Thực trạng những biến đổi tiêu cực

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 64)

B/ NỘI DUNG

2.1.2. Thực trạng những biến đổi tiêu cực

Trước hết, Trong quan hệ giữa vợ và chồng, quan niệm đạo đức trong

hôn nhân hiện nay cũng đang biến đổi, những chuẩn mực đạo đức như tình nghĩa, thuỷ chung, hoà thuận đang bị xáo trộn.

Hôn nhân vẫn là một vấn đề hệ trọng của đời người. Nhưng hiện nay, ở một số người, quan niệm đạo đức hôn nhân đang trở nên lộn xộn. Ở họ tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường. Với quan niệm “Tình yêu bốc lửa, yêu nhanh, cưới nhanh” mà có không ít trường hợp kết thúc với kết quả là “cưới nhanh, tan vỡ ngay”. Từ lập luận kết hôn khi yêu nhau và ly hôn khi không còn tình yêu vợ chồng, họ đã bỏ qua tất cả các khía cạnh ràng buộc của mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Kinh tế thị trường đã làm cho chủ nghĩa cá nhân ích kỷ phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững trong các cuộc hôn nhân, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng. Nếu năm 2005 có 65.929 vụ [5, tr.46] thì theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao năm 2010 có gần 88.000 vụ [70]. Các vụ li hôn tăng nhanh đã gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con trẻ. Một số trẻ em sau khi bố mẹ ly hôn đã không được giáo dục đạo đức một cách lành mạnh, đứa trẻ gây nên hành vi rối nhiễu, trầm cảm thậm chí can phạm.

Một biểu hiện sai lệch khác của quan niệm hôn nhân là một số người lấy nhân tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn trên hết của việc kết hôn. Họ coi hôn nhân cũng như một thứ hàng hoá để mua bán, để rồi từ đó, đưa đến bao nhiêu nỗi bất hạnh cho bản thân và những người trong cuộc. Chẳng hạn, tình trạng lấy chồng người nước ngoài không trên cơ sở tình yêu, mà trên cơ sở tính toán vì lợi nhuận, vì tiền của ngày càng có xu hướng gia tăng. Thống kê của Bộ tư pháp cho thấy từ năm 1995 đến hết năm 2010, đã có hơn 257.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, số lượng đông nhất là ở Đài Loan (chiếm 30%), Hàn Quốc (chiếm 12,8%), Trung Quốc (chiếm 10,86%) … Tình trạng này phát triển mạnh trong thời gian gần đây và có chiều hướng tăng lên. Đến nay, không ít cô gái sinh ra và lớn lên từ những vùng nông thôn nghèo đã chọn con đường kết hôn với người đàn ông không quen biết chỉ vì muốn cải thiện đời sống gia đình. Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, có đến 31% phụ nữ muốn lấy chồng Đài Loan để tăng thu nhập, 15,6% muốn lấy chồng nước ngoài để giúp đỡ gia đình. Hậu quả nhiều chị em sau nhiều năm ở nước ngoài đã phải ôm con về nước hoặc phải trả con cho nhà chồng và trở về với hai bàn tay trắng; có người bị chồng, nhà chồng hành hạ, ngược đãi đến chết – đó thực sự là bài học đắt giá cho những cô dâu Việt nhẹ dạ, cả tin, ngộ nhận vào “thiên đường” gia đình nơi xứ người [67]

Bên cạnh những biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân, còn có hiện tượng đạo đức tình dục bị vi phạm. Hành vi tình dục diễn ra trước hôn nhân hoặc không dẫn đến hôn nhân bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Lâu nay, chúng ta thường quan niệm tình dục là cái chỉ có sau kết hôn và tình dục phải gắn với hôn nhân. Nhưng hiện nay, có những người quan niệm tách biệt giữa tình dục và hôn nhân. Đã có những đôi nam nữ chấp nhận việc quan hệ tình dục với nhau nhưng không đi đến hôn nhân. Có trường

hợp quan niệm tình dục như một giai đoạn tiền hôn nhân, giai đoạn thử nghiệm của hôn nhân. Họ coi quan hệ tình dục là biểu hiện của tình yêu. Nhưng sự thật nghiệt ngã đã đến với những cô gái dễ dãi: phải đi nạo phá thai vì quan hệ tình dục không an toàn. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng đương sự (nam – nữ) đã thoát khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quan hệ tình dục nam nữ, mà thực chất, chúng vốn gắn chặt với nhau.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều cặp vợ chồng ăn ở với nhau có tình, có nghĩa, nhưng cũng có không ít gia đình vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với nhau. Nếu trước đây đạo nghĩa vợ chồng được nhiều người giữ gìn, trân trọng thì ngày nay, đôi khi vì tiền bạc, vì thoả mãn nhu cầu vật chất mà họ sống với nhau ít nghĩa, ít tình hơn. Có những trường hợp, vì quan hệ làm ăn phải đi sớm về muôn, gặp đối tác… dần dần thành thói quen và đưa đến những hậu quả là vợ chồng lừa dối nhau, phản bội nhau, chung thuỷ không còn nữa.

Thứ hai: trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chuẩn mực Từ -

Hiếu cũng có những biến đổi theo hướng tiêu cực.

Về Từ, tình thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ giành cho con cái đã có sự biến đổi rất rõ. Có nhiều gia đình sinh ít con, điều kiện kinh tế gia đình khá giả nên thường nuông chiều con cái quá mức, làm cho con lười lao động, ham hưởng thụ, tự tư tự lợi, quen thói ngang ngược, ngông cuồng, ý chí yếu ớt, thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội, dễ bị lợi dụng, mê hoặc, cuối cùng đi vào con đường phạm tội. Ở một số gia đình giàu có thường chiều con bằng việc thoả mãn tiền bạc hay những nhu cầu mà con đặt ra, bất chấp nhu cầu đó chính đáng hay không. Những việc làm như vậy của cha mẹ đã vô tình tạo ra tính ích kỷ cho con cái. Sự quan tâm không chu đáo hay ít quan tâm của nhiều bậc cha mẹ cùng với tình trạng văn hoá phẩm đồi truỵ không được kiển soát

chặt chẽ trên thị trường đã dẫn đến tình trạng trẻ em hư trong xã hội ngày càng lên mức báo động.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đáng lo ngại hơn, trẻ chưa thành niên phạm tội ở hầu hết các lĩnh vực, từ giết người, hiếp dâm, cố ý gây thương tích… và nhiều nhất là trộm cắp tài sản. Trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ án chấn động dư luận xã hội mà hung thủ là những người chưa thành niên. Thậm chí, không ít trong số đó phạm một lúc 2-3 hành vi đặc biệt nguy hiểm như cướp của, giết người điển hình là vụ án Lê Văn Luyện.

Bên cạnh đó, tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên cũng gia tăng ở mức báo động. Theo Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai liên tục tăng qua các năm: 2010: 2.9%; 2011: 3.1%; 2012: 3.2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là: 2.2% (2010); 2.4% (2011); 2.3% (2012) [68]. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê được. Còn điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Với con số mang thai và nạo hút thai ở tuổi vị thành niên này, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ năm trên thế giới. Đây không chỉ là gánh nặng, là thách thức lớn cho mỗi gia đình và xã hội mà nó còn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ.

Hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình. Có gia đình chỉ chú trọng

vào việc nuôi con ăn học, chỉ chú ý đến thành tích học tập hay sức khỏe thể lực mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, cách ứng xử trong quan hệ với người khác. Sự lúng túng, bất lực trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình.

Nhiều gia đình, cha mẹ thường bận rộn với công việc, thời gian dành cho con cái và quản lý chúng rất ít. Đối với họ, trách nhiệm đối với con cái chỉ là việc cung cấp đầy đủ về vật chất rồi gửi con vào nhà trường hoặc thả lỏng việc quản lý con trong môi trường xã hội. Một số gia đình thái quá lại quản thúc con một cách khắt khe, cách ly con khỏi môi trường xã hội, bạn bè, đánh đập, chửi mắng con … làm cho con hoặc là sợ hãi, hoặc là lì lợm, bướng bỉnh, bất cần. Trong hoàn cảnh đó các em dễ bỏ nhà lang thang và rơi vào các tệ nạn xã hội. Nhiều ông bố bà mẹ như bị sét đánh khi phát hiện ra con mình nghiện hút, truỵ lạc, trộm cắp vì lâu nay không chú ý đến con cái.

Bên cạnh Từ thì Hiếu cũng chịu sự tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường. Yêu quý, kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là trách nhiệm của con cái trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay có không ít gia đình con cái dường như đã xa lạ với chuẩn mực Hiếu. Họ chỉ biết đến bản thân mình, chỉ biết đến sự thoả mãn nhu cầu vật chất của mình mà quên đi hoặc cố tình không thực hiện bổn phận này. Vì vậy, có không ít người già trở nên cô đơn, xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình, bị chính đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra “báo hiếu” bằng sự bỏ rơi khi mình già yếu. Một số người con coi việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng. Một số khác lại nghĩ rằng, chỉ cần góp tiền bạc nuôi dưỡng cha mẹ là làm xong bổn phận của người con. Có những gia đình do kinh tế khó khăn nên không có điều

kiện hoặc lảng tránh việc nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng cũng có những gia đình giàu có thì lại báo hiếu bằng cách thuê người giúp việc về để chăm sóc cha mẹ.

Do tác động của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây dẫn đến những nhận thức không đúng về các mối quan hệ gia đình. Chẳng hạn, từ việc đề cao quyền tự do cá nhân một cách thái quá người ta đi đến việc coi nhẹ tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình. “Thay thế cho những tình cảm yêu thương, nhân ái vốn thuộc về bản chất tự nhiên của mối quan hệ gia đình, người ta nói nhiều đến nghĩa vụ và sự ràng buộc lẫn nhau về pháp lý. Quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình nhiều lúc đã chỉ còn là sự liên kết lạnh lùng và vô cảm giữa những công dân bình đẳng tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật” [19, tr.254]. Sự nhận thức sai lệch đó khiến con cái xem thường mối quan hệ gia đình, không có trách nhiệm với cha mẹ. Hơn nữa, sự nhận thức không đúng đắn về giá trị dân chủ đã dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn. Con cái không tôn trọng ý kiến của cha mẹ, hay cự cãi cha mẹ, không có ý thức học hỏi kinh nghiệm từ cha mẹ, mãi sa đà vào thú vui chơi, giải trí vô bổ, lơ là việc học tập. Nguy hại hơn, tình trạng con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ, ngược đãi, đánh đập cha mẹ ngày càng tăng. Thật đáng sợ khi chứng kiến “ánh mắt lạnh lùng, vô cảm không chút ăn năn, hối hận của những phạm nhân ở tuổi thanh niên đã bị kết án vì những tội bất hiếu không thể tha thứ được như hành hạ, đánh đập, thậm chí giết cha, giết mẹ một cách tàn bạo” [19, tr.255]. Những hành vi đó không còn là việc riêng, việc trong nhà của mỗi gia đình, mà nó là một hành vi vừa trái với lợi ích xã hội, vi phạm pháp luật, vừa trái với tính chất nhân đạo trong mối quan hệ đạo đức giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ trong gia đình Việt Nam.

Quan hệ anh chị em trong gia đình được coi là máu mủ, ruột thịt, thiêng liêng không gì thay thế được, thế nhưng dưới tác động của kinh tế thị trường mối quan hệ này đang có biểu hiện biến đổi tiêu cực. Bên cạnh những gia đình vẫn giữ được nét đẹp của nền nếp gia phong, em kính anh, anh nhường em…thì cũng có rất nhiều gia đình anh chị em bất hoà, cãi vã, kiện tụng, chém giết lẫn nhau để tranh giành của cải.

Sự thay đổi về điều kiện sinh sống, điều kiện làm việc đã làm cho mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, lạnh nhạt. Anh chị em ít có thời gian dành cho nhau, ít gặp gỡ, viếng thăm, hỏi han nhau. Trong trường hợp có sự xích mích, mâu thuẫn về tình cảm hoặc về các vấn đề lợi ích vật chất, họ đã không chủ động lựa chọn biện pháp hoà giải như thói quen của người Việt, mà sẵn sàng giành giật, thoá mạ, kiện tụng nhau ra toà, “ở nước ta, hiện tượng anh em kiện tụng nhau vì tranh chấp quyền lợi nhà cửa, đất đai, ruộng vườn … anh em đâm chém nhau trước mặt cha mẹ ngày càng trở nên phổ biến” [19, tr.105]. Sự rạn nứt này không chỉ phá vỡ gia đình mà còn biểu hiện sự xuống cấp trong việc nhận thức tầm quan trọng của mối quan hệ giữa anh chị em.

Thứ tư: Vấn đề bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình đang diễn ra ở nhiều nơi, ở mọi đối tượng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm suy yếu các mối quan hệ trong gia đình và độ bền vững của gia đình ở nước ta hiện nay. Có hai dạng bạo lực: Bạo lực giữa vợ và chồng; Bạo lực giữa cha mẹ và con cái.

Với dạng bạo lực giữa vợ và chồng, tình trạng bạo lực được xem xét cả hai chiều: bạo lực của người vợ với người chồng và bạo lực của người chồng với người vợ. Tình trạng bạo lực xảy ra cả với người chồng và người vợ. Tuy nhiên, ở mỗi hình thức bạo lực, đối tượng gây bạo lực và đối tượng bị bạo lực lại khác nhau. Ở các hình thức bạo lực như: đánh, mắng chửi, ép quan

hệ tình dục, tỷ lệ người chồng là đối tượng gây ra bạo lực nhiều hơn người vợ là đối tượng gây ra. Cụ thể: “tỷ lệ chồng đánh vợ chiếm 3,4% trong khi tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6%. Có 15,1% người chồng mắng chửi vợ trong khi tỷ lệ vợ mắng chửi chồng là 8,5%”. Tỷ lệ chồng ép vợ quan hệ tình dục khi vợ không có nhu cầu là 7,2% trong khi tỷ lệ vợ ép chồng quan hệ tình dục khi chồng không có nhu cầu là 1,6% [5, tr.166]. Có thể thấy, hình thức mắng chửi không chỉ diễn ra phổ biến hơn các hình thức bạo lực khác (đánh đập, ép quan hệ tình dục) mà còn có tỷ lệ xảy ra thường xuyên trong gia đình hơn. Nhưng khi so sánh về tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng ở nông thôn và thành thị, hình thức bạo lực vợ đánh chồng diễn ra ở thành thị nhiều hơn nông thôn, tỷ lệ vợ đánh chồng ở thành thị là 0,8%, ở nông thôn là 0,5%. Tỷ lệ này ở nội thành bốn thành phố lớn là 1,8% [5, tr.166].

Bạo lực của cha mẹ với con cái thường được thể hiện ở tình trạng cha

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)