Phương pháp so sánh – đối chứng khách quan

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 105 - 106)

Bên cạnh hệ thống lập luận vừa chặt chẽ, vừa cởi mở, tính thuyết phục của lí luận Mác-xít cịn nhờ vào phương pháp so sánh – đối chứng khách quan với một khối lượng tri thức văn học vơ cùng rộng mở, phong phú. Hệ thống các luận điểm của các nhà phê bình Mác-xít giai đoạn này thường khơng cĩ tính chất chuyên sâu về mặt lí luận mà thiên về hướng mở rộng phạm vi dẫn chứng khách quan nhằm hỗ trợ, chứng minh cho luận điểm bằng chính thực tế đời sống văn hĩa trong nước và thế giới. Từ văn học đương thời với Kép Tư Bền (Nguyễn Cơng Hoan), Lầm than

(Lan Khai), Tắt đèn (Ngơ Tất Tố), thơ Tố Hữu, tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đồn …, văn học trung đại với Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Đường luật đến văn học dân gian với ca dao dân ca, truyện cười v.v..; từ văn học Việt Nam đến văn học thế giới như Nga Xơ Viết (Gorki, Gogol), Pháp (Hugo, Balzac , Lamartine, Musset, Vigny, Voltaire, Montesquieu… ), Anh (Shakespeare), Tây Ban Nha (Cervantès), Trung Quốc (Lỗ Tấn)… ; từ lĩnh vực sáng tác đến lĩnh vực triết học, mỹ học, phê bình thế giới; từ chuyện văn chương đến chuyện đời thường; tất cả đều cĩ mặt trong các bài phê bình Mác-xít ở Việt Nam giai đoạn này với tư cách là đối chứng để phân tích và khẳng định vấn đề một cách khách quan. Đây là phương pháp được vận

dụng thuần thục nhất trong Văn học khái luận. Cách vận dụng các đối chứng này cũng khá đa dạng. Thơng thường là những dẫn chứng kém theo sau các luận điểm. Cĩ khi được đưa ra để phân tích, phê phán những mặt hạn chế của nĩ nhằm khẳng định vấn đề. Cĩ khi chỉ là để giới thiệu như một mẫu mực, tấm gương để soi đường. Cĩ bài, tác giả chỉ thuần tuý giới thiệu, hồn tồn đứng bên ngồi khơng tham gia bình luận hay đưa ra một ý kiến nào.

Những đối chứng thực tế phong phú này dẫn đến hệ quả là các vấn đề lí luận Mác-xít trong giai đoạn này được soi sáng trong mối tương quan giữa tình hình thực tế của dân tộc và thực trạng thế giới với cái nhìn đa diện. Chính sự đối sánh đĩ đã tạo ra một sức bật mạnh mẽ đưa nền lí luận non trẻ của Việt Nam lúc bấy giờ nhanh chĩng tiếp cận và chiếm lĩnh sâu sắc những vấn đề lí luận Mác-xít và vận dụng hợp lí vào tình hình văn hĩa - nghệ thuật của nước nhà.

Một phần của tài liệu Khuyng hướng phê bình Mac- xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 105 - 106)