Khái niệm văn học

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 63 - 66)

Người đầu tiên đặt vấn đề khái niệm văn học theo quan điểm Mác-xít là Hải Triều. Khi cụ Phan Bội Châu - nhà cách mạng, nhà văn được nhân dân kính phục lúc bấy giờ - viết bài cắt nghĩa hai chữ văn học một cách thần bí, thì Hải Triều, trên báo Đơng phương (số 893, ngày 1-11-1933) đã phê bình “Cụ Sào Nam giải thích hai chữ văn học thế là sai lắm để đưa ra khái niệm văn học của lí luận Mác-xít, dựa trên mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội. Trước đĩ khơng lâu, cũng trên tờ báo này, Hải Triều cũng đã định nghĩa: “văn học là cái biểu hiện của nhân sinh” và “văn học là một cái sản vật của xã hội” [6, tr.44,47]. Đến bài viết này, Hải Triều tiếp tục khẳng định quan điểm của mình và mở rộng hơn nội hàm khái niệm này:

“Văn học chính là biểu hiện của tư tưởng, nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phơ diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lĩng tre, trên mặt giấy v.v.. tất cả là văn học đĩ” [6, tr.51].

Ơng cũng nhấn mạnh tính xã hội và qui luật vận động của văn học: “Văn học là một thứ sản vật của xã hội. Cái sinh tồn của nĩ khơng thể trái với sự tiến hố xã hội” [6, tr.53].

Qua những ý kiến cĩ tính chất định nghĩa này, ta thấy Hải Triều đã cắt nghĩa

văn học trong mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội, văn học trong sự vận động lịch sử và trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Mặc dù cịn ở

niệm về hình thức, nhưng khái niệm đầu tiên về văn học này của Hải Triều cho thấy ơng đã xác định được nội hàm khái niệm văn học trong mối quan hệ bên trong (nội dung - hình thức) và cả bên ngồi của nĩ (xã hội - lịch sử). Cách nhìn này của Hải Triều về sau vừa thống nhất và xuyên suốt, vừa cĩ những tiến bộ rõ rệt nhất là cách nhìn về hình thức nghệ thuật (sẽ đề cập ở mục 2.1.4). Tuy cịn nhiều hạn chế, khái niệm văn học của Hải Triều đã thể hiện một cách nhìn mới mẻ về văn học so với quan niệm truyền thống và giữ một vai trị lịch sử nhất định của nĩ trong một thời gian khá dài (1933-1943) cho đến khi Văn học khái luận ra đời.

Từ bài tranh luận về hai chữ văn học của Hải Triều với cụ Sào Nam đến Định nghĩa hai chữ văn học (chương I, Văn học khái luận) của Đặng Thai Mai cĩ một khoảng thời gian gần mười năm – và mười năm ấy, văn học nước ta phát triển với tốc độ chưa từng cĩ trong lịch sử. Thời điểm đặc biệt này đã gĩp phần tạo điều kiện cho Đặng Thai Mai cĩ dịp đi sâu bàn bạc, mở rộng khái niệm văn học theo lập trường của chủ nghĩa Marx. Tác giả đi từ cách hiểu của Nho giáo cổ đại: “văn học cĩ nghĩa là học rộng, hiểu thấu nghĩa lí văn chương” suy ra từ lời Khổng Tử cho đến

cách hiểu văn học theo nghĩa hiện đại của phương Tây vốn được dịch ra từ chữ

“Littérature” của tiếng Pháp: “Văn học cĩ thể cĩ nghĩa là một khoa học nghiên cứu về các tác phẩm của lĩnh vực “văn” và cũng cĩ nghĩa là tồn thể những tác phẩm đĩ” [14, tr.90]. Như vậy, tác giả Đặng Thai Mai đã đứng ở quan điểm lịch sử và dùng phương pháp so sánh để chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách hiểu của phương Đơng và phương Tây; cổ đại và hiện đại để từ đĩ đưa ra khái niệm văn học hiện đại một cách đầy đủ, vấn đề mà cách định nghĩa của Hải Triều chưa đủ sức thuyết phục.

Tiếp theo, ơng đi sâu vào phân tích những đặc trưng khu biệt của “văn” theo nghĩa chỉ các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật ngơn từ. Đưa ra quan điểm của Hồ Hồi Thám - một nhà văn học sử Trung Quốc - làm đối chứng, Đặng Thai Mai chứng minh quan điểm của mình về bản chất văn học trên các phương diện: nội dung tư

tưởng (tình cảm và lí tính), tâm lí sáng tác (chủ quan và khách quan), mục đích (xúc động cảm quan và giác ngộ lí tính), hình thức (ngơn ngữ và văn tự) và mối

quan hệ văn hĩa - xã hội (văn học là một hình thái ý thức). Từ đĩ, tác giả nhấn

mạnh vào khả năng tác động của văn học đối với tâm hồn người thưởng thức: “Văn học cĩ lực lượng để kích động tình cảm của buồng tim, để thỏa mãn sự yêu cầu mơ màng của tưởng tượng và đồng thời lại cĩ một hệ thống lí tính thanh sở để dẫn đạo lương tri và trí tuệ của giống người nữa” [14, tr.104]. Cuối cùng, bằng cách dẫn lời một nhà văn hiện đại Anh, ơng xác định phạm vi phản ánh của văn học trong mối quan hệ giao thoa với các bộ mơn văn hĩa nghệ thuật khác: “Văn học bao hàm hết nghìn vạn hình tượng. Bờ cõi của văn học thì giáp với khoa học; một mặt gần gũi với âm nhạc; một mặt kề sát với nghệ thuật điêu khắc, và cĩ lúc lại muốn tiếp xúc với cả lĩnh vực tơn nghiêm của tơn giáo nữa”.

Như vậy, quan niệm về văn học của Đặng Thai Mai đã cĩ sự tiến bộ về giá trị học thuật. Cách định nghĩa của ơng về văn học hợp lí và tồn diện hơn so với Hải Triều. Điều đáng nĩi ở đây là tác giả đã nhìn nhận hiệu quả tác động thẩm mỹ của

yếu tố tưởng tượng trong văn học. So sánh với khái niệm văn học ngày nay, ta cĩ

thể thấy rằng, khi bàn về bản chất văn học, tác giả chưa nhấn mạnh đặc trưng về ngơn ngữ văn học so với các ngành cùng sử dụng “ngơn ngữ và văn tự” khác, cũng như ơng chưa trình bày một cách hệ thống các thể loại của văn học theo cả hai nghĩa của khái niệm này. Tuy nhiên, khơng vì thế mà cách định nghĩa của Đặng Thai Mai về văn học giảm đi ý nghĩa lịch sử quan trọng của nĩ. Khái niệm này đánh dấu một bước ngoặc quan trọng của phê bình Mác-xít trong quá trình xây dựng hệ thống các khái niệm cơ bản và xác định nội hàm của nĩ. Thành cơng của Đặng Thai Mai ở đây là tính khoa học, tính hiện đại của vấn đề; đặc biệt, văn học được định nghĩa trên quan điểm Mác-xít: văn học là một “hình thái ý thức” xã hội “biểu hiện đời sống của lồi người”, mục đích của văn học là “dẫn đạo lương tri và trí tuệ”; nĩi cách khác, mục đích của văn học luơn hướng về đời sống thực tiễn, thơi thúc con

người hành động sáng suốt bằng khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm. Đây cũng là đường lối lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hĩa – văn nghệ: văn học khơng tách rời đời sống, văn học phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 63 - 66)