1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

90 744 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 850,83 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ YẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ YẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Công Nhất HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Công Nhất. Mọi số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo tính trung thực. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thầy hướng dẫn Hà nội, ngày 03 tháng 10 năm 2014 Học viên Hà Thị Yến 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài. 4 2. Tình hình nghiên cứu. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8 6. Đóng góp mới của luận văn. 8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 9 8. Kết cấu: 9 B/ NỘI DUNG 10 Chương 1 ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG 10 1.1.Đạo đức gia đình truyền thống 10 1.1.1. Khái niệm gia đình truyền thống 10 1.1.2. Khái niệm đạo đức gia đình truyền thống 13 1.1.3. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam 14 1.2. Những tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống. 23 1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN 23 1.2.2. Một số đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 27 1.2.3. Một số tác động cơ bản của KTTT định hướng XHCN đến xu hướng biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống 32 1.2.4. Một số nhận xét rútra 36 2 Kết luận chương 1 38 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC XU HƯỚNG LỆCH LẠC TRONG BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40 2.1. Thực trạng những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 40 2.1.1. Thực trạng những biến đổi tích cực 41 2.1.2. Thực trạng những biến đổi tiêu cực. 51 2.1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 61 2.2. Một số giải pháp khắc phục các xu hướng lệch lạc trong biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 64 2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về việc kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. 65 2.2.2. Kế thừa và phát huy có chọn lọc những chuẩn mực đạo đức tích cực của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình hiện đại trong xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay 68 2.2.3. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. 73 2.2.4. Tăng cường kết hợp vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức gia đình truyền thống 75 Kết luận chương 2 79 C/ KẾT LUẬN 80 D/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chữ viết tắt 1 CNH Công nghiệp hoá 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 HĐH Hiện đại hoá 4 KTTT Kinh tế thị trường 5 TBCN Tư bản chủ nghĩa 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Gia đình là tế bào của xã hội. Để tế bào này có một giá trị bền vững, một sức sống mạnh mẽ thì cần rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố cơ bản nhất là yếu tố đạo đức. Ở Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ, gia đình vẫn được coi trọng, những chuẩn mực về đạo đức gia đình truyền thống vẫn được nhiều người đồng tình, khẳng định và coi đó là đạo lý làm người của người Việt. Đạo đức gia đình truyền thống là cách ứng xử của gia đình trong quá khứ thể hiện cốt cách văn hóa dân tộc, là yếu tố đạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhưng những giá trị đạo đức gia đình không phải bất biến mà nó phải phù hợp với quy luật: Ý thức xã hội phải phù hợp với tồn tại xã hội. Ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ. Một mặt nó bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị tích cực của gia đình truyền thống như: Tình yêu lứa đôi trong sáng, lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên … đồng thời gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang tiếp thu có chọn lọc nhiều giá trị của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi thành viên trong gia đình; tôn trọng lợi ích cá nhân, bình đẳng nam nữ, vợ chồng … Mặt khác, gia đình Việt Nam cũng đang đừng trước rất nhiều thách thức, biến động, bất trắc, có nguy cơ xâm hại và làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của đạo đức gia đình truyền thống. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là ở những khu đô thị lớn, gia đình đang có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống đang bị lấn át bởi những quan hệ thực dụng, lối 5 sống lai căng, thiếu văn hóa, tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống chung không kết hôn, tình trạng trẻ em nghiên hút, tệ nạn mại dâm, tình dục đồng giới, bạo lực gia đình… đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau. Để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôi chọn đề tài “Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” làm luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Trong thập niên cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỳ 21, vấn đề gia đình trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở các nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam, nơi vốn có truyền thống đề cao gia đình, đặc biệt là đạo đức gia đình trong sự hình thành nhân cách của con người, sự tồn tại và phát triển xã hội. Vì thế, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về gia đình dưới nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài, có thể phân loại các công trình này thành các nhóm cơ bản sau: Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức gia đình truyền thống có một số công trình tiêu biểu như: “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của Nguyễn Thị Thọ, tạp chí Triết học số 6 năm 2007; “Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu, NXB Khoa học xã hội năm 1995; “Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay”, Lê Thi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2009; “ Gia đình học” của Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2009; “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Thọ, Nxb chính trị quốc gia – Sự thật, năm 2001; “ Về chữ 6 Hiếu truyền thống trong gia đình hiện đại” của Đặng Cảnh Khanh, Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 2 năm 1996; “Gia đình Việt Nam – Các giá trị truyền thống và các vấn đề tâm bệnh lý xã hội” của Đặng Phương Kiệt, Nxb Lao động, Hà Nội năm 2006; “Văn hoá gia đình Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội năm 1998;… Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến sự tác động qua lại giữa đạo đức gia đình và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có một số công trình như: “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, tạp chí Triết học số 6 năm 1992; “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức” của Nguyễn Ngọc Long, tạp chí nghiên cứu luận, 1 – 1987; “Những vấn đề về đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội năm 1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của Giáo sư Lê Thi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2002; “Nghiên cứu gia đình và thời kỳ đổi mới”, nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2010; “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Thạc sỹ Trần Thị Tuyết Mai, tạp chí Cộng sản số 161 năm 2008; “Bạo lực gia đình – Một sự sai lệch giá trị” của tác giả Lê Thị Quý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2007… Các công trình này đã đề cập một cách khái quát những giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, chỉ ra sự cần thiết, phương pháp kế thừa những giá trị tốt đẹp ấy trong xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa ở nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề cập đến sự biến đổi về quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về gia đình, về đạo đức gia đình nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về những 7 biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó việc lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về vấn đề gia đình Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.  Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở làm rõ thực trạng những biến đổi tích cực và tiêu cực của đạo đức gia đình, luận văn đề xuất những giải pháp khắc phục những lệch lạc của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.  Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến gia đình truyền thống, đạo đức gia đình truyền thống, về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. - Chỉ ra một số xu hướng biến đổi cơ bản của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. - Chỉ ra một số giải pháp nhằm khắc phục những lệch lạc của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.  Cơ sở lý luận. Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về gia đình và đạo đức gia đình. [...]... sự biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay  Phạm vi nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu sự biến đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống trong các mối quan hệ cơ bản của gia đình ở nước ta từ thời kỳ đổi mới đến nay 6 Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở làm rõ thực trạng biến đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức của. .. đẳng trong quan hệ anh chị em ruột thì tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, hoà thuận là những giá trị đạo đức tốt đẹp mà gia đình hiện đại ngày nay phải giữ gìn, kế thừa và phát huy 1.2 Những tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống 1.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Kinh tế thị trường Kinh tế thị trường. .. của gia đình truyền thống dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, luận văn đã đưa ra một số giải pháp khắc phục những lệch lạc của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 8 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ sự biến đổi các giá trị chuẩn mực của đạo đức gia đình truyền thống. .. TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG 1.1 Đạo đức gia đình truyền thống 1.1.1 Khái niệm gia đình truyền thống - Khái niệm về gia đình Trong cuộc đời mỗi người, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho mỗi người và xã hội Trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình có vị trí đặc biệt, bởi nó là tế. .. thị trường định hướng XHCN Ở nước ta, chủ trương phát triển nền kinh tề thị trường được bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12/1986) Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của. .. 1.2.3 Một số tác động cơ bản của KTTT định hướng XHCN đến xu hướng biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã và đang tác động toàn diện đến các mặt của đời sống gia đình Những tác động mạnh mẽ và trực tiếp ấy đang làm biến đổi những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức gia đình truyền thống cho phù hợp với xã hội mới, tạo điều kiện cho... điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Thứ nhất: Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể thống nhất, trong đó, chế độ công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc Không thể có nền kinh tế định hướng XHCN nếu trong. .. chi phối hành vi đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình ở xã hội cũ Chuẩn mực đạo đức gia đình xác định ranh giới giữa đúng và sai, thiện và ác trong lĩnh vực đạo đức gia đình, nó là cơ sở, động cơ và tiêu chí của nhận thức, đánh giá và định hướng hành vi đạo đức trong gia đình truyền thống Khi bàn về các giá trị và chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống, các nhà nghiên cứu cũng có những cách tiếp... hiệu quả của nền kinh tế thị trường, mấu chốt là phải xác định rõ thực trạng của mối quan hệ này Đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề lại càng là như vậy Nếu không làm rõ được trong cơ chế vận hành của nền kinh tế, nhà nước làm gì, thị trường làm gì và bằng cách nào thì không thể có một nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả Khác với nhà nước của nhiều nền kinh tế thị trường trên... chúng tôi, đạo đức gia đình truyền thống là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực về ứng xử, giao tiếp của các thành viên trong gia đình được xã hội chấp nhận và có tác dụng điều chỉnh hành vi xã hội của cá nhân hay của nhóm người trong xã hội cũ 1.1.3 Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, giống như các hình thái ý thức xã hội khác, . thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôi chọn đề tài Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay . XU HƯỚNG LỆCH LẠC TRONG BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40 2.1. Thực trạng những biến đổi đạo đức gia đình. với những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 61 2.2. Một số giải pháp khắc phục các xu hướng lệch lạc trong biến đổi đạo đức

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w