Một số tác động cơ bản của KTTT định hướng XHCN đến xu

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 39)

B/ NỘI DUNG

1.2.3. Một số tác động cơ bản của KTTT định hướng XHCN đến xu

hướng biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống

Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã và đang tác động toàn diện đến các mặt của đời sống gia đình. Những tác động mạnh mẽ và trực tiếp ấy đang làm biến đổi những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức gia đình truyền thống cho phù hợp với xã hội mới, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện của các thành viên trong gia đình. Có thể thấy, sự tác động này theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực khác nhau.

- Những tác động tích cực:

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế thị trường tuy chưa đầy đủ, từng bước CNH, HĐH để phát triển đất nước theo quỹ đạo chung. Tuy nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì ngay cả hình thức sản xuất này cũng đã có những thay đổi căn bản. Do đó, có thể thấy Việt Nam đã có những thay đổi lớn về kinh tế, cơ sở gốc của nhiều thay đổi lớn về xã hội.

Quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Không chỉ ở các đô thị mà cả ở nông thôn, công cuộc đổi mới cũng thực sự tạo ra một sinh khí mới, nhất là đời sống kinh tế. Kinh tế tăng trưởng, tiến bộ xã hội được thúc đẩy, tạo nên sự phát triển xã hội một cách toàn diện. “Trong vòng 15 năm, từ 1990 đến 2004, tổng sản phẩm trong nước tăng gấp 3 lần, đạt mức bình quân 7,5%/năm” [5, tr.10]. Điều này đã dem đến cho gia đình Việt Nam những cơ hội phát triển mới, mức sống của đại bộ phận các gia đình đã được nâng cao. “Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 24% năm 2004” [5, tr.10].

Sự tăng trưởng về mặt kinh tế đã làm cho đa số gia đình no ấm hơn, đầy đủ hơn về mặt vật chất, văn minh hơn về mặt tinh thần. Có những tiến bộ rõ rệt về tính năng động, chủ động trong cuộc sống, có nhiều tiến bộ về trình độ, về cung cách làm ăn, về công nghệ sản xuất. Nhiều gia đình biết chủ động tạo dựng cuộc sống, nhanh chóng làm giàu, có điều kiện hưởng thụ đời sống văn hoá. Đa số gia đình ngày nay có xu hướng vươn đến cuộc sống cao hơn, phong phú hơn về vật chất và tinh thần; gia đình lấy tình yêu làm cơ sở gắn bó đôi vợ chồng, đề cao lợi ích và hạnh phúc cá nhân, chú trọng đến nguyện vọng của mỗi cá nhân, có mối quan hệ dân chủ giữa vợ và chồng, quan tâm lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái….Đó là cơ sở thuận lợi tác động tích cực đến đạo đức gia đình Việt Nam.

Những cơ hội thuận lợi và đa dạng mang đến khả năng khẳng định bản thân có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong quan hệ gia đình, biệt là người phụ nữ. Thậm chí, người phụ nữ lại là người có nhiều cơ hội thành công hơn trong cơ chế kinh tế thiên nhiều về dịch vụ như hiện nay. Đây là cơ sở quan trọng để người Việt tiếp nhận vấn đề bình đẳng giới. Về mặt tư tưởng, người phụ nữ đã giải phóng được chính mình khỏi sự tự ti, đồng thời, khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của gia đình và xã hội.

Tư tưởng bình đẳng, chú trọng việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đề cao tự do cá nhân là những giá trị nhân văn mới mà gia đình người Việt đang tiếp nhận cho dù tự giác hay tự phát. Sự tiếp nhận này không phải chỉ là sự tự điều chỉnh mang tính tất yếu do phương thức kinh tế thay đổi mang lại mà còn bởi thông tin đại chúng và sự du nhập các giá trị văn minh phương Tây trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nền kinh tế thị trường.

Như vậy, có thể thấy rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường đã và đang tác động ngày một sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự tác động không nhỏ tới đời sống đạo đức gia đình, đang từng bước làm biến đổi những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống cho phù hợp với xã hội mới, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện của mỗi cá nhân, trên cơ sở kế thừa biện chứng những yếu tố tích cực của đạo đức gia đình truyền thống.

- Những tác động tiêu cực:

Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, trong đó có đời sống gia đình và đạo đức gia đình truyền thống.

Kinh tế thị trường đã xô đẩy con người hướng vào giá trị trước mắt trội hơn các giá trị bền vững, đề cao lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội. Điều đó đã làm đảo lộn nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, biểu hiện ở sự xuống cấp đạo đức, lối sống phai nhạt lý tưởng, niềm tin. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa cá nhân phát sinh và phát triển, tạo nên lối sống vị kỷ, cực đoan, chà đạp lên những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp, trong đó có đạo đức gia đình.

Kinh tế thị trường làm cho con người ta lệ thuộc vào đồng tiền, sùng bái động tiền. Đồng tiền vừa là phương tiện trao đổi vừa là mục đích của sự trao đổi, lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm ý thức kinh doanh, mà còn đi vào mọi suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội khác,trong đó có quan hệ gia đình. Đối với không ít người tiền là cái quyết định tất cả, có tiền là có tất cả. Đồng tiền làm băng hoại đạo đức và chi phối ngay cả những quan hệ vốn là thiêng liêng như quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ vợ - chồng, quan hệ anh – em, thậm chí ngay cả trong tình yêu. Nó giống như “giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ không để lại giữa người và người

một mối quan hệ nào khác ngoài lợi ích trần trụi và lối sống “tiền trao cháo múc”, “không tình nghĩa”, dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán vị kỷ, biến phẩm chất con người thành giá trị trao đổi”

[31, tr. 600]. Đồng tiền còn làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong

gia đình ngày càng lỏng lẻo. Ai cũng lo kiếm tiền nên không còn nhiều thời gian giành cho nhau, cho gia đình.

Quan niệm tự do, dân chủ trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang có những biểu hiện bị lạm dụng. Nhiều gia đình đang có xu hướng đối lập lợi ích gia đình với lợi ích xã hội. Một số thế hệ trẻ do không được giáo dục từ trong gia đình cẩn thận nên có những biểu hiện xa rời và coi thường đạo đức gia đình truyền thống, bất chấp luân thường đạo lý, chạy theo lối sống xa hoa, truỵ lạc.

Trong bối cảnh đó, một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam truyền thống đã được nhìn nhận theo một cách khác. Một số gia đình tuy đời sống vật chất giàu sang hơn trước, nhưng quan hệ tình cảm giữa các thành viên lại giảm sút, thiếu tình thương yêu, thiếu sự quan tâm chăm sóc đến dời sống tinh thần, tình cảm của nhau, và đôi khi sự quan tâm chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Trong trường hợp này, người ta thường lấy lý do vì công việc bận rộn, vì phải lo làm ăn, kiếm tiền vất vả. Họ lạm dụng, ỷ lại tiền bạc để thay thế tình cảm, sự quan tâm dành cho gia đình. Ngoài ra, tình trạng người già bị coi thường, cô đơn, con cái hư hỏng, ly hôn, ngoại tình cũng đang diến ra ở không ít các gia đình. Hiện tượng bạo lực gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng và để lại hậu qủa nặng nề cho các thành viên trong gia đình và xã hội.

Cùng với đó, kinh tế thị trường còn tạo ra một lối sống mới mà không ít người coi đó là “mốt” – lối sống hưởng thụ mà đi kèm với nó là tâm lý tiêu dùng. Với lối sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức và phẩm cách con người. Nhiều phong tục, nếp sống gia đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại.

Sự du nhập các giá trị văn minh phương Tây, do việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã khiến cho một số người có cách nghĩ và lối sống không thích hợp với cả hiện trạng kinh tế và truyền thống văn hoá của con người Việt Nam. Chính những giá trị ngoại nhập, mà nhiều khi là giả tạo này đang tạo ra nhiều nét đứt gãy trong lối sống gia đình Việt Nam truyền thống.

Bên cạnh đó, phản ứng của xã hội đối với hành vi phi đạo đức cũng giảm đi. Nếu trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức bị dư luận xã hội lên án gay gắt thì ngày nay sự phản ứng này có phần dè dặt, yếu ớt hơn. Có lẽ vì mỗi người, mỗi gia đình đang còn mải miết trong cuộc mưu sinh, họ không có nhiều thời gian để suy nghĩ, bàn luận về những hành vi đó. Hơn nữa. nếu gặp những chuyện đó họ lại cho rằng “ mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”… chính những điều đó là mảnh đất dung túng cho cái xấu, cái ác phát triển, làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)