Về triển vọng của các cuộc cách mạng theo khuynh hướng xã

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 96)

hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh

Cho tới thời điểm hiện nay, trong giới nghiên cứu vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Những người lạc quan, mong chờ một thắng lợi sớm của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới thì coi những diễn biến chính trị tích cực ở Mỹ Latinh là một xu thế tất yếu, một đòn phản kích mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc, làm hồi sinh chủ nghĩa xã hội ở một thời kỳ mới. Có nhà nghiên cứu thì coi đây là phong trào cánh tả tiệm cận với chủ nghĩa xã hội, đang mở ra những triển vọng to lớn về sự thay đổi cho các quốc gia phía nam của Tây bán cầu [24, tr.16].

Trái ngược với những luận điểm trên, những người theo quan niệm “nguyên tắc truyền thống” thì lại coi “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” chỉ là phong trào mang tính nhất thời với những chính sách dân túy tiến bộ. Đó không phải là những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đích thực mà đơn giản là những cuộc cải cách trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Chính sách của các đảng cánh tả ở những nước này về bản chất vẫn là chính sách của chủ nghĩa tư bản nhưng được ngụy trang bằng các khoản phúc lợi xã hội hào phóng; nó không hướng tới một cuộc cách mạng lật đổ chủ nghĩa tư bản mà chỉ dừng lại ở đấu tranh nghị trường; nó nhằm cải cách chủ nghĩa tư bản chứ không thách thức trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa. Thậm chí, đã có những cảnh báo được đưa ra, trong đó nhấn mạnh rằng đường lối ngoại giao cứng rắn quá mức cùng những chính sách kinh tế - xã hội dựa vào sự giàu có tài nguyên, bao cấp kéo dài nhằm duy trì sự ủng hộ của công chúng, giữ vững quyền lực sẽ là con dao hai lưỡi có thể dẫn đến những thảm họa cách mạng trong tương lai.

Những ý kiến đó chính xác đến đâu còn phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Vẫn còn quá sớm để đưa ra những phán xét đối với một phong trào đang diễn ra trên thực tế, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta chưa có đủ tài liệu, chưa có đủ thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn của “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Tất cả chỉ vừa mới bắt đầu. Rất nhiều ý tưởng vừa mới được triển khai, rất nhiều mô hình còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trên con đường tiến tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, Hugo Chavez và những người đồng chí của ông đang vừa phải giải quyết những vấn đề chiến lược của cách mạng lại vừa phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hàng ngày. Khi chủ nghĩa xã hội không phải là một công thức sẵn có thì rõ ràng “xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hành động anh hùng”.

Dưới sự lãnh đạo của lực lượng cánh tả, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các nước Mỹ Latinh đã có những thay đổi rõ rệt. Các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh đã tích cực triển khai nhiều cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm

xóa bỏ nghèo đói, bất công và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ. Những chính sách đó bước đầu đã phát huy hiệu quả với nhiều thành tựu đáng khích lệ, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội đất nước, đưa kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, trì trệ, đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, góp phần không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ người nghèo đói, thất nghiệp giảm. Hàng triệu người nghèo được hưởng trợ cấp xã hội, mua lương thực, thực phẩm giá rẻ, vay vốn ưu đãi sản xuất, kinh doanh; được cấp đất mới để canh tác; khám, chữa bệnh và học tập miễn phí; tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giảm và tuổi thọ người dân tăng lên. Các nước Mỹ Latinh đang xích lại gần nhau, liên kết kinh tế, xóa bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào hệ thống các thiết chế do chủ nghĩa tư bản kiểm soát. Thành quả ấy là minh chứng cho thấy xu thế hòa bình, ổn định ngày càng phát triển ở Mỹ Latinh tạo tiền đề cho tiến trình dân chủ hóa sâu sắc của cả khu vực. Khu vực “sân sau” của Mỹ mà hơn hai trăm năm qua Washington tha hồ khai thác tài nguyên giá rẻ và dễ dàng lật đổ những chính phủ “thân cộng sản” đã không còn nữa. Trên một không gian rộng lớn đang hiện dần đường nét của một liên minh chính trị mới mà Mỹ không thể áp đặt như trước đây. Lá bài dân chủ vốn được Hoa Kỳ và phương Tây ưa chuộng, coi là thứ vũ khí hữu hiệu để loại bỏ các chính phủ “cứng đầu” thì giờ đây đang cho thấy một tác dụng đảo chiều. Nếu như ở Đông Âu bầu cử dân chủ hay các cuộc “cách mạng sắc màu” có thể dựng lên những chính phủ thân phương Tây thì tại Mỹ Latinh nó lại lật đổ các chính phủ cực hữu thân Mỹ. Các cuộc bầu cử dân chủ, hợp hiến đã đưa các nhà lãnh đạo cánh tả có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa lên nắm quyền tại nhiều nước Mỹ Latinh. Đây là thực tế cay đắng mà Washington buộc phải chấp nhận và cũng là điều thú vị bất ngờ nhất của chính trường thế giới những năm qua.

Dĩ nhiên, cuộc cách mạng với tên gọi “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” ở Mỹ Latinh không phải diễn ra trong suôn sẻ, không phải đối mặt với đòn giáng trả khốc liệt của các thế lực đế quốc chủ nghĩa. Những quyền lợi to lớn

ở một khu vực giàu có tài nguyên và quan trọng về chiến lược như Mỹ Latinh hẳn nhiên sẽ khiến giới tư bản đầu sỏ không thể ngồi yên. Các thế lực phản động trong khu vực vẫn luôn tìm mọi cách chống phá tiến trình cải cách, ra sức giật dây cho các cuộc đảo chính quân sự hay các cuộc cách mạng đường phố nhằm loại bỏ các chính phủ cánh tả có khuynh hướng dân chủ, tiến bộ. Đây sẽ là một trở lực đáng gờm trên con đường tiến tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của các nước Mỹ Latinh.

Mặc dù còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng có thể nói rằng những chuyển biến tích cực của lực lượng cánh tả Mỹ Latinh là rất đáng ghi nhận, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng ở châu lục này. Sự vững vàng của các chính phủ cánh tả cùng những thành quả bước đầu của cải cách đã tạo được niềm tin cho dân chúng vào thắng lợi của cuộc cách mạng trong tương lai. Chưa bao giờ, những khát vọng về chủ nghĩa xã hội, về sự thống nhất châu lục của nhân dân Mỹ Latinh lại hiện hữu rõ nét đến như vậy. Cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà các nước xã hội chủ nghĩa đạt được trong quá trình cải cách, mở cửa và đổi mới, những chuyển biến sâu sắc ở Mỹ Latinh hiện nay là một thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 96)