Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
444,55 KB
Nội dung
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 1 Lớp: K33B - GDCD LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Trần Thị Hoa Lý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua và tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận này. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Ma Văn Kiên Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 2 Lớp: K33B - GDCD LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Hoa Lý. Tôi cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Ma Văn Kiên Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 3 Lớp: K33B - GDCD MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Lý luận chung về quy luật giá trị 4 1.1. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị 4 1.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7 1.3. Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 25 Chương 2: Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 31 2.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 32 2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 38 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 4 Lớp: K33B - GDCD MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn và lạc hậu cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển… hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô, lạm phát, ô nhiễm môi trường… vẫn luôn là một trong những vấn đề búc xúc chưa hạn chế được. Tuy vậy ta cũng không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được những yếu điểm đó mà phải dần dần. Song hành với nó chúng ta phải liên tục vận dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật và kinh tế để phát triển đất nước. Đất nước Việt Nam đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thân trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Việc vận dụng và phát huy quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng vì quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động của quy luật này. Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kỳ, phân hoá giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Chính vì thế chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu về vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đưa ra những giải pháp để phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 5 Lớp: K33B - GDCD Xuất phát từ những thực tế nêu trên, em thấy việc xem xét, tìm hiểu để nhận thức đúng về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta, để từ đó có những biện pháp để phát huy có hiệu quả vai trò đó là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khoá luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Qua đó vận dụng quy luật giá trị vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường, nó là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường. Sự tác động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác gây ra các hậu quả tiêu cực… Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, quy luật giá trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế trong những năm gần đây đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Song các tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích, vị trí, vai trò của quy luật giá trị nói chung, chưa có tác giả nào đi vào nghiên cứu cụ thể về vai trò và giải pháp để phát huy tính tích cực của quy luật giá trị. 4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận Khoá luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp - phân tích, logic - lịch sử… để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 6 Lớp: K33B - GDCD 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm hai chương: Chương 1: Lý luận chung về quy luật giá trị. Chương 2: Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 7 Lớp: K33B - GDCD CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ 1.1 . Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị Tất cả các hoạt động kinh tế của con người đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế nào đó. Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế có tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế của con người. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, biểu hiện khách quan của việc định hướng nền sản xuất và trao đổi hàng hoá theo các quan hệ tỷ lệ phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị là hình thức biểu hiện các hao phí đó trên cơ sở quy tất cả các loại lao động cụ thể thành lao động trừu tượng và quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Giá trị là phương thức điều tiết các mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá trong quá trình trao đổi hoạt động. Quy luật giá trị hoạt động trong các hình thái xã hội khác nhau và trong hệ thống các mối quan hệ của mỗi hình thái. Quy luật đó không thuộc về quy luật biểu hiện bản chất xã hội cơ bản của một hình thái xã hội nào, các biểu hiện của nó phụ thuộc vào quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất nhất định. Quy luật giá trị là quy luật của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá, tức là căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội tất yếu. Có nghĩa là, giá trị hàng hoá do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá tạo nên và lượng giá trị của hàng hoá cá biệt phải phù hợp với lượng lao động xã hội tất yếu để làm ra loại hàng hoá đó. Trao đổi phải tiến hành trên Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 8 Lớp: K33B - GDCD nguyên tắc ngang giá, hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau. Đó là yêu cầu của quy luật giá trị. Quy luật giá trị vận động thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá, chỉ có thông qua sự vận động lên xuống của giá cả thị trường mới thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát, xoay quanh giá trị. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động của giá cả thị trường, của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả thị trường. Quy luật giá trị biểu hiện qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thành quy luật giá cả sản xuất (giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh) và thành quy luật giá cả độc quyền (giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền). Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh do hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân nên hàng hoá không bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất. Còn trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hang hoá lên trên giá cả sản xuất và giá trị. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Nó tiếp tục tồn tại và hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa và ở nước ta. Ta xét mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền với giá trị hàng hoá. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá cả. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 9 Lớp: K33B - GDCD Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá tự phát lên xuống xoay quanh giá trị tuỳ theo quan hệ cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền. Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự lên xuống của giá cả trên thị trường. Tuy vậy, sự biến động của giá cả vẫn còn có cơ sở là giá trị, mặc dầu nó thường xuyên tách rời giá trị. Điều đó có thể hiểu theo hai mặt: Thứ nhất, không kể quan hệ cung cầu như thế nào, giá cả không tách rời giá trị xã hội. Thứ hai, nếu nghiên cứu sự vận động của giá cả trong một thời gian dài thì thấy tổng số giá cả bằng tổng số giá trị, vì bộ phận vượt quá giá trị sẽ bù vào bộ phận giá cả thấp hơn giá trị (giá cả ở đây là giá cả thị trường. Giá cả thị trường là giá cả sản xuất giữa người mua và người bán thoả thuận với nhau). Giá cả sản xuất là hình thái biến tướng của giá trị, nó bằng chi phí sản xuất của hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân. Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh do hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân nên hàng hoá không bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất. Giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất không phải là phủ nhận quy luật giá trị mà chỉ là biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh. Qua hai điểm dưới đây ta sẽ thấy được điều đó: Thứ nhất, tuy giá cả sản xuất của hàng hoá thuộc ngành cá biệt có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nhưng tổng số giá trị sản xuất của toàn bộ hàng hoá của tất cả các ngành trong toàn xã hội đều bằng tổng giá trị của nó. Tổng lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được cũng bằng tổng số giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. Thứ hai, giá cả sản xuất lệ thuộc trực tiếp vào giá trị, giá trị hàng hoá giảm xuống, giá cả sản xuất giảm theo, giá trị hàng hoá tăng lên kéo theo giá cả sản xuất tăng lên. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý SVTH: Ma Văn Kiên 10 Lớp: K33B - GDCD Trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hoá lên trên giá cả sản xuất và giá trị. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền vượt quá lợi nhuận bình quân. Khi nói đến giá cả độc quyền thì thường hiểu là giá cả bán ra cao hơn giá cả sản xuất và giá trị, đồng thời cũng cần hiểu còn có giá cả thu mua rẻ mà tư bản độc quyền mua của người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài độc quyền. Giá cả độc quyền không xoá bỏ giới hạn của giá trị hàng hoá, nghĩa là giá cả độc quyền không thể tăng thêm hoặc giảm bớt giá trị và tổng giá trị thặng dư xã hội sản xuất ra; phần giá cả độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người bán (công nhân, người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ…) mất đi. Nhìn vào phạm vi toàn xã hội, toàn bộ giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về đại thể bằng toàn bộ giá trị. Chính vì vậy, quy lật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện và hoạt động của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động và chi phối của quy luật này. Tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị thì mới có lợi nhuận, mới tồn tại và phát triển được, ngược lại sẽ bị thua lỗ và phá sản. 1.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường là sự phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá, mà hình thái của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi trên thị trường. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế khách quan, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định, trong đó toàn bộ quá trình từ sản xuất đến trao đổi, phân phối và tiêu dùng đều thực hiện thông qua thị trường. [...]... điều kiện cụ thể ở Việt Nam Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cở sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa nhiều... luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý CHƯƠNG 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nền kinh tế nước ta đang từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa Quy luật giá trị gắn nền sản xuất hàng hoá đó còn hoạt... Mô hình kinh tế Việt Nam được xác định là mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là... chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã SVTH: Ma Văn Kiên 22 Lớp: K33B - GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý quy t định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương... huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 2.1 Phương hướng nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Không một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện, là phát triển tuyệt đối, dù đó có là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi nữa Lúc nào nó cũng... một nền kinh tế mới phát triển hơn, hoàn thiện hơn Để làm được những việc đó chúng ta cần phải có những phương hướng trong các khâu của nền sản xuất hàng hoá để từ đó nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.1.1 Trong lĩnh vực sản xuất Nền sản xuất xã hội chịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển... trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quy luật kinh tế được phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của nền kinhh tế SVTH: Ma Văn Kiên 34 Lớp: K33B - GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Hoa Lý Vì vậy, chúng ta phải có những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh. .. xã hội xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước 1.3 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng. .. quan của kinh tế thị trường trong thời đại mới Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát đúc kết rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường. .. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm kinh tế thị trường Phải đến Đại hội IX của Đảng (4/2001) mới chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội khẳng định: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối . của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 25 Chương 2: Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh. nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 31 2.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước. ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Qua đó vận dụng quy luật giá trị vào sự nghiệp phát