Các đặc điểm, nội dung nguyên tắc thẩm mỹ của phê bình Mác-xít vừa phân tích trên đây cho thấy sự đĩng gĩp vơ cùng to lớn của phê bình Mác-xít đối với nền phê bình lí luận văn học dân tộc. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử đĩ, phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX cịn để lại một di sản về phong cách và phương pháp phê bình cĩ giá trị đặc biệt bởi tính khoa học và tính văn hĩa của nĩ. Do được hình thành trong hồn cảnh lịch sử đặc biệt với yêu cầu cấp thiết của cuộc cách mạng dân tộc, đồng thời phải định hình bằng con đường đấu tranh khốc liệt với các khuynh hướng khác, phê bình Mác-xít Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cĩ những đặc điểm đặc biệt của nĩ về văn phong và phương pháp. Trước hết, đây là một nền phê bình cĩ chủ đích với mục tiêu đấu tranh tư tưởng song đơi với mục tiêu khoa học. Do vậy, phương pháp khoa học được vận dụng đồng thời với phương pháp luận chiến. Đây cũng là một nền phê bình non trẻ hình thành ngay khi ngành phê bình lí luận vừa mới ra đời mà điều kiện xã hội lịch sử khơng cho phép việc tiếp thu, học tập thành tựu phê bình thế giới một cách dễ dàng, thuận lợi. Cĩ thể nĩi rằng, phê bình Mác-xít giai đoạn này ở Việt Nam đang trên bước đường dọ dẫm; tìm kiếm chính mình bằng phương cách đối thoại với các khuynh hướng khác. Các đặc điểm trên thể hiện rõ nét qua phương pháp xây dựng hệ thống lập luận theo hướng mở, phương pháp so sánh phân tích khách quan, phương pháp giải thích khái niệm với phong cách ngơn ngữ nhiều giọng điệu và ngơn ngữ đối thoại.