Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
87,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG YẾU TỐ VĂN HỌC TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 9- PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM " 1 I. Đặt vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Quan điểm của Đảng ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “Chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà trước hết là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”. Như Bác Hồ cũng đã từng nói : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 1.2. Đặc điểm bộ môn. Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử nhân loại nói chung cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. lịch sử nó vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ cho nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao. Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc Lịch sử khác nhau nên khó ghi nhớ. 2. Thực trạng vấn đề. 2.1. Đối với giáo viên. 2 Là giáo viên đã công tác được 6 năm trong ngành trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lí môn phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. mặt khác, chương trình lịch sử lớp 9 vẫn còn dài, nặng về kiến thức làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức . Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử- Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao. 2.2 Đối với học sinh. Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú. Đầu năm học 2010-2011 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 75 học sinh lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu như sau: Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em? S tt Phương án Đ úng S ai 1 Lịch sử chỉ là môn học phụ 2 Môn lịch sử rất khô khan và dài dòng 3 Học lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc 4 Học lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi là được, không cần phải tìm tòi thêm Kết qủa thu được như sau: Câu 1: 48 học sinh trả lời đúng, 27 học sinh trả lời sai Câu 2: 46 học sinh trả lời đúng, 29 học sinh trả lời sai 3 Câu 3: 61 học sinh trả lời đúng, 14 học sinh trả lời sai Câu 4: 42 học sinh trả lời đúng, 33 học sinh trả lời sai. Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cân học những gì mà thầy cô cho ghi là được. Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. từ những thực trang trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử 9 tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm “Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam”. 3. Lịch sử đề tài: Trước đây cũng đã có một vài giáo viên đã đề cập đến vấn đề này nhưng mới dừng lại ở mức độ giới thiệu hoặc lấy một vài dẫn chứng nhưng còn sơ sài, chưa cụ thể. II. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9a, 9b trường Trung Học Cơ Sở Phan Bội Châu- Xã Eatrang- Huyện M’đrắk- Tỉnh Đắk Lắk. 2. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong 2 năm là: Năm học 2009- 2010 và 2010- 2011. Nội dung đề tài chỉ giới hạn trong chương trình lịch sử lớp 9- phần Lịch sử Việt Nam. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 3.1. Thuận lợi: Thứ nhất: Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử 9 nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử. Thứ hai: Từ năm học 2009-2010 trường tôi có 3 giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử với trình độ trên chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Thứ ba: Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch sử một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích cực hơn. 4 Thứ tư: Học sinh trường trung Học Cơ Sở Phan Bội Châu đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách để các em tham khảo. 3.2. Khó khăn: Thứ nhất: Học sinh trường Trung Học Cơ Sở Phan Bội Châu có đến 99% là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất khó khăn, trình độ không đồng đều nên chất lượng bộ môn thấp. Thứ hai: Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp. Thứ ba: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức Lịch sử. Thứ tư: Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải am hiểu văn học Việt Nam và chịu khó tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm văn học cách mạng. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Nội dung cơ bản: “Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam” Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước đây người ta cho rằng “ Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa trở thành những môn khoa học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho Sử học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học. Nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. 2. Mẫu minh họa: Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ: “ Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh đi vào đất đỏ làm phu Đổi thân được mấy đồng xu 5 Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” Hoặc: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bụng beo” Hay: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi mất vợ, khi về mất con” Hoặc: Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn…” (Trích: Tuyên ngôn độc lập” Các câu thơ này và đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính. Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn : “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…” ( Trích: Tuyên ngôn độc lập) Đây là dẫn chứng chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu quốc. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh. Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925. 6 Ở mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923). Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm: 1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị. 2.Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4.Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ. 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. 8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ. ( Trích: Bản yêu sách của nhân dân An Nam) Hoặc: Khi đọc luận cương của Lê-nin: “…Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước “Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…” Tại mục II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923-1924). Tuyết Mát cơ va sáng ấy lạnh trăm lần Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt Lê Nin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt 7 Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đá Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai (Trích: Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) Hoặc: Tháng giêng, Mạc Tư Khoa tuyết trắng Một người đi quên rét buốt xương Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại Tinh hoa trên đất chất kim cương” ( Trích: Theo chân Bác- Tố Hữu) Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai. Qua các dẫn chứng này chúng ta còn giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử và giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho Bác Hồ. Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời. Mục III. Việt nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) Khi nói về chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn giáo viên có thể trích dẫn câu : “ Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc” trong quốc hiệu của nước ta và liên hệ cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam. - Dân tộc: Độc lập - Dân quyền: Tự do. - Dân sinh: Hạnh phúc. Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 Mục I. Mặt Trận Việt Minh ra đời. Khi nói đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 giáo viên liên hệ : “ Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn nơ 8 Bác đã về đây . Tổ quốc ơi ! Nhớ thương hòn đất ấm hơi người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi”. ( Trích: Theo chân Bác- Tố Hữu) Qua bài thơ này học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về nước là mùa xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911 ( ba mươi năm ấy…) Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Trong mục này giáo viên cần trích đoạn: Việt Nam độc lập đồng minh Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. Quyết làm cho nước non này, Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền: Làm cho con cháu Rồng, Tiên, Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta. Có mười chính sách bày ra, Một là ích nước, hai là lợi dân. Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, Họp hành, đi lại, có quyền tự do. Nông dân có ruộng, có bò Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. Công nhân làm lụng gian nan, Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. Gặp khi tai nạn bất ngờ, Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho. 9 Thương nhân buôn nhỏ, bán to Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền. Nào là những kẻ chức viên, Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng. Binh lính giữ nước có công, Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu. Thanh niên có trường học nhiều, Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho. Đàn bà cũng được tự do, Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền. Người tàn tật, kẻ lão niên, Đều do chính phủ cất tiền ăn cho. Trẻ em, bố mẹ khỏi lo, Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy. Muốn làm đạt mục đích này, Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn. Sao cho từ Bắc chí Nam, Việt Minh có hội muôn vàn hội viên. Người có sức, đem sức quyên, Ta có tiền của, quyên tiền của ta. Trên vì nước, dưới vì nhà, Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh. Chúng ta có hội Việt Minh Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh Rồi ra sự nghiệp hoàn thành Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng Khuyên ai nên nhớ chữ đồng, Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ». 10 [...]... Lịch sử, Văn học phản ánh Lịch sử dân tộc Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức Văn học thì sẽ làm cho bộ môn đỡ khô khan, đỡ nhàm chán hơn cho các em Gây cho học sinh sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức Lịch sử và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc Thực tế trong quá trình giảng dạy Lịch sử lớp 9 khi tôi áp dụng vào thực tế các dẫn chứng văn học. .. Điện Biên- Tố Hữu) Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 194 6 đến 195 4) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu 3 Kết quả thu được Trên đây là một số dẫn chứng trong việc sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử Nội dung văn học gắn... sử để rút kinh nghiệm Bên cạnh đó cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam Mặc dù đẫ có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp Xin cảm ơn ! 15 16 ... bộ môn Lịch sử lớp 9 Bản thân tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà mình tích góp được trong quá trình dạy học, rất mong những ý kiến đóng góp để đề tài được đầy đủ hơn, thiết thực hơn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn xứng đáng với vị trí của nó 2 Bài học kinh nghiệm Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một hoạt động đặc thù giữa thầy và trò Muốn nâng cao chất lượng bộ môn. .. em hứng thú hơn trong giờ học, kích thích được sự tìm tòi, chất lượng bộ môn không ngừng được nâng lên Cụ thể, trong năm học 20 0 9- 2010 đã có 2 em học sinh của trường tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử và một em được công nhận Tỉ lệ xếp loại môn Lịch sử cuối năm thì năm sau luôn cao hơn năm trước, tỉ lệ khá, giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ yếu kém ngày càng giảm xuống Mặt khác, học sinh nhận... khăn trong quá trình dạy học Thứ hai: Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học 3.2 Đối với cấp trường: Thường xuyên tổ chức báo cáo các chuyên đề Lịch sử để rút kinh nghiệm Bên cạnh đó cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng yếu. .. bộ môn, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ coi Lịch sử là môn phụ và đầu tư nhiều thời gian hơn cho bộ môn Các em không những tìm hiểu Lịch sử giới hạn trong sách giáo khoa mà còn khai thác kiến thức Lịch sử thông qua báo chí, ti vi và các phương tiện thông tin truyền thông khác IV Kết luận 14 1 Ứng dụng của đề tài Qua quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được, tôi thấy đề tài rất sát với thực tế dạy học. .. nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức Ngược lại giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp Đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác các yếu tố văn học nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học Lịch sử Rất mong các đồng nghiệp đóng góp thêm tư liệu để đề tài được hoàn chỉnh hơn 3 Một số đề xuất 3.1 Đối với cấp phòng:... chất lượng bộ môn đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò không phải trong ngày môt, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài trong dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các... màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng Thổn thức cả nỗi lòn Thầm thì anh hỏi nhỏ: Bác ơi ! Bác chưa ngủ ? Bác có lạnh lắm không ? Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Vâng lời anh nhắm mắt Nhưng bụng vẫn bồn chồn… (Trích: Đêm nay Bác không ng - Minh Huệ) Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 195 3 195 4) Chiến dịch lịch sử Điện Biên . bản: Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước đây người ta cho rằng “ Văn, Sử, . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG YẾU TỐ VĂN HỌC TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 9- PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM " 1 I. Đặt vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. 1.1 trợ cho Sử học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học. Nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. 2. Mẫu minh họa: Bài 14: Việt Nam sau