0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số giải pháp khắc phục các xu hướng lệch lạc trong biến đổi đạo

Một phần của tài liệu NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 67 -67 )

B/ NỘI DUNG

2.2. Một số giải pháp khắc phục các xu hướng lệch lạc trong biến đổi đạo

đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

2.2.1. Tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường

Ở nước ta trong điều kiện hiện nay, dưới sự tác động có tính hai mặt của kinh tế thị trường đến đạo đức gia đình thì điều kiện đầu tiên trong tạo lập điều kiện kinh tế - xã hội cho việc xây dựng đạo đức gia đình là sự tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.

Thực chất nền KTTT có sự điều tiết của Nhà nước là ở chỗ, Nhà nước quản lý, điều tiết thị trường bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích tính năng động của con người trong hoạt động làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển cùng chiều giữa đạo đức và kinh tế.

Để tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền KTTT cần phải hoàn thiện cơ chế thị trường, nghĩa là, xây dựng một hệ thống những nguyên tắc, những chế độ, chính sách thích hợp với sự vận hành của nền KTTT trong điều kiện hiện đại theo định hướng XHCN. Định hướng XHCN xét về đạo đức là giải pháp nhằm khắc phục những khiếm khuyết của KTTT đối với việc phát triển con người và đạo đức con người. Định hướng XHCN được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước

nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Bằng các công cụ tài chính, thuế, các chế độ khuyến khích, ưu đãi và hạn chế … Nhà nước điều tiết quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối nhằm đảm bảo tối đa công bằng kinh tế, công bằng xã hội tạo cơ sở cho sự phát triển đạo đức.

Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội cần phải lấy con người làm mục tiêu, quan tâm đến lợi ích của từng gia đình, của mỗi cá nhân người lao động. Bởi đạo đức phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Muốn tạo dựng nền đạo đức gia đình nói chung, đạo đức gia đình nói riêng phải xây dựng cơ sở kinh tế, vật chất, đặc biệt, đối với nước ta nền KTTT còn nhiều khiếm khuyết.

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò điều chỉnh các lợi ích trong nền kinh tế. Nhà nước thông qua pháp luật và thực thi pháp luật bảo đảm các lợi ích của các nhóm xã hội, các thành phần kinh tế. Nếu các lợi ích không được đảm bảo, bị vi phạm tất sẽ dẫn đến sự rối loạn về mặt đạo đức.

Như vậy, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với KTTT, kiện toàn cơ chế thị trường là giải pháp cơ bản, lâu dài, không chỉ để phát triển kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển đạo đức và đạo đức gia đình.

2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về việc kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước và xã hội đang có những biến đổi nhanh chóng, gia đình cũng đang có sự chuyển đổi từ cũ sang mới; các thành viên trong gia đình có những yêu cầu mới khác trước về quan hệ tình cảm, đạo đức cũng như về cuộc sống vật chất và văn hoá gia đình. Vì vậy,

việc giáo dục, xây dựng những quan niệm mới về tình yêu, hôn nhân, gia đình, việc truyền bá các kiến thức khoa học về cuộc sống gia đình, việc xây dựng các quy tắc, tập quán tiến bộ trong các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình … rất quan trọng để xây dựng gia đình Việt Nam “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội” [8, tr.76].

Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình thì cũng cần phải kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống. Đó là tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Đó là lòng chung thuỷ, sự hoà thuận giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau, sự hoà thuận giữa anh chị em trong một nhà… Những giá trị này chỉ được phát huy trong gia đình hiện nay khi chính những thành viên trong gia đình nhận thức được vai trò của những giá trị đó.

Để nâng cao nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình cũng như toàn xã hội về việc phát huy các giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền trong việc nâng cao nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình cũng như của toàn xã hội, ngày 15/5/2014, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 1460/QĐ – BVHTTDL phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2014 thuộc đề án: “Tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp qua nhiều kênh thông tin như báo chí, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt chính trị các đoàn thể nhân dân, hội nghị, hội thảo…Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam thực sự là tổ

ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đồng thời, thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình, về bình đẳng giới, về công tác phòng chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.

Nội dung tuyên truyền: cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về tầm quan trọng của việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay; chỉ rõ cho mọi người thấy được những biến đổi tiêu cực của đạo đức gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường; hậu quả của sự biến đổi tiêu cực đó. Từ đó xác định mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể và xã hội cần làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình hiện nay.

Hình thức tuyên truyền: Phát huy tác dụng tuyên truyền qua đài truyền hình; đài phát thanh Trung ương, hệ thống phát thanh cơ sở; các loại sách báo, tạp chí, đặc biệt là các tạp chí về gia đình ….Từ các phương tiện truyền thông này, một lực lượng khán giả, thính giả đông đảo chịu ảnh hưởng, tác động của những gương đạo đức gia đình lành mạnh, tiến bộ, đồng thời thông tin đại chúng cũng góp phần hướng dẫn dư luận phê phán những quan niệm, sinh hoạt gia đình phi đạo đức. Ngoài ra, có thể mở các lớp tập huấn, các buổi hội thảo về những vấn đề đang đặt ra với gia đình như bình đẳng giới, bạo lực gia đình…nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về đạo đức gia đình.

Cùng với việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về việc kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống thì việc tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cũng rất cần thiết.

Luật Hôn nhân và Gia đình đã góp phần xây dựng, hoàn thiện chế độ hon nhân và gia đình tiến bộ, là cơ sở pháp lý cho việc ứng xử của các thành viên trong gia đình; là những chuẩn mực pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; có sự kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người, mọi gia đình về Luật Hôn nhân và Gia đình là công việc không chỉ của riêng một ngành, một đoàn thể nào mà là trách nhiệm chung của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và tất cả cộng đồng. Đây là một công việc đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của các ban ngành, đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ và Uỷ ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… và của các cơ quan chức năng liên quan trực tiếp tới vấn đề hôn nhân và gia đình.

2.2.3. Kế thừa và phát huy có chọn lọc những chuẩn mực đạo đức tích cực của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình hiện đại trong xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

Kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ trong gia đình hiện đại là một biện pháp rất cần thiết để xây dựng gia đình mới hiện nay ở nước ta.

Trước tiên, trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức gia đình mới, phải chú ý đến việc kế thừa những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng hi sinh, tinh thần cố kết cộng đồng, trung thực, giản dị, khiêm tốn, nhân nghĩa, vị tha, thuỷ chung đức độ, thương yêu con người, lối sống tình nghĩa “thương người như thể thương thân”, uống nước nhớ nguồn”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “lá lành đùm lá rách”, “tương thân, tương ái”…Những truyền thống tốt đẹp này cần được phát

huy, phát triển trong xây dựng đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng.

Yêu cầu cơ bản về đạo đức mới trong gia đình được thể hiện một cách rõ ràng thành những chuẩn mực có tính nguyên tắc trong Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo hành gia đình…. Đó là thương yêu, chung thuỷ, bình đẳng, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình [27]. Vì vậy, những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy. Đó là đức từ của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Đó lá sự thuỷ chung giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em một nhà. Những gia đình có gia phong cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh, về truyền thống gia đình. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng sẽ đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó, là sự đóng góp nho nhỏ tạo nên bề dày truyền thống sẽ góp phần xây dựng gia phong đáng tự hào.

Bên cạnh việc kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống thì việc xây dựng đạo đức mới trong gia đình cũng đòi hỏi phải lựa chọn, xử lý đúng đắn những yếu tố mới nảy sinh, biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại như: Dân chủ hóa các quan hệ trong gia đình, bình đẳng, tôn trọng nhân cách của các thành viên … sao cho phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của gia đình và sự phát triển của xã hội. Vì thế, đạo đức mới trong gia đình không chỉ được xây dựng trê cơ sở của tình yêu thương, sự chung thuỷ, của đức từ, đạo hiếu mà còn cần phải xây dựng tinh thần dân chủ, bình đẳng, sự tôn trọng cá nhân trong cách ứng xử giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ, giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ.

Mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng có ý nghĩa to lớn đối với con cái, tạo nên cho chúng những quan niệm đúng đắn về việc tôn trọng quyền con người, sự bình đẳng và công bằng giữa các thành viên. Do đó, mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình đang trở thành một nét văn hoá tiêu biểu của gia đình mới: bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với gia đình, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Đó cũng là yếu tố khởi đầu, đặt cơ sở cho việc tôn trọng quyền tự do cá nhân và nhân cách con người, là cơ sở để củng cố độ bền vững của gia đình trong điều kiện hiện nay.

Cha mẹ đảm bảo quyền tự do, dân chủ của con cái, nhưng không dung túng sự hỗn láo, không vâng lời cha mẹ. Đồng thời cha mẹ phải luôn có thái độ đúng mực với con cái: lắng nghe ý kiến, cân nhắc đúng sai, không nuông chiều quá mức, cũng không dùng quyền uy áp đặt, giúp con nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, việc xây dựng tình thương yêu, giúp đỡ, mối quan hệ hoà thuận giữa anh em trong gia đình cũng góp phần khắc phục các xu hướng lệch lạc trong sự biến đổi của đạo đức gia đình. Anh em sống trong một nhà phải đoàn kết, thương yêu chăm sóc lẫn nhau, lắng nghe tâm tư tình cảm của nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Điều này đã tạo nên một tập thể nhỏ cố kết với nhau, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân.

Đạo đức gia đình không phải chỉ thể hiện trong lĩnh vực gia đình, mà đạo đức gia đình còn thể hiện ở quan niệm, hành vi, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với họ hàng, làng xóm và với xã hội. Nên yêu cầu đạo đức mới trong gia đình còn đòi hỏi nêu cao tinh thần trách nhiệm của

mỗi thành viên trong gia đình trước sự biến đổi của đất nước, trong cái vui buồn của những người xung quanh trong môi trường xã hội.

Cùng với việc kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp trong gia đình truyền thống; tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại, cũng phải kiên quyết loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu hoặc không phù hợp với việc xây dựng gia đình mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đòi hỏi gia đình Việt Nam cần có những biến đổi nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới. Gia đình truyền thống của xã hội nông nghiệp lúa nước với tính chất gia trưởng, khép kín, sự liên thông về xã hội thấp sẽ không còn phù hợp với một xã hội đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sôi động. Xã hội mới tuyên bố xóa bỏ mọi bất công xã hội, mọi sự phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội, những phong tục lạc hậu như thói gả bán trong hôn nhân; trọng nam khinh nữ; đa thê; xây dựng luật hôn nhân và gia đình mới, khẳng định quyền tự do kết hôn và tự do li hôn, bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em

Một phần của tài liệu NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 67 -67 )

×