Thực trạng những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 44)

B/ NỘI DUNG

2.1. Thực trạng những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam, trước đổi mới, chúng ta đã áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong mô hình này, nền kinh tế vận hành trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Những cải tiến theo hướng kinh tế thị trường chủ yếu ở cấp vi mô, mang tính cục bộ, không triệt để và thiếu đồng bộ, diễn ra trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung và nhằm duy trì, củng cố hệ thống kinh tế công hữu, tập trung, bao cấp và đóng cửa. Đây là giai đoạn nền kinh tế chịu sự thống trị tuyệt đối của chế độ sở hữu công cộng, vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung với các đặc trưng nổi bật là quan liêu - bao cấp. Các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, thị trường bị phủ nhận. Mô hình này không phù hợp với điều kiện mới, làm cho nền kinh tế - xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

Trước tình hình đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Công cuộc đổi mới đất nước được bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (12 – 1986). Đảng ta chủ trương: Đổi mới toàn diện cả cấu trúc và cơ chế vận hành nền kinh tế với nội dung chính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Sự chuyển đổi đó đã tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -

xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt”. [7, tr. 67]. “Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước” [8, tr.73 – 74].

Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có một số mặt hạn chế: hệ thống thị trường chưa đồng bộ; môi trường kinh tế (gồm cả vĩ mô và vi mô) chưa được hoàn thiện và chưa thực sự hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước và cơ chế chính sách chưa theo kịp thực tiễn; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được với kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập. “Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp” [8, tr.94].

Như vậy, kinh tế thị trường đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có các mặt của đời sống gia đìnhvà đạo đức gia đình cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức gia đình đã có những biến đổi nhất định. Sự biến đổi đó theo hai xu hướng: Tích cực và tiêu cực

Một phần của tài liệu Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)