. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Công cuộc đổi mới đất nước thực chất là một quá trình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực hiện mong muốn “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thực hiện lời di huấn của người: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Do vậy, chính sách xã hội giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã hội vì mục tiêu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đảng phải đề ra các chính sách xã hội đúng và phù hợp với thực tế. Bởi vì, thực tiễn cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện một số chính sách xã hội như chính sách người có công, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... còn gặp nhiều khó khăn và bất cập là thực trạng chung đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảng viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách xã hội. Xã Đắc Lua là một đơn vị xa trung tâm huyện. Việc thực hiện các chính sách xã hội ở xã Đắc Lua trong những năm gần đây, tuy có nhiều tiến bộ và kết quả đáng kể song vẫn gặp không ít khó khăn, cần phải có những giải pháp thiết thực để giải quyết có hiệu quả cho nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá chung thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội ở xã Đắc Lua vừa có ý nghĩa lý luận và là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn được ứng dụng những kiến thức đã học góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 276 đến ngày 0572015 2. Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Đắc Lua, huyện Tân Phú. 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách xã hội của xã Đắc Lua trong giai đoạn 2013 – 2015.
Trang 1A./ PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công cuộc đổi mới đất nước thực chất là một quá trình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, là
thực hiện mong muốn “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thực hiện lời di huấn của người: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” Do vậy, chính sách xã
hội giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã
hội vì mục tiêu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đảng phải đề ra
các chính sách xã hội đúng và phù hợp với thực tế Bởi vì, thực tiễn cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện một số chính sách xã hội như chính sách người có công, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn và bất cập là thực trạng chung đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảng viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách xã hội
Xã Đắc Lua là một đơn vị xa trung tâm huyện Việc thực hiện các chính sách xã hội ở xã Đắc Lua trong những năm gần đây, tuy có nhiều tiến bộ và kết quả đáng kể song vẫn gặp không ít khó khăn, cần phải có những giải pháp thiết thực để giải quyết có hiệu quả cho nhân dân Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá chung thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách
xã hội ở xã Đắc Lua vừa có ý nghĩa lý luận và là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú trong giai đoạn hiện nay” với
mong muốn được ứng dụng những kiến thức đã học góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh
II PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 27/6 đến ngày 05/7/2015
2 Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Đắc Lua, huyện Tân Phú.
3 Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách xã hội của xã Đắc
Lua trong giai đoạn 2013 – 2015
Trang 2B./ PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI:
1 Khái niệm:
1.1 Xã hội và vấn đề xã hội:
- Xã hội:
Thuật ngữa “xã hội” theo nghĩa rộng được sử dụng để chỉ tất cả những
gì liên quan đến con người, đến xã hội loài người, nhằm phân biệt xã hội với
tự nhiên Học thuyết Mác-Lênin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân
mà là toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các thành viên tạo nên cộng đồng xã hội
Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa rộng được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong
đó xác định “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh… con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển…”
Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa hẹp được sử dụng để chỉ khía cạnh kinh
tế, chính trị, văn hóa trong đời sống con người
Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa hẹp được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng về phát triển xã hội trong đó nhấn mạnh “Tăng cường kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”
- Vấn đề xã hội: là những khó khăn, trở ngại của xã hội cản trở hành vi, hoạt động xã hội, quan hệ xã hội và sự phát triển xã hội
1.2 Chính sách xã hội:
Chính sách xã hội là một loại chính sách nhằm điều chỉnh những quan
hệ xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra và thực hiện bình đẳng, công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người.
Định nghĩa này cho thấy, chính sách xã hội là một hệ thống những quy định, những quyết định, những biện pháp của cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động và quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển Chính sách xã hội cũng nhằm vào các mục tiêu tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người Chính sách
xã hội góp phần làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội, thực hiện công bằng xã hội, phát triển toàn diện con người Như vậy, chính sách xã hội là một công cụ hữu hiệu của các nhà lãnh đạo, quản lý nhằm tác động vào con người xã hội, các chủ thể xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chính sách xã hội có vai trò thúc đẩy phát triển con người và xã hội như Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính sách xã
Trang 3hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội giữ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cách mạng Việt Nam, trong tư tưởng của Người, chính sách xã hội là xây dựng nước Việt Nam thống nhất, độc lập và hòa bình
Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, mặc dù chính quyền
cách mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” Người đã chủ trương
đặt những vấn đề chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế lên hàng đầu thậm chí còn đặt cao hơn cả nhiệm vụ chống ngoại xâm
Sau này Bác lại nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đới sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi” Rõ ràng ở đây chính sách xã hội không còn là một sự ban
ơn, càng không phải là thủ đoạn chính trị mị dân, mà là trách nhiệm hàng đầu của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong chế độ mới
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những thập niên qua, Đảng
và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách xã hội quan trọng hướng tới quần chúng nhân dân lao động Những chính sách xã hội đó đã có tác dụng khơi dậy và phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân, làm nên nhiều kỳ tích anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
3 Quan điểm và một số chính sách xã hội nhằm giải quyết các vấn
đề xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta
Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới Ðời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu
số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ
3.1 Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội:
Ngay từ năm 1986, trên cơ sở nhận thức mới về vai trò của những vấn
đề xã hội Đảng ta đã chỉ rõ: Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế
Trang 4Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng đã nêu lên định hướng: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng xã hội chủ nghĩa
Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta đã bổ sung một số quan trọng là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Đồng thời Đảng đã đề ra những quan điểm chỉ đạo việc hoạch định hệ thống chính sách xã hội, đó là:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thực hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khau phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và
sử dụng tốt năng lực của mình
Thứ hai, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao
động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động
Thứ ba, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói,
giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư
Thứ tư, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ
nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “nhân hậu thủy chung”…
Thứ năm, các vấn đề chính sách xã hội đề được giải quyết theo tinh
thần xã hội Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội
Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng không nhắc lại các quan điểm chỉ đạo của Đại hội VIII, nhưng nhấn mạnh: thực hiện các chính sách xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng xuất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp và các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức xã hội
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI liên tục khẳng định những nhiệm vụ, mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể cần tập trung giải quyết là: giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hang đầu của chính sách xã hội; tiền lương và thu nhập; xóa đói, giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; uống nước nhớ nguồn; xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội; chính sách dân số; chính sách bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em; phong trào toàn dân tập thể dục thể thao; phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm,…
Trang 53.2 Chính sách xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách hiện nay:
3.2.1 Chính sách dân số:
Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nân cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước
Mục tiêu cụ thể: là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 2 con, tiến tới ổn định quy
mô dân số từ giữa thế kỷ XXI, nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giải tỷ lệ viêm nhiễm, bệnh lây truyển qua đường sinh dục (HIV),…
3.2.2 Chính sách xã hội nhằm giải quyết tệ nạn xã hội:
Nhằm hạn chế sự gia tăng của tệ nạn xã hội, ngày 15/4/2003, pháp lệnh phòng chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm Ngày 10/5/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015
Trong những năm gần đây tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy diễn biến rất phức tạp Ma túy đã vào trường học, rình rập từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần, chết mòn không những cho người nghiện mà cả gia đình họ Nghiện ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác
Đa số người nghiện ma túy, để có tiền mua ma túy đều trộm cắp, cướp giật, lừa đảo
Từ thực tế cho thấy phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm không phải trách nhiệm của riêng ai mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Nó cần trở thành phong trào quần chúng, có tính xã hội cao Nhà nhà, người người hợp sức chống tệ nạn ma túy, mại dâm kết hợp với biện pháp hành chính Đây còn
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải có tính quyết định
3.2.3 Chính sách giải quyết việc làm:
Phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiều số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn
Xây dựng và triển khai luật việc làm: khẩn trương nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm công Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%
3.2.4 Chính sách xã hội dành cho hệ thống giáo dục, y tế:
- Đảm bảo giáo dục tối thiểu:
Trang 6Đảm bảo tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo Tiếp tục thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án giáo dục Mở rống và tăng cường các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn để đảm bảo phổ cập giáo dục bền vững
Phấn đấu đến năm 2020 có 99% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, 95% ở bậc trung học cơ sở, 98% người trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ, trên 70% lao động qua đào tạo
- Bảo đảm y tế tối thiểu:
Tiếp tục triển khai chiến lược các chương trình, đề án về y tế, nhất là đề
án khắc phục quá tải ở các bệnh viện cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Đến năm
2020, trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 10% Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phòng chống lao quốc gia, giảm mạnh số người mắc bệnh lao và chết do lao, phấn đấu đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 nước có tỷ lệ người mắc lao cao nhất thế giới
Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo Sửa đổi, bổ sung luật bảo hiểm y tế, có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế Đến năm 2020, phấn đấu trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế…
3.2.5 Chính sách xóa đói giảm nghèo:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao
Thực hiện Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 4/12/2012 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động và Nghi định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ về việc tăng lương tối thiểu đối với khu vực Nhà nước, đời sống người làm công ăn lương được cải thiện hơn
Trong thời gian sắp tới chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ được thực hiện theo định hướng: thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có điều chỉnh, bao gồm:
(1) Chính sách hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định và tham gia thị trường lao động; hỗ trợ dân cư nông thôn dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản
(2) Tuyên truyền, hỗ trợ đối với 40% dân số nông thôn hiện nay chưa tham gia bảo hiểm y tế;
(3) Bổ sung nhóm đối tượng nghèo kinh niên được hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên;
Trang 7(4) Tiếp tục xây dựng, thực hiện Nghị quyết về định hướng giảm nghèo thời kỳ 2011 – 2020, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thời kỳ
2011 – 2015 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5 – 2%/năm; các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai
đoạn
4 Bản chất, nội dung của chính sách xã hội:
4.1 Bản chất của chính sách xã hội:
Ở nước ta, chính sách xã hội được hiểu là hệ thống công cụ tác động vào con người, vào các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm điều hòa các hành vi, lợi ích của các nhóm xã hội, góp phần thực hiện công bằng, bình đằng, tiến bộ
xã hội, phát triển toàn diện con người, đảm bảo sự phát triển bền vững
Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là trung tâm của mọi sự quan tâm xã hội, vừa là chủ thể sang tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, chính sách xã hội cần phải tác động một cách toàn diện vào tất cả các mặt của đời sống con người, nhằm phát huy mạnh mẽ nhân tố con người Do đó, chính sách xã hội cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, giáo dục nhằm phát triển cân đối, toàn diện cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội
Dù biểu hiện dưới nhiều hình thức, nội dung khác nhau, song về bản chất, chính sách xã hội luôn hướng vào những hoạt động nhằm điều hòa các mâu thuẫn, xung đột, giảm bớt các bất công, căng thẳng xã hội, góp phần cân đối thu nhập, giải quyết việc làm, phân phối lại lợi ích, tạo ra sự công bằng hợp lý giữa cống hiến và hưởng thụ, khuyến khích người có nhiệt tình, tài năng, giúp
đỡ người nghèo khó, rủi ro không may trong cuộc sống, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội cũng như quyền tự do công dân và sức khỏe, hạnh phúc cho con người
4.2 Nội dung của chính sách xã hội:
Có rất nhiều loại chính sách xã hội, song có thể khái quát lại một số nhóm chính sách sau đây:
Thứ nhất; Hệ thống chính sách xã hội nhằm tác động điều chỉnh cơ bản
xã hội
Thứ hai; Hệ thống chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất Thứ ba; Nhóm chính sách tác động vào quá trình tái sản xuất ra con người (chính sách dân số).
Thứ tư; Nhóm chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và
phân phối lại thu nhập
Thứ năm; Nhóm chính sách xã hội về cư trú và nhà ở
Thứ sáu; Nhóm chính sách xã hội tác động đến lĩnh vực văn hóa tinh
thần của xã hội
Trang 8II THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở
XÃ ĐẮC LUA - HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI:
1 Vài nét khái quát về địa lí, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai:
Đắc Lua là một xã miền núi vùng sâu của huyện Tân Phú được thành lập
từ tháng 12/1988 sau khi nông trường quốc doanh giải thể, dân số 1533 hộ với
6712 nhân khẩu được chia ra 13 ấp với 47 tổ dân cư Phía Đông và Bắc giáp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Nằm bao bọc bởi sông Đồng Nai với diện tích tự nhiên là 41.000ha trong
đó đất sản xuất Nông Nghiệp 2100ha
Trên địa bàn xã có 02 tôn giáo và có 7 dân tộc sinh sống Kinh, Mường, Tày, Sán Dìu, Hoa và Nùng Đại bộ phận nhân dân từ nhiều tỉnh thành trong
cả nước về đây sinh sống, nhân dân sống rãi rác khắp chiều dài của xã từ ấp 4 đến ấp 10
Đất đai màu mở do được phù xa của sông Đồng Nai, kinh tế của Đắc Lua chủ yếu là sản xuất Nông Nghiệp: Do không có hệ thống giao thông thuận lợi, thủy lợi chưa đáp ứng nên trong những năm qua xã Đắc Lua luôn
là một xã nghèo nhất của huyện Tân Phú Sau bốn năm liên tiếp từ năm
1999-2002 trên địa bàn xã liên tục xảy ra lũ lụt làm cho đời sống của bà con nhân dân xã nhà đã nghèo lại càng nghèo thêm, cây trồng vật nuôi bị lũ nhấn chìm
Hộ nghèo năm 2000 của xã lên tới 84% trên số hộ của toàn xã Kinh tế không những không phát triển được mà có chiều hướng đi xuống nên một số hộ dân
đã bỏ đi nơi khác làm ăn
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã Đắc Lua quyết tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội
Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được duy trì tốt, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ổn định đã góp phần vào việc chấp hành và thực hiện tốt chính sách xã hội ở xã Đác Lua
Qua quá trình phấn đấu xây dựng Nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân xã Đắc Lua đã đạt được 16/19 chỉ tiêu, 40/54 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới góp phần đưa bộ mặt nông thôn của xã Đắc Lua ngày một khởi sắc
2 Thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay:
2.1 Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực:
Thứ nhất, lĩnh vực dân số:
Trong những năm qua, xã Đắc Lua đã chấp hành nghiêm túc và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và coi đây là nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội của địa phương Từ trước năm 2000 với sự bùng nổ dân số nói chung và ở Đắc Lua nói riêng đã ảnh
Trang 9hưởng không nhỏ đến lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động và gia tăng các tệ nạn xã hội nhưng trong những năm gần đây tỉ
lệ tăng dân số giảm đi rõ rệt; năm 2014 là 1,19%
Để có được kết quả trên Đảng ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể đã cùng với cán bộ làm công tác dân số tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân số bằng nhiều hình thức như: Thông tin trên hệ thống truyền thanh của xã và các ấp về dân số và kế hoạch hóa gia đình, vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ không vi phạm sinh con thứ ba, thực hiện nuôi con khỏe dạy con ngoan
Tổ chức thành lập được 3 CLB không sinh con thứ ba, hằng tháng tổ chức sinh hoạt tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên và tác hại của việc dẻ dày, đẻ nhiều; chính sách dân số luôn được thông tin kịp thời đến người dân để triển khai thực hiện, do vậy trong năm 2014 trên địa bàn xã chỉ
có 3 cặp vợ chồng vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3)
Thứ hai, vấn đề tệ nạn xã hội:
Trên thực tế hiện nay những tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, thoái hóa đạo đức đang gia tăng đến mức đáng lo ngại Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương luôn tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nhằm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của tệ nạn
xã hội đang lấn át nếp sống, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa địa phương
Đẩy mạnh phong trào “quần chúng Bảo vệ an ninh tổ quốc”, Phong trào
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ xã xuống ấp đảm bảo số lượng, chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động Trong năm qua, xã đã phối hợp mở đợt các đợt cao điểm về đấu tranh với các loại tội phạm trên địa bàn, tiếp tục xây dựng mô hình xã không có tệ nạn xã hội; tham mưu kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Hiện nay trên địa bàn xã không có tệ nạn ma túy, mại dâm
Thứ ba, vấn đề giải quyết việc làm:
Hằng năm sau khi nhận được kế hoạch về công tác lao động và việc làm của UBND huyện, UBND xã Đắc Lua tổ chức triển khai kế hoạch công tác lao động, việc làm tới toàn thể nhân dân trong xã Năm 2014 tổ chức được hai hội nghị tư vấn lao động và việc làm, giải quyết việc làm cho 150 người, 50 lao động tại chỗ, 01 người đi xuất khẩu lao động
Phối hợp với Trung tâ dạy nghề Huyện Tân Phú mở được 03 lớp dạy nghề ngắn hạn cho nhân dân: Đan lát (37 học viên); lái xe (25 học viên); chăn nuôi dê (30 học viên) phần nào đáp ứng nhu cầu học nghề việc làm cho nhân nhân trên địa bàn xã
Thứ tư, Vấn đề giáo dục, văn hóa, y tế:
Về Giáo dục: Kết quả xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, phổ cập trung học
cơ sở và phổ cập trung học phổ thông được tiếp tục duy trì và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đã đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông vào năm 2009; tỷ
lệ học sinh tiểu học, Trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt chỉ tiêu đề ra
Trang 10100%, huy động trẻ vào mẫu giáo đạt 98,27% , tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở trung học phổ thông gần 100% Đầu tư kinh phí xây dựng mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học, đến nay trên địa bàn xã không còn phòng học tạm và học sinh phải học ca ba
Về văn hóa: Đã đầu tư hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện để nâng cấp trung tâm văn hóa Xã đạt chuẩn Xã có 13/13 ấp có nhà văn hóa ấp, đáp ứng nhu cầu hưởng thu văn hóa của nhân dân Đài truyền thanh xã được đầu tư nâng cấp, hệ thống loa phát thanh đã trải đều đến các cụm dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân Hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã được duy trì và ngày càng có hiệu quả hơn, phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân trên các lĩnh vực như: bồi dưỡng kiến thức pháp luật, khuyến nông – khuyến lâm, văn hóa, thể dục - thể thao… trong năm 2014 đã thường xuyên phối hợp với các Ban ngành đoàn thể mở các lớp dạy nghề, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nhân dân trong xã
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được quan tâm trú trọng thực hiện đến nay đã có 13/13 ấp đạt ấp văn
hóa, 95,7% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 13/13 ấp đều xây dựng được quy ước, đang tiếp tục triển khai thực hiện ngày càng có kết quả
Về Y tế: xã có 01 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2011, Các chương trình y tế Quốc gia, y tế cộng đồng và phòng chống các loại dịch bệnh được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao Cán bộ và nhân viên y
tế của trạm được biên chế chỉ có một y sĩ đa khoa, còn lại là điều dưỡng và
hộ lý, đảm bảo công tác khám và chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại trạm; công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện tốt; đội ngũ cộng tác viên y tế được tập huấn cơ bản về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, trạm y tế xã đã có bác sỹ luân phiên phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân, từ đó đã nâng cao chất lượng vận động góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ
sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Thứ năm,vấn đề xóa đói giảm nghèo:
Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã triển khai kế hoạch điều tra, rà soát, thống kê hộ nghèo theo đúng qui trình, giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho người nghèo đảm bảo đúng nguyên tắccông khai dân chủ Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng chính sách, sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy -UBND và sự đồng thuận của nhân dân trong công tác giảm nghèo Trong 3 năm qua giảm tỷ lệ hộ nghèo
từ 673 hộ năm 2010 xuống 147 hộ năm 2014, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% năm 2010 xuống còn 10,32 % năm 2014, ước năm 2015 giảm 4% Chương trình 135 đã được thực hiện cơ bản hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, 2/13 ấp đặc biệt khó khăn đã được công nhận hoàn thành chương trình và thoát ra khỏi các ấp đặc biệt khó khăn vào năm 2013 Nhìn chung công tác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã đạt khá, đã góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo, vận động xây dựng và sửa chữa 96 căn nhà (960 triệu đồng)