Việc thực hiện các chínhsách xã hội ở xã Long Sơn trong những năm gần đây, tuy có nhiều tiến bộ và kếtquả đáng kể song vẫn gặp không ít khó khăn, một số chính sách xã hội trở thànhvấn đề
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới đất nước thực chất là một quátrình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp vớithực tiễn Việt Nam Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bản chất chế độ xã hội
chủ nghĩa, là thực hiện mong muốn “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thực hiện lời di huấn của người: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” Do vậy, chính sách xã hội
giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng vàNhà nước ta Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã hội vì
mục tiêu làm cho “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”,
bản thân là một cán bộ đảng viên, một công dân đang sống trong chế độ xã hộichủ nghĩa, được hưởng thụ những chính sách của Đảng và Nhà nước Tôi rấtvinh dự và tự hào vì Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, phùhợp với điều kiện xã hội qua các thời kỳ
Trang 2Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đảng phải đề ra cácchính sách xã hội đúng và phù hợp với thực tế Bởi vì, thực tiễn cho thấy trongquá trình triển khai thực hiện một số chính sách xã hội như chính sách người cócông, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn và bấtcập là thực trạng chung đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảngviên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách xã hội.
Xã Long Sơn là một đơn vị xa trung tâm huyện Việc thực hiện các chínhsách xã hội ở xã Long Sơn trong những năm gần đây, tuy có nhiều tiến bộ và kếtquả đáng kể song vẫn gặp không ít khó khăn, một số chính sách xã hội trở thànhvấn đề bức xúc của địa phương cần phải có những giải pháp thiết thực để giảiquyết có hiệu quả cho nhân dân
Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá chung thựctrạng việc thực hiện chính sách xã hội, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằmthực hiện tốt chính sách xã hội ở xã Long Sơn vừa có ý nghĩa lý luận và là vấn
đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động giai đoạn hiện nay” với mong muốn được ứng dụng những kiến thức
đã học góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh
Trang 32 Mục đích, nhiệm vụ đề tài
2.1 Mục đích: Nghiên cứu thực trạng vệc chấp hành và thực hiện chínhsách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
cơ bản thực hiện tốt các chính sách xã hội ở địa phương
2.2 Nhiệm vụ: Tìm hiểu tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta về chính trị xã hội
- Nghiên cứu thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở
xã Long Sơn trong giai đoạn hiện nay
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm làm tốt việc tuyên truyền cho cán
bộ, nhân dân chấp hành và thực hiện tốt chính sách xã hội ở địa phương
3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở
xã Long Sơn qua các năm 2009; 2010; 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, thống kê, phân tích phỏngvấn
Trang 45 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 phần lớn sau:
I Cơ sở lý luận về chính sách xã hội
II Thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã LongSơn, huyện Sơn Động trong giai đoạn hiện nay
III Phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốtchính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động trong giai đoạn tới
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là một bộ phận hữu cơ và giữ
vị trí vai trò đặc biệt trong hệ thống cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhàchính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, nhà lý luận thiên tài của cách mạng nước
ta Trong tư tưởng của Người, chính sách xã hội là xây dựng nước Việt Namthống nhất, độc lập và hòa bình
Trang 5Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, mặc dù chính quyền cách
mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” Người đã chủ trương đặt
những vấn đề chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế lên hàng đầuthậm chí còn đặt cao hơn cả nhiệm vụ chống ngoại xâm
Sau này Bác lại nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đới sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ
có lỗi, nếu dân ốm Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi” Rõ ràng ở đây chính sách xã hội không còn là một sự ban ơn, càng không
phải là thủ đoạn chính trị mị dân, mà là trách nhiệm hàng đầu của Đảng cầmquyền và Nhà nước trong chế độ mới
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những thập niên qua, Đảng vàNhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách xã hội quan trọng hướng tới quầnchúng nhân dân lao động Những chính sách xã hội đó đã có tác dụng khơi dậy
và phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân, làm nênnhiều kỳ tích anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ
tổ quốc
2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách xã hội:
Trang 6Trong bước chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đa dạng hóa cácloại hình kinh tế, đất nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức, để khắcphục nguy cơ tụt hậu, khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển với những hậuquả nặng nề của hai cuộc chiến tranh lâu dài trước đây, đồng thời tạo ra nhữngnguồn xung lực mới cho sự phát triển, cải thiện từng bươc cuộc sống của nhândân, sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển của khu vực và thế giới.Chính sách xã hội cần đưa ra những định hướng toàn diện và đúng đắn Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ:Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ
sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân,kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vậtchất với đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi íchlâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội
Từ phương hướng chung trên Đảng ta đã đề ra một số quan điểm cơ bảntrong trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xã hội:
Một là; Có chính sách xã hội là hệ thống công cụ tác động một cách toàn
diện, bao trùm lên tất cả cac mặt đời sống xã hội Trong thực tại xã hội, khôngmột lĩnh vực nào mà chính sách xã hội lại không bao quát tới Từ quan điểm này
Trang 7đòi hỏi việc đề ra chính sách xã hội cũng như thực hiện chính sách xã hội phảigắn bó, thống nhất với các hệ thống chính sách khác như chính sách kinh tế,chính sách văn hóa, chính sách ngoại giao, chính sách dân tộc, tôn giáo, dân số
Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau, song không tách rời nhau màgắn bó mật thiết với nhau, đan xen vào nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, tácđộng lẫn nhau Trong mối quan hệ này, những mục tiêu xã hội trở thành mục tiêuđộng lực của các hoạt động kinh tế Ngược lại, sự phát triển kinh tế là tiền đề vàđiều kiện vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quôc lần thứ VI đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” Trên một tinh thần như thế chính sách xã hộ cần phải được đặt vào vị trí
trung tâm trong mọi hoạt động chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta Điều đáng chú
ý là chính sách xã hội không được lạc hậu hơn so với sự phát triển kinh tế Mặtkhác phải khắc phục xu hướng phát triển kinh tế đơn thuần, chỉ thuần túy vì mụctiêu lợi nhuận, bất chấp những nhu cầu đòi hỏi và những mục tiêu xã hội khác
Văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo là những lĩnh vực cần có chính sách
cụ thể riêng, nhưng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lĩnh vực kinh tế Trongthời đại khoa học công nghệ và giao lưu văn hóa- xã hội rộng rãi như hiện nay,muốn có nhịp điệu phát triển kinh tế cao cần phải có sự phát triển tương xứng về
Trang 8trình độ văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ Phát triển khoa họcgiáo dục và đào tạo chính là phát triển nguồn lực của mọi nguồn lực Đầu tư vàolĩnh vực này chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế Đó là đầu tư cơ bản tất yếu
“có lãi” một cách lâu bền nhất Tất nhiên trong khi cần thiết phải phổ cập tiểu
học, trung học co sở, trẻ mầm non 5 tuổi cho toàn xã hội, tạo ra mặt bằng dân trítương đối đồng đều giữa các vùng miền trong nhân dân
Chính trị xã hội về văn hóa- khoa học- giáo dục đào tạo gắn bó chặt chẽvới tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội Tuy nhiên trong khi đưa ra hệ thống chínhsách xã hội nhằm tranh thủ thời cơ, đi tắt đón đầu sự phát triển khoa học và côngnghệ hiện đại của thế giới, thì điều quan trọng cũng phải tính đến những đặctrưng, đặc điểm của dân tộc Cần tranh thủ vận dụng chớp mọi cơ may, mở rộnghợp tác, mạnh dạn trong hội nhập, hòa nhập thích nghi một cách nhạy cảm vớithời cuộc song phải quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc dân tộc Trong việc giảiquyết các vấn đề giai cấp dân tộc, tôn giáo đều có những nội dung kinh tế, vănhóa- xã hội, nên mỗi vấn đề trên cần có chính sách cụ thể riêng Tuy nhiên, chínhsách xã hội sẽ tác động chung vào những lĩnh vực này nhằm góp phần tạo ra sựcông bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, tạo ra sựthống nhất, đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo ở các vùngmiền; xây dựng và hoàn thiện cơ cấu xã hội mới, tạo ra sự ổn định xã hội cũng
Trang 9như phát huy tối đa tính tích cực và năng động xã hội cho mọi thành viên trong
xa hội
Hai là; Coi việc xây dựng chính sách xã hội và thực hiện chính sách xã hội
là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và của toàn dân Văn kiện
Đại hội X đã khẳng định: “Xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, tạo điều kiện cho mọi người dân, kể cả người nghèo được đáp ứng nhu cầu về giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa- thông tin, thể dục thể thao, tạo việc làm Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ” Chính sách xã hội bao quát toàn bộ những hoạt động rộng lớn, phong
phú, đa dạng của con người nhằm phục vụ cho con người Vì vậy, trong quátrình xây dựng, hoàn thiện cũng như thực hiện chính sách cần thiết phải thu hút
sự đóng góp, tham gia thực hiện của tất cả các thành viên trong xã hội Nhà nướccần đề ra chính sách cụ thể phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực, từng nhóm
xã hội củ thể Chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội cần tổ chức thực hiệnnghiêm chỉnh chính sách xã hội Mọi cá nhân tích cực tham gia thực thi, chấp
Trang 10hành chính sách, đồng thời đóng góp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trênnhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.
Ba là; Cần phải tiến hành một cách đồng bộ chính sách xã hội, song không
dàn trải mà phải tập trung ưu tiên vào một số những vấn đề xã hội có tính chiếnlược cũng như những vấn đề xã hội cấp bách nổi trội lên trong mỗi giai đoạn
Việc nghiên cứu, khảo sát, xác định và lựa chọn cho trúng các chính sách
xã hội cấp bách hàng đầu thích ứng với từng thời kỳ, từng lĩnh vực, từng nhóm
xã hội trong sự thống nhất biện chứng với các chính sách cơ bản khác là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược cho cả một thời kỳ lâu dài, là một nhiệm vụ hết sức khókhăn, phức tạp, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải đầu tư và tập trung xây dựngmột cách đúng đắn
Bốn là; Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả
lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đónggóp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông quaphúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi củangười lao động Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm giàu hợppháp, đồng thời quan tâm một cách thích đáng tới người nghèo, rủi ro, người gặpkhó khăn Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa với người có công với cách mạng
Trang 11cũng như phát huy truyền thống uống nước nhơ nguồn, thủy chung, nhân nghĩa
của dân tộc Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh
mẽ và bền vững hơn cho cho phát triển kinh tế- xã hội Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bưc xúc ”.
3 Bản chất, nụi dung của chính sách xã hội
hệ thống công cụ tác động vào con người, vào các tổ chức đoàn thể xã hội nhằmđiều hòa các hành vi, lợi ích của các nhóm xã hội, góp phần thực hiện công bằng,
Trang 12bình đằng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người, đảm bảo sự phát triểnbền vững.
Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực,vừa là trung tâm của mọi sự quan tâm xã hội, vừa là chủ thể sang tạo mọi giá trịvật chất và tinh thần cho xã hội, chính sách xã hội cần phải tác động một cáchtoàn diện vào tất cả các mặt của đời sống con người, nhằm phát huy mạnh mẽ
nhân tố con người Theo Mác: “Trong tính hiện thực của mình, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” Do đó, chính sách xã hội cần phải
tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tưtưởng, giáo dục nhằm phát triển cân đối, toàn diện cho mỗi cá nhân cũng nhưtoàn xã hội Dù biểu hiện dưới nhiều hình thức văn bản, nội dung khác nhau,song về bản chất, chính sách xã hội luôn hướng vào những hoạt động nhằm điềuhòa các mâu thuẫn, xung đột, giảm bớt các bất công, căng thẳng xã hội, gópphần cân đối thu nhập, giải quyết việc làm, phân phối lại lợi ích, tạo ra sự côngbằng hợp lý giữa cống hiến và hưởng thụ, khuyến khích người có nhiệt tình, tàinăng, giúp đỡ người nghèo khó, rủi ro không may trong cuộc sống, đảm bảo anninh, an toàn xã hội cũng như quyền tự do công dân và sức khỏe, hạnh phúc chocon người
Trang 133.2 Nội dung của chính sách xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của chính sách xã hội, songcho đến nay đa số các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng, chính sách xã hộikhông chỉ giới hạn trong một số vấn đề như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội,phúc lợi xã hội mà phải có nội dung hết sức rộng lớn Báo cáo Chính trị tại Đại
hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX và X đều chỉ rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc ”.
Có rất nhiều loại chính sách xã hội, song có thể khái quát lại một số nhómchính sách sau đây:
Thứ nhất; Hệ thống chính sách xã hội nhằm tác động điều chỉnh cơ bản xã
Trang 14Trong khi tác động vào các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản, hệ thống chínhsách xã hội cần tạo ra sự thống nhất giữa tính ổn định và tính năng động xã hội,vừa góp phần giảm bớt những xung đột và sai lệch xã hội, vừa tạo ra tính tíchcực xá hội và những yếu tố cần thiết cho sự cân bằng, ổn định và phát triển bềnvững trong xã hội Vạch ra một hệ thống các chính sách xã hội nhằm tác độngmột cách tích cực, hiệu quả vào các quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc để từ đógóp phần phát huy mạnh mẽ hơn nữa nhân tố con người, đó là một trong cácmục tiêu chiến lược của chính sách xã hội hiện nay ở nước ta.
Thứ hai; Hệ thống chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất
Trong hệ thống chính sách này, trước hết phải kể đến nhóm chính sáchnhằm tạo ra nhiều việc làm cũng như những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhấtcho con người lao động Chính sách xã hội về việc làm hướng tới khẳng địnhquyền có việc làm và những hình thức làm việc phù hợp với trình độ, sức khỏe,năng lực và đặc điểm của từng người lao động Chính sách xã hội về việc làmkhông chủ trương cào bằng xóa nhòa mọi sự khác biệt giữa các thành viên laođộng mà hướng vào việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra độnglực nhằm khuyến khích tính tích cực của người lao động, sắp xếp, phân bố, hỗtrợ hợp lý người lao động
Trang 15Nhóm chính sách này cùng hướng vào những mục tiêu như an toàn, anninh, sức khỏe cho người lao động, giảm bớt những rủi ro, tai nạn trong lao độnghay những thiệt hại do những đổ vỡ không tránh khỏi của một số doanh nghiệp
do nền kinh tế thị trường gây ra
Thứ ba; Nhóm chính sách tác động vào quá trình tái sản xuất ra con người (chính sách dân số).
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức mộtcách sâu sắc hơn và chú trọng nhiều hơn vào chính sách dân số Phấn đấu để cómột quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số hợp lý cũng như mức tăngdân số phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội nước ta trongnhững năm tới đây là mục tiêu chiến lược mà nhóm chính sách xã hội về dân sốcần thiết phải có những đóng góp thiết thực vào quá trình này Trong thời kỳchuyển đổi chiến lược từ giai đoạn dân số - kế hoạch hóa gia đình sang thời kỳdân số - phát triển; dân số - sức khỏe, sinh sản, từ việc chủ yếu chú trọng vàocông tác thông tin – giáo dục – truyền thống sang chiến lược truyền thông thayđổi hành vi và với sự ra đời của một loạt các chiến lược truyền thông thay đổihành vi và với sự ra đời của một loạt các chiến lược quan trọng như chiến lượcdân số Việt Nam (2002-2010); chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản (2005-2010); Pháp lệnh dân số; mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đòi hỏi Đảng
Trang 16và nhà nước kịp thời sửa đổi, hoàn thiện sớm các chính sách về dân số Điều đónhằm tạo những bước chuyển mới về chất, giải quyết một cách căn bản sức épdân số, đi trước, đón đầu được những biến động tiếp theo của dân số, góp phầnnâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, khai thác hơn nữa tiềm năng con người,trên cơ sở đó thúc đẩy hơn nữa nhịp độ phát triển của đất nước.
Thứ tư; Nhóm chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và phân
phối lại thu nhập
Nhóm chính sách này bao gồm một tập hợp các chính sách về tiền lương,
về tiền thưởng, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hộinhằm tạo ra động lực tích cực cho mọi người lao động, tạo ra sự công bằngtương đối, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo cho toàn xã hội Là một đất nước phảitrải qua hai cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ, phải chịu những tổn thất lớn vềngười, về của, do đó, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến chính sách đền ơn,đáp nghĩa cho những người đã hy sinh, đóng góp nhiều cho đất nước Cần củng
cố, hoàn thiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sỹ, gia đình có công với cách mạng Mặt khác, cũng cần có một hệ thốngchính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận kợi cho những người cótài năng, các nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi để họ có thể pháthuy tối đa năng lực sáng tạo và khả năng cống hiến của mình cho đất nước Sau
Trang 17cùng là những chính sách hướng vào các lĩnh vực bảo hiểm lao động, bảo hiểmnghề nghiệp, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm tài sản, phương tiện vật chất
Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập khuvực và quốc tế, rất nhiều vấn đề nảy sinh như bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm chongười Việt Nam lao động ở nước ngoài, bảo hiểm trong quân đội, mở rộng bảohiểm sang học sinh, tuổi trẻ học đường Đó là vấn đề bức xúc mà Đảng, Nhànước Việt Nam cần sớm nghiên cứu, tổng kết và ban hành các chính sách mớinhằm đáp ứng những yêu cầu mà cuộc sống đang đặt ra
Thứ năm; Nhóm chính sách xã hội về cư trú và nhà ở.
Thực hiện tốt vấn đề tự do cư trú và nhà ở cho nhân dân là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng, phản ánh một phần bộ mặt nhân đạo của xã hội ta
Là một quốc gia còn nghèo, đất đai hạn hẹp, lại đang trong thời kỳ chuyển đổimạnh mẽ - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu tự do cưtrú và nhà ở (kể cả ở đô thị và nông thôn) đang là một nhu cầu bức xúc của đôngđảo quần chúng nhân dân Chính trong bối cảnh này, Đảng và Nhà nước ta cầnhết sức thận trọng, chu đáo và cần có cái nhìn chiến lược, tổng thể, lâu dài trongquy hoạch xây dựng và phân phối quĩ đất đai, nhà ở Xây dựng một cách đồng
bộ nhóm chính sách xã hội nhằm giải quyết hợp lý và khoa học vấn đề cư trú,
Trang 18nhà ở là một trong những nhiệm vụ bức xúc trước mắt cũng như lâu dài ở nướcta.
Thứ sáu; Nhóm chính sách xã hội tác động đến lĩnh vực văn hóa tinh thần
Nhóm chính sách này có vị trí và vai trò hết sức quan trong, góp phần tạo
ra một xã hội hoàn chỉnh, cân bằng, vận hành một cách hài hòa đồng bộ và ănnhịp với nền văn minh nhân loại
Hiện tại cần chú ý đặc biệt đến chính sách giáo dục Trong đó chính sáchcho giáo viên, học sinh, nhất là học sinh nghèo, học sinh khó khăn Đồng thờichú ý đầu tư cho việc phát triển triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, điềukiện giảng dạy cho giáo viên Đây là nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay màĐảng và Nhà nước cần quan tâm
Trang 19II THỰC TRẠNG VIỆC CHẤP HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở
XÃ LONG SƠN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG
1 Vài nét khái quát về địa lí, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở xã Long Sơnhuyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Xã Long Sơn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang trước và trong kháng chiếnchống thực dân pháp thuộc huyện Hải Chi đặc khu Hồng Quảng (Quảng Ninh),sau hòa bình lập lại được sát nhập về huyện Sơn Đông tỉnh Bắc Giang Long Sơn
là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã Long Sơn quyếttâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh đi lên chủnghĩa xã hội
Xã Long Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Sơn Động, phía đônggiáp với xã Dương Hưu, phía nam giáp với huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh, Phíatây giáp với xã Thanh Luận, Bồng Am, phía bắc giáp với xã An Lạc
Trang 20
Long Sơn là một xã vùng cao có đồi núi đan xen với những cánh đồng vàcác khu dân cư; có diện tích đất 6489,14 ha; Trong đó đất ở 52,48 ha, đất nôngnghiệp 438,33 ha, đất lâm nghiệp 5771,43 ha còn lại là hồ ao, song suối và núicao; hệ thống giao thông duy nhất có đường quốc lộ 279 chạy từ trung tâmhuyện qua Long Sơn đến Quảng Ninh, Hải Phòng Năm 1983 chợ Long Sơnđược thành lập, chợ họp theo phiên hàng hóa phong phú đa dạng, các mặt hàngchủ yếu vận chuyển từ nơi khác đến Long Sơn là trung tâm kinh tế văn hóachính trị lớn thứ ba sau hai thị trấn của huyện; đồng thời Long Sơn là vùng đấtanh hùng giàu truyền thống cách mạng
Hiện nay xã Long Sơn có 1176 hộ, 5344 nhân khẩu, mật độ dân cư thưa thớtsống rải rác thành 7 thôn bản và 1 khu phố chủ yếu ven dọc theo hai bên đườngquốc lộ 279, cáo 8 dan tộc anh em dân tộc kinh là chủ yếu Nhân dân địaphương làm nghề nông nghiệp là chính, kết hợp với chăn nuôi gia xúc gia cầm
và phát triển vườn rừng, có một bộ phận vừa làm ruộng kết hợp với buôn bánnhỏ chiếm 10%, là đơn vị không có nghề truyền thống Một bộ phận thanh niêntrong độ tuổi 18 đến 30 vào làm công nhân khai thác than cho công ty than ĐôngBắc Tổng thu nhập hằng năm 17,2 tỉ đồng bình quân 3,2 triệu đồng/ người/ năm;đời sống của nhân dân tương đối ổn định, kinh tế từng bước có sự gia tăng
Trang 21
Những yếu tố tự nhiên, tình tình chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho
xã Long Sơn phát triển kinh tế mạnh mẽ Giá tri sản xuất nông nghiệp chăn nuôiđược tiếp tục duy trì ổn định, diện tích lúa đạt năng xuất cao,đàn gia cần pháttriển, công tác khuyến nông đầu tư ngân sách cho phát triển sản xuất hằng nămluôn vượt kế hoạch, giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất gieo trồng đạt vàvượt chỉ tiêu kế hoạch
Khu vực phát triển công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụtrên địa bàn từng bước được phát triển, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thunhập của người dân tăng lên phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốn vănhóa luôn được cấp ủy chính quyền, MTTQ quan tâm chỉ đạo, ngày hội đoàn kiếttoàn dân 18 tháng 11 hằng năm đi vào nền nếp được đông đảo nhân dân thamgia, tăng thêm đoàn kết, tình cảm gắn bó trong cộng đồng dân cư
Công tác xã hội hòa giáo dục luôn được duy trì tốt, chương trình phát triểngiáo dục được triển khai thường xuyên và kịp thời, chất lượng giáo dục ở cả ba
cấp học được nâng lên (năm sau cao hơn năm trước) tỉ lệ giáo viên giỏi, học sinh
giỏi, học sinh tốt nghiệp THCS, thi đỗ vào trường THPT đạt tỉ lệ cao nhất nhìtrong huyện, năm học 2010 – 2011 trường THCS xã đạt danh hiệu tiên tiến xuấtsắc cấp tỉnh, trường Tiểu học và Mầm non đạt tiên tiến xuất sắc cấp huyện, cơ sở
Trang 22vật chất luôn được đầu tư tu bổ, trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia năm 2007,
dự kiến trường THCS đạt chuẩn quốc gia năm 2011, trường mầm non vào nămhọc tiếp theo
Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được duy trì tốt, điều kiệnkinh tế, chính trị xã hội ổn định đã góp phần vào việc chấp hành và thực hiện tốtchính sách xã hội ở địa phương Long Sơn
2 Thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơnhuyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay
2.1Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực
Thứ nhất: Lĩnh vực dân số và việc làm:
Thực hiện chính sách dân số gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định dân
số là mục tiêu phấn đấu, là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhândân được các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địaphương đặc biệt quan tâm
Trong những năm qua, xã Long Sơn đã chấp hành nghiêm túc và triển khaithực hiện có hiệu quả chính sách dân số và coi đây là nội dung trọng tâm trongchiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội của địa phương Từ trước năm 2000
Trang 23với sự bùng nổ dân số nói chung và ở Long Sơn nói riêng đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động vàgia tăng các tệ nạn xã hội nhưng trong những năm gần đây tỉ lệ tăng dân số giảm
đi rõ rệt; năm 2008 là 1,5%, năm 2009 là 1,46%, năm 2010 là 1,38%
Để có được kết quả trên Đảng ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể
đã cùng với cán bộ làm công tác dân số tuyên truyền vận động thực hiện chínhsách dân số bằng nhiều hình thức như: Thông tin trên hệ thống truyền thanh của
xã và các thôn bản về dân số và kế hoạch hóa gia đình, vận động chị em trong độtuổi sinh đẻ không vi phạm sinh con thứ ba, thực hiện nuôi con khỏe dạy conngoan
Tổ chức thành lập được 8/8 thôn bản và khu phố có câu lạc bộ không sinhcon thứ ba, hằng tháng tổ chức sinh hoạt tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sứckhỏe vị thành niên và tác hại của việc dẻ dày, đẻ nhiều; chính sách dân số luônđược thông tin kịp thời đến người dân để triển khai thực hiện, do vậy trong banăm gần đây trên địa bàn xã không có người vi phạm chính sách dân số kế hoạchhóa gia đình
Trang 24
Vấn đề lao động và việc làm hiện nay là yêu cầu bức xúc của nhân dân địaphương Hằng năm sau khi nhận được kế hoạch về công tác lao động và việc làmcủa UBND huyện xây dưng, UBND xã Long Sơn tổ chức triển khai kế hoạchcông tác lao động, việc làm tới toàn thể nhân dân trong xã Năm 2008 tổ chứcđược hai hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động, dạy nghề có 240 người tham gia;giải quyết việc làm cho 150 người làm công nhân khai thác than, 50 lao động tạichỗ, 15 người đi xuất khẩu lao động Năm 2009 giải quyết được 80 lao động vàolàm tại xí nghiệp than Đông Bắc, 20 lao động vào làm việc tại xí nghiệp maySơn Động và hơn 50 lao động tại chỗ Năm 2010 mở 2 lớp dạy nghề chăn nuôithú y có 100 người tham gia đã giả quyết việc làm tại chỗ cho số lao động này
Thứ hai: Vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn xã Long Sơn còn cao chiếm đến 46,9 % số
hộ trong toàn xã so với chuẩn nghèo của chính phủ tại quyết định số170/2005/QĐ-TTg ngày 8/72005 Đây là vấn đề thách thức không nhỏ đối với sựphát triển của xã Long Sơn Vì vậy địa phương đã xác định đây là nhiệm vụtrọng tâm cần quan tâm thực hiện
Hằng năm Xã Long Sơn xây dựng kế hoách chỉ đạo rà soát thống kê hộnghèo đúng qui trình, đúng mức thu nhập nhà nước qui định, để triển khai các