Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ

150 468 0
Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ HÀ THỊ THANH THẢO TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYÊ ̃ N THÊ ́ CHINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG 7 1.1. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 7 1.1.1. Phát triển công nghiệp 7 1.1.2. Môi trường 15 1.1.3. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 22 1.2. Vai trò của Nhà nước trong kiểm soát bảo vệ môi trường trước áp lực phát triển công nghiệp 28 1.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường 32 1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Singapo 35 1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan 37 1.3.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng 39 1.3.4. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Hải Dương 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 44 2.1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 44 2.1.1. Khái quát những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 44 2.1.2. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 52 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ 54 2.1.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Phú Thọ 56 2.1.5. Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ 58 2.2. Đánh giá tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường ở tỉnh Phú Thọ 60 2.2.1. Tác động tới môi trường đất 60 2.2.2. Tác động tới môi trường nước 66 2.2.3. Tác động đến môi trường không khí 78 2.2.4. Nguyên nhân 82 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 90 3.1. Cơ sở cho đề xuất giải pháp 90 3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường dưới tác động của phát triển công nghiệp 90 3.1.2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 91 3.1.3. Pháp luật của Nhà nước 94 3.1.4. Công tác phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua 94 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp tới môi trường ở tỉnh Phú Thọ 103 3.2.1. Các chính sách liên quan 103 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và kế hoạch thực hiện 109 3.2.3. Giải pháp về giám sát của người dân 110 3.2.4. Giải pháp đối với doanh nghiệp 111 KẾT LUẬN 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 PHỤ LỤC 127 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUÂ ̣ N VĂN BOD: Nhu cầu Oxi sinh hóa CCN: Cụm công nghiệp CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa COD: Nhu cầu Oxi hóa học hóa ĐTM: Đánh giá tác động môi trường KCX: Khu chế xuất KCN: Khu công nghiệp ONMT: Ô nhiễm môi trường TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước TTCN: Tiểu thủ công nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển công nghiệp là một tất yếu khách quan đối với bất kỳ một quốc gia nào trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Đây cũng được coi là một trong những thước đo vô quan trọng về trình độ phát triển của các quốc gia. Vì vậy phát triển công nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển công nghiệp được đẩy mạnh thì các quốc gia trên thế giới càng phải chống chịu với nhiều tác động tiêu cực mà nó mang tới, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới suy giảm và ONMT. Thế giới đang được chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy của sản xuất công nghiệp, tuy nhiên để có sự phát triển ấy, môi trường cũng đang bị hủy hoại nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển công nghiệp đã có đóng góp không nhỏ cho những thành công ấy. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề phát triển công nghiệp liên quan tới ONMT đã gây ra nhiều tổn hại cả về kinh tế và xã hội. Việt Nam cần phải tìm ra những chính sách phát triển thật sự hợp lý để không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu quốc gia không thể đạt được nếu mỗi địa phương không xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể. Phú Thọ là một tỉnh vùng Trung du Bắc bộ, công nghiệp đã sớm được chú trọng phát triển từ những năm 60 của thế kỉ XX. Từ khi tái lập tỉnh (1997) tới nay, Phú Thọ đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp, vì vậy công nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò chủ đạo trong 2 việc phát triển kinh tế của tỉnh. Công nghiệp là ngành đóng góp tích cực nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đây cũng là ngành quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH đất nước mà Đảng đã đề ra. Tuy nhiên phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ vẫn đang tồn đọng những bất cập như: tốc độ phát triển chưa nhanh và không đồng đều; môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng trước tác động của phát triển công nghiệp đe dọa sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh Việc nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường ở Phú Thọ là đòi hỏi mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quá trình phát triển công nghiệp và tác động của nó tới những biến đổi môi trường đang là vấn đề chung mang tính toàn cầu. Kết hợp đồng thời các biện pháp phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường đang là vấn đề trọng yếu trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Phát triển công nghiệp và tác động của nó tới môi trường đang thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các hội nghị, chương trình được tổ chức nghiên cứu vấn đề này. - Năm 1994, tác giả Võ Đại Lược đã trình bày những chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp Việt Nam trong tình hình mới trong tác phẩm: “Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới”. Đến năm 2005 nhà xuất bản Lý luận chính trị quốc gia có công trình: “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”. Tác giả Lê Quang Tám đã khái quát những thành tựu công nghiệp Việt Nam từ đó rút ra những định hướng cho quá trình phát triển công nghiệp trong tương lai trong công trình: “Công nghiệp Việt Nam thành tựu và triển vọng”, tạp chí Thương mại, 2003. Năm 3 1999, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân cho xuất bản tác phẩm “giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp” của Nguyễn Đình Phan. Tác phẩm đã chỉ ra vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời nêu ra sự cần thiết của việc quản lý công nghiệp của nhà nước. Trong những năm qua rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học chọn nghiên cứu về môi trường để thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 2003, nhà xuất bản Thống kê xuất bản “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường” của PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh; Đặng Như Toàn với tác phẩm “bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội của nó”,… Nhận thấy mối quan hệ tác động giữa phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp với môi trường, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Năm 1995 Trần Thanh Lâm đã “Phân tích ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường đô thị Hà Nội”. Lê Huy Bá trình bày mối quan hệ giữa môi trường với phát triển bền vững trong “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững”. Như vậy các công trình nghiên cứu gắn vấn đề phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường còn hạn chế, các công trình hầu hết nghiên cứu sự tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường ở tầm quốc gia. Tuy nhiên cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về phát triển công nghiệp và tác động của nó tới môi trường tỉnh Phú Thọ. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra những giải pháp cho phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường của tỉnh. * Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường và kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công 4 nghiệp với môi trường. - Khảo sát và đánh giá những tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (từ 1997 đến nay). - Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường ở tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Về đối tượng: Đề tài lấy ngành công nghiệp, lĩnh vực môi trường và những tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. * Về phạm vi nghiên cứu: + Về học thuật: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, luận văn tập trung nghiên cứu môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nước. + Phạm vi lãnh thổ: Địa bàn tỉnh Phú thọ. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp và lĩnh vực môi trường tỉnh Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay . 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp luận - Quan điểm tổng hợp, quan điểm biện chứng: Dựa trên quan điểm này nhằm tránh bỏ sót hoặc những đánh giá có tính phiến diện. Nhờ quan điểm tổng hợp, quan điểm biện chứng chúng ta có thể thấy được xu thế phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng. Sử dụng quan điểm tổng hợp, quan điểm biện chứng sẽ giúp tác giả có một nhìn nhận toàn diện về phát triển công nghiệp, những tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường của tỉnh Phú Thọ. - Quan điểm hệ thống, quan điểm nhân quả: Trên cơ sở quan điểm hệ 5 thống và quan điểm nhân quả, tác giả có thể hiểu rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế liên quan tới phát triển công nghiệp và tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tác giả có thể đưa ra các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp tới môi trường. - Quan điểm thực tiễn: các kết quả đánh giá, nghiên cứu và những nhận định đưa ra dựa vào điều tra thực tiễn và tổng kết đúc rút từ thực tiễn. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả luôn tôn trọng thực tiễn, dựa trên thực tiễn khách quan để nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận. Những sự kiện liên quan tới tác động của phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luôn được cập nhật một cách trung thực nhất. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu. Điều tra thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu là phương pháp quan trọng, định hướng cho toàn bộ luận văn. Với những cơ sở dữ liệu được thu thập, luận văn có những cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản nhất liên quan tới đề tài nghiên cứu gồm: công nghiệp, phát triển công nghiệp, môi trường, tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. - Phương pháp điều tra thực tiễn từ các cơ sở ban ngành chức năng trong tỉnh. Nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường của tỉnh Phú Thọ, luận văn cần phải có dữ liệu, số liệu để chứng minh. Có rất nhiều phương pháp để thu thập nguồn thông tin này, song trong phạm vi của luận văn tác giả sử dụng phương pháp điều tra thực tiễn từ các sở ban ngành chức năng trong tỉnh. Trên cơ sở số liệu, dữ liệu được điều tra, tác giả đã có được hệ thống tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài. - Phương pháp tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu, số liệu điều tra thông qua phần mềm, máy tính. 6 Từ toàn bộ cơ sở dữ liệu, số liệu mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ, đặc biệt tác giả đi sâu phân tích tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí của tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình phân tích, tác giả đã sử dụng các công cụ trợ giúp đặc biệt từ máy tính để xây dựng các bản đồ, biểu đồ, đồ thị thể hiện sự phát triển công nghiệp và mức độ tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường của tỉnh Phú Thọ. Tổng hợp, phân tích là phương pháp được tác giả sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhờ có phương pháp này, luận văn có được luận cứ thuyết phục và các nhận định chính xác. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Góp phần xác định và hoàn thiện nghiên cứu về mặt khoa học tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường. - Các kết quả nghiên cứu là những luận cứ có tính khoa học, do vậy có thể làm tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho giảng dạy và học tập. Ngoài ra, là tư liệu tham khảo tốt cho địa phương trong xem xét đánh giá tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường. Chƣơng 2: Thực trạng tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. [...]... TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG 1.1 Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trƣờng 1.1.1 Phát triển công nghiệp 1.1.1.1 Quan điểm về phát triển công nghiệp * Quan điểm về công nghiệp: Công nghiệp không phải là ngành mới trong nền kinh tế quốc dân Xét trong quá trình lịch sử của hoạt động sản xuất công nghiệp, mỗi quốc gia có những đặc thù riêng nhưng nhìn chung hoạt động. .. pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án đó Trong giai đoạn hiện nay, khi sản xuất công nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng thì hệ thống tiêu chuẩn môi trường cho giám sát phát triển công nghiệp và ĐTM luôn luôn phải được bổ sung và hoàn thiện để tiến tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 21 1.1.3 Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 1.1.3.1 Tác động tới môi trường đất Đất... cá nhân và cộng đồng) Môi trường nhân tạo (bao gồm những nhân tố do con người tạo ra) * Theo quy mô có thể chia môi trường thành môi trường toàn cầu, môi trường châu lục, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng miền, môi trường địa phương * Theo thành tố cấu tạo môi trường: môi trường được chia thành môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh vật * Theo... của sự phát triển kinh tế xã hội Những thành tựu mà quá trình phát triển công nghiệp đem lại vô cùng to lớn Tuy nhiên phát triển công nghiệp là nguyên nhân gây ra vấn nạn về môi trường Trước tình hình đó, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường là vấn đề chung của toàn nhân loại Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi. .. hưởng mạnh mẽ tới phân bố, cơ cấu công nghiệp Một sự thay đổi dù là nhỏ về thị trường đều có ảnh hưởng tới chiến lược phát triển công nghiệp Điều tiết quá trình sản xuất công nghiệp không chỉ bằng cơ chế thị trường mà còn do đường lối chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước Đường lối phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia trong các thời kì lịch sử đều có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của quá trình... vực cư dân sinh sống môi trường được chia thành môi trường thành thị, môi trường nông thôn 1.1.2.2 Vai trò của môi trường đối với phát triển kinh tế xã hội Mọi hoạt động sống của con người trong đó có hoạt động sản xuất công nghiệp đều được thực hiện trong một không gian môi trường xác định - Môi trường là không gian sống của con người, là nơi chứa đựng mọi hoạt động sản xuất công nghiệp 17 Ngay từ khi... Phát triển công nghiệp có thể được hiểu là sự tăng tiến về mọi mặt của nền công nghiệp trong một thời kỳ nhất định Phát triển công nghiệp chính là sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp gắn với sự hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Trên cơ sở đó, phát triển công nghiệp tiến tới nâng cao chất lượng sống và đảm bảo công bằng xã hội Muốn phát triển công nghiệp cần... xuất công nghiệp được đánh giá như xương sống, giá đỡ cho sự phát triển công nghiệp Đây là điều kiện tiên quyết để sản xuất công nghiệp có thể tiến hành một cách thông suốt và thuận lợi * Thị trường và đường lối chính sách phát triển công nghiệp: Thị trường đối với phát triển công nghiệp phải tính tới cả hai yếu tố thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường các sản phẩm đầu ra Dù bất cứ loại thị trường. .. trong sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng trưởng công nghiệp cũng dẫn tới phát triển công nghiệp Phát triển công nghiệp được biểu hiện đồng thời ở ba nội dung sau: - Tăng trưởng công nghiệp tức là sự gia tăng thu nhập của ngành công nghiệp trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tăng trưởng công nghiệp biểu hiện ở tăng quy mô, tốc độ và tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình... của chất thải công nghiệp thải vào môi trường đất, vì vậy quản lý chất thải công nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn Thế giới đang đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về môi trường đất cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó trong mỗi hoạt động sản xuất công nghiệp cần phải chú ý tới công tác bảo vệ môi trường đất 1.1.3.2 Ô nhiễm môi trường nước Nước là loại tài nguyên vô cùng quan trọng trong môi trường, . VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG 7 1.1. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 7 1.1.1. Phát triển công nghiệp 7 1.1.2. Môi trường 15 1.1.3. Tác động của phát. quan tới phát triển công nghiệp và tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tác giả có thể đưa ra các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp. cực của quá trình phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG 1.1. Tác động của phát

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUÂN VĂN

  • 1.1.1. Phát triển công nghiệp

  • 1.1.2. Môi trường

  • 1.1.3. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường

  • 1.2. Vai trò của Nhà nước trong kiểm soát bảo vệ môi trƣờng trƣớc áp lực phát triển công nghiệp

  • 2.1.2. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

  • 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ

  • 2.1.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

  • 2.1.5. Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

  • 2.2.1. Tác động tới môi trường đất

  • 2.2.2. Tác động tới môi trường nước

  • 2.2.3. Tác động đến môi trường không khí

  • 2.2.4. Nguyên nhân

  • 3.1. Cơ sở cho đề xuất giải pháp

  • 3.1.2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường

  • 3.1.3. Pháp luật của Nhà nước

  • 3.2.1. Các chính sách liên quan

  • 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và kế hoạch thực hiện

  • 3.2.3. Giải pháp về giám sát của người dân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan