Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 99 - 114)

Chương 2 THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.2. Những nhận xét bước đầu về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của một

2.2.3. Những vấn đề đặt ra

Đã hơn 10 năm kể từ ngày lực lượng cánh tả lên nắm quyền tại Venezuela mở đầu cho cuộc cách mạng xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của nhân dân Mỹ Latinh. Một thập kỷ hành động cách mạng đầy nhiệt huyết và trí tuệ đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trở thành một trào lưu có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với nhiều quốc gia phía nam của Tây bán cầu. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đưa cách mạng lên một tầm cao mới hay đẩy cách mạng lùi vào thoái trào sẽ được quyết định bởi hành động của các

đảng cánh tả trong thời gian sắp tới. Vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với cuộc cách mạng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh.

Trước hết, cho tới thời điểm hiện nay, các vấn đề cơ bản của lý luận cách mạng về mô hình và con đường đi lên “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mặc dù, các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tại các nước Mỹ Latinh vẫn đang tiếp tục đạt được những thắng lợi quan trọng, tranh thủ được sự ủng hộ và cổ vũ của đông đảo các tầng lớp nhân dân nhưng xét từ phương diện lý luận thì có thể thấy cánh tả Mỹ Latinh vẫn còn đang tìm kiếm một luận thuyết khoa học cho chính mô hình chủ nghĩa xã hội mà họ đang xây dựng. Nếu không giải quyết được vấn đề cơ bản này, các cuộc cách mạng ở Mỹ Latinh sẽ không thể đi tới thắng lợi. Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ ra rằng, bất cứ lực lượng cách mạng nào muốn khẳng định vai trò tiền phong của mình thì cần phải có lý luận cách mạng soi đường. Lý luận ấy phải là một học thuyết khoa học và cách mạng, có khả năng phản ánh những quy luật khách quan và xu thế vận động của thời đại. Trong khi đó, “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” hầu như mới dừng ở những nét phác thảo chung nhất với nguồn gốc tư tưởng khá đa dạng: đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng dân tộc tiến bộ của Simon Boliva và chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo. Ngay cả nội dung của cuộc “cách mạng Boliva” và mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” mới chỉ được biết tới qua những tuyên bố, những chương trình cải cách kinh tế, xã hội mang tính thiên tả mà chưa có được một hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận tuy đã được các đảng cánh tả coi trọng, đẩy mạnh nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc. Những kinh nghiệm cải cách, đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới cũng đã được các đảng cánh tả nghiên cứu, tham khảo nhưng mô hình nào, con đường nào sẽ phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước? Đó là một câu hỏi lớn mà các

nước Mỹ Latinh vẫn chưa tìm được lời giải. Để cách mạng có thể tiếp tục tiến lên thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng cánh tả Mỹ Latinh là phải sớm xác định cho mình một hướng đi thích hợp dựa trên nền tảng tư tưởng là một học thuyết thực sự khoa học và cách mạng.

Thứ hai, cơ sở chính trị - xã hội của cách mạng chưa được củng cố và bảo đảm độ tin cậy mà trước hết và quan trọng nhất là một chính đảng cách mạng lớn mạnh. Đây được xem là vấn đề có tính chất sống còn của các cuộc

cách mạng ở Mỹ Latinh. Với đặc thù là bắt đầu từ thành thị và dần lan tỏa về nông thôn, các cuộc cách mạng ở Mỹ Latinh thường dựa hẳn vào công nhân và những đồng minh tự nhiên của họ là dân nghèo thành thị, trí thức và thanh niên. Ở các vùng nông thôn, nông dân nghèo chính là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của cải cách, do đó họ cũng rất nhiệt thành đi theo cách mạng. Chính sự hậu thuẫn của đông đảo các tầng lớp xã hội là nhân tố quyết định giúp các đảng cánh tả giành được chính quyền trong các cuộc bầu cử dân chủ và tiến hành xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Tuy nhiên, do chưa có một học thuyết cách mạng hoàn chỉnh nên cho đến nay các đảng cánh tả vẫn chưa thể xác định giai cấp nào sẽ nắm vai trò lãnh đạo cách mạng, lực lượng cơ bản của cách mạng bao gồm những giai tầng nào và những nguyên tắc căn bản trong quá trình thực hiện liên minh giai cấp là gì. Điều này cũng lý giải tại sao liên minh cánh tả cầm quyền ở mỗi nước lại bao gồm rất nhiều lực lượng chính trị, đảng phái với những khuynh hướng chính trị khác nhau và kéo theo đó là tính tổ chức thường thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất và chưa hẳn là một tổ chức cách mạng.

Những nỗ lực nhằm tiến tới việc thành lập một chính đảng cách mạng thống nhất và duy nhất đang được lực lượng cánh tả Mỹ Latinh thúc đẩy trong thời gian vừa qua. Tại Venezuela, từ tháng 12/2006, Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố thành lập đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) trên cơ sở hợp nhất 21 đảng phái chính trị nhằm thay thế cho Phong

trào Nền cộng hòa thứ V lãnh đạo công cuộc cách mạng hiện nay. Ông đưa ra nguyên tắc: PSUV là đảng cầm quyền, mọi công dân Venezuela ủng hộ cách mạng đều có thể gia nhập PSUV. Việc gia nhập PSUV hết sức dễ dàng, không có bất cứ yêu cầu nào về lý lịch chính trị, trình độ học vấn, thành phần xã hội…nên chỉ sau hơn 1 năm thành lập, đến nay PSUV đã có 5,6 triệu người đăng ký gia nhập, chiếm tới gần ¼ dân số [25, tr.28]. Với cách thu nhận đảng viên như vậy thì thật khó để biết được quan điểm chính trị, mục đích vào đảng của mỗi người là gì và chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để những kẻ cơ hội, thậm chí cả những phần tử khiêu khích, phá hoại xâm nhập vào đảng. Mặt khác, dù đã thành lập được một thời gian nhưng cho đến nay, PSUV vẫn chưa thông qua được cương lĩnh và điều lệ hoạt động mà mới chỉ dừng lại ở việc thảo luận các nguyên tắc chung và đưa ra dự thảo cương lĩnh. Chính sự lỏng lẻo về mặt tổ chức và phức tạp về thành phần giai cấp là nguyên nhân của tình trạng phân tán, chia rẽ và chưa có ngọn cờ đủ mạnh, đủ uy tín để tập hợp lực lượng cách mạng, tạo cơ sở vững chắc cho việc giữ chính quyền và thực hiện công cuộc cải tạo, xây dựng đất nước.

Trên con đường tiến tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, lực lượng cách mạng tiến bộ của Mỹ Latinh cần sớm nhận thức được rằng các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dù có phát triển mạnh mẽ tới đâu, quy mô lớn thế nào cũng không thay thế được sự lãnh đạo của một đảng chính trị nòng cốt. Đảng chính trị nòng cốt này không phải là một tổ chức hợp nhất các đảng mà là tập hợp những yếu tố hợp lý, tinh túy của mỗi đảng với cơ sở tư tưởng là tinh hoa được chắt lọc từ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học của thế giới, tư tưởng của các nhà cách mạng tiền bối Mỹ Latinh. Và quan trọng hơn cả là đảng đó phải có một tổ chức chặt chẽ, một cương lĩnh chính trị rõ ràng, xứng đáng là bộ tham mưu chiến đấu của cách mạng. Chỉ có như vậy, các lực lượng cánh tả mới có khả năng thoát khỏi nguy cơ rơi vào chủ nghĩa cải lương, hữu khuynh như đã từng xảy ra trong lịch sử làm phá sản nhiều cuộc

đấu tranh cách mạng tại Mỹ Latinh. Trong bối cảnh của mỗi nước hiện nay, việc thành lập một chính đảng cách mạng duy nhất làm nòng cốt cho cách mạng nước mình đã trở thành một nhu cầu bức thiết và hoàn toàn mang tính khả thi. Tuy nhiên, với mỗi liên minh cầm quyền gồm nhiều lực lượng theo các khuynh hướng chính trị khác nhau thì để đi đến thống nhất, xây dựng được một chính đảng làm hạt nhân là không hề đơn giản.

Thứ ba, những vấn đề xã hội, dân sinh, dân chủ tích tụ qua nhiều thập niên không dễ giải quyết trong một sớm, một chiều trong khi sự kỳ vọng, đòi hỏi của quần chúng nhân dân đang tạo thành sức ép lớn đối với các cuộc cải cách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh. Sau hơn 20 năm áp

dụng mô hình tự do mới, những hậu quả kinh tế - xã hội mà các nước Mỹ Latinh phải gánh chịu là hết sức nặng nề. Ngoài những thành quả kinh tế nhất định ở một số quốc gia, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc: kinh tế trì trệ, nợ nước ngoài tăng nhanh, phân hóa giàu nghèo gay gắt, tệ nạn xã hội gia tăng và tỉ lệ người mù chữ rất cao. Chính trong bối cảnh đó, các phong trào đấu tranh của quần chúng đã hình thành và phát triển, thể hiện nhu cầu bức thiết của đông đảo các tầng lớp nhân dân về một sự thay đổi xã hội. Đây là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành một trào lưu ngày càng lan rộng, mở đường cho những thắng lợi liên tiếp của các liên minh cánh tả. Đến nay, các chính phủ cánh tả trong khu vực đều tiến hành ở mức độ khác nhau các cuộc cải cách kinh tế - xã hội và chính trị mang tính dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội nhằm củng cố độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo đảm quyền dân sinh, dân chủ cho người dân. Đặc biệt, những cải cách mang tính đột phá theo hướng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” tại một số quốc gia đã phần nào đáp ứng được những mong muốn và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của các chính phủ cánh tả trong khu vực.

Tuy nhiên, cải cách bao giờ cũng có những giới hạn của nó. Trong khi đó, quần chúng nhân dân lại mong muốn có những thay đổi nhanh chóng và rõ rệt, nhất là đời sống, việc làm và các vấn đề xã hội. Yêu cầu và nguyện vọng của công chúng vừa thúc đẩy vừa tạo thành sức ép rất lớn đối với các cuộc cải cách ở Mỹ Latinh. Nếu các cuộc cải cách hiện nay không đáp ứng được những hứa hẹn về chính trị và kinh tế, nếu niềm hy vọng của công chúng tiếp tục là những giấc mơ xa vời thì lực lượng cánh hữu sẽ sớm trở lại nắm quyền. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của các chính phủ cánh tả cầm quyền là phải đem lại cho dân chúng một nền dân chủ thực sự, đáp ứng kịp thời những nhu cầu thiết yếu của người dân, xây dựng một xã hội thịnh vượng và công bằng. Chỉ khi nào những khát vọng của nhân dân được đáp ứng, những cương lĩnh khi tranh cử được thực hiện thì các chính phủ cánh tả mới có hy vọng giữ vững quyền lực và tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội như họ đã đề ra.

Thứ tư, vai trò quá to lớn, quá quyết định của các thủ lĩnh chính trị là một yếu điểm của các cuộc cách mạng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh. Không khó để nhận ra rằng, vận mệnh của các cuộc cách mạng ở

Mỹ Latinh hiện nay luôn gắn liền với vai trò của những cá nhân kiệt xuất. Những đại diện tiêu biểu của cánh tả Mỹ Latinh như Hugo Chavez, Evo Morales, R. Corea hay Daniel Ortega được xem là linh hồn của các phong trào quần chúng, có khả năng dẫn dắt cách mạng hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Mọi tiến trình cách mạng từ tập hợp lực lượng, thành lập chính đảng đến đấu tranh giành chính quyền đều phụ thuộc vào vai trò của các cá nhân thủ lĩnh. Trong quản lý và điều hành đất nước, thủ lĩnh chính trị với vai trò là người đứng đầu chính phủ, là người được nhân dân tin tưởng trao quyền cũng chính là người trực tiếp đưa ra các quyết sách, các chương trình hành động cụ thể giải quyết những vấn đề cấp bách hằng ngày của cách mạng. Đây là một thuận lợi, tạo điều kiện cho tổng thống quyết đoán, chủ động trong

lãnh đạo đảng, điều hành chính phủ. Tuy nhiên, vai trò quá to lớn, quá quyết định của tổng thống, của cá nhân thủ lĩnh lại là một điểm yếu của cánh tả có thể bị các lực lượng đối lập khai thác để vu cáo, chống phá. Tình hình sẽ càng tệ hơn nếu như trong một tương lai không xa các cuộc cách mạng ở Mỹ Latinh thiếu vắng những lãnh tụ có đủ tài năng, đạo đức và cả sự kiên nhẫn, thận trọng để đưa dân chúng đi trên con đường của cải cách.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài và liên tục trong khi nhiệm kỳ của các chính phủ cánh tả lại bị giới hạn bởi nền dân chủ tư sản. Các chiến dịch tranh cử tại Mỹ Latinh cũng đã tới gần. Thật khó để đoán biết “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” sẽ ra sao, cách mạng sẽ ra sao nếu một ngày kia cánh tả không còn nắm quyền, nếu Mỹ Latinh thiếu vắng sự lãnh đạo của những người hùng tầm cỡ như Hugo Chavez. Phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ nếu không cánh tả Mỹ Latinh sẽ đứng trước nguy cơ hụt hẫng về thế hệ lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ cách mạng vừa mới hình thành không chỉ thiếu về số lượng mà còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, quản lý điều hành kinh tế, xã hội. Cánh tả Mỹ Latinh vẫn đang thiếu một đội hậu bị cách mạng xứng tầm. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của cánh tả Mỹ Latinh là phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, phải quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để giai cấp công nhân, con em người lao động có điều kiện học tập, rèn luyện trở thành những cán bộ nòng cốt của cách mạng trong tương lai.

Thứ năm, các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, với các đảng cộng sản, cánh tả và công nhân quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được các đảng cánh tả Mỹ Latinh coi trọng đúng mức. Như một nhu cầu tự

thân, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các quốc gia, dân tộc phải đoàn kết, hợp tác và tương trợ lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả.

Bởi lẽ, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lớn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Những kinh nghiệm phong phú mà các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tích lũy được sẽ vô cùng hữu ích đối với sự nghiệp xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của các nước Mỹ Latinh hiện nay. Tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế sẽ tạo điều kiện các nước Mỹ Latinh có thể rút ngắn được con đường phát triển, sớm đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi cuối cùng.

Nhận thức được điều đó, Chính phủ Venezuela đã có nhiều động thái nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đó ưu tiên việc thiết lập, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới (với Cuba, Việt Nam, Trung Quốc) và các nước có tinh thần chống Mỹ. Tổng thống

Một phần của tài liệu Về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở một số nước Mỹ la tinh hiện nay vấn đề và triển vọng Luận văn ThS. Triết học (Trang 99 - 114)