Hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ và văn bản ngơn

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 131 - 132)

phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Do áp dụng những tiêu chí chung của hình thái ý thức xã hội vào phê bình văn học đồng thời lấy nguyên tắc tính đảng làm cơ sở đánh giá, phê bình Mác-xít cũng xem nhẹ những yếu tố thuộc về cái riêng, cái đặc trưng của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật. Đĩ là các yếu tố về hình thức, giá trị thẩm mỹ và văn bản ngơn từ của tác phẩm. Các nhà phê bình Mác-xít giai đoạn đầu phản bác việc nhà

văn coi trọng vai trị hình thức trong tác phẩm, Văn học khái luận đã nghiên cứu về vai trị của hình thức trong mối quan hệ với nội dung nhưng chỉ coi nĩ là cái thứ hai, cái phụ thuộc vào yếu tố quyết định là nội dung tác phẩm. Do đĩ, các nhà phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX cũng chưa thấy được giá trị độc lập tương đối của yếu

tố hình thức và chỉ đề cập đến vấn đề giá trị thẩm mỹ ở một khía cạnh rất khiêm tốn, thậm chí cĩ xu hướng bác bỏ tính thẩm mỹ và chức năng của nĩ: tạo mỹ

cảm cho người đọc và cĩ chức năng giải trí. Do nhấn mạnh bản chất ý thức của văn học, các nhà Mác-xít giai đoạn này đã vơ tình bỏ qua phần vơ thức của nghệ

thuật – phần chìm trong nguyên lí tảng băng trơi – mà đơi khi chính đây mới là

phần hấp dẫn và lơi cuốn nhất đối với người đọc. Nĩi cách khác, do chú trọng phần chủ ý của nhà văn và giá trị nhận thức của văn học, những yếu tố cĩ thuộc tính tinh tế, nhạy cảm và trực giác của nghệ thuật đã phần nào bị cắt xén đi trong tiêu chí giá trị của phê bình Mác-xít.

Ngồi ra, dùng phương pháp tiếp cận ngoại quan, các nhà phê bình Mác-xít cịn chưa lưu ý đúng mức phần văn bản ngơn từ của tác phẩm. Cĩ khi chỉ coi văn bản là phần “hình thức bề ngồi” cĩ giá trị như một lớp vỏ âm thanh thuần tuý để diễn đạt nội dung tác phẩm. Văn học khái luận tuy đã đi sâu vào cấu trúc trong của các yếu tố hình thức nhưng cũng chưa đề cập đúng mức cấp độ giá trị hình tượng của văn bản ngơn từ tác phẩm. Khi sự bất cập này bị đẩy đến mức độ cao hơn sẽ dẫn đến một hiện tượng nghịch lí của phê bình Mác-xít là: phê bình tách rời bản thân tác phẩm và phê bình tác phẩm văn học trở thành phê bình những yếu tố bên ngồi

nó. Điều tưởng chừng như khĩ chấp nhận nhưng lại tồn tại khá lâu trong nền phê

bình Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Tuy nhiên, xét cho cùng, điều bất cập này cũng khởi đầu từ lối tiếp cận ngoại quan một cách cực đoan và áp dụng trực tiếp nguyên lí triết học vào văn học.

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 131 - 132)