Thực trạng những biến đổi tích cực

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 54)

B/ NỘI DUNG

2.1.1. Thực trạng những biến đổi tích cực

Kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống gia đình. Sự tác động mạnh mẽ ấy đã làm biến đổi những chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống cho phù hợp với xã hội mới.

Thứ nhất, là sự biến đổi tích cực của những chuẩn mực đạo đức điều

chỉnh quan hệ giữa vợ và chồng.

Như đã phân tích ở trên, trong quan hệ vợ chồng thì tình nghĩa, thuỷ chung, hoà thuận, khiêm nhường là những yêu cầu đồng thời cũng là những chuẩn mực tiêu biểu, trong đó sự chung thuỷ là chuẩn mực cơ bản nhất. Có thể nói đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, đồng thời nó cũng có những biến đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

Trước hết, trong quan hệ hôn nhân, nếu trong xã hôi cũ hầu như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì trong xã hội hiện đại, tình yêu được thừa nhận như một tiêu chuẩn của hôn nhân, một yếu tố cấu thành gia đình. C. Mác đã nhận định: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì mới là hợp đạo đức mà thôi” [29, tr.134]. Đó chính là cơ sở để đảm bảo xây dựng một gia đình dân chủ, hoà thuận và hạnh phúc. Điều này không có nghĩa là trong gia đình truyền thống vợ chồng không yêu nhau hoặc con cái hoàn toàn không có quyền lựa chọn hôn nhân. Nhưng một thực tế cho thấy, hầu hết hôn nhân trong gia đình truyền thống thường được kiểm soát bởi các bậc cha mẹ hoặc những người lớn tuổi trong gia đình. Quyền quyết định của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái hầu như là một thứ quyền tuyệt đối. Bổn phận duy nhất của con cái là nghe theo lời cha mẹ. Việc nghe theo lời cha mẹ trong hôn nhân còn được coi là một trong những cách báo đáp công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế có nhiều trường hợp vợ chồng không biết mặt nhau cho đến ngày cưới. Cũng có trường hợp vì sống trong cùng làng thì biết mặt nhau nhưng chỉ đến ngày cưới mới có cơ hội nói chuyên, giao tiếp với nhau. Ngày nay, quyền quyết định hoàn toàn của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái đã giảm đáng kể. Thanh niên ngày càng có xu hướng độc lập và năng động trong

cuộc sống, họ có quyền tự do lựa chọn bạn đời và tự quyết định cuộc hôn nhân của mình. Vấn đề môn đăng hộ đối không còn theo quan niệm nặng nề như trước đây nữa. Chủ yếu, các Thanh niên tự chọn bạn đời cho mình theo những tiêu chí riêng như sự hợp nhau về lối sống, quan niệm, nhận thức, tâm sinh lý... Theo kết quả điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và nười phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Trung tâm nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ cho thấy: Các cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt chỉ chiếm 10,1% (thành phố: 3,7%, nông thôn đồng bằng:12,7%, trung du miền núi:10,2%). Sự mai mối hôn nhân cũng giảm mạnh (toàn quốc:5,3%, thành phố: 4,3%, nông thôn đồng bằng: 4,4%, trung du miền núi: 7,5%). Phần lớn các cuộc hôn nhân do con cái tự nguyện dưới hai hình thức: Con cái tự tìm hiểu và quyết định hoàn toàn, chiếm 33,3% (thành phố: 48,7%, nông thôn đồng bằng: 23,7%, trung du miền núi: 27,0%) và con cái tự tìm hiểu có hỏi ý kiến cha mẹ, chiếm 54,7% (thành phố: 48,3%, nông thôn đồng bằng: 58,9%, trung du miền núi: 55,2%) [46, tr.33].

Kinh tế thị trường đã tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cho gia đình Việt Nam, mức sống của đại bộ phận gia đình Việt Nam được nâng lên, các quan hệ trong gia đình có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực. Trong quan hệ vợ chồng, sự chung thuỷ luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc, trách nhiệm cao suốt đời người. Do ảnh hưởng của Nho giáo, trong gia đình truyền thống Việt Nam lòng chung thuỷ chủ yếu đặt ra với người vợ, người vợ phải phục tùng chồng, phải tuyệt đối chung thuỷ với chồng. Xã hội cũ chẳng những cho phép đàn ông có quyền bỏ vợ mà còn có quyền lấy nhiều vợ “trai năm thê, bảy thiếp”, còn người con gái, dù thế nào cũng “chính chuyên chỉ một chồng”. Trinh tiết, thờ chồng là những phẩm chất đạo đức mà xã hội cũ đặc biệt đề cao ở người phụ nữ, nhưng họ lại không có quyền đòi hỏi sự chung thuỷ đáp lại của người

đàn ông. Như vậy, trong gia đình truyền thống sự chung thuỷ trở thành sợi dây xích trói buộc người phụ nữ.

Hiện nay, trong gia đình hiện đại, quan niệm về chung thuỷ mang nội dung nhân đạo. Lòng chung thuỷ được đặt ra đối với cả vợ và chồng, nó như một đòi hỏi mà cả hai phải cùng nhau thực hiện để duy trì tổ ấm. Nó xuất phát trước hết từ nhu cầu tình cảm chân chính của con người và sự mong muốn của xã hội nhằm bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Ở đó, “một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội nào khác để mua người đàn bà, và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chính” [28, tr.289]. Chỉ đến lúc đó mới có sự bình đẳng thực sự trong hôn nhân. Và, cũng chỉ khi đó chế độ một vợ một chồng mới thể hiện đầy đủ tính chất một vợ một chồng của nó. Lòng chung thuỷ giữa vợ và chồng, sản phẩm tất yếu nảy sinh từ liên minh giữa những trái tim, mới được thực hiện trọn vẹn. Điều này còn được thể chế hoá bằng pháp luật. Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), điều 18 quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” [27].

Cũng như vậy, khi nói đến sự khiêm nhường, trong gia đình truyền thống thường là đòi hỏi cao đối với người phụ nữ. Người phụ nữ được cha mẹ dạy phải biết nhịn, “chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”. Sự khiêm nhường của người phụ nữ với mục đích giữ cho gia đình hoà thuận. Trong gia đình hiện nay, người phụ nữ vẫn “nhịn” để gia đình êm, ấm. Nhưng họ đã nhận được sự chia sẻ từ phía người chồng và dư luận xã hội, họ được thể hiện chính kiến, quan điểm đúng đắn của mình với người chồng trong những điều kiện thích hợp.

Thứ hai, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu

chắt chuẩn mực cơ bản là Từ và Hiếu. Chuẩn mực này vẫn được kế thừa trong gia đình hiện nay.

Từ là tình thương yêu và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Trong gia đình truyền thống hay gia đình hiện đại việc thương yêu, chăm sóc con cái luôn là trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự tăng trưởng của kinh tế và sự tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, cha mẹ có điều kiện hơn, cơ hội hơn để thể hiện tình thương yêu, trách nhiệm của mình đối với con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Bố mẹ luôn giành những điều tốt đẹp nhất cho con, mong con cái khôn lớn, trưởng thành.

Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có nhiều biến đổi. Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ giữa bề trên và kẻ dưới (cha mẹ là bề trên, con cháu là kẻ dưới), đó là mối quan hệ giữa người ra lệnh và kẻ phục tùng, người thống trị và kẻ bị trị thì ngày nay, con cái đã được đối thoại với cha mẹ, được trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc sống. Con cái có thể nói nên những nguyện vọng, những chính kiến riêng của mình. Cha mẹ không chỉ đơn thuần là những người bề trên dạy bảo con cái mà hơn thế, trong rất nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình thành thị và trí thức, cha mẹ còn là những người bạn sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cái. Như vậy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã thiết lập được mối quan hệ mềm dẻo hơn, bớt cững nhắc hơn so với thế hệ trước. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện nay là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng, dân chủ hơn.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái được pháp luật thừa nhận. Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. [27].

Ngoài mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ruột, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, mối quan hệ này trong gia đình truyền thống luôn được coi là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, cũng đã thay đổi. Các bà mẹ chồng trong gia đình truyền thống đều tỏ ra khắt khe hơn với các nàng dâu. Sự khắt khe này không xuất phát từ tình cảm mà xuất phát từ những quan niệm, nhận thức. Ngày nay, các nàng dâu được dễ chịu hơn vì quan niệm, nhận thức của cả xã hội đã thay đổi. Mối quan hệ này dần dần đã được cân bằng. Mẹ chồng nàng dâu tỏ ra hiểu nhau hơn, họ gần gũi và sẵn sàng sẻ chia với nhau hơn.

Quan niệm về con cái cũng khác trước. Trước đây, người ta thường nghĩ đông con là có phúc nên việc có nhiều con là bình thường. Nhưng ngày nay, xu thế các ông bố bà mẹ chỉ muốn sinh ít, số lượng con chủ yếu từ một đến hai con. Chủ yếu họ đánh giá cao sự nuôi dạy con cái thế nào cho tốt chứ không phải số lượng thành viên trong gia đình.

Ở Việt Nam, bên cạnh gia đình hạt nhân đang có xu hướng phát triển, gia đình hạt nhân mở rộng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Xét về cơ cấu, “trong gia đình Việt Nam hiện nay, số lượng gia đình hai thế hệ (cha mẹ - con cái) chiếm gần 2/3 số hộ; gia đình ba thế hệ (ông bà – cha mẹ - con cái) chiếm khoảng 1/3 số hộ trong cả nước [25, tr.45]. Dù gia đình hạt nhân hay gia đình

nhiều thế hệ thì mối quan hệ giữa ông bà và cháu cũng luôn luôn được đề cao. Ông bà luôn là tấm gương cho con, cháu. Vai trò của ông bà trong việc giáo dục con cháu rất quan trọng.

Ông bà luôn luôn quan tâm, dạy dỗ con cháu cho dù ông bà có ở cùng nhà hay không. Sự quan tâm giáo dục của ông bà chủ yếu tập trung vào dậy các cháu ngoan ngoãn, lễ phép với bề trên, hoà nhã với bạn bè, quản lý và hướng dẫn các cháu vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi… Khi các cháu có khuyết điểm, ông bà khuyên nhủ để các cháu hiểu được đúng sai mà sửa chữa, khắc phục. Đây chính là yêu cầu của đạo đức gia đình truyền thống, và nó được kế thừa trong gia đình Việt Nam hiện nay. Nhưng dưới tác động của kinh tế thị trường, khi mà điều kiện vật chất trong mỗi gia đình đã khá hơn rất nhiều, thì ông bà càng có điều kiện quan tâm, dạy dỗ cháu chắt hơn. Cơ chế thị trường làm cho các thành viên trong gia đình ngày càng bận rộn hơn (nhất là những lao động chính trong gia đình – cha mẹ) vì vậy, ở các gia đình này việc chăm nom, săn sóc, dạy dỗ cháu đều do một tay ông bà. Ông bà như “cha mẹ” thứ hai của cháu.

Ngược lại, con cái phải hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, phải kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc tuổi già và tự tu dưỡng, rèn luyện, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình. Kinh tế thị trường đã làm mức sống của đại bộ phận dân cư tăng lên đồng nghĩa với việc con cái có điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ tốt hơn. Nhiều người con có chí khí, học rộng tài cao, có địa vị trong xã hội đã lo được cho ông bà cha mẹ một cuộc sống đầy đủ, ấm no cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp ông bà, cha mẹ thư thái an hưởng tuổi già. Sự đầy đủ về vật chất, ấm cúng về tinh thần, gia đình giữ được nền nếp, gia phong … trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi thành viên trong gia đình vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù xã hội có nhiều thay đổi, nội dung giáo dục gia đình cũng có nhiều sự biến đổi, song đạo hiếu – mà

hạt nhân là tình thương, lòng kính trọng và sự phụng dưỡng cha mẹ vẫn được coi là một nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức gia đình hiện nay.

Trong một Đại hội về những người con hiếu thảo được tổ chức tại Thanh Hoá, một người con lớn tuổi đã nói: “Yêu thương, kính trọng cha mẹ già, ý thức được công lao trời biển của ông bà, tôi luôn dạy con hiếu thảo với ông bà và mong sao niềm vui ấy giúp cha mẹ tôi sống lâu cùng con cháu. Tôi luôn thầm nhủ: Dù bao nhiêu tuổi, nếu mất cha, mất mẹ ta vẫn là đứa trẻ mồ côi, dù lớn bao nhiêu tuổi vẫn ý thức được phận làm con, mong được phụng dưỡng cha mẹ và nhận sự chỉ bảo của cha mẹ” [24, tr.120].

Như vậy, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một nét đẹp trong đạo đức gia đình Việt Nam. Ngày nay, lòng hiếu thảo đó được pháp luật thừa nhận. Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” [27].

Thứ ba, trong quan hệ giữa anh chị em ruột, phải có bổn phận yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chăm sóc, giúp đỡ nhau, đồng thời, tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ trong mối quan hệ này cũng từng bước được loại bỏ. Nếu như trong gia đình truyền thống quan hệ giữa anh chị em là quan hệ bất bình đẳng, con trai trưởng bao giờ cũng có quyền hơn con thứ, con trai được coi trọng hơn con gái thì trong gia đình hiện nay, tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần dần được loại bỏ thay vào đó là sự bình đẳng giữa anh và em dựa trên cơ sở tình thương và trách nhiệm.

Bên cạnh đó, trong gia đình hiện nay, quan hệ anh, chị em vẫn được coi trọng và giữ gìn. Anh chị em trong nhà vẫn yêu thương, giúp đỡ, đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau. Có gia đình bố mẹ không còn, anh chị vẫn thay bố mẹ để lo lắng cho các em, có khi còn quên lo cho bản thân mình. Ngược lại, cũng

có rất nhiều người em biết nghe lời anh chị, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Những tình cảm đó thật đáng quý, đáng trân trọng trong điều kiện xã hội đầy biến động như hiện nay.

Thứ tư, vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.

Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình là một nét mới trong sự biến đổi

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)