Hầu như trong nhiều giáo án mẫu, các giáo viên đều thiết kế các hoạt đồng bằng hình thức trò chơi để tạo nên một tiết học sinh động, thoải mái, dễ chịu hơn.. Khi giáo viên cho một trò ch
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
VÀ HỌC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 3”
Trang 2A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bậc Tiểu học ngoài hai bộ môn Toán và Tiếng Việt trong chương trình mới môn học tự nhiên – xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh Thật vậy vì thông qua bộ môn này giáo viên có thể giúp các em khám phá hơn nữa bao điều lí thú, sinh động và hấp dẫn đang diễn ra trong thiên nhiên và trong cuộc sống
Làm thế nào để giáo viên có thể chuyển tải những nội dung và ý tưởng theo ngôn ngữ khô khan thành ngôn ngữ sống động, thực tế và hấp dẫn là một công việc mà giáo viên chúng ta cần phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu không ngừng
Như tôi đã nói ở trên, bộ môn Tự nhiên – Xã hội là một trong những bộ môn rất quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học Nhưng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả mà không gây nhàm chán là một điều cũøng rất khó khăn Thậm chí một số giáo viên và phụ huynh chỉ quan tâm thật sự hai môn chính đó là: Toán và Tiếng Việt Còn đối với bộ môn TN – XH chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua Do đó học sinh không có cơ hội phát triển tư duy, thảo luận và sáng tạo cho môn học này Điều đó sẽ dẫn đến kho khăn trong tương lai khi phải tiếp xúc với các môn học ở các lớp trên như: Vật lý, sinh học, hoá học…
Năm học 2009 – 2010 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 Qua nhiều năm giảng dạy, mà nhất là dạy học theo phương pháp mới Tôi nhận thấy việc áp dụng trò chơi trong các giờ học thường mang lại hiệu quả rất cao, học sinh rất năng động, sáng tạo
và hứng thú tham gia trò chơi
Vậy thế từ sự cố gắng tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu và học hỏi ở đồng nghiệp, ở sách báo cùng sự góp ý tỉ mỉ của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lương Định Của, tôi
mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả
Trang 3dạy và học môn TN – XH lớp 3” Trước hết những trò chơi này hỗ trợ cho giáo viên
nâng cao chất lượng giảng dạy Thứ hai là cùng đưa ra biện pháp với đồng nghiệp để xây dựng phương pháp dạy học môn TN – XH ngày càng đạt hiệu quả hơn
I MỘT SỐ ƯU ĐIỂM KHI ÁP DỤNG TRÒ CHƠI :
1 Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Trò chơi là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết trong giờ học Hầu như trong nhiều giáo án mẫu, các giáo viên đều thiết kế các hoạt đồng bằng hình thức trò chơi để tạo nên một tiết học sinh động, thoải mái, dễ chịu hơn Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn; học sinh được củng cố hệ thống hoá kiến thức
2 Hoạt động dạy và học đòi hỏi nhiều yếu tố Trong đó sự hứng thú và sôi động là những yếu tố hết sức quan trọng, đóng góp vào việc gây hứng thú tâm lý học tập của học sinh Mà trò chơi là bản chất của sự hứng thú, vui vẻ và năng động
3 Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện Các trò chơi không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí
4 Trò chơi tạo nên đoàn kết Khi giáo viên cho một trò chơi và chia lớp học thành nhiều nhóm, tự nhiên các em hợp tác thảo luận, đóng góp ý kiến thậm chí những em nhút nhát ngày nào cũng được thảo luận, đóng góp ý kiến vào thành công của nhóm mình Vả lại chúng ta ai cũng biết rằng trong hoạt động Dạy – Học rất cần thiết sự đoàn kết để giải quyết thành công mọi vấn đề
Trang 45 Một ưu điểm khác của trò chơi trong giờ học sẽ tạo nên bầu không khí thi đua: cá nhân thi đua với cá nhân; nhóm này thi đua với nhóm khác; từ cá nhân cho đến nhóm, tổ
… tinh thần đồng đội rất mạnh Vì trong cuộc đua bất cứ ai cũng mong muốn mình chiến thắng
6 “Học mà chơi, chơi mà học” ở đây khi ứng dụng trò chơi vào tiết học, chúng ta
phải lưu ý là : Khi thiết kế các trò chơi với mục đích để học chứ không phải để giải trí hay vui chơi Vì vậy hiệu quả tiết dạy sẽ cao hơn nếu chúng ta áp dụng trò chơi trong các hoạt động thực hành và củng cố tiết học
7 Một ưu điểm đặc biệt của trò chơi là: Kích thích mạnh mẽ sự suy nghĩ của học sinh Đây là một tác động rất quan trọng trong sự phát triển tư duy lôgic Tăng cường tinh thần đồng đội và tốc độ học tập của học sinh
II/ MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC KHI ÁP DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1 Nếu giáo viên không kiểm soát và quản lý chặt chẽ thì trong lúc chơi mức độ ồn của lớp sẽ lớn hơn mức cho phép, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lớp học bên cạnh
Để thực hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong lúc này giáo viên hạn chế
la hét mà phải lập ra kế hoạch chống ồn ào bằng cách ghi tên và kiểm điểm những thành viên vi phạm, tổ trưởng theo dõi tổ mình và khuyên bảo, nhắc nhở bạn mình giữ trật tự nghiêm túc
2 Một trong những khó khăn nữa là : trong lúc chuẩn bị trò chơi việc chia nhóm có thể mất nhiều thời gian, cho nên giáo viên cần giao nhiệm vụ việc sắp xếp bàn ghế cụ thể cho các thành viên Có thể lúc đầu cần có sự hướng dẫn của giáo viên, sau dần các thao tác sẽ đi vào nề nếp và công việc sẽ diễn ra nhanh chóng
Trang 53 Soạn bài có áp dụng trò chơi tốn nhiều công sức và thời gian, nhưng để chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho trò chơi trên lớp lại càng khó khăn hơn
* Hướng khắc phục
a Tận dụng thùng đựng mì tôm để làm các tấm bìa cho trò chơi
b Tận dụng mặt sau của tập lịch để làm bảng phụ …
c Giao nhiệm vụ thật cụ thể cho các nhóm hoặc tổ về nhà chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau theo sự hướng dẫn của giáo viên như : cắt, dán, vẽ tranh …
d Nếu trường có nhiều giáo viên dạy cùng khối, mỗi giáo viên nên đảm nhận một vài đồ dùng thì số lượng đồ dùng dạy học có thể dùng chung cho tất cả các lớp trong khối
e Giáo viên có thể thiết kế một số đồ dùng dạy học mà ta có thể sử dụng lại cho nhiều lần sau, nhiều năm sau
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐIỂN HÌNH
I Trò chơi khởi động
1 Trò chơi “Tìm người quen” (Áp dụng cho bài 1 : Hoạt động thở và cơ quan hô
hấp)
a Mục đích : Giúp học sinh làm quen với các bộ phận của con người liên quan đến
chức năng thở và hô hấp
b Phương tiện : Một bức tranh tổng quan về cơ thể bên ngoài và một bức tranh
chụp hai lá phổi của con người
- 5 thẻ màu đỏ – 5 thẻ màu xanh
Trang 6c Tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 2 đội (mỗi đội 5 thành viên) Giáo viên
đưa cho 1đội 5 thẻ màu đỏ, 1 đội 5 thẻ màu xanh
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh và thảo luận, sau đó viết trên 5 thẻ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp Sau đó dán đúng vào vị trí trên bức tranh Sau
3 phút đội nào dán được nhiều thẻ và đúng thì đội đó thắng cuộc
d Giáo viên có thể áp dụng kết quả của 2 đội hoạt động và dẫn vào bài mới
2 Trò chơi “Nghe thông tin đoán hình ảnh” (Áp dụng cho bài 6 : Máu và cơ
quan tuần hoàn)
a Mục đích : Giúp học sinh tìm hiểu chức năng tên cơ quan chính và quan trọng
của hệ tuần hoàn, đồng thời phát triển khả năng phán đoán nhanh chóng
b Phương tiện :
- Một bức tranh hình quả tim được che bởi 4 mảnh giấy
- Yêu cầu gợi ý về cơ quan tuần hoàn
c Tiến hành :
- Giáo viên dán bức tranh về quả tim được che bởi 4 mảnh giấy được thiết kế như sách giáo khoa
- Giáo viên dán câu hỏi sau khi dán xong tranh gợi ý nếu học sinh không đoán được thì giáo viên gỡ 1 mảnh, cứ như thế cho đến khi nào học sinh đoán ra Sau đó giáo viên
có thể sử dụng bức tranh hình quả tim để dẫn vào bài
d Một số câu hỏi gợi ý theo mức độ để dán
- Bộ phận này chi phối toàn bộ cơ thể
- Bộ phận này thường có trong thơ ca âm nhạc
Trang 7- Bộ phận này chia thành hai phần đối xứng
- Bộ phận này có van
- Bộ phận này luôn hoạt động
3 Trò chơi “Về gia đình” ( Áp dụng cho bài 19 : Các thế hệ trong một gia đình)
a Mục đích :
Giúp các em tìm hiểu đơn giản qua đó biết cách giới thiệu về gia đình mình, đặc biệt là gia đình có 3 thế hệ
b Phương tiện :
Giáo viên chuẩn bị 6 tấm bìa : Ông + bà; Bố + mẹ, Anh trai + Em gái
c Tiến hành :
Giáo viên giới thiệu : đây là một bức tranh nói về các thành viên trong gia đình Tuy nhiên có một số bức tranh còn thiếu, em hãy thảo luận với bạn mình, sau đó lên bảng dán những bức tranh còn lại ở vị trí đúng nhất
d Vận dụng
- Từ bức tranh trên, GV có thể yêu cầu một vài học sinh đóng vai mình là một nhân vật trong tranh và giới thiệu về gia đình mình
- GV cũng có thể yêu cầu các bạn học sinh khác phỏng vấn
Ví dụ : * Nhà bạn ai lớn tuổi nhất?
* Người sinh ra em và nuôi em khôn lớn?
* Gia đình bạn có mấy người ?
4 Trò chơi: “Đố quả ” – (Áp dụng cho bài 48 : Quả)
Trang 8a Mục đích - Giúp học sinh nhận dạng trái cây và khám phá mùi vị đặc trưng của
từng loại trái cây
b Chuẩn bị :
- GV yêu cầu các tổ chuẩn bị một số loại trái cây đặc trưng
c.Tiến hành :
- GV yêu cầu các tổ để trái cây lên bàn Sau đó GV đố quả bằng cách mô tả đặc điểm hay mùi vị của quả đó Sau đó HS thảo luận và cầm quả ấy lên Tổ nào đoán đúng
và trúng nhiều quả nhất thì thắng cuộc
VD: + Quả chanh : Da nhẵn màu xanh, màu vàng và chua
+ Chôm chôm : Vỏ xù xì, chín có vị ngọt, thịt màu trắng, dạng hình tròn và nhỏ
+ Quả chuối : hình dài, chín ngọt thanh, ăn phải bóc vỏ
+ Quả đu đủ : Quả to, khi chín có nhiều hạt đen, giống hạt Tiêu, còn xanh dùng nấu canh, làm gỏi, …Khi chín màu đỏ có vị ngọt
+ Quả cam : Cùng họ với chanh, nhưng quả lớn hơn, chín có vị ngọt lịm, thường được vắt làm nước giải khát
II Trò chơi thực hành
1 Trò chơi : “Chuyên viên tim mạch” - Áp dụng cho bài 7 : hoạt động tuần hoàn.
a Mục đích
- Giúp HS tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tuần hoàn và tim Đồng thời phát triển kĩ năng nói, thuyết trình trước đám đông
Trang 9b Phương tiện: 2 sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (không ghi chú
thích )
c Tiến hành:- GV chia lớp thành hai đội, giao cho mỗi đội 1 sơ đồ và yêu cầu các
đội thảo luận và ghi chú thích từng bộ phận vào sơ đồ của hai vòng tuần hoàn Sau đó đại diện mỗi đội lên thuyết trình và yêu cầu HS nhóm khác đánh giá Ngoài ra GV cũng khuyến khích các thành viên có thể đặt câu hỏi chất vấn cho các thành viên trong đội đứng lên trả lời
d Câu hỏi gợi ý :
* Có mấy vòng tuần hoàn, tên gọi ?
* Vòng tuần hoàn nào máu mang ô xi và các chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể ?
* Vòng tuần hoàn nào đưa máu từ tim đến phổi ?
* Mạch chủ nào dẫn khí ô xi đi từ phổi về tim?
* Tên gọi các bộ phận dẫn truyền máu nhỏ nhất mà bạn biết?
2 Trò chơi: “Phản ứng dây chuyền” (Áp dụngcho bài 32 : Làng quê và đô thị )
a Mục đích : - Giúp học sinh tìm hiểu nhiều hơn một số nghề nghiệp ở làng quê
và đô thị Đồng thời tăng cường khả năng trí nhớ của học sinh
b Chuẩn bị : - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu một số nghề ở địa phương hoặc
những nghề mà các em biết
c Tiến hành : - GV chia lớp thành 2 nhóm và tất cả cùng đứng Một em bên nhóm
A nói : “Ở địa phương tôi có nghề nông ” Em bên nhóm B nói: “Ở địa phương tôi có
Trang 10nghề nông và chăn nuôi gia cầm” Một em khác bên nhóm A nói :“ Ở địa phương tôi có nghề nông, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc”,…
d Lưu ý : Trong khi các em lần lượt kể tên các nghề, GV chú ý và cùng với HS
phát hiện ra những HS đọc, kể nghề không đúng trật tự sẽ bị phạt
- GV cần ghi chú một số nghề lạ để giải thích cho các em Hoặc cảnh báo một số nguy hiểm khi chăn nuôi gia cầm không đúng vệ sinh chuồng trại
3 Trò chơi : “Em làm hoạ sĩ ” – (Áp dụng cho bài dạy : Động vật – Côn trùng –
Tôm ,Cua – Cá – Chim – Thú )
a Mục đích : Giúp các em thể hiện kiến thức mình đã học qua việc vẽ tranh một
loài vật mà em yêu thích Đồng thời kích thích các em phát triển năng khiếu hội hoạ và cảm thụ thẩm mĩ qua từng bức tranh
b Chuẩn bị : Giấy A3, bút chì, sáp màu ,….
c Tiến hành : - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc
thăm chủ đề mình sẽ vẽ đó là :
* Động vật hoang dã
* Chim
* Cá
* Các loại côn trùng
- Sau thời gian 5 phút GV có thể chọn những bức tranh tiêu biểu của các nhóm dán lên bảng, sau đó yêu cầu lớp nhận xét và đánh giá
4 Trò chơi : “Thông dịch viên” – (Áp dụng cho bài 50 Côn trùng )
Trang 11a Mục đích : - Giúp HS nhận diện một số loại côn trùng và sự có ích, có hại của
mỗi loài
b Chuẩn bị : - GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu một số loài côn trùng Giáo
viên chuẩn bị một số hình vẽ côn trùng
c Tiến hành :
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận về hình dáng và đặc tính của một số loài côn trùng Sau đó gọi một học sinh đại diện lên nhận hình
* Ví dụ : - Học sinh ấy chọn hình con ruồi, học sinh ấy phải giải thích và mô tả Các thành viên còn lại, thảo luận và nêu tên
* Con ruồi : loài côn trùng này xuất hiện những nơi dơ bẩn Khi bay phát ra tiếng kêu vo vo khó chịu, hay đậu vào thức ăn
* Con muỗi : Loài côn trùng này gây bệnh sốt rét
* Con bướm : Bay và đậu trong vườn hoa nhưng không phải con ong
* Con châu chấu : Hay cắn và phá lúa, hoa màu Mình của nó có màu xanh , …
* Con tằm : giống con sâu nhưng kéo kén và nhả tơ
III Trò chơi củng cố :
1 Trò chơi : “Thử trí nhớ”(Áp dụng cho bài 55 Thú)
a Mục đích :
Giúp học sinh rèn luyện trí nhớ Qua đó kết luận và nói lên tầm quan trọng của hoạt động thần kinh trong đời sống hàng ngày
b Chuẩn bị :
Trang 12- Giáo viên chuẩn bị một bức tranh có nhiều hình ảnh con vật trong đời sống hàng ngày
- 4 tờ giấy khổ A3
c Tiến hành
- Giáo viên treo bức tranh có nhiều con vật lên bảng, sau đó chia lớp thành 4 nhóm
và yêu cầu học sinh quan sát trong vòng 1 phút Sau đó đại diện của mỗi nhóm ghi tên các con vật vào giấy A3 Hết thời gian, các nhóm lên bảng Nhóm nào ghi được nhiều con vật và đúng thì nhóm đó thắng cuộc
2 Trò chơi “Bốn mùa quanh năm”(Áp dụng cho bài 64 : Năm, tháng và mùa)
a Mục đích :
- Giúp học sinh tưởng tượng trái đất ở 4 địa điểm đại diện cho 4 mùa trong năm Ngoài ra, qua trò chơi này giúp học sinh hợp tác, phản ứng nhanh và hành động chính xác
b Phương tiện :
- 1 thẻ mặt trời, 1 thẻ mùa xuân, 1 thẻ mùa hạ, 1 thẻ mùa đông, 1 thẻ mùa thu
c Cách tiến hành :
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm lên chơi (5 học sinh) 5 thẻ chữ : Xuân, Hạ, Thu, Đông và Mặt trời
- Giáo viên phổ biến cách chơi :
+ 5 học sinh lên chơi sẽ được phát 5 thẻ chữ và các học sinh lên chơi sẽ không được biết mình đang cầm thẻ nào Khi giáo viên hô “Bắt đầu” 5 học sinh mới được quay
5 thẻ chữ và ngay lập tức các bạn phải tìm đúng vị trí của mình
Trang 13+ Ví dụ : Bạn học sinh mang thẻ chữ “Mặt trời” thì phải đứng vào giữa và đứng yên
Bạn học sinh mang thẻ chữ “Xuân” thì phải đứng trước bạn mang thẻ “Mặt trời” Tương tự lần lượt các bạn học sinh mang các thẻ chữ khác Các bạn học sinh mang thẻ chữ : Xuân, Hạ, Thu, Đông phải chuyển động xung quanh bạn mang thẻ chữ “Mặt trời”
+ Trong thời gian 1 phút, nhóm chơi nào làm nhanh nhất sẽ trở thành nhóm thắng cuộc
3 Trò chơi “Ghép đôi” (Áp dụng cho bài 56 – 57) Thực hành : Đi thăm thiên
nhiên)
a Mục đích :
Học sinh biết được những cây cối và các con vật Khái quát hoá những đặc trưng của những thực vật và động vật đã học
b Chuẩn bị :
Giáo viên chuẩn bị 2 bộ đồ dùng cho trò chơi
* Bộ 1: Gồm các tấm bìa ghi các chữ :
- Các băng giấy, mỗi băng giấy ghi nội dung như sau :
* Tôi có khả năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước
* Chúng tôi không có xương sống, biết bơi và có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, tôi nhảy được
* Cơ thể tôi có lông vũ bao phủ
* Tôi có thể hút nước và muối khoáng từ trong lòng đất