Kiến tạo cơ sở phương pháp khoa học cho phê bình hiện đại

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 116 - 117)

Đặc trưng của phê bình hiện đại là sự kết hợp hài hồ giữa khoa học và nghệ thuật, giữa cơ sở phân tích khách quan và cảm thụ chủ quan từ nhà phê bình. Là một đất nước cĩ truyền thống văn học, bình văn, bình thơ vốn khơng phải là cơng việc xa lạ đối với giới văn nhân Việt Nam xưa nay. Nhưng phương pháp bình truyền thống chủ yếu dựa vào cảm thụ trực giác, giá trị tác phẩm văn học bị đánh đồng với giá trị thưởng thức. Phê bình Mác-xít ra đời, văn học Việt Nam cũng được soi sáng ở gĩc độ mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, phương pháp khoa học của phê bình đã được đặt ra với vai trị của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp này đã đưa lại hướng tiếp cận mới bổ sung cho phương pháp truyền thống – đĩ là lối tiếp cận ngoại quan – xuất phát từ những hồn cảnh cụ thể của nhà văn và xã hội dẫn đến sự ra đời của tác phẩm, đồng thời nĩ cũng đặt vấn đề vai trị của người đọc đối với sáng tác, từ đĩ xây dựng mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc làm cơ sở cho việc nghiên cứu văn học như một quá trình: văn học khơng chỉ được coi như bản thân tác phẩm hay sản phẩm sáng tạo của cá nhân nhà văn mà nĩ cịn là sản phẩm của xã hội thời đại, tác phẩm khơng chỉ cĩ tính chất ổn định mà nĩ cịn vận động trong lịch sử do quá trình tiếp nhận của người đọc. Mặt khác, nhấn mạnh tính khách quan của đối tượng nghiên cứu, phê bình Mác-xít đã đưa phê bình truyền thống giải phĩng ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp của cái chủ quan thiên kiến để cập bến khoa học trong phê bình. Hỗ trợ cho định hướng đĩ là phương pháp so sánh – phân tích đã được vận dụng khá hiệu quả trong phê bình Mác-xít giai đoạn này. Ngồi ra, nĩi đến sự tiến bộ về phương pháp khoa học của phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX cũng cần nhắc đến tính cởi mở và tính hệ thống trong phương pháp lập luận của nĩ. Tính chất này thể hiện bản chất, tinh thần của khoa học mà nhờ đĩ, phê bình Mác-xít đã gần như chạm đến nhiều vấn đề lí luận văn học hiện đại: thi

pháp, phong cách, mĩ học v.v.. thể hiện rõ nhất ở Văn học khái luận của Đặng Thai Mai. Tuy chỉ là ở mức độ đặt vấn đề một cách sơ lược nhưng nĩ vẫn cĩ giá trị gợi mở sâu sắc. Điều đáng tiếc là do những điều kiện lịch sử, những vấn đề này chưa được tiếp tục đi sâu và phát triển ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 116 - 117)