Quản trị bán lẻ tại siêu thị CoopMart
Trang 1Đề tài:
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Dương Đình Quốc
Sinh viên thực hiện : 09219L_Nguyễn Nhật Tường Vy (Nhóm trưởng) 09207L_Lôi Bảo Trân
09204L_Nguyễn Háo Ngọc Thanh Mi Tú 09202L_Hồ Thụy Phương Thúy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
UNIVERSITÉ HOA SEN – HOASEN UNIVERSITY
Trang 2TRÍCH YẾU
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao và thói quen mua sắm của người dân cũng dần thay đổi Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, song song đó là sự lên ngôi của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm Những yếu tố trên đã giúp Việt Nam nhiều năm liền nằm trong top những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, sánh ngang cùng Trung Quốc hay Brazil Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO sau nhiều năm đàm phán Theo cam kết gia nhập thì kể từ đầu năm 2009, thị trường bán lẻ của nước ta mở cửa hoàn toàn cho các công ty nước ngoài, nghĩa là sẽ xuất hiện những con cá lớn, trong khi Việt Nam không có nhiều hệ thống siêu thị đủ mạnh và đủ kinh nghiệm đề cạnh tranh với đối thủ Thậm chí, nhiều ý kiến bi quan đã nghĩ đến viễn cảnh thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam sẽ nằm trọn trong tay các đại gia nước ngoài
Song, 2009 cũng là năm thứ sáu tạp chí uy tín Retail Asia công bố danh sách những nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương Và liên tục trong sáu năm đó, luôn đứng ở vi trị số một tại thị trường Việt Nam là Saigon Co.op với hệ thống siêu thị Co.opMart, một thương hiệu quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam
Một trong những nguyên do dẫn đến sự thành công của Saigon Co.op chính là chiến lược phát triển phù hợp, mà cụ thể là quyết định tìm một "người mở đường" cho cả hệ thống bán lẻ này để có thể thực hiện việc đầu tư, phát triển và huy động sức mạnh xã hội một cách hiệu quả, linh động nhất trong tiến trình hội nhập Saigon Co.op tự tin sẽ giữ vững vị trí số một trong những năm tới, dù phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đại gia bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam.
Trang 41 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
Nhìn lại sự phát triển của thị trường bán lẻ thời gian qua, các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại đang có nhiều tiềm năng phát triển hơn và sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai Theo công bố của hãng tư vấn Mỹ AT Kearney, vào năm 2007 thị trường bán lẻ Việt Nam đứng thứ 4 thế giới sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc Đến năm 2008 Việt Nam trở thành là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Tới năm 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mất vị trí dẫn đầu và xếp ở vị trí thứ 6 Và năm 2010 Việt Nam tụt tám hạng và đứng ở vị trí thứ 14, vị trí thấp nhất trong suốt bảy năm xếp hạng vừa qua Nguyên nhân thứ nhất là do sức hấp dẫn thị trường bị giảm; thứ hai là do tiêu chí rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh được lượng hoá qua một loạt các yếu tố như rủi ro chính trị, cải cách kinh tế, chỉ số nợ, chi phí kinh doanh, tình hình vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tình hình vỡ nợ Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định “Ngành bán lẻ cũng được cho là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam (12%) và dự báo đến năm 2012, doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ USD”
Theo Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị, đến cuối năm 2008 thì con số đã lên tới 96% Tần suất mua sắm tại cửa hàng tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2 lần/tháng trong giai đoạn 2005 – 2007, lên 3 lần/tháng trong năm 2008, và nâng lên 4 – 5/tháng trong năm 2009 Trước xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới và trong nước, sức mua của người dân ngày càng tăng cao và xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi nhanh, theo hướng mua sắm tại hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích, do đó có hơn 70% nhà sản xuất nhận định rằng thị trường bán lẻ sẽ tăng trưởng từ 20 – 25% trong năm 2010 Vì thế, hiện nay hệ thống phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng bao gồm gần 9.000 chợ trên toàn quốc Còn hệ thống bán lẻ hiện đại có khoảng 70 trung tâm thương mại - trung tâm mua sắm, hơn 400 các loại siêu thị và hàng trăm cửa hàng tiện lợi khác Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước như Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30% Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam là Big C (Pháp), Parkson (Malaysia), Lotte Mart (Hàn Quốc), Louis Vuiton, Metro Cash&Carry (Đức),…
Trước khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy sự cạnh tranh giữa các kênh bán lẻ hiện đại với kênh truyền thống không gây gắt, quyết liệt Nhưng từ khi các nhà bán lẻ nước ngoài bắt đầu dòm ngó, nhảy vào thị trường Việt Nam – thị trường bán lẻ đầy tiềm năng và hấp dẫn – họ đã mang lại luồng gió mới làm thay đổi bản chất và diện mạo
Trang 5của ngành bán lẻ nước ta Vì vậy, cuộc cạnh tranh, chạy đua giữa các doanh nghiệp ngày càng gây gắt, quyết liệt hơn, bằng việc họ mở rộng hệ thống bán lẻ hay triển khai các hình thức khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng nhằm giữ vững hay làm tăng thị phần của mình trong thị trường bán lẻ Như hệ thống Coop Mart của Liên hiệp xã TP Hồ Chí Minh mở rộng hệ thống phân phối ở Hà Nội và dự dịnh mở ra các điểm ở miền Bắc (44 siêu thị trong cả nước); hệ thống siêu thị hàng dệt may Vinatex Mart đã có 21 cơ sở trong nước; và mục tiêu đến năm 2015 của Hapro sẽ trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hệ thống 2 đại siêu thị, 5 trung tâm thương mại, 60 siêu thị, 30 cửa hàng tiện ích mang thương hiệu HaproMart, 213 cửa hàng, điểm kinh doanh rau và thực phẩm an toàn HaproFood, 300 cửa hàng chuyên doanh và 1 hệ thống tổng kho, kho hàng hóa, dịch vụ hậu cần logistics
Có thể nói, sự phát triển hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chủ yếu theo bề rộng; quy mô nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết, hợp tác; tính chuyên nghiệp yếu (nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, chỉ có khoảng 4 - 5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành) Khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên không thể tự tổ chức hệ thống phân phối; phương thức kinh doanh lạc hậu, trình độ quản lý chưa đáp ứng được xu hướng hiện đại 60 - 70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lãnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng web đơn giản với nội dung nghèo nàn Ngoài ra, hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc Doanh số bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước ước tính chiếm khoảng 25% trên phạm vi cả nước và khoảng 35 - 40% ở các thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM Trong khi đó, các nhà bán lẻ nước ngoài có những lợi thế như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán Các nhà phân phối nước ngoài tham gia thị trường cùng với những phương thức bán hàng và loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại, các siêu thị của họ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa… với quy mô lớn, mặt bằng kinh doanh trên 10 ngàn m2
đều chiếm từ 3 - 5% doanh thu bán lẻ của khu vực đó
Trang 6 Slogan: Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà
Phương châm: “Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo”
2.1 Lịch sử hình thành
Năm 1989 – 1991: Saigon Co.op chuyển từ hợp tác xã (HTX) kiểu cũ sang HTX theo nguyên
tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Năm 1992 – 1997: Saigon Co.op đã liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng
thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình
Ngày 09/02/1996: Siêu thị đầu tiên ra đời là Co.opMart Cống Quỳnh với sự giúp đỡ của các
phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op
Năm 1998: Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của
mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ Tiếp theo sự ra đời của Co.opMart Cống Quỳnh lần lượt các Siêu thị Co.opMart ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi Siêu thị mang thương hiệu Co.opMart
Đến nay: Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu
dùng cả nước Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng
Trang 7o Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng
Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000
hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn
Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên Mọi hoạt động của Saigon
Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội
2.3 Danh hiệu và giải thưởng
Tháng 8/2000: Nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới
Tháng 05/2002: Saigon Co.op vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Năm 02/2004: Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000
Năm 2005:
o Nhà nước phong tặng Anh hùng lao động cho Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op
o Nằm trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với cúp vàng cho nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Năm 2006:
o Giữ vững danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
o Cờ thi đua xuất sắc năm 2006 của Bộ Thương mại
o Cờ thi đua dẫn đầu ngành thương mại – dịch vụ toàn quốc 2006 do Liên minh HTX Việt Nam trao tặng
Năm 2008:
o Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do Báo SGGP tổ chức bình chọn (2005-2006-2007-2008)
o Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn
o Đoạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức International Arch of Europe Award trao tặng
Trang 8 Năm 2004 - 2008: Saigon Co.op liên tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top
500 nhà bán lẻ hàng đầu Khu vực Châu Á Thái Bình Dương
3 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Về mặt địa lý: tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình khá, cán bộ công nhân viên chức sống ở
các thành phố và các thị xã thị trấn có đông dân cư trong cả nước, đặc biệt ưu tiên cho những địa bàn có tiềm lực kinh tế phát triển mạnh và có sức mua cao
Theo nhân khẩu học
o Giới tính: phái nam và phái nữ (ưu tiên là phái nữ người đảm đang vai trò nội trợ trong gia đình)
o Độ tuổi: từ 25 tuổi đến 45 tuổi (đặc biệt là những người đã lập gia đình) o Trình độ: không phân biệt
o Thu nhập: trung bình khá ( từ 1 triệu đến 3 triệu)
Theo tâm lý người tiêu dùng: tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng đến mua sắm trong
một không gian thoáng mát sạch sẽ với nguồn hàng phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có chất lượng tốt và đảm bảo hợp vệ sinh Ngoài ra, với chính sách giá phù hợp, Co.opMart đã thu hút được khách hàng mục tiêu của mình là những người tiêu dùng có thu nhập trung bình, giúp người tiêu dùng vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí vừa tạo điều kiện tốt nhất để họ mua sắm được nhiều mặt hàng có giá trị với giá cả phù hợp với khả năng chi tiêu của họ
Trang 9a) BIG C
Solgan: “Gía rẻ cho mọi nhà”
Hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”
Ưu điểm:
o Xuất thân từ tập đoàn Casino – một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới o Vốn mạnh, cơ cấu quản lý chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
o Hiện nay có 11 cửa hàng trên toàn quốc, 95% mặt hàng kinh doanh là nội địa o Thành tích đạt được:
Thương hiệu Việt yêu thích nhất: 2008 - 2010 Gỉai thưởng Doanh nghiệp vì cộng đồng 2009 Gỉai thưởng Rồng Vàng
Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2009 Cúp sản phẩm/Dịch vụ ưu tú hội nhập WTO: 2009 Top 500 Nhà bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương 2009
Gỉai thưởng Saigon Times Top 40 – Gía trị xanh: 2008 – 2009
Khuyết điểm:
o Mặt tiền bên ngoài và cách bố trí trưng bày mang phong cách nước ngoài tạo vẻ sang trọng làm cho nhiều khách hàng e dè, ngần ngại khi chọn mua sắm tại Big C
b) CITIMART
Solgan: “Nơi mua sắm của mọi nhà”
Trực thuộc công ty TNHH TMDV Đông Hưng
Ưu điểm:
o Hệ thống siêu thị với 22 siêu thị thành viên gồm 10 trung tâm thương mại, 6 siêu thị tự chọn, 6 cửa hàng tiện lợi; hoạt động trên các tỉnh thành: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương
o Thành tích đạt được:
Top 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam: 2008 - 2009 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam: 2007 - 2008 - 2009
Trang 10c) MAXIMARK
Solgan: “Khám phá sự hoàn hảo”
Công ty Cổ Phần Đầu Tư An Phong thành lập Maximark vào năm 1995
Áp dụng giảm giá từ 10-40% luân phiên các mặt hàng
Ưu điểm:
o Thành tích đạt được:
Thương hiệu Việt yêu thích nhất: 2006 – 2009
Thương hiệu vàng do báo Sài Gòn Gỉai Phóng bình chọn
Khuyết điểm:
o Hệ thống phân phối chưa rộng khắp, chỉ có 6 siêu thị: 3 ở thành phố Hồ Chí Minh, 2 ở Nha Trang và 1 ở Cần Thơ
d) VINATEXMART
Solgan: “Chăm sóc bạn từng đường kim mũi chỉ”
Thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam Thành lập ngày 10/10/2001
Ưu điểm:
o Chuỗi Siêu thị tổng hợp, trong đó ngành hàng dệt may là ngành hàng chủ lực
o Kinh doanh hơn 50.000 mặt hàng từ 800 nhà cung ứng trong 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, lưu niệm và đồ chơi trẻ em
o Năm 2010, có 56 điểm bán hàng có mặt trên 24 tỉnh thành trong nước
Khuyết điểm
o Thiếu kinh nghiệm quản lý hệ thống
o Chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý o Quảng bá hình ảnh và thương hiệu chưa tốt
e) FIVIMART
Solgan: “Bạn của mọi nhà”
Trực thuộc công ty Cổ phần Nhất Nam, thành lập vào năm 1997
Ưu điểm:
o Một trong rất ít công ty đầu tiên ở phía Bắc tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị o Phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và màu sắc, đảm bảo về chất lượng
o Có trên 20.000 chủng loại hàng hóa với 30% là hàng nhập ngoại o Thành tích:
Trang 11 Giấy chứng nhận thương hiệu nổi tiếng 2006 Giải thưởng Thương mại Dịch vụ cuối năm 2007
Danh hiệu Dịch vụ Siêu thị được hài lòng nhất năm 2008
Bằng khen Doanh nghiệp có đóng góp trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà nội các năm 2004 - 2006
Khuyết điểm:
Tập trung nhiều vào thị trường chính ở Hà Nội – 12 siêu thị Khâu kiểm tra chất lượng còn kém (hết hạn, không rõ nguồn gốc)
f) LOTTER MART
Slogan: “The Great Shopping Mall, Low Price, High Quality” – “Mang đến cho khách hàng chất
lượng, giá cả tốt, dịch vụ đa dạng phong phú”
Lotte Mart thuộc tập đoàn Lotte, đi vào hoạt động từ tháng7/2010
Triết lý kinh doanh: là đơn vị chuyên môn có dịch vụ tốt nhất và mang đến cho khách hàng văn hóa mua sắm hiện đại, tiên tiến nhất với nhiều dịch vụ tiện ích
Ưu điểm
o Chuyên cung cấp hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, hướng đến người Hàn đang lưu trú và người Việt yêu thích ẩm thực xứ kim chi
o Kinh doanh siêu thị cao cấp, trung tâm thương mại kết hợp giải trí nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm và vui chơi giải trí của khách hàng một cách thuận lợi nhất
o Không gian mua sắm rộng thoáng mát, sạch sẽ, cách trưng bày đẹp mắt, hàng hóa đa dạng phong phú, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo cùng với giá cả cạnh tranh sẽ mang lại cảm giác an tâm, thư giãn cho khách khi đến mua sắm
Khuyết điểm
o Hệ thống an ninh trật tự của siêu thị chưa đủ đáp ứng an toàn cho khách hàng sau khi mua sắm
g) METRO CASH & CARRY
Metro Cash & Carry là một tập đoàn siêu thị bán sỉ thực phẩm của Đức, có mặt tại Việt Nam từ năm 2002 và liên tục phát triển
Ưu điểm:
o Là hệ thống siêu thị chuyên doanh bán sỉ đầu tiên tại Việt Nam
Trang 12o Sản phẩm đa dạng và toàn diện, từ các sản phẩm thực phẩm đến phi thực phẩm Hàng hóa số lượng lớn, giá rẻ và chất lượng cao đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng
o Nguồn hàng hóa, hơn 40000 mặt hàng được quản lý qua hệ thống máy tính liên kết giữa các trung tâm METRO toàn quốc – đảm bảo luôn sẵn có một lượng hàng hóa lớn để đáp
o Thiết kế cửa hàng với những gam màu sáng, bắt mắt (xanh, trắng, đỏ) mang ấn tượng riêng và giúp cho khách hàng dễ nhận biết
o Thương hiệu G7 đã được người tiêu dùng biết đến từ trước
o G7 Mart đã tạo được một kênh phân phối cho sản phẩm của công ty G7 o Hệ thống cửa hàng rộng khắp trên cả nước
Khuyết điểm:
o Hàng hoá không phong phú, chủ yếu phát triển về mặt số lượng o Gía sản phẩm cao hơn các siêu thị và tiệm tạp hoá
b) Seven & Eleven
Ưu điểm:
o Có kinh nghiệm trong lĩnh vực họat động kinh doanh và kinh nghiệm về quản lý o Cung cấp các mặt hàng đa dạng từ đồ uống, đồ ăn nhẹ tới rượu và đồ cồn
o Hệ thống cửa hàng rộng khắp trên cả nước
Khuyết điểm:
o Hàng hoá không phong phú, chủ yếu phát triển về mặt số lượng o Gía sản phẩm cao hơn các siêu thị và tiệm tạp hoá
Trang 13Từ hai đồ thị trên, ta thấy thu nhập bình quân 1 tháng vào năm 2008 của khu vực Đông Nam Bộ cao nhất với 1,649 ngàn đồng (so với 8 vùng), tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng 1,048 ngàn đồng,
Trang 14thứ ba là Đồng bằng sông Cửu Long 939 ngàn đồng Về chi tiêu thì khu vực Đông Nam Bộ cũng giữ vị trí đầu tiên là 1,292 ngàn đồng, trong đó chi tiêu cho đời sống là 1,162 ngàn đồng; của Đồng bằng sông Cửu Long là 709 ngàn đồng Bên cạnh đó, nhân khẩu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có độ tuổi từ 15 – 59 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng gia tăng qua các năm (năm 2004: 65.6% - 65.8%, năm 2006: 67.2% - 67.0%, năm 2008: 68.2% - 67.6%); và tỷ lệ lao động có việc làm chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi từ 25 – 29 khoảng 14.1% của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 12.7% (năm 2008), và thường làm trong các ngành: công nghiệp chế biến 23.8%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 21.6%; và thương nghiệp 17.4% Riêng đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, khi xem đến mức độ thu nhập thì nhóm có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao 4.8%, (năm 2008), tuy nhiên xét về tổng thể thì các nhóm thu nhập còn lại chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, điển hình là nhóm có mức độ thu nhập thấp thì giảm 0.5% so với năm 2004, và vẫn không thay đổi so với năm 2006 => khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hấp dẫn, chưa bão hoà Chính vì vậy, Chuỗi hệ thống Co.opMart tập trung nhiều ở hai khu vực này
Hình 1: Hệ thống Co.opMart toàn quốc Hình 2: Hệ thống Co.opMart khu vực TPHCM
Trang 15Hiện nay, chuỗi siêu thị Co.opMart thường toạ lạc tại những nơi đông đúc như gần chợ hoặc khu dân cư (mật độ dân cư khoảng 2.000 - 4.000 người/km2
) vì quanh đó có nhiều người qua lại và nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, sản phẩm hàng ngày rất là cao Bên cạnh đó, Co.opMart thường đặt trên các trục đường hai chiều, còn nếu nằm ở quốc lộ hay đường một chiều thì Co.opMart sẽ đặt ngay góc ngã tư => Chính vì vậy, việc tiếp cận của khách hàng đến Co.opMart rất thuận tiện, và việc vận chuyển hàng hoá cũng dễ dàng hơn
Do nằm ở các vị trí đẹp nên việc treo các tấm bảng quảng cáo lớn xung quanh bên ngoài siêu thị đã thu hút và gây sự chú ý nhiều cho khách hàng; và luôn có chỗ gửi xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi siêu thị với mức phí gửi xe dao động từ 1000 đồng – 3000 đồng Tuỳ vào quy mô, diện tích của mỗi siêu thị mà Co.opMart sẽ có thêm nhiều loại sản phẩm hay những dịch vụ gia tăng khác như khu ăn uống, khu vui chơi dành cho trẻ em, nhà sách,… nhưng đa số các mặt hàng tại siêu thị là những mặt hàng cần thiết, phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại khu vực đó
6 CƠ CẤU SẢN PHẨM – DỊCH VỤ
6.1 Cơ cấu sản phẩm: chia thành 5 ngành hàng
Các sản phẩm đang có mặt tại Coop mart phải đáp ứng những yêu cầu về chất lượng theo một chuỗi những quy định khắt khe do Coop Mart đưa ra, mới được tham gia vào các ngành hàng này nhằm đem lại chất lượng phục vụ nhu cầu khách hàng.
6.1.1 Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến nấu chín là 1 trong những nét đặc trưng của Hệ thống Co.opMart, với tiêu chí: phục vụ nhanh và đáp ứng nhu cầu về giảm bớt thời gian cho các bà nội trợ Hệ thống Co.opMart cung cấp cho người nội trợ những sản phẩm ngon, sạch và tiện
Các nguồn hàng mà Co.opMart lựa chọn kỹ để bán cho khách hàng được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá tốt nhất