Trên cơ sở khảo sát khối tư liệu truyện ngắn của hơn 20 tác giả tiêu biểu đăng trên 12 tờ báo, tạp chí từ 1954 đến 1965 ở vùng đô thị miền Nam, cùng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
Trang 1
PHẠM THANH HÙNG
TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2
PHẠM THANH HÙNG
TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
Chuyên ngành : LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
Mã số : 5.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 4- Chuyên ngành : Lý thuy ết và lịch sử văn học
- Mã số : 5.04.01
- Họ và tên nghiên cứu sinh : Phạm Thanh Hùng
- Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Hữu Tá
- Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Truyện ngắn là một trong những thể loại có nhiều thành tựu của dòng văn học
yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) Nghiên cứu truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 là việc làm vừa có ý nghĩa
khoa học lẫn thực tiễn, vừa có tính cấp thiết và thời sự
Trên cơ sở khảo sát khối tư liệu truyện ngắn của hơn 20 tác giả tiêu biểu đăng trên 12 tờ báo, tạp chí từ 1954 đến 1965 ở vùng đô thị miền Nam, cùng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả luận án đã đưa ra cái nhìn bao quát về lịch sử nghiên cứu dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam; xác định vị trí của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965; tập trung phân tích, lý giải, đánh giá những điểm nổi bật của truyện ngắn giai đoạn này thể hiện qua nội dung yêu nước thấm thía kết hợp xuyên thấm với tinh thần nhân văn sâu sắc và hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại (như hình tượng nghệ thuật
đa nghĩa, cốt truyện và kết cấu uyển chuyển, không gian và thời gian nghệ thuật đa dạng, miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách sinh động, ngôn từ gợi tả giàu chất sống hiện đại) Từ đó, khẳng định vị trí xứng đáng và những đóng góp đáng quý của dòng
văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) đối với văn học dân tộc
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1 Luận án đã khái quát sự hình thành và phát triển của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1965 trong tương quan chung của
ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam (văn học miền Bắc, văn học giải phóng và văn học yêu nước đô thị miền Nam) Từ đó, chỉ ra đặc điểm và sức sống của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này
2 Từ sự phân tích những điểm nổi bật trên hai phương diện nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật, luận án cung cấp cái nhìn bao quát về những giá trị
đã làm nên diện mạo độc đáo của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước
đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965
Trang 5CÁC ỨNG DỤNG / KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1 Luận án có thể dùng làm tài liệu để nhận diện bổ sung cho việc viết giáo trình văn học Việt Nam hiện đại và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn các trường Đại học và Cao đẳng
2 Bên cạnh truyện ngắn, nhiều thể loại khác của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) như thơ, tiểu thuyết, ký, kịch, biên khảo, bút ký chính luận, lý luận, phê bình văn học vẫn đang chờ đợi những công trình khảo sát, nghiên cứu từ góc nhìn thể loại Ngay truyện ngắn giai đoạn 1965 - 1975 vẫn còn đang để ngỏ và rất cần có công trình tiếp tục nghiên cứu
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
PGS.TS Tr ần Hữu Tá Phạm Thanh Hùng
Trang 6
ABSTRACT
Short stories belong to one kind of prose with much achievement in the line of
patriotic literature in Southern Vietnam urban areas (1954-1975) The research on short stories in the line of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas during 1954-1965, is both scientifically significant and practical, and an urgent need
concerning contemporary events
Based on a mass of information from the short stories by over 20 typical authors appearing in more than 12 newspapers and magazines, from 1954 to 1965
in Southern Vietnam urban areas, and many other relevant writings and research papers, the thesis’ author has provided an overview on the history of reseaching the line of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas, positioning the short stories in the context of the patriotic literature in Southern Vietnam urban areas during the period of 1954-1965; focused on analyzing, explaining, and evaluating the outstanding characteristics of short stories during the said period, which were embodied in the profound contents of patriotism; combined with the spirit of deep humanism, and the form of lively and modern narrative (eg meaningful artistic figures, flexible plots and structures, diversified artistic space and time, lively psychological description and characteristic building, and figurative speech rich in modern livingness) Therefrom, the worthy position and the precious contributions by the line of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas (1954-1975) in the national literature, is affirmed
THE THESIS’ NEW RESULTS
1 The Thesis has provided an overview of the formation and development of the line of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas during the period of 1954-1965 in general correlation to the three parts of patriotic literature in Vietnam (the new literature in the North, the liberation literature and urban patriotic literature in the South) Wherefrom, the characteristics and living strength of short stories in the picture of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas during the period, are showed
2 With the analysis of outstanding points in thought contents and artistic form, the thesis gives an overall view of those values which have created the unique outlook of short stories in the line of patriotic literature in Southern Vietnam urban areas (1954-1965)
Trang 7history of Vietnamese literature in the period of 1954-1965
APPLICATION/POSSIBILITY OF APPLICATION IN REALITIES OR THOSE OPEN MATTERS NEEDING CONTINUED RESEARCH
1 The thesis may be used as materials for supplementary recognition in preparing textbooks of modern Vietnamese literature, and as references for university and college students of Linguistics and Literature department
2 In addition to short stories, many other categories in the line of patriotic
literature in Southern Vietnam urban areas (1954-1975) such as poetry, novels, memoirs, plays, studies, political notes, literature theories and critiques, are still waiting for research from the angle of each catergory Even the short stories in the period of 1965-1975 are still left open needing
continued research
Trang 8
Tôi xin cam đoan luận án này do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tiếp thụ ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Hữu Tá
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu của cá nhân, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
PHẠM THANH HÙNG
Trang 9NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CIA Central Intelligence Agency (Cơ quan Tình báo Trung ương
Mỹ)
GS Giáo sư
IVS International Voluntary Service (Thanh niên Chí nguyện
Quốc tế) JUSPAO Joint United States Public Affairs Office (Cơ quan Liên vụ
Thông tin Hoa Kỳ) MAAG Military Assistance Advisory Group (Nhóm Cố vấn Quân sự) MACV Military Assisyance Command, Vietnam (Bộ Chỉ huy Viện
trợ quân sự ở Viet Nam) MSUG Michigan State University Group (Nhóm Đại học bang
USAID United States Agency for International Development (Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) USIS United States Information Service (Sở Thông tin Hoa Kỳ) USOM United States Operations Mission (Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ) VOA Voice of America (Đài Phát thanh Hoa Kỳ)
Trang 10
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang 1 Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
4 Phương pháp nghiên cứu 20
5 Những đóng góp mới của luận án 21
6 Cấu trúc của luận án 21
CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965 1.1 Văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965, một bộ phận khá đặc biệt của văn học Việt Nam 1954 – 1965 23
1.1.1 Ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam: nền văn học mới miền Bắc, văn học giải phóng, văn học yêu nước đô thị miền Nam 23
1.1.2 Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và tình hình văn học đô thị 26
1.1.3 Phong trào đấu tranh của nhân dân và sức sống của dòng văn học yêu nước ở các đô thị 42
1.2 Truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 52
1.2.1 Truyện ngắn, hình thức tự sự cỡ nhỏ có ưu thế được ưa chuộng 52
1.2.2 Một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965………57
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN NHÂN VĂN CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965 2.1 Nội dung yêu nước thấm thía 66
2.1.1 Tiếng nói yêu nước thương nòi 66
2.1.2 Tiếng nói chống chính thể phi nhân 78
2.1.3 Tiếng nói chống xâm lăng 89
2.2 Tinh thần nhân văn sâu sắc 104
Trang 112.2.1 Phơi bày thảm cảnh đời sống nhân dân .104
2.2.2 Phê phán tư tưởng và lối sống xa lạ 115
2.2.3 Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược……… 124
CHƯƠNG 3 HÌNH THỨC TỰ SỰ LINH HOẠT, HIỆN ĐẠI CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965 3.1 Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa 132
3.1.1 Hình tượng âm thanh 133
3.1.2 Hình tượng thiên nhiên 135
3.1.3 Hình tượng con người 139
3.2 Cốt truyện, kết cấu uyển chuyển 142
3.2.1 Cốt truyện 142
3.2.2 Kết cấu 147
3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật đa dạng 157
3.3.1 Không gian nghệ thuật 157
3.3.2 Thời gian nghệ thuật 168
3.4 Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách sinh động 176
3.4.1 Tính cách nhân vật phản diện 177
3.4.2 Tính cách nhân vật chính diện 181
3.5 Ngôn từ gợi tả, giàu chất sống hiện đại 185
3.5.1 Nguyên tắc đa thanh, phức điệu 186
3.5.2 Các phương tiện tu từ 190
KẾT LUẬN 198
CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1 Sơ lược tiểu sử tác giả truyện ngắn tiêu biểu giai đoạn 1954 -1965
2 Ảnh và bút tích tác giả truyện ngắn tiêu biểu giai đoạn 1954 - 1965
3 Ảnh một số báo chí, truyện ngắn giai đoạn 1954 – 1965
Trang 12MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hơn ba mươi năm từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất, mọi mặt đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ta đã có nhiều đổi thay tích cực Nhu cầu học tập, nghiên cứu văn học không ngừng tăng lên Thực tế đó đòi hỏi cần phải có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu về thể loại, dòng (khuynh hướng) hay giai đoạn văn học; thẩm định đóng góp của những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, góp phần làm cho bức tranh văn học Việt Nam càng thêm sáng rõ về nhiều phương diện: văn học sử, lý luận và phê bình văn học
Do đặc thù lịch sử, hơn hai thập kỷ đất nước chia cắt và chiến tranh, vùng đô thị miền Nam đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Tồn tại bên cạnh nhiều sản phẩm văn học khác nhau của chế độ, văn học yêu nước đô thị miền Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ và thống nhất Tổ Quốc Nhiều thế hệ sau 1975 không khỏi ngạc nhiên, vì sao
trong một hoàn cảnh chính trị - tư tưởng, văn hoá - xã hội phức tạp như thế, dòng văn học này “không chỉ có giá trị phục vụ kịp thời mà không ít tác phẩm thực sự có giá trị lâu dài, chịu đựng được sự thử thách của thời gian” [400, tr 127] Dù
vậy, vì những lí do khác nhau, đến nay công trình nghiên cứu liên quan đến dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, giai đoạn 1954 –
1965 nói riêng, vẫn còn rất ít ỏi, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế Nhiều giáo trình chuyên ngành bậc đại học hay sách giáo khoa trung học, phần biên soạn về văn học đô thị miền Nam trước 1975 chỉ có tính khái quát, đôi khi rất sơ lược
Nghiên cứu về thể loại văn học càng hiếm hoi Truyện ngắn, một thể loại “đạt
Trang 13được những thành tựu rất đặc sắc” [359, tr 5] của dòng văn học yêu nước, vẫn
chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Để làm nên thành tựu của dòng văn học này, nhiều nhà văn - chiến sĩ hoạt động trong lòng đô thị miền Nam đã ngã xuống hay bị bắt bớ, tù đày Và theo qui luật sinh tồn, nhiều người từng là chứng nhân sinh động của một thời kì lịch sử cam go, sôi động và hào hùng này, sau 1975, đã lần lượt yên nghỉ Điều đó khiến cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết để có được những nhận xét, đánh giá toàn diện về dòng văn học có nhiều đóng góp này Trên cơ sở những nhận thức vừa nêu, chúng tôi quyết định chọn đề tài luận án: “Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965”
Với mục đích nghiên cứu truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam đã hình thành và phát triển từ 1954 đến 1965, luận án sẽ tập trung giải quyết các yêu cầu cơ bản sau:
Về mặt lý luận: Thông qua tìm hiểu khái quát ba bộ phận văn học yêu nước
Việt Nam 1954 –1965, luận án làm rõ vị trí của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này Trên cơ sở khảo sát những thành tựu tiêu biểu, luận án đi sâu trình bày, phân tích những điểm nổi bật về nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Từ đó, khẳng định những đóng góp mang sắc thái riêng của truyện ngắn và dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965 trong tiến trình văn học sử dân tộc và trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Về mặt thực tiễn: Hai mươi mốt năm chia cắt đất nước đưa đến vô vàn khó
khăn khi tiếp cận quá trình diễn biến của những dòng văn học khác nhau vùng đô thị miền Nam trước năm 1975 Thế nhưng, vượt qua những trở ngại khách quan,
Trang 14nhiều cây bút lý luận, nghiên cứu – phê bình ở cả hai miền Nam Bắc, kể cả trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, vẫn thường xuyên có những bài viết sắc sảo, những công trình nghiên cứu công phu về dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam Từ khi đất nước hòa bình, thống nhất, những khó khăn khách quan trên không còn Nhưng để có được những nhận xét, đánh giá về bất kỳ một hiện tượng văn học nào cũng cần phải có một độ lùi lịch sử nhất định Việc xem xét, đánh giá sao cho công bằng thành tựu truyện ngắn cùng đóng góp của những nhà văn yêu nước trước chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và sự khủng bố, đàn áp của chính quyền Sài Gòn không phải là việc dễ dàng, khi sự cọ xát chủ yếu vẫn trên tinh thần văn bản tác phẩm Dù vậy, người viết luôn mong muốn góp tiếng nói của mình vào việc giữ gìn di sản văn học dân tộc đã hình thành và phát triển trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước Làm được điều này, luận án sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả về dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, thể loại truyện ngắn giai đoạn 1954 – 1965 nói riêng
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam từ khi hiệp định Genève ký kết (20-7-1954), đất nước tạm chia hai
miền, đến khoảng giữa năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam tiến hành chiến tranh cục bộ Trong khoảng thời gian đó, tình hình văn học có những biến chuyển phù hợp với thực tế đấu tranh yêu nước bước sang một giai
đoạn mới Vấn đề chủ yếu luận án tập trung khảo sát chính là nội dung yêu nước, tinh thần nhân văn và hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại đã làm nên vị trí truyện
ngắn như một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống và được ưa chuộng trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965
Trang 15Ở đây, khái niệm “yêu nước” thể hiện nội dung, tính chất, nét độc đáo của
dòng văn học cần được xác định để làm rõ đối tượng nghiên cứu của luận án Là sản phẩm nghệ thuật thể hiện sức mạnh tình cảm và trí tuệ nhân dân, văn học yêu nước đô thị miền Nam ra đời từ ngòi bút của những con người ở nhiều vị trí và hoàn cảnh sống khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của cách mạng và kháng chiến Họ có thể là cán bộ kháng chiến “nằm vùng” hay người công dân yêu nước bình thường, đồng tình với cộng sản hay không, đứng trên lập trường cách mạng hay lập trường dân tộc…; những gì họ viết ra phải làm sao vượt qua được chế độ kiểm duyệt của chính quyền nhằm cổ vũ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược, khơi dậy truyền thống quật cường, khích lệ tinh thần dân tộc, tình đoàn kết yêu thương giống nòi Tùy thực tế diễn biến chính sách xâm lược của Mỹ, sự khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền, sự chỉ đạo của Đảng (đối với những nhà văn cách mạng hoạt động công khai), phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị, mà mỗi người tự xác định nội dung yêu nước và hình thức thể hiện các sáng tác của mình sao cho phù hợp Như vậy, dù mức độ có khác nhau, tác phẩm của họ vẫn mang hơi thở nhân dân, sức sống dân tộc, thấm đượm tình yêu quê hương đất nước và tinh thần nhân văn
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Xác định phạm vi nghiên cứu 11 năm đầu (1954 – 1965) hình thành và phát
triển của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị, người viết căn cứ vào những biến đổi của tình hình văn học đồng hành với những đổi thay của bối cảnh xã hội - chính trị, văn hóa - tư tưởng diễn ra ở miền Nam trong thời gian này
Mốc 1965 là thời điểm bộ mặt xâm lược của Mỹ hoàn toàn lộ diện khi quyết
định can thiệp sâu bằng quân sự Aûo tưởng về một nền dân chủ, tự do kiểu phương Tây nhanh chóng tan biến trong nhận thức của nhiều người dân thành thị Đây cũng là thời điểm của những cao trào chống Mỹ công khai, trực diện trên
Trang 16văn đàn đô thị Cuộc “đụng đầu” lịch sử này đã phát huy cao nhất tư cách công dân và phẩm chất nghệ sĩ trong mỗi nhà văn yêu nước Những ai có lương tâm và lương tri đều tìm cách cất lên tiếng nói “tự tình dân tộc” bằng phương tiện sẵn có của mình, bất chấp sự đàn áp của chính quyền So với trước đó, sự biến đổi của dòng văn học diễn ra rõ nhất ở phương diện thi pháp thể loại, thể hiện qua nghệ thuật xây dựng hình tượng, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn từ… Đây cũng là lúc văn học chính thống của chế độ nhận được sự chi viện mạnh mẽ từ chính sách xâm lược của Mỹ và sự hỗ trợ tích cực, bền bỉ từ chính quyền Sài Gòn
Tuy vậy, cần phải thấy rằng, chính trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc đấu
tranh yêu nước, nhất là từ 1954 đến 1960, mà mỗi thành tựu của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 đều mang trong nó ý nghĩa và
giá trị riêng vượt lên từ hoàn cảnh khủng bố, đàn áp khốc liệt của chính quyền được Mỹ gầy dựng và không ngừng củng cố Đó là lúc lực lượng sáng tác chưa đông Sự hậu thuẫn của nhân dân chưa thật mạnh mẽ Phong trào yêu nước chưa có chỗ dựa vững chắc là các vùng giải phóng như giai đoạn sau Niềm mơ ước của nhân dân miền Nam về một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất hình thành từ quyền tự quyết của nhân dân hai miền theo tinh thần hiệp định Genève tuy còn, nhưng đã trở nên mờ nhạt từ cuối 1956 trở đi Cảm hứng yêu nước, chống ngoại xâm chưa thể có được khí thế hừng hực, nóng bỏng của giai đoạn sau Cách viết biểu tượng hai mặt trở thành phổ biến, khác lối viết trực diện sau này…
Hình thành và phát triển từ thực tiễn đấu tranh của nhân dân, truyện ngắn
trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 gắn liền với
tên tuổi của những nhà văn tiêu biểu như Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế
Hy, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Tô Nguyệt Đình, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Vân Trang, Lưu Nghi, Nhất Tiếu,
Trang 17Phan Du, Lê Văn, Thiên Giang, Võ Đình Cường, Lê Quang Vịnh… Độc giả tìm thấy sáng tác của họ đăng trên báo chí tiến bộ hoặc không hẳn tiến bộ đương thời Dù nhà văn luôn tìm mọi cách vừa viết vừa “lách” để tránh sự kiểm duyệt
gắt gao, vẫn có nhiều truyện ngắn không thể vượt qua được “chế độ Hốt - Cắt - Đục” (từ của Nguyễn Ngọc Lan) [400, tr 490] của chính quyền Sài Gòn Hệ quả
đưa đến là truyện bị đục bỏ, báo chí đăng tải bị tịch thu tiêu hủy, tòa soạn bị đóng cửa, thậm chí cảnh bắt bớ, tù đày ập đến cho người viết Điều này khiến việc sưu tầm tư liệu gặp không ít khó khăn Ngoài ra, trong trận tuyến đấu tranh lâu dài và phức tạp, sáng tác văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng xuất hiện rất đa dạng Vì thế, việc tập hợp cũng không được dễ dàng Nhiều báo chí trước đây hay đăng những sáng tác truyện ngắn còn lại đến nay thường không liên tục các số trong năm, hay giữa các năm với nhau Lý do có thể do điều kiện bảo quản của thư viện chưa thật tốt, và một phần bị hủy sau ngày 30 - 4 - 1975 Mặc
dù vậy, người viết vẫn hết sức cố gắng tập hợp càng nhiều càng tốt khối lượng truyện ngắn của trên 40 tác giả đăng ở 12 tờ báo chí tiêu biểu xuất hiện hợp pháp từ 1954 đến 1965, gồm Nhân Loại, Duy Tân, Điện Báo, Công Lý, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Bách Khoa, Vui Sống, Mã Thượng, Tiếng Chuông, Mai, Văn, Văn Học
hiện lưu giữ (tuy không đầy đủ) trong các thư viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh; sưu tầm một số tập truyện ngắn xuất bản trước 1975 (để đối chiếu); bổ sung số
truyện ngắn đăng trên Bách Khoa được đưa lên mạng internet… Đó là lý do luận án có nhiều đơn vị tài liệu tham khảo Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án đề cập đến hơn 20 tác giả tiêu biểu Những tác giả khác, người viết xem là phần đóng góp tài liệu nghiên cứu về dòng văn học này
Có phần thuận lợi khi gần đây các tuyển tập (cùng lời giới thiệu) Lê Vĩnh Hòa, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Xuân; sách viết về thân thế, sự nghiệp Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà đã ra mắt độc
Trang 18giả Nhiều tập truyện ngắn Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, Sơn Nam, Viễn Phương, Võ Hồng… được in hoặc tái bản Bài viết về những nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam thỉnh thoảng xuất hiện trên báo, tạp chí Hồi ký Sơn Nam, Vũ Hạnh; sách viết về văn hóa, văn học và phong trào đấu tranh đô thị lần lượt ra đời Vài luận văn thạc sĩ chọn đề tài về Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam
Một số bài viết về văn học đô thị đăng trên Tạp chí Văn học trước đây được đưa
lên mạng internet… Nguồn tư liệu khác người viết có được qua tiếp xúc, phỏng vấn các nhà văn (Sơn Nam, Vũ Hạnh, Viễn Phương, Nhất Tiếu, Thẩm Thệ Hà, Đinh Bằng Phi…), gia đình nhà văn và một số nhà nghiên cứu về Tô Nguyệt
Đình, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang… Tất cả được xem là phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án
Do tính liên tục của quá trình phát triển văn học đô thị, những ảnh hưởng tác động qua lại giữa các dòng văn học, nên trong quá trình triển khai, luận án có so sánh một số tác phẩm khác cùng hay không cùng giai đoạn để làm nổi bật nội dung đề tài
3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Có thể chia làm hai chặng: trước và sau năm 1975, khi đề cập đến những bài
viết, công trình nghiên cứu, phê bình có liên quan đến truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965
3.1 Trước 1975
3.1.1 Những năm đầu sau 1954, trong không khí văn học đô thị miền Nam
thưa thớt những bài viết phê bình, năm 1960, trên tạp chí Bách Khoa ở mục
“Điểm sách”, lần đầu tiên Cô Phương Thảo (tức Vũ Hạnh) đã có những bài viết
về các tập truyện ngắn: Cô gái xóm nghèo (Văn Hữu Á Châu, 1959) của Phan
Du [429], Ký thác (Bến Nghé, 1960) của Bình Nguyên Lộc [430], Cái bong bóng lợn (Nam Chi Tùng Thư, 1961) của Phan Văn Tạo [431] Ở mỗi tập truyện, tác
Trang 19giả đều có những nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật, những ưu và nhược điểm trong phong cách nhà văn, trước khi rút ra kết luận Chẳng hạn
viết về Phan Du và tập truyện Cô gái xóm nghèo, Cô Phương Thảo ghi nhận:
“Những đề tài lớn nhất phải làm băn khoăn mọi người cầm bút chân chính ở trong thời đại chúng ta đã được Phan Du đề cập, từ sự chống đối những quan niệm chính trị phi nhân đến sự phát huy những cái hay cái đẹp thời xưa, từ một yêu cầu xây dựng xã hội đến sự thống nhất đất nước” [429, tr 101-102] Ngoài
ra, còn phải kể thêm những bài tổng kết tình hình văn học Sài Gòn hằng năm trên
tạp chí Bách Khoa được đông đảo người đọc chờ đợi, rải rác tác giả có đề cập
đến những sáng tác truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước ở các đô thị
3.1.2 Những tập truyện ngắn của các tác giả yêu nước có tên tuổi tiếp tục
được các cây bút phê bình quan tâm Trên tạp chí Mai, lần lượt các số 3, 4, 6 năm
1960, Nguyễn Văn Xuân có loạt bài phê bình về các tập: Hoài cố nhân (Ban Mai, 1959) của Võ Hồng [500], Cô gái xóm nghèo (Văn Hữu Á Châu, 1959) của Phan
Du [501], Ký thác (Bến Nghé, 1960) của Bình Nguyên Lộc [502] Trên cơ sở đó,
ông viết một bài tìm hiểu thực trạng truyện ngắn đô thị lúc bấy giờ [503] So sánh
giữa truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và Phan Du, tác giả nhận xét: “Nội dung truyện ngắn của ông, cũng như của Phan Du hướng về Chân – Thiện – Mỹ cổ điển Ông khác Phan Du ở chỗ ít lý luận, phát triển dài dòng (tôi nói ít hơn thôi) Nhưng ông lại thích đá thêm những lý luận vẩn vơ theo lối nghệ sĩ rẻ tiền, triết lý rẻ tiền…” [502, tr 19] Đưa ra nhận định về hiện trạng truyện ngắn, ông cho rằng: “Trong bốn tập truyện ngắn tôi mới phê bình (…) ấn hành không cách biệt lắm về thời gian, đã chứng tỏ phong trào truyện ngắn có lên phần nào trong cái trầm lặng từ lâu của nó” [503, tr 13] Ngoài ra, Nguyễn Văn Xuân còn đề cập
đến những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực sáng tạo của các nhà văn đương thời
như: “Mối băn khoăn lớn của các nhà văn hiện nay là luôn luôn tìm thấy mâu
Trang 20thuẫn trong hình thức và nội dung; giữa vấn đề trong truyện, và cách kết cấu Bởi nhà văn thường tìm vấn đề xây dựng nhân vật, quan sát sự việc, tìm chất liệu trước rồi mới đặt cốt truyện sau…” [503, tr 18] Ở vùng đô thị miền Nam trước
năm 1975, Vũ Hạnh và Nguyễn Văn Xuân đều là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng Xuất phát từ sự am tường công việc “bếp núc” của nhà văn, những bài nhận xét phê bình của hai ông rất được độc giả chú ý
3.1.3 Một cây bút lý luận - phê bình văn học xông xáo, quen thuộc với độc giả miền Nam nữa, là Lữ Phương Trước khi ra vùng giải phóng (1968), ông là tác giả của nhiều bài tiểu luận, phê bình văn hóa, văn học đô thị đăng trên
Bách Khoa, Đất nước, Tin Văn xuất bản ở Sài Gòn Tháng 10-1972, từ vùng giải
phóng miền Nam, ông viết bài “Mấy suy nghĩ về một chiều hướng phát triển mới
trong văn học thành thị miền Nam” gởi đăng Tạp chí Văn học (Hà Nội), số
5-1974 Trong bài viết, sau khi phê phán dòng văn chương chống cộng của một số người từng làm mưa làm gió thời Ngô Đình Diệm đến thời điểm ấy vẫn còn tồn tại như Mai Thảo, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn…; vạch trần chính sách xâm lăng văn hóa của Mỹ; ông đưa ra những nhận xét về thái độ phản ứng tự phát của một số cây bút lớp trước và lớp trẻ đối với cuộc chiến tranh xâm
lược, đồng thời nêu lên thực trạng: “hiện tượng một tờ báo bị tịch thu, một tác giả
bị đưa ra tòa vì một truyện ngắn, một bút ký, một bài thơ đã trở thành hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt chữ nghĩa ở Sài Gòn” [360, tr 20] Dù chủ yếu đề cập
đến chiều hướng phát triển mới của văn học thành thị, bài viết vẫn có những đoạn viết về dòng văn học yêu nước tiến bộ Đáng chú ý là hiện tượng “trở về
nguồn” xuất hiện trong “văn chương phản chiến” được tác giả nhìn nhận “đó là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc trước sự tàn phá của văn hóa đế quốc” [360, tr
22]; là khuynh hướng thoát ra khỏi không gian đô thị quen thuộc để viết về những
người lao khổ đông đảo, và gần đây “Hình tượng những người nông dân ở các
Trang 21vùng tranh chấp được miêu tả khá chân thật trong một số truyện ngắn” [360, tr 22-23] Theo ông, vẫn còn có nhiều truyện ngắn miêu tả người nông dân “đều là những kẻ cần cù, ước mơ được sống yên ổn với vườn, đất của mình; nhưng để sống yên ổn như thế, họ thường là những con người thụ động, mồm luôn luôn trách móc AK lẫn M.16 như chính những người đã đưa họ vào tác phẩm” [360, tr 23] Từ đó, tác giả đặt vấn đề cần phải “chọn lựa” trong tình hình có phần không đơn giản là “theo xâm lược, đồng lõa với xâm lược, hay chống lại xâm lược”, mà nếu “Không làm rõ được thực chất vấn đề ấy, người cầm bút khi mô tả về hiện thực cuộc chiến này dễ lẫn lộn mọi thứ phải trái, trắng đen” [360, tr 23]
3.1.4 Ngoài những trang viết của Lữ Phương từ vùng giải phóng miền Nam gởi ra Bắc, bạn đọc miền Bắc và vùng giải phóng miền Nam còn có điều kiện hiểu biết ít nhiều về dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam nói chung, truyện ngắn giai đoạn 1954 – 1965 nói riêng, qua một số bài viết của những nhà nghiên cứu văn học sống và viết ở miền Bắc như Nguyễn Đức Đàn, Thạch Phương, Bùi Công Hùng, Nguyễn Đức Nam, Chu Nga, Phan Đắc Lập… Xuất phát từ ý thức của người cầm bút trước yêu cầu của cuộc đấu tranh cam go đương thời, người đọc dễ dàng tìm thấy nhiều bài viết tập trung phê phán những đặc điểm của văn học thực dân mới trước năm 1975, hơn là viết về một thể loại văn học cụ thể như truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam chẳng hạn Mặc dù vậy, đây đó người đọc vẫn có thể tìm thấy những nội dung liên quan đến dòng văn học này Bùi Công Hùng trong bài viết về “Một thứ văn chương vì mục đích đồng tiền”, sau khi nêu lên nguyên nhân bế tắc, phá sản của dòng văn học chống
cộng là do “sự nghèo nàn về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, vì xuyên tạc sự thật, chân lý” [178, tr 45] đã liên hệ đến dòng văn học “có ít nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ thì bị đàn áp, bị bao vây, bị gây nhiều khó khăn” [178, tr 45] Thực tế đó, theo tác giả, đã khiến cho “Những nhà văn còn có suy nghĩ, có lương
Trang 22tâm thì gặp phải bế tắc trên đường đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống và trên đường đi tìm cái mới trong sáng tạo nghệ thuật” [178, tr 45]
3.1.5 Ở một phương diện khác, khi đề cập đến phương thức phản ánh hiện thực của các nhà văn yêu nước trước và sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, nhất là từ khi hơn nửa triệu quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, Nguyễn Đức Đàn trong bài viết “Những diễn biến mới trong văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm
những năm gần đây” (Tạp chí Văn học, số 7-1969), đã có sự so sánh cụ thể sự khác nhau giữa lối viết trước đây “thường phải vay mượn các câu chuyện cổ hoặc các câu chuyện nước ngoài (chuyện kháng chiến An-giê-ri, chuyện nhân dân ta kháng chiến chống Pháp, chuyện cổ Trung Quốc…) để ám chỉ một cách xa xôi bóng gió những câu chuyện thời sự” [43, tr 64] với lối viết hiện thời “hầu hết đều lấy đề tài trực tiếp từ cuộc sống trước mắt Những phóng sự, truyện ngắn, bút ký, ký sự thuộc khuynh hướng này phần nhiều đều tập trung xung quanh chủ đề: tố cáo những cảnh sa đọa, xấu xa trong sinh hoạt xã hội do đế quốc Mỹ gây ra, những tác hại của đồng đô la, của lối sống Mỹ, tố cáo những bọn làm giàu trên xương máu đồng bào, những cảnh bất công đầy rẫy…” [43, tr 64]
3.1.6 Trong bối cảnh văn học cách mạng miền Bắc và văn học giải phóng miền Nam gặt hái được nhiều thành tựu, tiếp tục quan tâm đến truyện ngắn và
dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam, trên Tạp chí Văn học số 5-1974, Chu
Nga có bài viết: “Lê Vĩnh Hòa, vị trí của anh trong nền văn xuôi cách mạng miền Nam” Trước khi viết về mảng sáng tác trong vùng giải phóng của nhà văn, tác giả bài viết đã đề cập đến một loạt truyện ngắn xuất hiện trong vùng tạm chiếm
(1956-1958) như Vang bóng, Áo vải tim vàng, Nước cạn, Trảm Trịnh Ân, Trăng
lu, và nhận xét: “Bảo vệ hồn dân tộc, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của cha ông là một chủ đề nổi bật trong sáng tác của Lê Vĩnh Hòa” [317, tr 72] Về nghệ thuật truyện ngắn Lê Vĩnh Hòa, Chu Nga cho rằng: “… vẽ lên trước mắt ta những
Trang 23bức tranh của dĩ vãng quen thuộc dịu dàng với những cảnh và người mà cho đến nay mỗi chúng ta còn ghi nhớ Đó là một thủ pháp nghệ thuật của Lê Vĩnh Hòa, một cách phê phán bóng gió mà hoàn cảnh của miền Nam những năm đen tối đã bắt buộc anh phải dùng” [317, tr 72] Trên cơ sở đó, theo tác giả, “ thủ pháp nghệ thuật bắt buộc này lại như khiến cho sức phê phán của ngòi bút nhà văn càng trở nên sâu xa thấm thía Bởi nó không chỉ khơi dậy trong ta lòng căm thù phẫn uất, mà nó còn gợi lên trong ta biết bao tình cảm yêu thương” [317, tr 72]
Bên cạnh Tạp chí Văn học - tạp chí chuyên ngành nghiên cứu, lý luận, phê
bình văn học - bạn đọc miền Bắc trước năm 1975 còn có thể tìm thấy một số bài viết về dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam nói chung, truyện ngắn nói riêng
trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tuần báo Văn nghệ (của Hội Nhà văn Việt Nam), Tuần báo Thống nhất (của Ủy ban Thống nhất Trung ương) Rất tiếc,
người viết chưa có điều kiện tiếp xúc với nguồn tài liệu hiếm hoi và bổ ích này
3.2.1 Trước hết, phải kể đến tập truyện ngắn xuất hiện vào loại sớm nhất:
Bút máu của Vũ Hạnh - một nhà văn hoạt động đơn tuyến, công khai trong lòng
đô thị miền Nam trước năm 1975 - do nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, in năm
1986, dày 267 trang, khổ 13x19cm Sau khi điểm qua những truyện ngắn tiêu
biểu như Bút máu, Chất ngọc, Người nữ tỳ, Những giọt mồ hôi, Tô cháo lòng, Người chồng thời đại, Mụ Tư Cò, Con thằn lằn, Thay đổi, Núi rừng bất khuất,
Trang 24trong “Lời nói đầu” nhà xuất bản cho rằng: “Những tác phẩm của nhà văn trong giai đoạn này là đóng góp đáng quý cho phong trào văn hóa tiến bộ và cách mạng” [116, tr 5-6]
3.2.2 Cuối năm 1986, đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của độc giả, nhà xuất bản Cửu Long đã cho ra đời tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả thuộc dòng
văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, quyển Mùa xuân chim én bay về, dày 214 trang, khổ 13x19cm Viết “Lời giới thiệu”, Huỳnh Như Phương nhận xét: “Hai mươi năm, một dòng văn học yêu nước đã ra đời và phát triển ngay bên trong những chấn song của một nhà tù lớn là xã hội miền Nam dưới chế độ Mỹ – ngụy… Trong dòng văn học đó, truyện ngắn giữ vị trí của một thể văn xung kích và đã đạt được những thành tựu rất đặc sắc [359, tr 5] Sách
giới thiệu 15 truyện ngắn tiêu biểu của 15 tác giả Có những tên tuổi quen thuộc với độc giả trong giai đoạn đầu (1954 – 1965) như Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Tô Nguyệt Đình, Sơn Nam, Võ Hồng, Vũ Hạnh… Bên cạnh là một loạt cây bút trẻ ở giai đoạn sau (1965 – 1975) như Trần Phước Nguyện, Võ Trường Chinh, Hàng Chức Nguyên, Ngụy Ngữ, Huỳnh Ngọc Sơn, Tiêu Dao Bảo Cự Những truyện ngắn của họ, qua cái nhìn của người trong cuộc như Huỳnh Như Phương (trước
1975, ký bút danh Trùng Hư), “không phải là những sản phẩm văn chương “thuần túy”, đây là tâm huyết, là mồ hôi và nước mắt của các nhà văn Để trung thành với sự thật đời sống, để không bẻ cong ngòi bút, các tác giả đã phải trả giá đắt, người thì bị kẻ thù theo dõi, người thì bị bắt bớ, tù đày” [359, tr 11]
3.2.3 Năm 1997, sau hơn hai mươi năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một công trình do nhiều cá nhân (Viễn Phương, Đinh Quang Nhã, Võ Ngọc An, Hồng Duệ, Nguyễn Kim Hoa) tham gia tuyển chọn và nhiều cơ quan (Nhà xuất bản Văn nghệ, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, Trung tâm Thông tin triển lãm thuộc Sở Văn hóa thông tin Thành phố Hồ Chí Minh) hợp lực xuất bản,
Trang 25nhan đề Văn học yêu nước tiến bộ – cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn
1954 –1975, dày 593 trang, khổ 18x24cm, đã chọn in lại nhiều tác phẩm tiêu biểu
thuộc nhiều thể loại (thơ, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình văn học) của 65 tác giả khác nhau Nhận định về dòng văn học này, trong bài giới thiệu đầu sách: “Văn học yêu nước – tiến bộ – cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn 1954 –
1975”, Trần Trọng Đăng Đàn xem đây là “một bộ phận quan trọng và độc đáo có
ý nghĩa lớn của dòng văn hóa, văn nghệ cách mạng – yêu nước – tiến bộ tại các vùng bị địch tạm chiếm ở Nam Việt Nam”, đồng thời khẳng định rằng: “Bộ phận văn học này rất xứng đáng và rất đầy đủ tư cách để cùng với bộ phận văn học bán công khai, không công khai; bên cạnh văn học giải phóng miền Nam đi vào lịch sử văn học như là một điểm son, một niềm tự hào của văn hóa, văn nghệ Việt Nam thời hiện đại” [348, tr 11] Bên cạnh nêu bật những cố gắng của hội
đồng tuyển chọn, tác giả bài viết còn cho độc giả thấy được thực tế khó khăn
trong việc tập hợp sách báo, tài liệu để quyển sách ra đời, mà theo ông “cũng chỉ mới phản ánh được một phần nhỏ và còn sơ lược so với tất cả những gì đã làm nên dòng văn học yêu nước - tiến bộ - cách mạng trên văn đàn công khai 1954 – 1975” [348, tr 12]
3.2.4 Công trình khá dày dặn khác là Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, gồm bốn tập, khổ 19x27cm, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998
Bộ sách ra mắt bạn đọc nhân “Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh”, do GS Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, soạn cùng với nhiều
tác giả khác Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến Tập II: Văn học – Báo chí – Giáo dục, dày 868 trang Trong bài viết “Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong
30 năm cách mạng và kháng chiến” do Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phương, Hồ Sĩ Hiệp và Trần Hữu Tá biên soạn, ở phần II: “Văn học công khai Sài Gòn và
các thành thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975”, các tác giả đã đề cập đến “một
Trang 26hiện tượng rất có ý nghĩa ngay từ những ngày đầu đất nước tạm chia hai”, đó là sự xuất hiện của “Tiếng nói yêu nước, ngay lập tức được cất lên một cách thiết tha, xúc động qua hàng loạt tác phẩm thơ văn, bất chấp sự đàn áp của bộ máy thống trị” [62, tr 432] Theo các tác giả, dòng văn học yêu nước đã phát triển
cùng với đà phát triển của cuộc đấu tranh đô thị, của công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước Từ việc phân tích hai giai đoạn phát triển và những chủ đề chủ yếu của dòng văn học, các tác giả đã liên hệ một số truyện ngắn tiêu biểu của Viễn Phương, Vũ Hạnh, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Huỳnh Ngọc Sơn, Võ Trường Chinh… để minh chứng cho những luận điểm nêu
ra Nhận xét chung về giá trị của dòng văn học này, các tác giả khẳng định: “Nó xứng đáng được đánh giá trân trọng trong các công trình văn học sử trong thời gian tới” [62, tr 472]
3.2.5 Trong niềm hân hoan kỷ niệm 25 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975 – 30-4-2000), công trình nghiên cứu, sưu tầm và tuyển chọn
của PGS.TS Trần Hữu Tá, Nhìn lại một chặng đường văn học, dày 1089 trang,
khổ 16x24cm, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, đã đến với độc giả Nội dung sách gồm hai phần lớn: phần chuyên luận “Sau hai mươi lăm năm, nhìn lại” và phần tuyển “Những tác phẩm tiêu biểu” Trong phần thứ nhất, sau khi tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu của khuynh hướng văn học, khảo sát giá trị tư tưởng – nghệ thuật bác thể loại chính (thơ, truyện, bút ký chính luận, lý luận phê bình), tác giả đi đến kết luận về giá trị của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng
ở các thành thị miền Nam (1954 – 1975) “được cấu thành bởi tư tưởng yêu nước sâu sắc và chất lượng nghệ thuật khá cao” [400, tr 127] của nhiều tác phẩm, góp
phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như làm giàu cho nền văn học Việt Nam hiện đại Ở phần thứ hai, từ nhiều nguồn tài liệu, tác giả đã tuyển chọn những sáng tác tiêu biểu thuộc nhiều thể
Trang 27loại của 90 tác giả khác nhau, kèm phụ lục giới thiệu sơ lược tiểu sử của 78 nhà văn, nhà thơ
3.2.6 Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX là công trình của Viện Văn
học, khổ 16x24cm, dày 1088 trang, tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khác nhau do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, in năm 2002, khi một thế
kỷ văn học Việt Nam vừa khép lại Viết về “Văn học giải phóng – nét độc đáo
của một tiến trình văn học”, tác giả Lê Quang Trang đã đề cập đến văn nghệ ở các vùng giải phóng, văn nghệ vùng đô thị dưới chế độ Sài Gòn, đồng thời chú ý viết về khuynh hướng văn học cách mạng, yêu nước, tiến bộ trên diễn đàn công
khai ở các đô thị miền Nam tạm chiếm (1954 – 1975) Theo tác giả, “nếu nhìn vào tình hình văn nghệ ở các đô thị dưới chế độ Sài Gòn thì sự phức tạp được nhân lên rất nhiều” và “khuynh hướng văn học cách mạng, yêu nước, tiến bộ mà chúng ta xem xét ở đây cũng không hề đơn giản” [483, tr 440] Trong hoàn cảnh phức tạp như thế, các nhà văn nhất thiết “đều phải tìm đến một cách biểu hiện sao cho thích hợp” Từ đó, tác giả cho rằng: “Lối văn biểu tượng được nhiều tác giả ưa dùng, không chỉ vì đó là thế mạnh của văn nghệ trong biểu đạt suy nghĩ mà còn là cách tốt nhất bác bỏ sự buộc tội của kẻ địch trong những tình huống bị chúng vu cáo, gán ép” [483, tr 440]
3.2.7 Năm 2005, với mục đích góp phần giới thiệu “một dòng văn học cũng
phát sinh từ cuộc chiến đấu chung, cũng chứa đựng tinh thần yêu nước nồng nàn, cũng khẳng định chân lý Độc lập – Tự do, nhưng cho đến nay vẫn chưa tập hợp đầy đủ và công bố một cách có hệ thống: Dòng văn học yêu nước tại các đô thị miền Nam trước năm 1975” (Lời Nhà xuất bản) [456, tr 5], Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, đã cho ra đời quyển “Viết trên đường tranh đấu - Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế trong phong trào đấu tranh đô thị 1954 – 1975” Sách
dày 390 trang, khổ 13x19cm, do Trần Thức (chủ biên), Hoàng Dũng, Bửu Nam,
Trang 28Ngô Thời Đôn - những cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế - tuyển chọn Trong bài viết đầu sách “Có một thời để nhớ”, Trần Thức cho
rằng: “Trong bản đại hợp xướng ngôn từ của nền văn học yêu nước – cách mạng, dòng văn học được khai sinh từ cuộc đấu tranh trên “trận địa đường phố” là một bộ phận không thể tách rời nhưng có những thuộc tính riêng” [457, tr 11] Những thuộc tính riêng ấy, theo tác giả, trước hết là “làm thế nào để tránh bộc lộ lực lượng mà vẫn có thể hướng tình cảm, nhận thức của người đọc đi vào quĩ đạo cách mạng” [457, tr 11], và “Tính chất “phong trào” cũng là một thuộc tính của dòng văn học này” [457, tr 12] Vì thế, những tác phẩm thơ, truyện ngắn được
tuyển chọn ở đây chủ yếu là những sáng tác của những tác giả đã từng hoạt động trong các phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Huế chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn Có tất cả 25 cây bút của ba giai đoạn: 1954 - 1960, 1961 - 1968,
1969 - 1975 Riêng giai đoạn cuối có đến 19 người
3.2.8 Bên cạnh những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình về văn học đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, văn học yêu nước nói riêng, một số tuyển tập thơ văn, tuyển tập truyện ngắn của các tác giả thuộc dòng văn học này (như đã đề cập) đã lần lượt đến với độc giả Cần phải kể đến những bài giới
thiệu đầu sách như: “Lời giới thiệu” của Trần Hữu Tá trong Tuyển tập Võ Hồng [402]; “Một con người từ một ngôi làng” của Đà Linh trong Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân [221]; “Lời nhà xuất bản” của Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Tổng hợp Hậu Giang trong Lê Vĩnh Hòa tuyển tập [336]; “Lời giới thiệu” của Bùi Quang Huy trong Tuyển tập Lý Văn Sâm [181];
“Bình Nguyên Lộc một bút lực lớn” của Nguyễn Q Thắng trong Tuyển tập Bình Nguyên Lộc [441]; “Người hiền của văn chương Nam Bộ” của Nguyên Ngọc trong Truyện ngắn Trang Thế Hy [330]; cùng sách viết về thân thế, văn nghiệp tác giả như Thanh Việt Thanh với Thẩm Thệ Hà - Thân thế và văn nghiệp [422];
Trang 29Bùi Quang Huy với Trang sách hồng mở giữa đời hoa [182] viết về Lý Văn Sâm; Trương Võ Anh Giang với Dương Tử Giang cuộc đời và sự nghiệp [164] xuất bản
trong những năm gần đây Nhiều bài viết giới thiệu hoặc ghi nhận những đóng
góp của các cây bút yêu nước trên đây đăng trên các báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh niên, Tuổi trẻ Chủ nhật, Sài Gòn giải phóng thứ Bảy, tạp chí Nghiên cứu văn học, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Văn Thành phố Hồ Chí Minh
như: “Nhà văn Thẩm Thệ Hà: Phê bình cần có trí tâm sáng” của Quốc Định [53];
“Nhà văn Thẩm Thệ Hà vẫn tiếp tục góp phần cho cuộc sống thêm chân, thiện, mỹ” của Trương Võ Anh Giang [59]; “Lý Văn Sâm – Nhà văn của núi, rừng, sông, biển” của Thẩm Thệ Hà [82]; “Vĩnh biệt Viễn Phương, người anh thương mến” của Hoàng Hiệp [123]; “Người cầm bút sáng một niềm tin”, “Trang Thế
Hy, nhà văn của mùa thu, của tình yêu” của Nguyễn Mẫn [245], [247]; “Một cây bút khả kính” của Trần Hữu Tá [401]; “Vũ Hạnh – Lời giới thiệu” của Nguyễn Ngọc Thiện [444]… Một số luận văn thạc sĩ viết về truyện Sơn Nam, văn xuôi
Bình Nguyên Lộc như Đinh Thị Thanh Thủy với Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện của Sơn Nam [447], Nguyễn Văn Đông với Văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc [54], Nguyễn Lương Hải Khôi với Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc [203]; các tập hồi ký Ở chiến khu 9 [312], 20 năm giữa lòng đô thị [314], Bình an [316] của Sơn Nam, Một chặng đường bút mực [119] của Vũ Hạnh… tất cả đã góp phần tái hiện diện mạo của
truyện ngắn cùng dòng văn học yêu nước đã hình thành và phát triển trong lòng đô thị miền Nam ròng rã gần một phần tư thế kỷ đất nước chia cắt
3.3 Dưới góc độ tiếp nhận và nghiên cứu văn học, người viết thấy có mấy
vấn đề nổi bật sau đây:
Trang 30- Các bài viết, công trình nghiên cứu hầu hết đều đề cập đến vấn đề văn học sử liên quan đến những dòng văn học khác nhau đã hình thành và phát triển trong lòng đô thị miền Nam dưới chế độ Sài Gòn
- Trước 1975, do tập trung vào nhiệm vụ đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, nên những bài viết, công trình nghiên cứu đó thường xoáy sâu vào phân tích tính chất “tiêu cực, đồi trụy, phản động” của văn học thực dân mới ở miền Nam (1954 – 1975); rất ít đề cập đến dòng văn học yêu nước ở các đô thị giai đoạn này (Tất nhiên, cũng có lý do tổ chức cách mạng muốn duy trì và đảm bảo an toàn cho những cây bút tham gia hoạt động trên mặt trận văn học công khai này)
- Một số bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình về văn học đô thị miền Nam (1954 – 1975) còn nặng quan điểm xã hội học, thiên về lý luận, khái quát Việc khảo sát thực tiễn sáng tác của dòng văn học yêu nước còn hạn chế
- Do nhiều lý do, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về những thể loại (thơ, truyện, ký, kịch, biên khảo, lý luận, phê bình văn học) đã làm nên thành tựu của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam trước 1975 Những nghiên cứu về tác giả của dòng văn học này còn rất khiêm tốn
- Tư liệu nghiên cứu tản mạn, không đầy đủ, nhất là văn bản tác phẩm Do tính chất gay go, phức tạp và lâu dài của cuộc đấu tranh, bản thân nhà văn có khi cũng không thể lưu giữ được những tác phẩm của mình
Từ thực tế trên, vấn đề luận án đặt ra và giải quyết - “Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965” - chính là sự kế
thừa và phát triển thành quả nghiên cứu của những người đi trước, góp phần khẳng định những đóng góp của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 - 1975) vào tiến trình văn học sử dân tộc
Trang 314 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, người viết sử dụng những phương pháp chính và các thao tác khoa học chủ yếu sau trong quá trình thực hiện luận án:
4.1 Những phương pháp chính
- Phương pháp lịch sử – xã hội: vận dụng quan điểm lịch sử – xã hội để xác
định vị trí của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam
1954 – 1965 gắn liền với phong trào đấu tranh của nhân dân chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật
- Phương pháp hệ thống: được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ nội tại
của tác phẩm, nhận diện những điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh: nhằm làm sáng tỏ giá trị nội
dung và nghệ thuật, sắc thái độc đáo giữa những sáng tác truyện ngắn cùng và không cùng giai đoạn; so sánh nét phong cách nổi bật ở những tác giả tiêu biểu; khẳng định những đóng góp của truyện ngắn đối với dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) và với nền văn học Việt Nam hiện đại
Ngoài ra, thi pháp học sẽ được vận dụng trong quá trình tìm hiểu, phân tích
những đặc sắc trong hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại của truyện ngắn 1954 -
1965, thể hiện cá tính sáng tạo của những cây bút yêu nước nổi bật
4.2 Các thao tác khoa học chủ yếu
- Thao tác sưu tầm: sưu tầm, tập hợp tư liệu nghiên cứu, chủ yếu là những
sáng tác truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước trên văn đàn công khai đô thị
Trang 32miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 hiện rải rác ở nhiều nguồn khác nhau: báo chí trước 1975 được lưu trữ trong các thư viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh; sách báo in sau 1975; số khác do nhà văn, gia đình nhà văn hay những văn hữu mến mộ nhà văn còn giữ được Ngoài ra, còn có một số bài tiểu luận, phê bình văn học liên quan đến đề tài luận án
- Thao tác phỏng vấn: trực tiếp phỏng vấn một số nhà văn tiêu biểu, người
thân gia đình nhà văn để tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, quan niệm sáng tác, nhất là giai đoạn nhà văn sống và viết giữa lòng chế độ Sài Gòn
5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp cái nhìn toàn diện và hệ thống về truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 từ góc nhìn thể loại
- Chỉ ra và khẳng định những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyệân ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này
- Trên cơ sở đó, góp phần khẳng định vị trí xứng đáng cùng những đóng góp đáng quý của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) đối với lịch sử văn học dân tộc
- Luận án có thể dùng làm tài liệu để nhận diện bổ sung cho việc viết giáo trình văn học Việt Nam hiện đại và làm tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên
các trường Đại học và Cao đẳng
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 200 trang chính văn Ngoài phần Mở đầu (22 trang), Kết luận (3 trang), Công trình tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, là 3 chương chính:
- Chương 1 (43 trang): Vị trí của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 Ở chương này, luận án trình bày khái
quát về văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965, một bộ phận khá đặc
Trang 33biệt của văn học Việt Nam 1954 – 1965, trong bối cảnh chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và phong trào đấu tranh của nhân dân Từ đó, nêu bật ưu thế được ưa chuộng và sức sống của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này
- Chương 2 (66 trang): Nội dung yêu nước và tinh thần nhân văn của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 –
1965 Qua khảo sát thành tựu của hơn 20 tác giả tiêu biểu, luận án đi sâu phân
tích, so sánh, làm sáng tỏ “Nội dung yêu nước thấm thía” của truyện ngắn giai đoạn này được thể hiện ở “Tiếng nói yêu nước thương nòi”, “Tiếng nói chống chính thể phi nhân” và “Tiếng nói chống xâm lăng”, kết hợp với “Tinh thần nhân văn sâu sắc” toát lên từ việc “Phơi bày thảm cảnh đời sống nhân dân”, “Phê phán
tư tưởng và lối sống xa lạ”, “Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược” Sự kết hợp xuyên thấm giữa hai đặc điểm nội dung này đã tạo nên giá trị lâu bền của nhiều tác phẩm truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965
- Chương 3 (66 trang): Hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 Luận án
phân tích, làm rõ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật góp phần tạo nên sắc thái riêng của truyện ngắn giai đoạn này thể hiện qua “Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa”; “Cốt truyện, kết cấu uyển chuyển”; “Không gian, thời gian nghệ thuật đa dạng”; “Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách sinh động”; “Ngôn từ gợi tả, giàu chất sống hiện đại”
Từ đó, luận án đi đến khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của truyện ngắn và dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 vào tiến trình văn học sử dân tộc
Trang 34Chương 1
VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
1.1 VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954 – 1965, MỘT BỘ PHẬN KHÁ ĐẶC BIỆT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1954 – 1965
1.1.1 Ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam: văn học mới miền Bắc, văn học giải phóng và văn học yêu nước đô thị miền Nam
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do - cho dân tộc ta Nền văn học cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng được khai sinh Không bao lâu sau (19-12-1946), cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp Hiệp định Genève (20 – 7 – 1954) đánh dấu sự thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ đó Đất nước tạm chia làm hai miền Chính thức thay chân Pháp, Mỹ nhảy vào thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam Nhiệm vụ lớn đặt ra cho Đảng lúc này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Sự phát triển của văn học cách mạng cũng được định hướng theo trách nhiệm lịch sử đó
Cùng với sự phát triển của nền văn học mới miền Bắc, ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, song song với văn học thực dân mới của Mỹ là sự hình thành và phát triển của dòng văn học yêu nước ở các đô thị Ở địa bàn nông thôn, rừng núi, từ thắng lợi của ngọn lửa đồng khởi cuối năm 1959 đầu 1960 và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng (20-12-1960) là sự hình
Trang 35thành ngày càng rộng lớn các vùng giải phóng, tạo điều kiện cho văn học giải phóng miền Nam ra đời và phát triển Như vậy, trong hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975), không kể văn học thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ở hai miền Nam – Bắc đã tồn tại ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam, đó là văn học mới miền Bắc, văn học giải phóng và văn học yêu nước đô thị miền Nam Do điều kiện lịch sử không thuận lợi - đất nước chia cắt, sự khủng bố đàn áp của chính quyền miền Nam - sự tác động qua lại giữa các bộ phận văn học yêu nước tuy có nhưng chưa nhiều, nhất là trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1965
Trong ba thập kỷ chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tính
từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn - những giá trị truyền thống của văn học quá khứ -
được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong văn học đương thời Đối với ba bộ phận của văn học yêu nước Việt Nam 1954 – 1965, thành tựu trước hết và lớn nhất chính là đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Thành tựu đó không tách rời những kết quả đã gặt hái được của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước đó và tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới từ khi đất nước tạm chia làm hai miền
Sau 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở miền Bắc, một đội ngũ đông đảo
nhà văn với nhiều thế hệ và không hiếm những tài năng được tiếp tục đào luyện
trong thực tiễn mới của một nửa đất nước hòa bình Văn học cách mạng 1954 -
1965 đạt những thành tựu đáng kể, góp phần làm giàu cho văn học dân tộc bằng
nhiều vẻ đẹp được khắc họa từ hiện thực đất nước và con người Việt Nam Sự phát triển các thể loại văn học khá toàn diện: thơ, truyện, ký, kịch, lý luận, phê bình văn học… Rất nhiều nhà văn khẳng định tên tuổi mình từ những sáng tác
Trang 36nổi bật: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi)…; Gió lộng (Tố Hữu), Aùnh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời
(Huy Cận)… Riêng truyện ngắn, thành tựu trong kháng chiến chống Pháp tiếp tục được phát triển trong thời bình Trước và sau 1960, truyện ngắn “được mùa”
với một loạt tập truyện xuất hiện như: Trong làng, Đồng tháng năm, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Con chó xấu xí (Kim Lân), Cái hom giỏ, Hai chị em, Gánh vác (Vũ Thị Thường), Aùnh mắt (Bùi Hiển), Rẻo cao (Nguyên Ngọc), Bên bờ sông Lô (Nguyễn Đình Thi), Cỏ non, Xóm mới (Hồ Phương), Trăng sáng, Đôi bạn (Nguyễn Ngọc Tấn)…
Trong vùng giải phóng, văn học cách mạng miền Nam 1960 - 1965 phát
triển khá nhanh về số lượng và chất lượng Thơ, truyện ngắn, ký, tiểu thuyết là những thể loại đã có sự phát triển tương đối nhịp nhàng, phù hợp với các giai đoạn của cuộc kháng chiến ở miền Nam Mặc dù đến từ nhiều nguồn khác nhau, đội ngũ đông đảo nhà văn đã đoàn kết dưới lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Nhiều tác giả, tác phẩm trở nên quen thuộc với đồng bào và
chiến sĩ vùng giải phóng như: Bức thư Cà Mau, Hòn Đất của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh, Quê hương của Giang Nam, Những đồng chí trung kiên của Thanh Hải, Bài ca chim chơ rao
của Thu Bồn… Vượt lên hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, truyện ngắn có được
thành tựu khá phong phú: Giang Nam với tập truyện Vở kịch cô giáo, Phan Tứ với tập Về làng, truyện Gieo mầm của Nguyễn Thiều Nam, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc guốc xinh xinh của Thủy Thủ, một số truyện ngắn
của Nguyễn Chí Trung… Ngoài ra, còn phải kể đến những tập truyện do chiến sĩ,
Trang 37cán bộ quân giải phóng viết giữa hai đợt chiến đấu như Lớn lên với quê hương, Người con gái Rạch Giá, Chông ba lá, Giữ đường độc đạo
Hình thành và phát triển từ phong trào đấu tranh của nhân dân ở các đô
thị, văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 là một bộ phận khá đặc biệt
của văn học Việt Nam giai đoạn này Nét nổi bật của dòng văn học này chính là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của cách mạng trong hoàn cảnh chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng của Mỹ, sự đàn áp, khủng bố cùng chính sách kiểm duyệt của chính quyền Sài Gòn diễn ra ngày càng gay gắt Văn học yêu nước đô thị miền Nam với thành tựu thuộc nhiều thể loại khác nhau đã phản ánh những nét đặc trưng về tâm hồn, lối sống, phong cách người dân miền Nam Đó chỉ có thể là sản phẩm hình thành từ mảnh đất đô thị trong cuộc đấu tranh công khai chống lại những xu hướng tiêu cực, sai lạc của văn học chính thống được chính quyền Sài Gòn khuyến khích, đầu tư và dùng làm công cụ để bảo vệ chế độ Sáng tác giữa một không khí đầy lính tráng, mật vụ, cùng rất đông những ngòi bút thân chính chống cộng, để đến được với bạn đọc, tác phẩm văn học yêu nước phải vượt qua muôn vàn khó khăn Mặc dù vậy, với sức mạnh truyền cảm lớn lao của mình, dòng văn học này không chỉ tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị mà còn ảnh hưởng đến những ngòi bút ít nhiều vẫn còn khoảng cách với những nhà văn yêu nước, nhà văn “kháng chiến”, khiến họ trực tiếp hay gián tiếp bị cuốn vào dòng thác đấu tranh chung của dân tộc đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1.1.2 Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và tình hình văn học đô thị
1.1.2.1 Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ
Từ sau hiệp định Genève 1954, chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ đứng đầu chính thức thay chân Pháp thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam, âm
Trang 38mưu chia cắt lâu dài đất nước ta Gắn chặt với những chính sách về chính trị,
quân sự, kinh tế, chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng được Mỹ quan niệm là
một chính sách rộng lớn, lâu dài, cần tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy từng quốc gia mà thay đổi cho phù hợp Với miền Nam, chính sách đó không ngoài mục đích nô dịch nhân dân, tạo ra trong tâm lý văn nghệ sĩ một cảm giác tự do, thậm chí tự hào thoát khỏi mặc cảm tự ti trước đó của những kẻ vong nô dưới chế độ thực dân cũ; từ đó, bằng mọi cách lôi cuốn dư luận và quần chúng từ chỗ đồng tình đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Mỹ Trong cái nhìn của một nhà hoạt động văn hóa ở miền Nam trước đây, Lữ Phương xem đây
là “phương tiện hiệu nghiệm để biện minh cho sự can thiệp vào miền Nam, đồng thời tạo nên cái lá chắn cho các chính quyền tay sai Mỹ tiến hành những biện pháp trả thù, phát xít, phản cách mạng” [361, tr 64]
Cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm được dựng lên, tiền viện trợ đổ vào
ngày càng nhiều hơn cho những kế hoạch, mục tiêu khác nhau về chính trị, quân
sự, kinh tế Mỹ còn sử dụng cả một guồng máy đồ sộ vừa công khai tuyên truyền
đường lối chiến tranh, vừa phổ biến văn hóa thực dân mới Hoạt động chiến tranh tâm lý được tổ chức hết sức qui mô, hệ thống Nhiều tổ chức, cơ quan trực tiếp tham gia vào hoạt động này như Phái bộ Hoa Kỳ ở Việt Nam (US Mission, Vietnam) do Đại sứ Mỹ chủ trì, gồm Nhóm Cố vấn Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) - từ 1964 mang tên Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV); Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS); Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ (USOM)…; cả Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Đài Phát thanh Hoa Kỳ (VOA) Đến tháng 5 năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, tất cả những bộ phận liên quan đến chiến tranh tâm lý hợp thành Cơ quan Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ (JUSPAO) Ngoài ra, còn có nhiều nhóm cố vấn từ các trường Đại học của Mỹ được USAID hợp đồng sang miền
Trang 39Nam phụ trách các vấn đề có liên quan đến giáo dục, đào tạo lực lượng trí thức cho chính quyền Sài Gòn như Nhóm Cố vấn Đại học tiểu bang Michigan (MSUG), Đại học Nam Illinois (SIU), Đại học Ohio (OU)… Các tổ chức văn hóa
tư nhân, những hội từ thiện cũng được huy động như: Quỹ Tài trợ Châu Á (Asia Foundation), còn gọi là Cơ quan Văn hoá Á Châu, mang danh nghĩa tư nhân nhưng thực chất là tổ chức do CIA thành lập và tài trợ; Hội Thanh niên Chí nguyện Quốc tế (IVS) hoạt động dưới hình thức hợp đồng, sử dụng ngân sách của USAID Để đảm bảo thành công, chính quyền Mỹ còn cử sang những chuyên gia hàng đầu về chiến tranh tâm lý như S Williams, E Lansdale, H Stassen, M Mansfield…
Đi liền với những hoạt động tuyên truyền đường lối chiến tranh, phổ biến
văn hóa Mỹ của JUSPAO là nhiều trung tâm văn hóa, hội Việt – Mỹ được thành
lập ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế Các thư viện, phòng đọc sách, lớp hướng dẫn nghệâ thuật, lớp học tiếng Anh, các hoạt động trình diễn văn nghệ, chiếu phim, triển lãm tranh ảnh, thể thao, hội thảo về văn hóa, văn minh Mỹ… được tổ chức đã thu hút khá đông trí thức, thanh niên sinh viên, học sinh, công chức thành thị Vũ Hạnh, trong bài thuyết trình
“Văn hóa hay mạo hóa” tại trụ sở Bút Việt - Sài Gòn, ngày 25-7-1971, đã có lý
khi cho rằng: “ Người Mỹ không cần giấu giếm đã cho thấy rằng những cái trung tâm văn hóa của họ ở các nước ngoài cũng quan trọng không kém gì những căn cứ quân sự của họ” [400, tr 311-312]
Những chính sách về văn hóa tư tưởng của Mỹ còn được chính quyền Sài Gòn thực thi, hỗ trợ một cách mạnh mẽ Không lâu sau ngày tuyên bố Hiến pháp
tạm thời và thành lập nước Việt Nam Cộng hoà (26-10-1955), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chủ trì Đại hội Văn hóa toàn quốc (07-01-1957) nhằm hoạch định đường lối và chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ Bộ trưởng
Trang 40Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu mạnh mẽ kêu gọi: “ Thái độ cần phải có của văn nghệ sĩ là phải đánh giặc cộng sản bằng vũ khí nghệ thuật, không được vì lý do gì mà tiếp tay địch” (Dẫn theo Nguyễn Đức Đàn) [43, tr 65] Theo đó, nhiều tổ
chức hội, đoàn văn hóa văn nghệ đua nhau thành lập: Hội Văn hóa bình dân 4-1955), Hội Việt – Mỹ (từ 28-5-1955), Hội Thân hữu văn hóa (8-1955)… Để thúc đẩy hoạt động sáng tác, Ngô Tổng thống ký dụ số 40, ngày 10-6-1955, thiết lập Huy chương Chương mỹ bội tinh; nghị định số 213 GĐ/NĐ, ngày 5-2-1957, sửa đổi các điều khoản trong nghị định thi văn chương hằng năm
(28-Ấn phẩm văn nghệ ở các đô thị là lĩnh vực Mỹ và chính quyền Sài Gòn rất quan tâm Sách văn học, nhất là tiểu thuyết Mỹ, được tài trợ dịch vội vàng xuất
bản ra thị trường, bán với giá rẻ Nhiều tạp chí xuất bản trong chế độ Ngô Đình
Diệm như Sáng Tạo (từ tháng 10-1956), Hiện Đại (từ tháng 4-1960), Thế Kỷ Hai Mươi (1960)… đều nhận nguồn viện trợ tiền bạc từ Mỹ Tuy vậy, không phải lúc
nào những cây bút trụ cột như Mai Thảo, Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Côn cũng biết rõ cơ quan nào đã tài trợ Đó là cách Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS) tiến hành trong vô số những hoạt động vừa công khai, vừa bí mật, nhằm nâng cao hiệu năng của chính sách văn hóa tư tưởng
Song song đó, giới cầm quyền không ngừng tìm cách tăng cường tiếng nói
qua phương tiện báo chí Nguyệt san Chỉ Đạo của quân đội ra đời từ tháng
10-1956 do các sĩ quan thay nhau làm chủ nhiệm (trung tá Trần Văn Trung, trung tá Nguyễn Văn Châu), chủ bút (trung úy Ngô Quân, Kỳ Văn Nguyên, Nguyễn
Mạnh Côn, Đào Đình Hoan, Nguyễn Đình Bảo) Tạp chí Văn Hữu có mặt năm
1960, do Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Bộ Thông tin làm chủ nhiệm, nhằm mục đích phát huy văn hoá dân tộc, phổ biến chủ trương, đường lối của chính phủ Cùng
hàng trăm tờ báo chí khác phát hành trên toàn miền Nam (nhật báo Dân, tuần báo Sống, Quan Điểm, Người Việt, Văn Nghệ tập san, Tiểu Thuyết tuần báo,