ tiêu biểu cho phong cách này. Bằng tài năng và nhiệt huyết cách mạng, họ đã lôi cuốn, tập hợp nhân dân lao động vào cuộc đấu tranh cho mục đích cuối cùng là xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Uy tín chính trị của họ được xem là một sự bảo đảm cho thành công của cuộc cách mạng mà họ là những người khởi xướng. Đây được xem là một nét đặc thù hết sức thú vị trong đời sống chính trị Mỹ Latinh.

Các nhà nghiên cứu về Mỹ Latinh cũng như lãnh đạo các đảng cộng sản và công nhân ở khu vực, kể cả Cuba đều nhấn mạnh rằng: Mỹ Latinh là khu vực có truyền thống “chủ nghĩa thủ lĩnh” khá đậm nét. Vai trò của cá nhân thủ lĩnh rất quan trọng bởi từ trước đến nay, hầu hết các tiến trình cách mạng trong khu vực này đều xoay quanh vai trò của một thủ lĩnh. Với các thủ lĩnh này, người dân thấy được làm người, thấy được lợi ích mà các tiến trình cải cách mang lại cho họ; chính vì vậy mà họ sẵn sàng xuống đường đấu tranh, thúc đẩy và bảo vệ tiến trình cải cách, bảo vệ lãnh tụ và bảo vệ các

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 28 - 37)