1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

148 558 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 554,91 KB

Nội dung

Đề tài về : Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*********

HỒ VI THƯỜNG

KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MÁC-XÍT

Ở VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

(1900 - 1945)

Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn có sự giúp đỡ

chân tình của quí thầy cô, gia đình và bè bạn gần xa; đặc biệt là công lao hướng dẫn tận tuỵ, tinh thần trách nhiệm cùng với phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc của cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Tôi vô cùng biết ơn tất cả quí thầy cô của trường Đại học Sư phạm TPHCM và trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM đã nhiệt tình dạy dỗ cho tôi suốt mấy năm qua

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã hỗ trợ cho tôi về vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập cho đến ngày hôm nay Cuối cùng, tôi mong được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN – Người đã cho tôi nhiều bài học quí từ quá trình học tập và làm việc với cô: về phương pháp làm việc khoa học, về tinh thần trách nhiệm và nhất là tấm lòng cao cả của một nhà giáo

HỒ VI THƯỜNG

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

DẪN LUẬN 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT VÀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 1.1 Tổng quan về phê bình Mác-xít 18

1.1.1 Khái niệm phê bình Mác-xít 18

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản 20

1.1.2.1 Về nguồn gốc và bản chất của văn học 20

1.1.2.2 Về chức năng của văn học và vai trò của văn nghệ sĩ 25

1.1.2.3 Về thế giới quan và phương pháp sáng tác 28

1.1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của phê bình Mác-xít trên thế giới 36

1.2 Khái quát về phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 51

1.2.1 Cơ sở xã hội - lịch sử 51

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển 54

Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 2.1 Các đặc điểm về nguyên tắc thẩm mỹ 66

2.1.1 Khái niệm văn học 67

2.1.2 Mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc 70

2.1.3 Trách nhiệm của nhà văn, phương pháp sáng tác và tự do trong nghệ thuật 78

2.1.4 Nội dung và hình thức 88

2.1.5 Giá trị văn học 99

2.2 Các đặc điểm về phương pháp phê bình 107

2.2.1 Phương pháp lập luận 108

2.2.1.1 Phương pháp xây dựng hệ thống mở 108

Trang 4

2.2.1.2 Phương pháp so sánh – đối chứng khách quan 111

2.2.1.3 Phương pháp giải thích xây dựng khái niệm 113

2.2.2 Ngôn ngữ phê bình 114

2.2.2.1 Ngôn ngữ đối thoại 115

2.2.2.2 Ngôn ngữ nhiều giọng điệu 116

Chương 3 ĐÓNG GÓP CỦA PHÊ BÌNH MÁC-XÍT NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 3.1 Những đóng góp chung 120

3.1.1 Xây dựng thành công nền tảng lí luận văn học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam 120

3.1.2 Khơi nguồn sáng tạo, đưa văn học trở về phục vụ đời sống nhân dân và thực tiễn cách mạng 121

3.1.3 Kiến tạo cơ sở phương pháp khoa học cho phê bình hiện đại 123

3.1.4 Một nền phê bình giàu tính văn hóa, dân chủ và “nhiệt tình trí tuệ” không ngừng tự vận động điều chỉnh 124

3.2 Các nhà phê bình Mác-xít tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX 125

3.2.1 Hải Triều (1908 - 1954) 125

3.2.2 Đặng Thai Mai (1902 - 1984) 131

3.3 Những hạn chế trong phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX 137

3.3.1 Đơn giản hoá phản ánh luận và nhận thức luận Mác-xít 137

3.3.2 Hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ và văn bản ngôn từ tác phẩm chưa được quan tâm đúng mức 139

3.3.3 Vấn đề vai trò của chủ thể sáng tạo còn bỏ ngỏ 141

3.3.4 Tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ phê bình còn hạn chế 142

KẾT LUẬN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 159

Trang 5

DẪN LUẬN

1 Lí do chọn đề tài

Trong nền văn học truyền thống của dân tộc, phê bình từ lâu đã gắn bó với các sinh hoạt văn chương dưới hình thức bình văn, bình thơ như một thú chơi tao nhã của các bậc văn nhân tài tử Nhưng phê bình văn học theo nghĩa hiện đại thì phải đến những năm ba mươi của thế kỉ XX mới thực sự có mặt trên văn đàn khi xã hội Việt nam đã hội đủ những điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội, văn hóa, học thuật… Nếu như sự phát triển văn học thời kì này được đánh giá bằng tốc độ “một năm bằng ba mươi năm” thì nền phê bình văn học tương ứng với nó cũng đã bước đi bằng

“đôi hia bảy dặm” Với khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày tập Phê bình và cảo

luận của Thiếu Sơn “thậm thụt như một nàng dâu mới” xuất hiện (năm 1933) cho

đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, phê bình nước ta đã thực sự trưởng thành và làm tròn sứ mệnh của mình trên từng bước đi của văn học dân tộc giai đoạn này,

trong đó phải kể đến vai trò của Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Thành tựu của phê bình văn học thời kì này bao quát nhiều lĩnh

vực: phê bình tác giả, tác phẩm, thể loại, giai đoạn văn học… trong đó có nhiều tác phẩm đến nay vẫn giữ nguyên sức sống Nhiều vấn đề lí luận mà phê bình văn học giai đoạn này đặt ra vẫn đang là những vấn đề thời sự văn học hôm nay

Một đặc điểm nổi bật của phê bình văn học Việt nam nửa đầu thế kỉ XX là sự phong phú, đa dạng về nội dung, đề tài và khuynh hướng tư tưởng… Điều đó đã dẫn đến sự bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài trên báo chí Nhìn chung, các cuộc tranh luận – cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng – đã góp phần xây dựng và củng cố các khuynh hướng tư tưởng và lí luận khoa học, tiến bộ, góp phần đưa nền văn hóa, văn học dân tộc phát triển theo con đường đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thời đại, đất nước và dân tộc Giữ vị trí nổi bật nhất trong vai

Trang 6

trò này là khuynh hướng phê bình Mác-xít Thông qua các cuộc tranh luận văn học, đặc biệt là cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”,

xu hướng phê bình Mác-xít đã thể hiện tiếng nói dõng dạc của mình ngay từ khi mới

ra đời, tạo sự thu hút rộng rãi từ phía công chúng, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tình hình văn học và tư tưởng đương thời và trở thành bộ phận có tính chất mũi nhọn, dọn đường cho văn học dân tộc tiến lên khi trào lưu văn học lãng mạn đã đi vào ngõ cụt, bế tắc và suy thoái Bỏ qua những mặt nào đó còn hạn chế, khuynh hướng phê bình văn học Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học nước ta

Tuy nhiên, trong suốt một thời gian khá dài, phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ

XX chỉ được quan tâm như một vấn đề đấu tranh tư tưởng để khẳng định cái đúng – cái sai, nhìn nhận và phủ nhận Việc nhận định, đánh giá xu hướng này với tư cách một thể loại, dưới góc độ khoa học vẫn chưa được xem xét đúng mức Trong các sách giáo khoa hiện hành xu hướng phê bình Mác-xít vẫn chưa được coi như một thể loại thuộc bộ phận văn học Cách mạng giai đoạn 1930-1945

Từ những năm 90 trở lại đây, độ lùi thời gian nửa thế kỉ đã cho phép có một cách nhìn toàn diện và khoa học hơn về những thành tựu của phê bình nói chung cũng như xu hướng phê bình Mác-xít giai đoạn trước Cách mạng nói riêng Ngày càng xuất hiện nhiều bài nghiên cứu công phu và nghiêm túc về vấn đề này Điều đó đã cho thấy đây là một vấn đề khoa học đang đặt ra cho giới nghiên cứu văn học ngày nay

Trong xu thế giao lưu khoa học quốc tế sôi động hiện nay, cùng với quá trình học tập, tiếp thu và ứng dụng thi pháp học vào việc nghiên cứu văn học, khuynh hướng phê bình Mác-xít ở nước ta cũng từ giã ngôi vị thống lĩnh của mình Nhưng phê bình thi pháp học cũng đang có nguy cơ rơi vào độc tôn Trong khi đó, đối với lĩnh vực khoa học nhân văn, về nguyên tắc, không có khuynh hướng hay phương pháp nào là chìa khóa vạn năng cho mọi hiện tượng văn học; các phương pháp,

Trang 7

khuynh hướng khác biệt đều có khả năng bổ sung, hoàn thiện cho nhau và việc vận dụng, phối hợp phương pháp nào là tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể Do đó, nghiên cứu, phân tích và đánh giá khách quan, khoa học các phương pháp phê bình nói chung và khuynh hướng phê bình Mác-xít nói riêng là công việc rất cần thiết để góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển khoa nghiên cứu văn học ở nước ta trong tình hình thực tiễn hiện nay Mặt khác, phê bình Mác-xít ở nước ta cũng như trên thế giới đang đứng trước yêu cầu đổi mới Việc xem xét, nhận định lại khuynh hướng phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX thể hiện ý thức phản tỉnh có

ý nghĩa định hướng và tự hoàn thiện những mặt còn hạn chế của bản thân phương pháp này nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của khoa học

2 Lịch sử vấn đề:

Trước năm 1945, ngay ở trong giai đoạn mới hình thành, phê bình Mác-xít đã trở thành đối tượng của phê bình đương thời Hầu như tất cả các vấn đề, luận điểm của phê bình Mác-xít đều được đưa ra bàn bạc, đối thoại giữa những người ủng hộ lập trường tư tưởng Mác-xít và những người chưa bị thuyết phục bởi quan điểm này Về phía những người tán đồng và ủng hộ, có thể kể đến Phan Văn Hùm với bài đề

tựa quyển Duy tâm hay duy vật của Hải Triều (năm 1935), Hồ Xanh và bài Phê bình

Cuốn Duy tâm hay duy vật Hải Triều (năm 1936), Hải Thanh và Lời tựa viết cho cuốn sách Văn sĩ và xã hội của Hải Triều (năm 1937) cùng nhiều ý kiến rải rác trên

các bài báo của các tác giả: Lâm Mộng Quang, Hoả Sơn, Sơn Trà, v.v Đứng về phía quan điểm không tán đồng tính chất qui phạm, giáo điều của phê bình Mác-xít và đấu tranh cho tự do nghệ thuật, có thể kể đến Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư… Nhưng nhìn chung, các bài viết về phê bình Mác-xít giai đoạn này có tính chất đấu tranh tư tưởng và quan điểm nghệ thuật hơn là mục tiêu nghiên cứu khoa học Những người tán đồng lập trường tư tưởng Mác-xít lúc này bị thuyết phục chủ yếu bởi cơ sở lí luận Mác-xít và sự nhạy cảm về yêu cầu của thực tiễn lịch sử hơn là xuất phát từ hiểu biết thực tiễn và bản chất văn chương Ngược lại, phía

Trang 8

không hoàn toàn tán đồng quan điểm Mác-xít do dựa vào vốn kinh nghiệm, tri thức văn chương và cảm thụ của bản thân Do vậy, hai thái độ đối với phê bình Mác-xít giai đoạn này thực chất do xuất phát từ hai cơ sở khác nhau, không đối lập mà hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau

Từ năm 1945 đến năm 1975, phê bình Mác-xít giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX với vai trò của Hải Triều và Đặng Thai Mai cũng trở thành đối tượng nghiên cứu ở cả hai miền Nam – Bắc

Ở miền Bắc, có thể kể đến các công trình tiêu biểu: Vũ Đức Phúc, Nguyễn

Đức Đàn – Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 – Nxb Văn học, Hà Nội, 1964; Vũ Đức Phúc – Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học

Việt Nam hiện đại 1930 - 1954 – Nxb KHXH, Hà Nội, 1971; Hồng Chương - Hải Triều, Về văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội, 1969 Trong đó, công trình của

Vũ Đức Phúc (Bàn về…) đã hệ thống hoá vấn đề phê bình đầu thế kỉ một cách tương

đối đầy đủ nhưng việc đánh giá của tác giả chủ yếu dựa trên lập trường tư tưởng với thái độ cứng rắn nên những nhận định của công trình đưa ra có phần chưa thật sự

thoả đáng Công trình Sơ thảo lịch sử… của tác giả trước đó cũng chỉ đề cập đến vấn

đề một cách sơ lược và nhiều thiếu sót Ngoài ra còn có các công trình của Hồng

Chương: Mấy vấn đề lí luận và Phê bình văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội

Ở miền Nam, việc nghiên cứu phê bình Mác-xít nói riêng và phê bình đầu thế

kỉ nói chung phải kể đến công lao của GS Thanh Lãng thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn Giá trị lớn nhất trong các công trình nghiên cứu của ông là cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về phê bình đầu thế kỉ bằng việc tập hợp các bài phê bình

của giai đoạn này thành một bộ sưu tập đồ sộ trong Tuyển tập mười ba năm tranh

luận văn học - Văn học Việt Nam 1932 - 1945 (13 tập), (Nxb Phong trào văn hóa, Sài

Gòn, 1972,1975) Ông cũng hệ thống hoá các khuynh hướng phê bình giai đoạn này

căn cứ vào tính chất báo chí và nội dung của nó qua Bảng lược đồ văn học Việt Nam

1862 – 1945 (Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1967) trong đó Hải Triều - Đặng Thai Mai –

Trang 9

Bùi Công Trừng được xếp vào khuynh hướng phê bình duy vật Mác-xít Ngoài ra

còn có thể kể đến Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 1962 -

1945 (Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965) và Lược khảo văn học của Nguyễn

Văn Trung (Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1968, T.3) với hai quan điểm đánh giá và nhìn nhận khác biệt Phạm Thế Ngũ nhìn nhận vấn đề theo quan điểm kế thừa tinh thần khoa học và lí luận học tập từ phương Tây còn Nguyễn Văn Trung thì xuất phát từ quan điểm của ông về bản chất, nền tảng và khả năng của phê bình Tuy nhiên, cả hai công trình này đều dành cho phê bình 1930 - 1945 một số trang rất khiêm tốn

Cũng thuộc về khuynh hướng nghiên cứu văn học sử, còn có Văn học sử thời kháng

Pháp 1858 – 1945 của Lê Văn Siêu (Nxb Trí Đăng, Sài Gòn, 1972), trong đó tác giả

có điểm qua các tác giả phê bình tiêu biểu giai đoạn này và Đặng Thai Mai là một trong số đó

Từ năm 1975 đến nay, các công trình nghiên cứu về phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng và có xu hướng tiến dần đến mục tiêu khoa học với sự nhìn nhận thấu tình đạt lí hơn Vấn đề được nghiên cứu trên nhiều phương diện với cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu được

vận dụng cũng ngày càng phong phú, đa dạng Trong Nhà văn Việt Nam, Tập 1 (Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1979), tác giả Phan Cự Đệ đã dành

nhiều công phu cho việc giới thiệu tác giả Đặng Thai Mai Tháng 11-1982, qua Bài

nói tại cuộc họp triển khai công tác phê bình văn học (trích trong Về lí luận và phê bình văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983), tác giả Hoàng Tùng khẳng

định lại phương pháp phê bình trên cơ sở chủ nghĩa Marx - Lenin nhưng tác giả cũng chỉ dừng lại ở nhận định trên lập trường chính trị: “Về phương pháp chung, người ta nói tới hàng chục phương pháp nhưng thực chất có thể nói ngày nay có hai phương pháp phê bình đối lập nhau: phương pháp phê bình trên cơ sở chủ nghĩa Marx – Lenin phương pháp phê bình trên cơ sở các lí thuyết tư sản… Phê bình là đấu tranh tư tưởng nên không có sự “chung sống” giữa quan điểm vô sản và phương pháp tư sản

Trang 10

trong phương pháp phê bình” [50, tr.32] Đến Từ điển văn học (Nxb KHXH, Hà Nội,

1983), Nguyễn Hoành Khung, Trần Hữu Tá đã đưa ra những nhận định xác đáng

hơn về Hải Triều, Đặng Thai Mai, về Văn học khái luận… ở mức độ khái quát và cơ

bản Năm 1986, GS Nguyễn Huệ Chi đã giới thiệu khá đầy đủ , toàn diện và hệ thống về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp – những đóng góp to lớn của GS Đặng Thai

Mai đối với nền văn học dân tộc trong Tác gia lí luận phê bình nghiên cứu văn học

Việt Nam 1945 – 1975 (Nxb KHXH, Hà Nội, 1986) Về cuộc tranh luận Nghệ thuật

vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, Trường Chinh cũng nhìn nhận hợp lí công

lao của Hải Triều trong Về văn hóa nghệ thuật (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986)

Từ năm 1994 trở đi, nhân kỉ niệm 40 năm ngày mất của Hải Triều, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Hải Triều và cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939

lần lượt xuất hiện Nhớ kiện tướng trong bút chiến vì một nền văn học vị nhân sinh,

khuynh hướng tả thực xã hội của Nguyễn Ngọc Thiện (Văn nghệ Quân đội, (8), 1994,

tr.102-106) thể hiện lòng tưởng niệm và khẳng định công lao Hải Triều trên cơ sở

điểm nhìn khách quan lịch sử Giảng văn văn học Việt Nam 1930 – 1945, T.III – Văn

học Cách mạng của các tác giả Hà Minh Đức, Trần Khánh Thành, Đoàn Đức

Phương (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995) đã có cách nhìn khái quát và sắc sảo về ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học lí luận của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ qua công lao của Hải Triều và Đặng Thai Mai Vấn đề phương pháp phê bình, phong cách phê bình cũng được lưu ý Ngoài Hải Triều và Đặng Thai Mai, tác phẩm còn nhắc đến công lao đóng góp cho phê bình Mác-xít giai đoạn này của nhiều cây bút khác Năm 1996, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản công trình tập hợp các bài nghiên

cứu bàn bạc của nhiều tác giả về Hải Triều: Hải Triều – nhà lí luận tiên phong (Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) Cũng trong năm này, Nguyễn Ngọc Thiện xuất

bản Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 (Nxb KHXH, Hà Nội, 1996) tập

hợp một số bài viết và tư liệu về cuộc tranh luận trong đó đáng lưu ý là bài viết

cùng tên của chính tác giả và bài Ý nghĩa của cuộc tranh luận luận nghệ thuật 1935 -

Trang 11

1939 – Những vấn đề của lí luận văn học hôm qua và hôm nay (Bài viết đã được in

trên TCVH (7), 1994, tr.7) Những bài viết này đã cung cấp cho người đọc bức tranh

lịch sử về quá trình hình thành - phát triển – kết thúc của cuộc tranh luận đồng thời đưa ra những đánh giá về đóng góp và những điều còn hạn hẹp của phong trào theo

cách nhìn của tư duy lí luận hiện đại Cùng năm này còn có bài Bản lĩnh ngòi bút

của Hải Triều (TCVH, (8), tr 20) của Lộc Phương Thuỷ với những vấn đề về phong

cách phê bình Cũng về đề tài Hải Triều và cuộc tranh luận nghệ thuật này, sau đó

không lâu đã có công trình biên khảo rất công phu và có giá trị của Vu Gia: Hải

Triều – Nghệ thuật vị nhân sinh (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998) Ngay sau

đó, trong Tổng tập VHVN, T 37 (Nxb KHXH, Hà Nội, 2000), tác giả Bùi Ngọc Trác

cũng dành hơn bốn mươi trang để giới thiệu và đánh giá lại toàn bộ quá trình hình thành phát triển phê bình Mác-xít ở Việt Nam trước 1945 từ Hải Triều đến Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Trường Chinh v.v và cung cấp hơn sáu trăm trang tư liệu gồm các văn kiện của Đảng và các bài viết thuộc khuynh hướng phê bình Mác-xít giai đoạn này

Những năm đầu của thiên niên kỉ mới, không ít những công trình nghiên cứu có giá trị về đề tài xuất hiện với phương pháp nghiên cứu đổi mới rõ rệt Trên điểm

nhìn phong cách học, Hà Minh Đức đưa ra những nhận định về Phong cách và bút

pháp văn chương Đặng Thai Mai (TCVH, (1), 2003, tr.10-14) Văn học khái luận

cũng được Trần Đình Sử nhìn nhận lại theo tư duy lí luận văn học hiện đại qua bài

viết Văn học khái luận của Đặng Thai Mai - Công trình lí luận văn học hiện đại đầu

tiên (TCVH, (2), 2003, tr.11-14) Nguyễn Ngọc Thiện cũng có bài nghiên cứu về

Đặng Thai Mai từ quan điểm lịch sử trong Đặng Thai Mai và cuộc tranh luận nghệ

thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (TCVH, (7), 2003, tr.37-41) Trong

năm 2004, đáng lưu ý là công trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

(1900 - 1945) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân (Nxb Đại học Quốc gia TPHCM,

2004) Bằng một khối lượng tri thức phong phú, công trình đã hệ thống hoá, so sánh

Trang 12

và phân tích để phác hoạ một bức tranh toàn cảnh về hoạt động phê bình nửa đầu thế kỉ theo diễn tiến lịch sử, đồng thời phân tích những đặc điểm, thành tựu của nó trong mối quan hệ với những điều kiện xã hội đương thời Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp khoa học và thái độ lao động nghiêm túc, có thể nói đây là công trình nghiên cứu hiện đại đầu tiên về diện mạo của phê bình Việt Nam nửa đầu thế kỉ trước trên bình diện tổng thể Công trình cũng đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về lịch sử phát sinh cũng như những đặc điểm cơ bản của phê bình Mác-xít trong hệ thống các xu hướng phê bình đương thời, nhưng do phạm vi đề tài quá rộng, tác giả chưa có dịp đi sâu phân tích cặn kẽ khuynh hướng phê bình Mác-xít của giai đoạn này Cùng đối tượng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Thị

Thanh Xuân, trong năm 2004, còn có bài Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỉ XX của tác giả Trịnh Bá Đĩnh (Tạp chí Hồn Việt II, Trung tâm nghiên cứu Quốc học,

Nxb Văn học, Hà Nội, 2004) Vận dụng mô hình giao tiếp ngôn ngữ cùng với phương pháp hệ thống – cấu trúc, tác giả nỗ lực xây dựng các cơ sở phương pháp tư duy theo mô hình như là nền tảng thể hiện bản chất riêng của mỗi khuynh hướng phê bình đầu thế kỉ trước, trong đó phê bình Mác-xít được xếp vào loại hình thái phê bình luận học Giá trị tiêu biểu của công trình này là đưa ra một điểm nhìn mới về đề tài và gợi ý cho việc vận dụng sáng tạo những phương pháp khoa học vào

nghiên cứu và phê bình nói chung Ngoài ra còn có thể kể đến bài viết Hải Triều

(1908 -1954) của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nhà văn (2), 2004, tr.66-76) thể hiện

sự tổng kết, nhìn nhận lại toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của Hải Triều và bài Ý nghĩa

triết học của phê bình văn học của Hồ Sĩ Vịnh (Tạp chí Cửa Việt, (120), 2004,

tr.68-71), trong đó vấn đề cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 -1939 được soi sáng lại ở góc độ văn hóa

Tóm lại, do ý nghĩa và vai trò lịch sử đặc biệt của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX, đề tài đã trở thành đối tượng nghiên cứu qua nhiều thế hệ từ nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau Thật khó có thể nào thống kê đầy đủ về toàn bộ

Trang 13

lịch sử nghiên cứu của đề tài nhưng nhìn chung vấn đề đã được làm sáng tỏ trên nhiều khía cạnh Tuy vậy, phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX vẫn còn là một đề tài đòi hỏi sự nghiên cứu thực sự có hệ thống, khoa học và sự đánh giá đầy đủ, thỏa đáng hơn nữa

3 Phạm vi đề tài

Để phản ánh đúng tính chất của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX với hiện tượng hợp nhất và giao thoa giữa các lĩnh vực: lí luận, phê bình tác giả - tác phẩm và nghiên cứu lịch sử văn học, chúng tôi chọn khái niệm phê bình theo nghĩa rộng

Do đó, đối tượng nghiên cứu và khảo sát sẽ là các tác phẩm và tác giả phê bình đồng thời là các bài viết, các công trình lí luận văn học và liên hệ với vấn đề lịch sử văn học, gọi chung là phê bình văn học; trong đó đối tượng chính là các tác phẩm lí luận bởi vì đây là thành tựu tiêu biểu của phê bình Mác-xít giai đoạn này

Về mặt tư liệu, các sách phê bình, các bài phê bình thuộc xu hướng Mác-xít trên các báo và tạp chí xuất bản trong thời kì 1900 -1945 sẽ là tư liệu chính để khảo sát và nghiên cứu Ngoài ra, để có cơ sở đối chiếu và so sánh, chúng tôi còn sử dụng tài liệu phê bình của các khuynh hướng phê bình khác trong cùng thời kì, các công trình, bài viết có liên quan thuộc thời kì trước và sau nó Đồng thời, chúng tôi cũng tham khảo các công trình nghiên cứu về lí thuyết văn học, về lí thuyết và thực tiễn phê bình Mác-xít trong và ngoài nước để tạo cơ sở lí luận cho việc nhận định, phân tích đối tượng

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

Nghiên cứu đề tài Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt nam nửa đầu thế

kỉ XX, chúng tôi hướng đến mục tiêu đưa ra một cách nhìn tương đối toàn diện về

khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với tư cách một thể loại thuộc bộ phận văn học Cách mạng có hệ thống quan điểm thẩm mỹ dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx – Lenin từ quan điểm đồng đại và lịch đại:

Trang 14

• Tái hiện quá trình hình thành và phát triển của khuynh hướng phê bình Mác-xít Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong mối quan hệ tác động với các khuynh hướng phê bình khác và điều kiện xã hội lịch sử Việt Nam trước 1945

• Phân tích những đặc điểm của khuynh hướng phê bình Mác-xít Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong mối quan hệ so sánh với phê bình Mác-xít giai đoạn nửa sau thế kỉ XX và phê bình Mác-xít ở một số nước trên thế giới

• Nhận định những đóng góp và những vấn đề hạn chế của khuynh hướng phê bình Mác-xít Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đối với lịch sử văn học dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu :

Dựa trên đặc điểm của đối tuợng nghiên cứu (xu hướng phê bình Mác-xít trong một giai đoạn cụ thể) và mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện quá trình nghiên cứu theo các phương pháp sau:

Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng phê bình Mác-xít Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX nằm trong tiến trình lịch sử của phê bình hiện đại Việt Nam đồng thời chịu tác động, ảnh hưởng bởi những điều kiện xã hội – thời đại cùng với qui luật vận động nội tại của bản thân đời sống văn học Do đó, để xác định và tái hiện được quá trình hình thành và phát triển của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ

XX cần phải vận dụng phương pháp lịch sử – phát sinh Việc phản ánh trung thực

đối tượng và yêu cầu đưa ra nhận định, đánh giá thoả đáng, thấu tình đạt lí về vai trò lịch sử, ý nghĩa - giá trị của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX đòi hỏi phải miêu tả đối tượng trong bối cảnh của nó đồng thời phải đặt đối tượng vào quá trình

vận động lịch sử trước và sau nó Vì vậy, phương pháp miêu tả theo quan điểm lịch sử cũng rất cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này

Trang 15

Bản thân khuynh hướng phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu tạo, nhiều khía cạnh với mối liên hệ phức tạp với nhau Phân tích đặc điểm của phê bình Mác-xít giai đoạn này không thể không vận

dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc để có thể phản ánh đầy đủ toàn diện các

yếu tố, phương diện của đối tượng theo mối liên hệ logic của lịch sử đồng thời soi rọi lại vấn đề theo quan điểm hiện đại

Tính chất, yêu cầu về giá trị khách quan, khoa học của công trình nghiên cứu

cũng đòi hỏi phương pháp so sánh Chúng tôi cũng lưu ý đến phương pháp này

trong công trình để đối chiếu giữa các giai đoạn, các tác gia, các quan điểm v.v từ đó rút ra những nét đặc trưng của vấn đề, sự khác biệt và quá trình chuyển biến, vận động của đối tượng

Ngoài ra, phê bình cũng thuộc về một phương diện của hoạt động tiếp nhận Ở đây là vấn đề tiếp nhận lí luận Mác-xít với nguồn gốc là nguyên lí triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng (DVBC) Việc vận dụng phê bình Mác-xít đưa đến những hệ quả như thế nào đối với đời sống văn học, đồng thời việc tiếp nhận phản ánh như thế nào về nguồn gốc của nó cũng như phản ánh như thế nào về phương pháp tiếp cận phê bình Mác-xít ở Việt Nam? Đây là những vấn đề cần được giải quyết bằng

phương pháp lịch sử - chức năng Do đó, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp

này trong quá trình thực hiện đề tài

6 Những đóng góp mới của luận văn:

Chọn đề tài Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX, chúng tôi mong muốn đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về một khuynh hướng phê bình ở giai đoạn hình thành và xác lập chỗ đứng của nó trong

bối cảnh phức tạp và sôi động của đời sống văn học và phê bình nửa đầu thế kỉ trước

Phê bình Mác-xít trong suốt một thời gian dài đã giữ vai trò lịch sử quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc Do đó, nghiên cứu đề tài trong giai đoạn hình thành,

Trang 16

chúng tôi cũng kì vọng có thể làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của nó; đánh

giá, nhìn nhận lại các vấn đề có liên quan đến đề tài mà trước đây do điều kiện lịch sử - xã hội, các công trình đi trước chưa có điều kiện giải quyết thật thấu đáo và thuyết phục

Từ điểm nhìn tổng thể và chi tiết, chúng tôi nỗ lực đưa ra những nhận định

thực sự khách quan và trung thực về phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX với ý nguyện tạo lập một nấc thang cho các công trình nghiên cứu cao hơn hướng đến con đường đổi mới phê bình Mác-xít ở Việt Nam, tạo điều kiện cho phê bình Mác-xít có thể phát huy những nhân tố tích cực của nó vào việc thúc đẩy đời sống phê bình văn học nói riêng và đời sống văn hóa dân tộc nói chung nhanh chóng trưởng thành và hoà nhập vào nền văn hóa và phê bình nhân loại

7 Cấu trúc của luận văn :

Dẫn luận (13 trang)

Chương 1 Tổng quan về phê bình Mác-xít và phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (47 trang)

1.1 Tổng quan về phê bình Mác-xít

1.2 Khái quát về phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Chương 2 Các đặc điểm của khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (54 trang)

2.1 Các đặc điểm về nguyên tắc thẩm mỹ

2.2 Các đặc điểm về phương pháp phê bình

Chương 3 Đóng góp trong phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX (24 trang) 3.1 Những đóng góp chung

3.2 Các nhà phê bình Mác-xít tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX

3.3 Những hạn chế của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX

Kết luận (5 trang)

Trang 17

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT VÀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU

THẾ KỈ XX

1.1 Tổng quan về phê bình Mác-xít:

1.1.1 Khái niệm phê bình Mác-xít

Phê bình Mác-xít là khuynh hướng phê bình văn học dựa trên cơ sở triết học có tính qui phạm với những lập trường tư tưởng rõ ràng, dứt khoát của chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) do Marx đề xuất được Engels và Lenin tiếp tục hoàn thiện Theo quan điểm này, văn học được cắt nghĩa như là sản phẩm của một quá trình nhận thức con người, một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: văn học là một hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc chịu ảnh hưởng và có quan hệ qua lại với cơ sở hạ tầng kinh tế Từ đó, phê bình Mác-xít giải quyết những vấn đề về văn học bằng mối quan hệ biện chứng giữa văn học và đời sống xã hội

Phê bình Mác-xít vốn có nền móng từ phê bình hiện thực chủ nghĩa của thế kỉ XIX nhưng thực sự trở thành một cơ sở lí luận có hệ thống thì phải đến thập niên

cuối cùng của thế kỉ này Franz Mering (1846 -1916) – người Đức và Georgi Plekhanov (1856 -1818) – người Nga là những nhà phê bình Mác-xít đầu tiên đưa

hệ thống lí thuyết này vào thực tiễn nhưng cả hai đều bị coi là những nhà phê bình Mác-xít không chính thống theo quan điểm chính thống của Xô viết sau đó Mering và Plekhanov có quan điểm chung là đều thừa nhận tính tự trị nhất định của nghệ

thuật và quan niệm phê bình Mác-xít như một khoa học khách quan về các nhân

Trang 18

tố xã hội trong tác phẩm văn học hơn là một học thuyết giáo điều về những vấn

đề nghệ thuật, vấn đề chủ thể hay phong cách tác giả

Phê bình Mác-xít phát triển các nguyên tắc của nó sớm nhất là ở Nga – Xô viết Và chỉ khoảng từ năm 1932 trở đi, phê bình Mác-xít mới được gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” Thuật ngữ này bao hàm hai ý nghĩa: một mặt nhà văn phải tái hiện thực tại khách quan của xã hội một cách trung thực – theo nghĩa là xã hội đương thời với cấu trúc bên trong của nó; và mặt khác là yêu cầu nhà văn lấy

tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm nguyên tắc tư tưởng chủ đạo của tác phẩm nghệ thuật, hay cụ thể hơn là truyền bá chủ nghĩa cộng sản và đường lối của đảng Các nhà lí luận có thẩm quyền của Xô viết lúc bấy giờ tuyên bố rằng văn học Xô viết phải là công cụ giáo dục ý thức cho giai cấp vô sản đi theo con đường XHCN tương ứng với lời yêu cầu của Stalin rằng “nhà văn là những kĩ sư tâm hồn” Quan niệm về văn học từ đó cũng trở nên mô phạm và lí tưởng hoá theo nghĩa là nó chỉ cho chúng ta thấy rằng cuộc sống không phải như là chính nó của hiện tại mà nên là

đi theo con đường của học thuyết Mác-xít Các nhà phê bình Mác-xít tiến bộ cũng hiểu rằng nghệ thuật chỉ phát huy hiệu quả của nó thông qua nhân vật và hình tượng; hành động và cảm xúc Tâm điểm của khái niệm “điển hình” chính là chiếc cầu nối giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lí tưởng Điển hình không có nghĩa giản đơn là cái trung bình hay cái đại diện mà gần nghĩa với mẫu hình lí tưởng, hoặc cụ thể là người anh hùng theo tưởng tượng của độc giả từ cuộc sống thực tế Một nhà mỹ học của Xô viết cho rằng điển hình là “phạm vi cơ bản của sự biểu hiện tính đảng trong nghệ thuật Vấn đề của tính điển hình bao giờ cũng là một vấn đề chính trị” [Dẫn theo 61, tr.346] Phê bình Mác-xít ở Nga hầu hết là phê bình nhân vật và loại hình Những nhà văn không mô tả xã hội một cách đầy đủ sẽ bị coi là chưa hoàn thành trách nhiệm đối với đảng hoặc là nhân vật phiến diện Phê bình Nga Xô viết sau chiến tranh thế giới thứ hai càng trở nên khép chặt vào chủ nghĩa quốc gia và mang tính cục bộ rõ rệt: những xu hướng chịu ảnh hưởng nước ngoài như văn học

Trang 19

so sánh là điều cấm kị Phê bình Mác-xít lúc này trở thành cơ quan ngôn luận của nguyên tắc tính đảng không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều nước XHCN khác và rõ ràng nhất là ở Trung Hoa

Phê bình Mác-xít lan rộng trong thế kỉ XX và giai đoạn phát triển cao nhất là những thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai dẫn đến việc thành lập đảng phái ở

nhiều quốc gia Ở Hoa kì, tiêu biểu là Bernard Smith với công trình Forces in

American Critisism (1939) Ở Anh, đại diện tiêu biểu nhất của phê bình Mác-xít là

Christopher Caudwell (1907 -1937) với công trình Illusion ana Reality (1937) tổng

hợp từ học thuyết của chủ nghĩa Marx, nhân loại học và tâm lí học Nhưng cho đến

nay, nhà phê bình Mác-xít được coi là tiêu biểu nhất của thế giới là Georgy Lukacs

(1885 -1971) – nhà mỹ học lớn người Hungary Các công trình nghiên cứu của ông thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa CNDVBC với tri thức thực tiễn của nền văn

học Đức, các tác phẩm chính của ông có thể kể đến: Geothe and his age (1947),

Historical Novel (1955) và Die Eigenant des Asthetischen (1965) Điều đáng lưu ý ở

đây là, nhấn mạnh ảnh hưởng của yếu tố xã hội và chính trị, Lukacs vẫn không phủ nhận yếu tố tình cảm, cảm xúc trong các giá trị của văn học

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.1.2.1 Về nguồn gốc và bản chất của văn học :

Văn học là sản phẩm của xã hội Đời sống con người bắt đầu bằng lao động và hoạt động ngôn ngữ là điều kiện hình thành của các giác quan mang thuộc tính người trong đó có giác quan cảm nhận và sáng tạo cái đẹp: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” [59, tr.26] Lao động của con người đặc biệt ở chức năng tác động kép của nó: vừa làm biến đổi tự nhiên, vừa làm biến đổi chính bản thân con người và “phát triển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân mình” bởi vì hoạt động sản xuất của con người khác với hoạt động sản xuất của con vật ở tính chất tự do,

Trang 20

chủ quan và có ý thức của nó: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất kì giống nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng Do đó, con người cũng nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp” [59, tr.17-18] Cùng với quá trình phát triển ngày càng phong phú, tinh vi và phức tạp của các hoạt động lao động sản xuất, xã hội ngày càng xuất hiện những hình thức hoạt động mang tính chất trừu tượng và phức tạp hơn mà hình thức cao nhất là khoa học và nghệ thuật:

“Nhờ hoạt động của bàn tay của các khí quan phát âm và của bộ óc chẳng những ở mỗi cá nhân mà cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc hàng ngày phức tạp hơn (…) lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn, hoàn thiện hơn (…) cuối cùng nghệ thuật và khoa học ra đời bên cạnh thương nghiệp và công nghiệp…” [59, tr.27-28]

Như vậy văn học và nghệ thuật nói chung là sản phẩm của quá trình xã hội hoá loài người, một trong những thành tựu cao nhất của các hoạt động mang tính loài và một hình ảnh minh chứng cho sự hoàn thiện của các giác quan mang thuộc tính

người Văn học, xét cho cùng là sản phẩm của xã hội Do đó, văn học mang tính xã hội sâu sắc

Phê bình Mác-xít quan niệm bất kì nền văn học nào cũng hình thành trên một

cơ sở hiện thực nhất định Hiện thực là mảnh đất nuôi dưỡng đồng thời là chìa khóa để giải quyết mọi hiện tượng phức tạp trong đời sống văn học Tất cả những điều kiện hiện thực tác động vào văn học thông qua vai trò của nhà văn Nhà văn phản ánh đời sống hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của mình Mỗi nhà văn có một cách lựa chọn phương pháp sáng tác khác nhau tuỳ thuộc vào thế giới quan riêng nhưng xét cho cùng thế giới quan của nhà văn cũng là một sản phẩm của xã hội do thực tiễn qui định Do đó, tính hiện thực là một thuộc tính bản chất của văn học CNDVBC giải quyết mối quan hệ giữa hiện thực xã hội và đời sống văn học theo nguyên tắc của phép biện chứng Nếu như Hegel chỉ quan niệm biện chứng như

Trang 21

một động lực và phương pháp của tư duy thì những người sáng lập chủ nghĩa Marx cho rằng quan hệ biện chứng tồn tại cả trong tư duy lẫn đời sống vật chất như một

“qui luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy” Đời sống văn học – một hình thái ý thức – chính là một hiện tượng thể hiện mối quan hệ này Văn học cũng như mọi hình thức đời sống tinh thần, ý thức hệ của xã hội như tôn giáo, chính trị, đạo đức … đều thuộc về hệ thống kiến trúc thượng tầng do tồn tại xã hội quyết định, vận động theo sự phát triển của mối quan hệ với lực lượng sản xuất:

“Trong sự sản xuất xã hội về đời sống của mình, con người có những quan hệ với nhau, những quan hệ nhất định, tất yếu, độc lập với ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành những cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cơ sở thực tại, trên đấy xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung (…) Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [59, tr.29-30]

Phê bình Mác-xít quan niệm sáng tạo văn học như là một nỗ lực của con người nhằm chiếm lĩnh thế giới khách quan Do đó, quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật cũng tuân theo cơ chế phản ánh của qui luật nhận thức thông qua phương tiện trung gian là hoạt động ngôn ngữ Ngôn ngữ thể hiện những tư tưởng, biểu tượng và ý thức con người nhưng ngôn ngữ chỉ nảy sinh trong những hoạt động và những quan hệ giao dịch vật chất của con người, ngôn ngữ là “ngôn ngữ của đời sống thực tế” Ngôn ngữ phản ánh toàn bộ những hiện trạng đời sống vật chất trong đó con người đang hoạt động với những điều kiện nhất định của sức sản xuất và mối quan hệ sản xuất tương ứng

Trang 22

Tuy nhiên, ý thức không hoàn toàn đồng nhất với thế giới khách quan Thế giới khách quan chuyển hóa vào ý thức con người thông qua phương tiện ngôn ngữ có một “độ nhoè” nhất định do hai yếu tố: tính tương đối của nhận thức và tính

“không thuần tuý” ý thức của bản thân ngôn ngữ

Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người Nhưng “con người không thể nắm được – phản ánh – miêu tả đúng được giới tự nhiên một cách đầy đủ như là chỉnh thể”, trong tính “chỉnh thể trực tiếp” của giới tự nhiên” Do đó, nhận thức là một quá trình đi dần dần đến “sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể” Tóm lại,

“phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách “chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn mà là trong quá trình vĩnh viễn của sự vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và của sự giải quyết những mâu thuẫn đó” (giới tự nhiên được hiểu là toàn bộ thế giới khách quan trong đó có đời sống vật chất xã hội và đời sống tinh thần của con người) Như

vậy, đặc trưng của nhận thức là tính mâu thuẫn và tính vận động, sản phẩm của

một quá trình nhất định của nhận thức bao giờ cũng chỉ có giá trị tạm thời và tương đối Văn học - sản phẩm của một quá trình nhận thức về con người và toàn bộ đời sống con người – cũng có giá trị chân lí ở mức độ tương đối Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm không phải là thế giới khách quan trong tính chỉnh thể trực tiếp của nó Con người – đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học – cũng không phải là một phạm trù thuần nhất và một chiều Điều đó cũng có nghĩa là việc đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học không thể căn cứ trên cơ sở đối sánh để tìm ra sự đồng nhất giữa thế giới nghệ thuật của tác phẩm và thế giới khách quan, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học không thể dựa trên mức độ thuần phục một

tư tưởng nhất định của con người được phản ánh trong tác phẩm Trong tính thực tại của nó, bản thân đời sống tư tưởng con người cũng là một quá trình vận động và mâu thuẫn

Trang 23

Con người tư duy bằng ngôn ngữ hay nói khác hơn, ngôn ngữ là phương tiện vật chất hoá ý thức Ngôn ngữ xuất hiện cùng lúc với ý thức và hình thành do nhu cầu giao tiếp của con người với nhau trong đời sống vật chất Ngôn ngữ làm mờ đi tính

“thuần tuý” của ý thức “không phải ý thức ngay từ đầu đã là ý thức “thuần tuý” đâu Ngay từ buổi đầu, một rủi ro đã đè nặng lên “tinh thần”, là bị “hoen ố” bởi một thứ vật chất thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí bị rung động, tức là âm thanh, nói tóm lại là ngôn ngữ”, [59, tr.45] Từ luận điểm này, có thể thấy rằng trong văn học, giữa ý đồ sáng tác của nhà văn tức là ý thức của nhà văn về tác phẩm và văn bản tác phẩm – với tư cách hình thức tồn tại bằng ngôn ngữ của nó có một khoảng cách nhất định Ở một mức độ nào đó, nội hàm ý nghĩa tác phẩm do sự chi phối của tính mơ hồ, đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát ý thức của nhà văn Và vì vậy, tác phẩm cũng có tính độc lập tương đối Tóm lại, phê bình Mác-xít quan niệm văn học như một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực Văn học bắt nguồn từ đời sống và mang tính xã hội sâu sắc Văn học phản ánh hiện thực nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, một chiều mà là một quá trình vận động phức tạp đầy mâu thuẫn Hơn nữa, ngôn ngữ – phương tiện vật chất hoá của ý thức – “không thuần tuý” là ý thức Do đó, thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học không bao giờ hoàn toàn đồng nhất với thế giới khách quan mà nó phản ánh Phê bình Mác-xít lí giải mọi hiện tượng trong đời sống văn học trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và thời đại lịch sử của nó nhưng không quan niệm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là “chỉnh thể trực tiếp” của hiện thực đời sống khách quan bên ngoài Xuất phát từ nền tảng lí luận này, các nhà phê bình Mác-xít nhiều thế hệ đã xây dựng hệ thống những nguyên tắc

cơ bản của phê bình văn học Mác-xít mà trọng tâm của nó là phản ánh luận nghệ thuật Phản ánh luận được coi là cơ sở triết học và mỹ học để giải quyết mối quan hệ giữa văn học và hiện thực với các phạm trù cơ bản như: vật chất và vận động, không gian và thời gian, nguyên nhân và kết quả, tự do và tất yếu, tính biện chứng

Trang 24

của sự phát triển, chân lí khách quan v.v Vận dụng phản ánh luận, các nhà phê bình Mác-xít xem xét hiện tượng văn học như là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và lấy tiêu chí tính chân thật làm cơ sở đánh giá thuộc tính hiện thực của tác phẩm văn học

1.1.2.2 Về chức năng của văn học và vai trò của văn nghệ sĩ

Phê bình Mác-xít đánh giá cao vai trò và chức năng của văn học đối với đời sống xã hội Không chỉ nhấn mạnh hiện thực là nguồn gốc cốt yếu, là đối tượng phản ánh của văn chương, các nhà lí luận kinh điển của chủ nghĩa Marx còn coi đời sống hiện thực là điểm xuất phát cho những mục tiêu kiến thiết xã hội của văn học Tác phẩm văn học chỉ có giá trị thực sự khi nó gắn liền với những vấn đề thời sự của xã hội, phục vụ cho những mục tiêu nhất định của xã hội Đó là mục tiêu cải tạo hiện thực xã hội thông qua khả năng tác động, giáo dục tư tưởng con người, hướng con người vào mục tiêu xây dựng một xã hội mới tốt đẹp và tiến bộ hơn Nhưng con người và xã hội mới được nói đến ở đây không phải là một khái niệm trừu tượng chung chung Phê bình Mác-xít cụ thể hoá đối tượng và mục tiêu của văn học: giai cấp vô sản và xã hội XHCN

Triết học Marx lí giải khả năng cảm thụ nghệ thuật của con người bằng quá trình xã hội hoá – nhân loại hoá các giác quan theo sự phát triển của lịch sử Quan niệm lao động là một hoạt động biện chứng đồng thời biến đổi giới tự nhiên và bản thân con người, triết học Marx coi lịch sử nhân loại như là lịch sử phát triển cơ sở vật chất của xã hội đồng thời với lịch sử hoàn thiện của con người về thể chất, các giác quan, khả năng trí tuệ… Tuy nhiên, do trình độ phát triển vật chất không đồng đều nhau ở mỗi dân tộc, tầng lớp, cá nhân… nên trình độ phát triển các giác quan, trí tuệ… cũng không giống nhau Sự tiếp nhận của con người về sự tồn tại của đối tượng khách quan phụ thuộc vào những đặc điểm “bản chất của đối tượng” có phù hợp hay không với “bản chất sức mạnh thực thể” ở con người “Đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả, bởi vì đối với nó, âm nhạc

Trang 25

không phải là đối tượng, bởi vì đối tượng của tôi chỉ có thể là sự khẳng định một trong những lực lượng bản chất của tôi, nghĩa là nó chỉ có thể tồn tại đối với tôi giống như lực lượng bản chất của tôi tồn tại đối với tôi với tính cách là năng lực chủ quan, vì cảm giác của tôi đạt đến trình độ nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với tôi cũng đạt tới đúng trình độ ấy” Do đó, tính nhân loại của cảm giác là sản phẩm của một quá trình lịch sử được hình thành bằng sự phù hợp ngày càng cao của bản chất đối tượng với bản chất của sức mạnh thực thể ở con người Vào một thời điểm nhất định, ứng với một trình độ nào đó, con người chỉ có khả năng tiếp nhận đối tượng cụ thể tương ứng Nhưng sự phù hợp đó chỉ là tạm thời, “có ý nghĩa cục hạn” Tính nhân loại của cảm giác nảy sinh nhờ sự tồn tại của đối tượng tương ứng cũng có nghĩa là có thể nhân loại hoá cảm giác con người bằng quá trình đối tượng hoá thực thể khách quan xu hướng ngày càng nâng cao Marx khẳng định đó là một qui luật tất yếu xét về phương diện lí luận cũng như về phương diện thực tiễn – để một mặt nhân loại hoá cảm giác con người và mặt khác, sáng tạo cảm giác con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú của bản chất nhân loại và tự nhiên [59, tr.21]

Xuất phát từ những luận điểm trên đây, khi áp dụng vào thực tiễn của nền văn học Xô viết, Lenin trao cho các văn nghệ sĩ nhiệm vụ cụ thể là “góp phần đào tạo những người công nhân Cách mạng để cho họ tiến lên ngang trình độ những người trí thức Cách mạng về mặt hoạt động của Đảng” [59, tr.120], “phải huấn luyện cho công nhân (cũng như sinh viên và học sinh trung học), làm sao cho có thể cùng với họ đề cập đến các vấn đề ấy…” (vấn đề “chính trị” và “tổ chức”) Đưa ra mục tiêu này, Lenin cũng nhấn mạnh sự khác biệt trong công việc của người nghệ sĩ với nhà

sư phạm Và, để tác phẩm nghệ thuật có thể thành đối tượng phù hợp với trình độ của các độc giả công nhân, Lenin yêu cầu các văn - nghệ sĩ và cả các học giả “phải cố gắng viết giản dị, không có những lời thừa, không có những màu mè bề ngoài của “học giả” [59, tr.117] đồng thời cũng phải có ý thức sáng tạo, nâng cao trình độ

Trang 26

thẩm mĩ ở độc giả bởi vì tác phẩm nghệ thuật có khả năng “tạo ra công chúng sính nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp” Do đó, tác phẩm không chỉ sản sinh ra đối tượng cho chủ thể mà còn sản sinh ra chủ thể cho đối tượng” Lenin lưu ý nhà văn tôn trọng sự tiếp nhận sáng tạo của độc giả bằng cách: “viết một cách thông minh, có nghĩa là giả định người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để cho người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn, chỉ với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn này thì một câu nói mới có giá trị và có ý nghĩa” [59, tr.136]

Triết học Mác-xít là triết học cải tạo thế giới Phê bình Mác-xít luôn hướng văn học vào những mục tiêu thực tiễn của đời sống xã hội thông qua việc nhấn mạnh vai trò của văn học đối với xã hội và trách nhiệm của nhà văn Marx phê bình thực trạng khốn cùng của nền văn học Đức thế kỉ XVIII trước Lessing là do “những bộ tóc giả cứng nhắc, với cái bộ óc thông thái rởm khác thường” của các nhà bác học chuyên nghiệp thuộc các nghiệp đoàn và các đặc quyền, các ông tiến sĩ, các nhà văn đại học hồi thế kỉ XVII và XVIII – những nhà văn không đủ tư cách “đã đứng xen vào giữa nhân dân và tinh thần, giữa cuộc sống và khoa học, giữa tự do và con người” [59, tr.98] Qua việc phân tích nền văn học hiện đại vừa mới xuất hiện ở Ý, Pháp, Đức, Engels cho rằng các nhà văn đều phải “hoàn toàn hoà mình vào phong trào của thời họ, vào cuộc đấu tranh thực tế; tham gia vào chính đảng, tham gia chiến đấu, người thì dùng lời nói và cây bút, người thì dùng cả hai cách …”, “có một tính cách phong phú và kiên cường” [59, tr.105] để trở thành những con người toàn diện Đây cũng là yêu cầu của phê bình Mác-xít đối với văn nghệ sĩ - văn học trở thành phương tiện đấu tranh cho những mục tiêu xã hội cụ thể Do đó, nhà văn phải đồng thời là nghệ sĩ và chiến sĩ Như vậy, đề cao vai trò của văn học và trách nhiệm của văn nghệ sĩ, phê bình Mác-xít đã đặt lên vai nền văn học và chủ nhân của nó trọng trách vô cùng nặng nề và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành thuộc

ý thức hệ xã hội

Trang 27

Nhấn mạnh chức năng nhận thức và vai trò xã hội của văn học, các nhà phê bình Mác-xít đi đến quan điểm coi trọng nội dung hơn là hình thức tác phẩm, đồng thời đề xuất nguyên tắc tính đảng trong tiêu chí giá trị tác phẩm văn học Tính đảng

ở đây được coi là biểu hiện cao nhất của tính giai cấp trong tác phẩm văn học, chứng tỏ rằng tác giả đã thẳng thắn, công khai khẳng định lập trường giai cấp của mình trên cơ sở ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Do đó, biểu hiện của tính đảng là tính chất rạch ròi, dứt khoát về tư tưởng và hiệu quả giác ngộ tinh thần chiến đấu toát lên từ nội dung phản ánh của tác phẩm

1.1.2.3 Về thế giới quan và phương pháp sáng tác

Chủ nghĩa Marx quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm Các nhà lí luận Mác-xít cho rằng yếu tố trung gian của mối quan hệ này là thế giới quan của nhà văn Thông qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ toàn bộ thế giới quan của mình Do đó, giá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm, những mặt

ưu trội hay hạn chế của nó hoàn toàn phụ thuộc vào giới hạn về tầm nhìn và cách nhìn của nhà văn đối với con người và cuộc sống Nhưng thế giới quan của nhà văn không phải là yếu tố thần bí, nó có tính khách quan lịch sử và là sản phẩm tổng hợp của mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà văn và nguồn gốc xuất thân, nền giáo dục, tiền đề văn hóa nghệ thuật, học thuật, hoàn cảnh xã hội và thời đại… Quan điểm của chủ nghĩa Marx về quan hệ giữa nhà văn với tác phẩm hay chính là mối quan hệ giữa thế giới quan và sáng tác xuất phát từ các bài phê bình của Marx, Engels và Lenin về các văn nghệ sĩ có ảnh hưởng đặc biệt đối với thời đại lúc bấy giờ

Marx đã cho thấy sự ảnh hưởng của thế giới quan đối với sáng tác của nhà văn

qua so sánh hai tác phẩm Napoleon nhỏ của Victor Hugo và Cuộc chính biến của

Proudhon Marx đã chỉ ra rằng mặc dù hai tác phẩm cùng đề cập đến một đề tài lịch sử có tính thời sự ở Pháp lúc bấy giờ là cuộc chính biến của Napoleon nhưng sự khác nhau về cách nhìn và quan điểm của mỗi nhà văn về cuộc chính biến đã dẫn

Trang 28

đến hai tác phẩm mang hai khuynh hướng nội dung tư tưởng khác cùng với những ưu điểm và những hạn chế riêng của nó Nếu như Victor Hugo coi cuộc chính biến của Napoleon “như một hành vi bạo nghịch cá nhân” với nụ cười mỉa mai sâu sắc thì đối với Proudhon, đó là một hệ quả tất yếu của lịch sử Cách nhìn chưa toàn diện của Victor Hugo về lịch sử dẫn đến hệ quả là ông đã vô tình làm cho cá nhân vĩ đại bằng cách gán cho cá nhân một sức mạnh của lịch sử nhưng ông cũng đã xỉ mạ chua cay và hóm hỉnh kẻ gây ra cuộc chính biến Ngược lại, dưới ngòi bút của Proudhon lịch sử lại trở thành “sự ca tụng nhân vật chính của cuộc chính biến” Và ông “rơi vào sai lầm của các nhà sử học mệnh danh là khách quan” Vạch ra những hạn chế về thế giới quan của hai tác phẩm, Marx cũng lí giải nguyên nhân của những hạn chế này là vì tác giả của nó chưa thấy được “đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra như thế nào điều kiện và hoàn cảnh khiến cho một nhân vật tầm thường và lố bịch lại đóng vai anh hùng” [59, tr.142] Tuy nhiên, những vấn đề về thế giới quan của nhà văn không phải là vấn đề cá nhân chủ quan hay thần bí mà ta hoàn toàn có thể lí giải được trên cơ sở thực tiễn

Chống lại chủ nghĩa duy tâm nhấn mạnh bản chất cá nhân của mỗi con người, ngược lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của tất cả những quan hệ xã hội” [59, tr.148] Do đó, mọi hiện tượng thuộc về đời sống xã hội về bản chất là có tính thực tiễn, “Tất cả những sự thần bí đang đẩy lí luận vào con đường thần bí đều được giải quyết một cách hợp lí trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết về thực tiễn đó” [59, tr.148] Vấn đề thế giới quan cũng là một hiện tượng trong đời sống xã hội của con người, nó được lí giải rõ ràng bằng phép biện chứng duy vật về mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Chủ nghĩa Marx quan niệm đời sống tinh thần con người trong đó có vấn đề thế giới quan là sự phản ánh những điều kiện đời sống thực tiễn cụ thể đã sinh ra nó, trong đó thành phần giai cấp được coi là yếu tố quan trọng có liên quan đến những vấn đề hạn chế về thế giới quan của nhà văn Những đặc điểm

Trang 29

làm cho một nhà văn trở thành đại biểu tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản là hiệu quả tất yếu của những điều kiện quyền lợi vật chất và những nhu cầu cụ thể mà đời sống của giai cấp tiểu tư sản đẩy tới: “Điều làm cho họ trở thành đại biểu của giai cấp tiểu tư sản chính là vì tư tưởng của họ không thể vượt quá giới hạn mà đời sống của người tiểu tư sản không vượt qua được, và do đó, chính là vì về mặt lí luận, những đại biểu dân chủ đã bị đẩy tới cũng những vấn đề và cũng những giải pháp mà trong thực tiễn lợi ích vật chất và địa vị xã hội của những người tiểu tư sản đã đẩy những người tiểu tư sản tới” [59, tr.142-143] Như vậy, vấn đề thế giới quan của nhà văn là một vấn đề có tính chất khách quan là hệ quả tất yếu của những tác động qua lại giữa con người và xã hội; về mặt lí luận, nó không hoàn toàn phụ thuộc vào

ý chí chủ quan của con người

Có thể xem trường hợp của Goethe và Lev Tolstoi như những hiện tượng tiêu biểu thể hiện qui luật hình thành và những vấn đề mâu thuẫn trong thế giới quan của nhà văn Phân tích trường hợp của Goethe, F Engels đã cho thấy có hai con người hoàn toàn trái ngược nhau, đấu tranh lẫn nhau trong Goethe; một là con người thi sĩ thiên tài chán ghét và đối địch với xã hội; và hai là con người chính trị trung thành phụng sự cho chế độ của chính xã hội đó Vì vậy, qua tác phẩm của mình, Goethe bộc lộ hai trạng thái mâu thuẫn: “khi thì to lớn phi thường khi thì bé như trẻ con; khi thì là một bậc kì tài kiêu hãnh, ngạo nghễ, khinh miệt thế giới; khi thì là một kẻ phi-li-xtanh tản mạn, tự mãn, hẹp hòi” [59, tr.161] F Engels đã lí giải tình trạng mâu thuẫn trong thế giới quan của Goethe như một hệ quả của những điều kiện xã hội, thời đại cũng như bản thân Goethe: “Bản thân Goethe không thể thắng nổi sự cùng khổ Đức”; “sống trong một thế giới mà ông chỉ có thể khinh miệt thôi, tuy thế mặc dầu, ông bị ràng buộc vào thế giới đó là cái thế giới duy nhất trong đời ông có thể phát huy hoạt động của mình”; “Goethe là người học rộng biết nhiều quá, có một bản chất linh lợi quá, ông là một người nhiều nhục dục quá nên không thể tìm lối thoát khỏi sự cùng khổ bằng cách chạy trốn theo lí tưởng của Kant như

Trang 30

Schiller đã làm; ông sáng suốt quá nên không thể không thấy rằng chạy trốn như vậy chung qui lại chỉ là đi đến chỗ đổi cái cùng khổ của cái ti tiện lấy cái cùng khổ của khoa trương…” [59, tr.161] Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vấn đề thế giới quan ở đây là vấn đề thuộc về phương diện mối quan hệ giữa nhà văn với xã hội và thời đại Việc phân tích thế giới quan của nhà văn không nhằm mục đích phê phán con người đạo đức hay con người chính trị của nhà văn đó, cũng không phải là vấn đề thái độ của nhà văn đối với cuộc sống Khi phê phán Goethe đã để cho con người thi sĩ phi thường trong ông lu mờ sau con người tể tướng tiểu mọn, đã hi sinh óc thẩm mỹ đúng đắn của mình, đem tâm tư lo cho công việc nhỏ nhặt của một triều đình Đức bé mọn nhất trong không khí sôi nổi của các phong trào lịch sử quan trọng đương thời; F Engels đã nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không trách Goethe về phương diện đạo đức hay về phương diện đảng nào cả …; chúng tôi không đánh giá Goethe về phương diện đạo đức, hay về phương diện chính trị, phương diện “nhân đạo” nào cả

… Chúng tôi chỉ đơn thuần xác định sự việc mà thôi” [59, tr.163] Như vậy, phê bình Mác-xít phân tích vấn đề thế giới quan của nhà văn như một cơ sở khoa học và thực tiễn để lí giải những vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học chống

lại quan điểm và phương pháp tư duy của Hegel

Cũng trên tinh thần đó, Lenin phân tích và lí giải những giá trị quan trọng trong các tác phẩm của Lev Tolstoi cũng như những mâu thuẫn và hạn chế về mặt tư tưởng của đại văn hào Lenin khẳng định tài năng của Lev Tolstoi, xem ông như

“một nghệ sĩ thiên tài đã vẽ nên bức tranh tuyệt vời về đời sống Nga”, đánh giá sự

vĩ đại và độc đáo của Lev Tolstoi là ở chỗ “nói lên được những tư tưởng và những tâm trạng đã hình thành trong hàng triệu nhân dân Nga khi bắt đầu cuộc Cách mạng

Tư sản” và toàn bộ tư tưởng của ông, nhìn chung, đã diễn đạt đúng những đặc điểm của cuộc Cách mạng Tư sản nông dân Lenin cũng vạch rõ mâu thuẫn và cũng là điểm hạn chế trong lập trường thế giới quan của Lev Tolstoi Đó là mâu thuẫn giữa

tư tưởng của một người yêu nước chất phác hăng say tố cáo xã hội Nga giai đoạn

Trang 31

tiền cách mạng và lập trường của “một địa chủ cuồng tín đạo Cơ-đốc” [59, tr.195] phản đối việc chống lại cái ác bằng đấu tranh bạo lực Lenin phê phán con người điền chủ bị ám ảnh tư tưởng Thiên Chúa Giáo, con người than vãn, bấn loạn và phục tùng, thuyết giáo trong Tolstoi nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng những mâu thuẫn về thế giới quan của Lev Tolstoi “không phải ngẫu nhiên mà có, đó là biểu hiện của những điều kiện đầy mâu thuẫn đã chi phối đời sống Nga trong hơn tám mươi năm đầu thế kỉ XIX” [59, tr.197] Chống lại các đảng phái khoác áo “tự do” chống phá chính quyền, lợi dụng mâu thuẫn tư tưởng của Lev Tolstoi, Lenin yêu cầu tác phẩm của Tolstoi cần phải được phân tích, lí giải bằng cách “đứng về mặt tính chất của cuộc Cách mạng Nga và các động lực của nó”, tìm ra ngyên nhân của những mâu thuẫn đó, đồng thời thấy được “những mâu thuẫn đó đã phản ánh những khuyết điểm nào của cuộc cách mạng” nhưng quan trọng hơn hết là tác phẩm của Lev Tolstoi sẽ luôn được nhân dân Nga đọc, thấu hiểu và yêu thích bởi vì “Lev Tolstoi am hiểu tuyệt vời về nước Nga nông thôn, về đời sống của địa chủ và nông dân”, và bởi vì “Sự phá vỡ đột ngột tất cả các “nền móng cũ” của nước Nga nông thôn đã kích thích sự chú ý của ông, làm cho ông quan tâm sâu sắc đến các biến cố xảy ra xung quanh ông, làm thay đổi toàn bộ thế giới quan của ông Dù nguồn gốc xuất thân là nền giáo dục của ông thuộc về tầng lớp đại quí tộc địa chủ ở Nga, ông đã đoạn tuyệt với tất cả quan niệm thịnh hành trong giới đó…” [59, tr.214] Điều đó cũng có nghĩa là sự hiểu biết sâu rộng của Lev Tolstoi về hiện thực cuộc sống và thời đại, cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ kết hợp với phương pháp sáng tác của ông đã dẫn đến sự thay đổi, chuyển biến trong cách nhìn, giúp ông vượt qua những giới hạn trong thế giới quan để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị Hiện tượng Lev Tolstoi cũng được coi là một minh chứng về phương pháp sáng tác mà phê bình Mác-xít đề xuất

Vấn đề phương pháp sáng tác được các nhà lí luận Mác-xít trở đi trở lại khá nhiều lần trong các bài phê bình, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển hay tác phẩm

Trang 32

mới của các nhà văn tên tuổi đương thời Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thế giới quan và sáng tác cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Balzac, Tolstoi, Gogol hay phê bình những mặt thành công và hạn chế trong tác phẩm mới của Lassalle, M Harkness, phê bình Mác-xít đề xuất phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (CNHT XHCN) dựa trên phương pháp sáng tác của CNHT phê phán thế kỉ XIX ở châu Âu CNHT XHCN yêu cầu nhà văn phải có cách nhìn trung thực đối với đời sống thực tiễn và phản ánh chân thực đời sống đó trong tác phẩm của mình Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa CNHT XHCN và CNHT phê phán là phương pháp sáng tác CNHT XHCN đòi hỏi nhà văn không chỉ miêu tả hiện thực một cách chân thực mà còn phải miêu tả hiện thực lịch sử cụ thể đó trong quá trình phát triển biện chứng của nó F Engels coi trường hợp của Balzac như một mẫu mực cho phương pháp sáng tác này: “Balzac đã buộc phải đi ngược lại cái thiện cảm giai cấp và các thành kiến chính trị của mình chính vì ông đã nhìn thấy sự sụp đổ tất yếu của những người quí tộc yêu quí của ông và miêu tả họ với tính cách những con người không đáng được hưởng một số phận khá hơn và chính vì ông đã nhìn thấy những con người chân chính của tương lai ở cái nơi duy nhất ta có thể tìm thấy họ, chính vì thế mà tôi thấy đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực và là một trong những nét vĩ đại nhất của ông già Balzac” [59, tr.386] Phương pháp sáng tác CNHT XHCN cũng đặt ra nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm của văn học là nhằm đấu tranh khẳng định cái mới, cái tiến bộ, tích cực, tiên tiến trong cuộc sống trong việc phản ánh thực tại, miêu tả những cái tiêu cực, xấu xa, lạc hậu nhằm xoá bỏ chúng Dựa trên những tiêu chí này, phê bình vở kịch lịch sử F Sickingen của Lassalle, Marx cho rằng Lassalle đã rơi vào chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa nhân bản về mặt lí thuyết, biến cá nhân thành “những người phát ngôn đơn thuần cho tinh thần thời đại” bởi lẽ Lassalle đã xây dựng bi kịch của F Sickingen như là bi kịch cá nhân mang tính cách hiệp sĩ anh hùng mà bỏ qua mâu thuẫn đấu tranh giai cấp có tính chất tất yếu của lịch sử, đó là mâu thuẫn giữa nông

Trang 33

dân và quí tộc, mâu thuẫn giữa những yêu cầu của lịch sử và tình trạng không thực hiện được nó trong thực tiễn như nhận xét của Engels

Phương pháp sáng tác CNHT XHCN đòi hỏi nhà văn lấy thế giới quan Mác-xít làm cơ sở triết học và nguyên lí tính đảng làm nguyên tắc chỉ đạo Điều đó không có nghĩa là nhà văn làm nhiệm vụ tuyên truyền chính trị hay triết học và tác phẩm nghệ thuật trở thành văn tuyên truyền thuần tuý Engels yêu cầu: “các quan điểm của tác giả càng kín đáo bao nhiêu thì càng tốt cho tác phẩm bấy nhiêu Cái CNHT mà tôi nói đây thậm chí có thể biểu hiện ra một cách độc lập đối với các quan điểm của tác giả” [59, tr.385] Để sáng tác theo những nguyên tắc chung của CNHT XHCN đồng thời đảm bảo đặc trưng thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật, phê bình Mác-xít đưa ra phương pháp điển hình hoá với yêu cầu nhà văn xây dựng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình Trong thư gởi cô M Harkness (tháng 4-1888), Engels bàn về vấn đề này như sau: “Theo tôi, ngoài chi tiết chân thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình Các tính cách của cô khá điển hình trong những giới hạn trong đó những tính cách ấy hành động, nhưng về các hoàn cảnh bao quanh họ và bắt họ hành động thì người ta có thể nói là không được điển hình đầy đủ” [59, tr.384] Tính điển hình của nhà văn hay hoàn cảnh ở đây cũng không loại trừ tính cá thể của hình tượng nghệ thuật Mỗi nhân vật là một điển hình nhưng đồng thời lại là một cá nhân hoàn toàn cụ thể, “là “con người này” như ông già Hegel đã nói” [59, tr.384] Ở

đây, sự kết hợp hài hoà giữa tính điển hình và tính cá thể trong hình tượng nghệ thuật cũng trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của phê bình Mác-xít

Tóm lại, với hệ thống luận điểm được xây dựng trên cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phê bình Mác-xít trở thành một trong những khuynh hướng phê bình văn học có lí luận chặt chẽ, tính hệ thống và tính nguyên tắc cao Phê bình Mác-xít phản đối cách nhìn tác phẩm văn học một cách tách biệt mà yêu cầu phải xem xét các vấn đề văn học như một quá trình và trong mối quan hệ tác

Trang 34

động qua lại giữa các yếu tố: hiện thực cuộc sống - nhà văn - tác phẩm văn học Do vậy, tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ được coi là sản phẩm sáng tạo cá nhân mà còn là một sản phẩm xã hội và lịch sử; nó không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ mà còn giữ trọng trách lớn lao đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội

Do những điều kiện cụ thể về xã hội - lịch sử, phê bình Mác-xít đã có ảnh hưởng to lớn và giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống tư tưởng - văn hóa của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX

1.1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của quan điểm phê bình Mác-xít trên thế giới

Xuất phát từ cơ sở triết học và những ý kiến của Marx - Engels – Lenin bàn về văn học, khi thâm nhập vào đời sống văn hóa của mỗi quốc gia, phê bình Mác-xít đã khúc xạ những điều kiện cụ thể về lịch sử, truyền thống mỹ học, văn học v.v của mỗi nước để tiếp tục vận động, phát triển theo nhiều sắc thái đa dạng

Ở Liên bang Xô viết, sau Cách mạng tháng Mười (năm 1917), phê bình Mác-xít

được ứng dụng vào đời sống văn hóa của toàn liên bang dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ Nhìn chung, phê bình Xô viết đã triển khai những luận điểm chính của

phê bình Mác-xít về mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, về tính điển hình, tính đảng của văn học, nhằm xây dựng một nền văn học cách mạng phục vụ

mà những mục tiêu thực tiễn về chính trị - kinh tế - xã hội của nhà nước đang đặt ra, trong đó phương pháp sáng tác CNHT XHCN và nguyên tắc tính đảng được đặt lên hàng đầu Lí luận văn học Xô viết xem tác phẩm văn học là kết quả của sự sáng tạo chủ quan và sự phản ánh hiện thực khách quan Nhà văn phải miêu tả hiện thực một cách trung thực và đồng thời tuyên truyền chủ nghĩa xã hội (CNXH); tác giả vừa là nhà quan sát vừa là người hướng đạo Anh ta phải tôn trọng nguyên tắc chính trị của tính đảng và nguyên tắc thẩm mỹ của tính điển hình” [63, tr.103-104] Đó là những nguyên tắc chung nhất của lí luận văn học Xô viết khi triển khai phương pháp biện chứng về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa nguyên tắc tính đảng và tài

Trang 35

năng nghệ thuật Và hai nhà phê bình có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học Xô

viết ở giai đoạn đầu xây dựng hệ thống mỹ học Mác-xít là Belinsky (1811 -1848) và Plékhanov (1856 -1918)

Belinsky được coi là nhà phê bình “thông thái và chân thành nhất của người Nga”, “linh hồn của trường phái hiện thực Nga thế kỉ XIX” và nhà mỹ học duy vật Nga đầu tiên đã đưa công việc phê bình văn học lên thành một khoa học chân chính Belinsky đã xây dựng hệ thống những khái niệm cơ bản đầu tiên của lí luận văn học Mác-xít trong đó tính thẩm mỹ của hình tượng văn học được quan tâm thoả đáng

Điều đó đã phản ánh trong một khái niệm nổi tiếng của ông: “nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng” Ông nhấn mạnh tính đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật qua “các khái niệm vô thức sáng tạo và sự suy tưởng huyền bí về hiện thực” (the concepts of unconscious creation and an almost mystical contemplation of

truth) Theo Belinsky, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật không phải là hiện thực trực tiếp của thế giới khách quan mà đó là hiện thực trong suy tưởng của nhà văn Qua các bài phê bình Gogol, Belinsky tiếp tục đi sâu lí giải quan điểm của mình về hoạt động sáng tạo: “Năng lực sáng tạo là một món quà vĩ đại của tạo hoá Hành động sáng tạo nảy sinh trong tâm hồn người nghệ sĩ là một bí ẩn

và vào một thời điểm không thể biết được Sáng tạo là hành động không có chủ đích đồng thời với cái chủ đích, là vô thức trong ý thức, tự do và độc lập tự nó”

(The power of creation is a great gift of nature The creative act in the soul of the creator is a great secret The moment of the creation is a moment of sacrosanctity The creative is purposeless with a purpose, unconscious in consciousness, free in dependence) [63, tr.101] Belinsky nhấn mạnh bản chất tự do của hành động sáng tạo, người nghệ sĩ hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chủ đề của mình, ông viết:

“Có thể nào chủ đề làm tăng thêm giá trị của tác phẩm không? Hãy để Gogol mô tả những gì mà cảm hứng ông chỉ bảo và hãy để ông bỏ lại việc mô tả những cái áp đặt mà ý chí ông hay các nhà phê bình đề xuất”

Trang 36

(Can the subject – matter add something to the value of the [literary] work? […] Let Mr Gogol describe those things which his inspiration orders him to describe and may he shrink from describing the stuff that is urged upon him by his own will or by the critics” [63, tr.101]

Về tính điển hình trong văn học, Belinsky quan niệm tính điển hình như là một trong những đặc trưng tiêu biểu nhất của động lực sáng tạo Ông cho rằng, “trong

các tác phẩm của trí tuệ thực thụ, mỗi con người đều là một loại hình và mỗi loại hình đều là cái biết mà chưa biết đối với độc giả” Bằng một ví dụ từ tác phẩm

của Gogol, ông bàn về tính điển hình như sau: “một hình tượng, một huyền thoại bí ẩn, một chiếc áo hoàn hảo đến ngạc nhiên có thể vừa vặn với vóc dáng của cả nghìn người” Loại hình nhân vật, theo ông, là hệ quả của cảm hứng và nghệ thuật là “sự trầm lắng tức thời của hiện thực hay là sự tư duy bằng hình tượng”

Quan điểm của Belinsky về hoạt động sáng tạo của nhà văn và loại hình nhân vật thể hiện tầm nhìn sâu sắc của ông về văn học nghệ thuật Nhiều luận điểm của Belinsky cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và cái nhìn cởi mở trong nghệ thuật phê bình, giữa chiều sâu trí tuệ với tấm lòng chân thành của một nhà phê bình chân chính Với nhiều công trình có giá trị, Belinsky không những đã đặt nền móng vững chắc cho phê bình Mác-xít Nga Xô viết mà còn có những đóng góp quan trọng đối với lịch sử phát triển của mỹ học nhân loại

Bên cạnh vai trò của Belinsky, việc xây dựng, mở rộng lí luận mỹ học, phê

bình văn học Mác-xít Xô viết còn có ảnh hưởng quan trọng của Plekhanov, mặc dù

đương thời quan điểm của ông bị phê phán là “học thuyết phản xạ của (khuynh hướng) ấn tượng tức thời” (the reational theory of immediate impressions) Luận

điểm chính của Plékhanov là sự phân biệt giữa tư duy hợp lí, tư duy logic của khoa học và tư duy hình tượng trong nghệ thuật Ông vẫn trung thành với quan

điểm văn hóa không tách rời đời sống xã hội, nhưng đồng thời vẫn nhấn mạnh việc

Trang 37

khai thác tính thẩm mỹ của văn học và mong mỏi các nhà văn sử dụng ngôn ngữ hình ảnh hơn là ngôn ngữ logic Ông cho rằng “cái hữu dụng thiết thực được tiếp thu bằng lí trí còn cái đẹp được tiếp nhận bằng cảm thụ” Do đó, “đặc điểm quan trọng nhất của sự thưởng thức thẩm mỹ là tính trực giác của nó” Hệ thống mỹ học do Belinsky và Plékhanov xây dựng đã góp phần tạo nên một bước phát triển mới của

lí luận phê bình Mác-xít sớm nhất trên thế giới Tuy nhiên, từ những năm ba mươi trở đi, khi phê bình Mác-xít được tiếp thêm sức mạnh của quyền lực chính trị và chịu sự trực tiếp lãnh đạo của Đảng bằng hệ thống kiểm duyệt, các luận điểm phê bình Mác-xít ở Xô viết cũng dần giảm đi tính khoa học và cái nhìn cởi mở ban đầu của nó mà trở thành những nguyên tắc giáo điều và cứng nhắc Phê bình Mác-xít lúc

này được gọi là chủ nghĩa hiện thực XHCN với tư cách một hình thức cao nhất của văn chương, một nguyên tắc hướng dẫn phê bình văn học chính thống và một phương pháp hỗ trợ cho việc diễn giải về một nền văn học tiên tiến của xã hội mới Ở đại hội lần thứ nhất các nhà văn vô sản Xô viết (1934), CNHT XHCN

được chấp nhận như một nguyên tắc chỉ đạo sáng tác văn học; khái niệm CNHT XHCN được trình bày như sau:

“CNHT XHCN, phương pháp cơ bản của nền văn học và phê bình Xô viết đòi hỏi sự diễn tả hiện thực lịch sử cụ thể, trung thực trong tiến trình phát triển theo xu hướng cách mạng của nó Đồng thời, sự thật lịch sử được diễn tả trong nghệ thuật ấy phải được kết hợp với mục tiêu đúc kết nhận thức và giác ngộ tinh thần XHCN cho giai cấp lao động” [63, tr.97]

Quan điểm về nguyên tắc CNHT XHCN trên đây đã có ảnh hưởng khá lâu trong đời sống phê bình Xô viết Cụ thể hoá khái niệm CNHT XHCN, các nhà phê bình Mác-xít Nga Xô viết đưa ra nguyên tắc tính đảng và phương pháp phê bình trong sự tách biệt giữa nội dung và hình thức tác phẩm Ở đây, “tính đại chúng” mà Belinsky dùng để chỉ những nét đặc trưng, miêu tả sự tiến bộ của nhân vật quần chúng (folk) trong tác phẩm của Gogol cũng được vận dụng vào cơ sở chuẩn mực

Trang 38

của tính đảng: tính đảng được coi như cấp độ cao nhất của “tính đại chúng” Trong tác phẩm, tính đảng thể hiện qua nguyên tắc điển hình của hình tượng nghệ thuật Những đặc điểm trên đây về nguyên tắc phê bình Mác-xít của Nga Xô viết cùng với những thành tựu và hạn chế của nó không những đã ăn sâu vào đời sống văn hóa nghệ thuật Liên bang Xô viết mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia thuộc hệ thống XHCN khác Nhưng việc tiếp thu tinh hoa của lí luận phê bình Mác-xít Xô viết cũng khá đa dạng và phụ thuộc vào đặc điểm xã hội và truyền thống mỹ học của mỗi nước

Tại Hoa Kì, phê bình Mác-xít tuy không phát triển mạnh mẽ và rộng khắp như

ở Xô viết nhưng cũng giữ một vai trò lịch sử nhất định Granville Hicks (1901

-1982) được coi là người đầu tiên vận dụng phương pháp phê bình Mác-xít vào việc

lí giải nền văn học Mĩ trong cuộc Nội chiến qua công trình The Great Tradition

(1933) Ông cũng là một trong những người đầu tiên phân tích một cách có hệ thống lịch sử văn học Mĩ trên cơ sở thời đại xã hội Tuy nhiên, công trình tiêu

biểu cho phê bình Mác-xít ở Hoa Kì là Forces in American Criticism (1939) của

Bernard Smith (1916-), trong đó, tác giả phân tích lịch sử phê bình văn học Mĩ từ quan điểm xã hội để từ đó cho thấy logic của tiến trình lịch sử phê bình văn học với

thời đại của nó Ông được coi là người đầu tiên có công mở rộng tư duy phê bình hiện đại của Hoa Kì Ngoài ra, đóng góp vào sự phát triển của phê bình Mác-xít tại

Hoa Kì còn có thể kể đến tên tuổi của Kenneth Burke (1897 -1993) với các công

trình nghiên cứu quan trọng như: The philosophy of Literary Form (1941), A

Grammar of Motives (1945), và Language as Symbolic Action (1966); trong đó luận

điểm chính của ông là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và biểu tượng Burke quan

niệm văn học như là một hành động biểu tượng hoá, một phương tiện mà qua đó, nhà văn tạo ra những mâu thuẫn, xung đột tinh thần nhằm đem lại sự tương giao giữa người với người Biện pháp tu từ, theo ông là một tập hợp con của các hành động biểu tượng đó nhằm mục tiêu thống nhất hành động trong sự xác lập giữa

Trang 39

người nói và người nghe Từ đó, ông đưa ra phương pháp phân tích những “động cơ” thông qua văn học và kịch – nơi mà những động cơ đã trở thành hành động hoàn chỉnh cấu tạo bằng những sản phẩm ngôn ngữ

Phê bình Mác-xít tạo thành một trào lưu ngắn ngủi ở Hoa Kì Đến 1962, trong

công trình Five approaches of literary criticism (Collier books, New York, 1962),

Wilbur S Scott giới thiệu về phương pháp phê bình Mác-xít như là một nhánh của phê bình xã hội học:

“Phương pháp tiếp cận xã hội học – một lĩnh vực khác trong thời đại chúng ta đã bổ sung vào phương pháp nghiên cứu lịch sử truyền thống của các học giả Bằng cách xem xét tác phẩm nghệ thuật như là hệ quả của hoàn cảnh xã hội hoặc là chịu tác động của nó, đã dẫn đến sự ra đời một giọng điệu phê bình văn học mới Joseph Wood Krutch chỉ ra sự không phù hợp bi kịch hiện đại với phẩm chất tinh thần đời sống hiện đại, và George Orwell chứng minh mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật của Kipling với môi trường trí tuệ của thời đại ông Vào những năm thuộc thập niên hai mươi và đặc biệt là thập niên ba mươi, phê bình văn học gắn kết với những giá trị thực tiễn về chính trị và kinh tế Bài bình luận của Caudwell về Shaw là một ví dụ tiêu biểu cho cách tiếp cận Mác-xít này”

(Another field developed in our time, Sociology, has modifield the traditional historical research of scholars By considering a work of art emphatically as a consequence of social milieu, or as affecting it; a critical school has introduced a new tone of literary judgment Joseph Wood Krutch relates the failure of modern temper, and George Orwell shows relationships between the art of Kipling and the intellectual atmosphere of his time In the twenties and thirties especially, literary judgment was bound up with political and economic values Caudwell’s essay on Shaw is one of the best examples of the Marxist approach) [62, tr.12] (Hồ Vi Thường dịch)

Trang 40

“Qua công trình nghiên cứu của Vico về bi kịch của Homer ở thế kỉ XVIII, Edmund Wilson phát hiện ra phương pháp phê bình xã hội học khi tác giả chỉ ra những điều kiện xã hội mà nhà thơ Hi Lạp này đã sống Ở thế kỉ XIX, Herder cũng kế tục cách tiếp cận này, nhưng người có công đưa phương pháp tiếp cận này lên một trình độ hoàn thiện nhất là một nhà nghiên cứu Pháp: Taine với lời phát biểu nổi tiếng của ông rằng văn học là hệ quả của thời đại, các cuộc đấu tranh và môi trường - hoàn cảnh Cuối thế kỉ này, Marx và Engels đã thêm vào một yếu tố thứ tư là phương thức sản xuất, từ đó đã tạo ra một nhánh của phương pháp tiếp cận xã hội học vào những năm ba mươi của thế kỉ - phê bình Mác-xít”

(Edmund Wilson traces sociological criticism to Vico’s eighteenth century study

of Homer’s epics, which revealed the social conditions in which the Greek lived Herder in the nineteenth century continued with this approach, but it was the Frenchman Taine who brought it to fullest statement with his famous pronouncement that literature is the consequence of the moment, the race, and the milieu Before that century ended, Mark and Engels had introduced a fourth fator, the methods of production, and thus made possible the development, in the thirties of that special branch of the sociogical approach – Maxxist criticism) [62, tr.123] (Hồ Vi Thường dịch)

Những luận cứ trên đây cho thấy rằng, ở Hoa Kì, phê bình Mác-xít được tiếp nhận như một phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội Hiệu quả và giá trị thiết

thực của các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Hoa Kì chứng tỏ rằng, các nhà phê bình Mác-xít Hoa Kì đã vận dụng hợp lí hạt nhân khoa học của phương pháp này

Chủ nghĩa Marx bắt đầu có ảnh hưởng quan trọng trong đời sống tư tưởng

Trung Hoa từ sau cuộc vận động văn hóa ngày 4-5-1919, nhằm mục tiêu giải phóng

văn hóa và chính trị Trung Hoa khỏi gông cùm của học thuyết Nho giáo truyền thống bằng con đường học tập tư tưởng phương Tây Nhiều nhà văn Trung Hoa đã bị

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Có thể hình dung một cách sơ lược mô hình phản ánh nghệ thuật của phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX qua sơ đồ sau:  - Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
th ể hình dung một cách sơ lược mô hình phản ánh nghệ thuật của phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX qua sơ đồ sau: (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w