1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique

102 2,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ARPU Doanh thu trung bình trên một thuê bao/tháng 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 BOT Hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao 4 BTO Hợp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn mang đề tài:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique” là công

trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Mọi số liệu thống kê trong luận văn là trung thực, được tác giả trích dẫn hoặc tự tổng hợp từ các nguồn có độ tin cậy cao Các kết luận, bài học kinh nghiệm được đưa ra từ những nghiên cứu thực tế, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, và chưa từng được công bố trong một báo cáo khoa học nào trước đây

Một lần nữa, tôi xin cam đoan tính trung thực, tính độc lập của luận văn,

và xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với các kết quả nghiên cứu cũng như phân tích từ bản luận văn này

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MẪN MẠNH TUẤN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên của Nhà trường nói chung mà trực tiếp là Thầy PGS TS Nguyễn Xuân Thiên đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cơ bản cũng như tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt………… ……… i

Danh mục các bảng……… iii

Danh mục các hình…… ……… iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN FDI CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE 9

1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế 9

1.2 Lý thuyết chiết trung 10

1.3 Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu 12

1.4 Lý thuyết về lợi ích đầu tư nước ngoài 14

1.5 Các mô hình phân tích môi trường đầu tư bên ngoài và bên trong15 CHƯƠNG 2 20

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 20 2.1 Tổng quan chung và thực trạng thị trường viễn thông Mozambique 20 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 20

2.1.2 Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội 21

2.1.3 Một số quy định cơ bản về pháp luật của Mozambique liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài và ngành viễn thông 22

2.2 Thực trạng thị trường viễn thông Mozambique 25

2.2.1 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông 25

2.2.2 Quy mô khách hàng 26

2.2.3 Tốc độ tăng trưởng chung của ngành viễn thông 27

2.2.4 Thị trường Internet có dây và băng rộng 29

Trang 6

2.2.5 Mức tiêu dùng cho các dịch vụ viễn thông của người dân 31

2.2.6 Arpu của dịch vụ di động 32

2.2.7 Giá cả thiết bị đầu cuối 34

2.3 Tóm tắt quá trình thâm nhập thị trường Mozambique của Viettel và sự ra đời của Công ty Liên doanh Movitel 35

2.3.1 Quá trình thâm nhập, xúc tiến đầu tư 35

2.3.2 Sự ra đời của Liên doanh Movitel 35

2.4 Phân tích mô hình Five Forces và SWOT đối với Công ty Movitel36 2.4.1 Phân tích mô hình Five Forces (môi trường ngành) đối với Công ty Movitel 36

2.4.2 Phân tích SWOT đối với Công ty Movitel 42

2.5 Đánh giá quá trình triển khai dự án viễn thông của Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2011 – 2013) 48

2.5.1 Thuận lợi 48

2.5.2 Khó khăn 49

2.5.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Movitel (giai đoạn từ 2011 – 2013) 51

CHƯƠNG 3 64

ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 64

3.1 Một số dự báo chủ yếu về thị trường viễn thông tại Mozambique trong thời gian từ 2014 – 2020 64

3.1.1 Tiềm năng thị trường 64

3.1.2 Mật độ thâm nhập di động và số lượng thuê bao 65

3.1.3 Về ARPU dịch vụ di động 67

3.1.4 Thị trường băng rộng (có dây và không dây) 68

3.1.5 Sự ra đời của các dịch vụ mới ngoài viễn thông 70

Trang 7

3.2 Một số mục tiêu chủ yếu về kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2014 – 2020 71

3.2.1 Mục tiêu về hạ tầng mạng lưới 72 3.2.2 Mục tiêu về kinh doanh 72

3.3 Đề xuất chiến lƣợc kinh doanh của Viettel tại Mozambique trong thời gian tới 73 3.4 Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Viettel trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Mozambique giai đoạn từ 2011 – 2013 76 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 8

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ARPU Doanh thu trung bình trên một thuê bao/tháng

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 BOT Hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao

4 BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – khai thác

5 BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

6 BTS Trạm thu phát sóng (thuật ngữ viễn thông)

7 BSC Bộ điều khiển trạm gốc (thuật ngữ viễn thông)

8 CBCNV Cán bộ, công nhân viên

9 CNTT Công nghệ thông tin

10 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

11 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12 ĐTQT Đầu tư quốc tế

19 INCM Viện nghiên cứu viễn thông quốc gia Mozambique

20 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

21 ITU Liên minh viễn thông quốc tế

22 KPMG Công ty kiểm toán của Hà Lan

23 KPI Chỉ số đánh giá hoạt động chính

Trang 9

29 M&A Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập

30 MSC Trung tâm chuyển mạch di động (thuật ngữ viễn thông)

31 N/A (số liệu) chưa hoặc không được tính toán

32 ODA Viện trợ phát triển chính thức

33 OTT

Ứng dụng liên lạc di động hoạt động trên nền băng thông rộng (thuật ngữ viễn thông)

34 ROS Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

35 SDH Hệ thống phân cấp số đồng bộ (thuật ngữ viễn thông)

36 SXKD Sản xuất kinh doanh

37 TNCs Các công ty xuyên quốc gia

38 UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc

39 VAS Dịch vụ giá trị gia tăng

40 WTO Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 10

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của

7 Bảng 2.7 So sánh chất lượng tham số chính mạng lõi của

8 Bảng 2.8 So sánh hệ thống kênh phân phối của Movitel so

11 Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả kinh doanh chủ yếu của

12 Bảng 3.1 Một số dự báo về tình hình kinh tế và dân số

Trang 11

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

1 Hình 2.1 Thuê bao di động tại Mozambique từ 2009 - 2013 28

2 Hình 2.2

Mật độ thâm nhập di động tại Mozambique và

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Sự kiện này mở ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới (KTTG), tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới

đã và đang ngày càng được mở rộng, phát triển hết sức phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức

Hòa chung với xu thế đó thì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong những đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Ngay từ năm 2003, Tập đoàn Viễn thông Quân đội

đã xác định chiến lược đầu tư ra nước ngoài là tất yếu khách quan và trở thành 1 trong 3 trụ chính hình thành nên một Tập đoàn viễn thông –công nghệ thông tin hùng mạnh của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong thời gian không xa sắp tới Bởi vì, khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số Do đó, sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao.[5] Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng và phát triển như trong

Trang 13

2

thời gian vừa qua tại thị trường Việt Nam Nếu Viettel không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó Tính đến nay, Viettel đã khai trương dịch vụ viễn thông tại năm quốc gia

là Campuchia (tháng 2/2009), Lào (tháng 10/ 2010), Haiti (tháng 9/2011), Mozambique (tháng 5/2012), Đông Timor (tháng 7/2013) Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục khai trương dịch vụ tại hai quốc gia là Peru (dự kiến tháng 4/2014) và Cameroon (dự kiến tháng 5/2014) Hiện nay, thương hiệu Viettel tại Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel) đang vững vàng ở vị trí số 1 về cả

hạ tầng mạng lưới cũng như thị phần kinh doanh so với các đối thủ Những kết quả bước đầu đó đã phần nào khẳng định được sự đúng đắn cũng như niềm tin về thành công trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel Tuy nhiên, những thành công đã đạt được tại Campuchia và Lào mới chỉ là bước khởi đầu trên chặng đường rất dài phía trước mà Viettel còn phải thực hiện Bởi vì, Viettel có rất nhiều lợi thế mang tính nền tảng sẵn có tại hai thị trường này nên chưa phản ánh được đúng năng lực nội tại của bản thân mình Việc đầu tư vươn ra các thị trường xa xôi, khó khăn, phức tạp như Châu Mỹ La tinh và Châu Phi… sẽ là liều thuốc thử thực sự đối với năng lực cạnh tranh cũng như sự thành công trong chiến lược đầu tư quốc tế của Viettel Đặt mình trong thách thức để tìm ra cơ hội chính là chìa khóa cho sự thành công của Viettel trong thời gian qua Trong đó, Viettel xác định thị trường Châu Phi là khu vực đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ viễn thông, mở rộng thị trường của mình trong tương lai Minh chứng cho quyết tâm và chiến lược đó là việc quyết định đầu tư vào thị trường Mozambique Ngày 6/11/2010, Viettel đã chính thức thắng gói thầu triển khai kinh doanh dịch vụ di động tại thị trường Mozambique với tổng giá trị đầu tư của dự án là 493,790,000 USD, thời gian của dự án là 50 năm

Trang 14

3

Tại sao phải nghiên cứu đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường Mozambique? Việc nghiên cứu này có ý nghĩa như thế nào đối với Viettel nói riêng và các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung? Viettel cần những chiến lược gì để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường Mozambique trong thời gian tới? Viettel coi việc thành công tại thị trường Mozambique có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nếu thành công tại thị trường này sẽ là bàn đạp và nền tảng để thâm nhập vào các nước khác thuộc khu vực Châu Phi Qua đó, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel trên thị trường viễn thông thế giới nói chung

Vì vậy, đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối

với hoạt động đầu tư, kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian tới nói chung cũng như góp phần vào sự thành công trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị trường của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng, qua đó làm rõ các câu hỏi và vấn đề đã nêu ra ở trên

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ cao là một điều không còn xa lạ đối với thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về vốn và công nghệ cao nhưng lại là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam Cho đến nay, có một số tài liệu, công trình nghiên cứu và bài viết

về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông đã được công bố như:

 Giáo trình “Quản trị, kinh doanh doanh nghiệp viễn thông”, 2006,

GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong, NXB Bưu điện Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát những vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh cũng như cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh trong ngành viễn thông nói chung Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu mang tính tổng quát về quản trị, kinh doanh

Trang 15

cả những tiềm năng cơ hội và những thách thức mà ngành này sẽ gặp phải; từ

đó đề ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập vào WTO Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề cập đến những khía cạnh mới mà ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam gặp phải tại sân chơi trong nước trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO mà chưa đi sâu vào phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam

 Các công trình: “Telecommunications and Development in Africa”,

2007, Bethuel A Kiplagat, Marcel C M Werner, IOS Press Publication,

Netherlands và “Telecommunications in Africa”, (1999), Eli M Noam,

Oxford University Press Các công trình nghiên cứu này đều nêu ra những vấn đề tổng quan cũng như các đánh giá bổ ích về tình hình phát triển của ngành viễn thông tại Châu Phi Các tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích những tiềm năng, cơ hội cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông tại các nước Châu Phi Qua đó, đã dự báo được bức tranh trong tương lai về sự phát triển của dịch vụ viễn thông tại khu vực này Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào việc phân tích những nhân tố vĩ mô (chính sách, sự bùng nổ dân số, xu thế thay đổi công nghệ….)

Trang 16

5

ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông của Châu Phi mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể việc một doanh nghiệp nước ngoài cần phải đầu tư và hoạt động như thế nào tại khu vực này

 Công trình: “Managing projects in Telecommunication services”,

2006, Mostafa H Sherif, John Wiley & Sons Inc Publication, USA, 2006 Qua công trình này, tác giả đã tập trung vào phân tích sâu những phạm trù liên quan đến việc tổ chức quản lý và triển khai một dự án viễn thông nói chung mà chưa đi sâu vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với ngành này

 Công trình: “Foreign Direct Investment in Afica – Some case studies”,

2002, Anupan Basu and Krishna Srininasan, International Monetary Fund Đây là một công trình nghiên cứu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Châu Phi Các tác giả đã tập trung vào tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ một số những chính sách mới về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Uganda, Lesotho, Zimbabwe, Malawi, Mozambique…), từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về tiềm năng cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình tham gia đầu tư vào thị trường này Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đặc thù đầu tư trực tiếp vào ngành viễn thông tại các quốc gia trong khu vực lại chưa được đề cập sâu đến

 Luận văn Thạc sỹ: “Đề xuất chiến lược marketing hỗn hợp của Viettel cho thị trường Haiti”, 2010, Nguyễn Phương Thảo, ĐHKT – ĐHQGHN

Nhìn chung, luận văn trên đã đi sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược marketing của Viettel tại thị trường Haiti Trên cơ

sở đó, đề ra các giải pháp và khuyến nghị để phát huy hiệu quả chiến lược marketing, phục vụ cho công tác bán hàng tại thị trường này Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào phân tích khía cạnh marketing trong hoạt động kinh

Trang 17

6

doanh mà chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế cũng như là xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh tổng thể cho một Công ty trong môi trường cạnh tranh quốc tế

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình cụ thể nghiên cứu, phân tích sâu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của một doanh nghiệp viễn thông tại khu vực Châu Phi nói chung và tại quốc gia Mozambique nói

riêng Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique” – một

thị trường hoàn toàn mới mẻ đối với Viettel

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Trên cơ sở một số lý thuyết, mô hình về đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế; đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường Mozambique cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp của Viettel tại Mozambique trong thời gian vừa qua

- Đánh giá, dự báo tiềm năng về cơ hội kinh doanh dịch vụ viễn thông tại thị trường Mozambique trong thời gian tới Trên cơ sở đó, đề xuất một số mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của Viettel tại Mozambique trong giai đoạn từ 2014 đến 2020

- Qua những thành công cũng như thất bại của Viettel sau gần 03 năm kể

từ khi thực hiện dự án đầu tư FDI tại Mozambique; đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu; làm cơ sở cho việc xây dựng cẩm nang về đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau của Viettel

 Nhằm đạt được các mục đích nêu trên; luận văn phải giải quyết được các nhiệm vụ sau

Trang 18

7

- Phân tích, đánh giá ngành viễn thông tại thị trường Mozambique và các đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại thị trường này

- Đánh giá điểm mạnh, yếu, thuận lợi và khó khăn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel tại thị trường Mozambique từ năm 2011

- 2013

- Phân tích, dự báo xu thế và tiềm năng kinh doanh viễn thông tại Mozambique trong giai đoạn từ 2014 – 2020 Qua đó, đề xuất một số mục tiêu và chiến lược về kinh doanh Viettel cần thực hiện trong gian đoạn này

- Dựa trên những thành công và thất bại của Viettel trong quá trình đầu

tư dự án FDI tại Mozambique; tìm ra nguyên nhân và khái quát thành các bài học kinh nghiệm để làm cẩm nang cho việc đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập

đoàn viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique

 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp giai đoạn từ năm 2011 –

2013 cũng như các cơ hội và đề xuất một số chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn từ năm 2014 – 2020

- Không gian: Do lĩnh vực đầu tư viễn thông rất rộng; ở đây luận văn chỉ

tập trung vào việc làm rõ những vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại Mozambique

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau đây: Phương pháp tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử, phương pháp thu thập và phân tích thông tin,

Trang 19

8

phương pháp diễn dịch và quy nạp Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, thống kê, phân tích SWOT, phân tích mô hình 5 lực cạnh tranh Five Force…

6 Những đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học để nhận thức đầy đủ hơn về câu hỏi tại sao một doanh nghiệp lại phải tham gia vào quá trình đầu tư ra nước ngoài, kèm theo đó là những vấn đề doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế trong bối cảnh hiện nay Trên cơ sở đó, vận dụng để phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư, kinh doanh của Viettel tại Mozambique và dự báo về các cơ hội, tiềm năng kinh doanh viễn thông của Viettel tại thị trường này; đề xuất một số mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn từ 2014 – 2020

Tổng kết ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đầu

tư FDI của Viettel tại Mozambique để làm cơ sở lý luận cho việc triển khai tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi tiếp theo (Tanzania, Burundi, Burkinafaso, Angola, Cameroon )

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 3 chương như sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quá trình đầu tư dự án FDI của Viettel tại

Mozambique

CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Viễn

thông Quân đội Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2011 – 2013)

CHƯƠNG 3: Đề xuất mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Viettel tại

Mozambique (giai đoạn từ 2014 – 2020)

Trang 20

9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN FDI CỦA VIETTEL TẠI

MOZAMBIQUE 1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia [8]

Vốn đầu tư quốc tế gồm có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân (doanh nghiệp) và hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế (ODA) Đầu tư của tư nhân (doanh nghiệp) được thực hiện dưới ba hình thức:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư gián tiếp

- Tín dụng thương mại

Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do khả năng và nhu cầu tích lũy vốn của các quốc gia khác nhau là khác nhau, do việc các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới hoặc địa điểm sản xuất với chi phí thấp hơn, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác

Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực nhưng cũng bao gồm cả những tác động tiêu cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư Tác động theo chiều hướng nào phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trước hết là phụ thuộc vào trình độ tổ chức, quản lý của công ty đi đầu

tư và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những hình thức của đầu

tư quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu

tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch

vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng đó Phương

Trang 21

10

diện quản lý là điều kiện để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác

* Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Doanh nghiệp liên doanh ;

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh ;

- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ;

- Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)

* Ưu điểm của FDI đối với chủ đầu tư :

- Chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Do đó, vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu quả cao

- Giúp chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường nước sở tại

- Chủ đầu tư nước ngoài có thể giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm

do khai thác được nguồn nguyên liệu và lao động với giá cả thấp của nước sở tại Vì vậy, thông qua thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ đầu tư có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới

* Hạn chế của FDI đối với chủ đầu tư :

- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ môi trường đầu tư của nước sở tại

- Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư nước ngoài

để mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết sản xuất trong quá trình chuyển giao

1.2 Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết chiết trung là học thuyết được xây dựng từ năm 1977 tới năm

1993, bởi nhà kinh tế học người Anh, John Dunning Lý thuyết được xây

Trang 22

11

dựng dựa trên việc kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI Lý thuyết chiết trung đề xuất rằng một công ty có động cơ để tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có 3 lợi thế (OLI): lợi thế về sở hữu – ownership advantages, lợi thế địa điểm – location advantage (hay lợi thế riêng của đất nước – country specific advantages) và lợi thế nội bộ hoá – Internalization Incentives [20]

- Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận Lợi thế sở hữu có thể là một số tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, thương hiệu, hoặc công nghệ thông tin tiên tiến Đó cũng có thể là khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô hoặc nguồn vốn với chi phí thấp

- Lợi thế sở hữu đem lại quyền lực nhất định trên thị trường hoặc lợi thế

về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài Lợi thế sở hữu có liên hệ mật thiết đến các năng lực về công nghệ, sáng tạo và đến trình độ phát triển kinh tế của các nước chủ đầu tư

- Lợi thế địa điểm là lợi thế khi các doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở nước ngoài thay vì sản xuất ở nước chủ đầu tư rồi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Lợi thế về địa điểm không chỉ bao gồm các yếu tố về nguồn lực,

mà còn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội như: dung lượng, cơ cấu và khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hoá, pháp luật, chính trị và thể chế, và các qui định và các chính sách của chính phủ

- Lợi thế cuối cùng để doanh nghiệp có động cơ đầu tư vào thị trường nước ngoài là lợi thế nội bộ hóa Nếu một doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất và việc sản xuất sản phẩm ở nước ngoài có lợi hơn xuất khẩu, hoặc cho thuê, hoặc nhượng quyền thương mại, thì sản phẩm

Trang 23

1.3 Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu

Lý thuyết này được Micheal Porter nêu ra trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” về các lợi thế

cạnh tranh M.Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác Theo

M.Porter thì: “chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động để đưa một sản phẩm từ khái niệm đến khi đưa vào sử dụng và cả sau đó Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng Những hoạt động này có thể được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được phân phối giữa các doanh nghiệp khác nhau” [24] Chuỗi giá trị này có thể được thực

hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu; trong đó sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi một cách tuần tự và tại mỗi hoạt động, sản phẩm sẽ tích lũy thêm một giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với chuyển đổi vật chất Porter cho rằng tính cạnh tranh của một công ty không

Trang 24

13

chỉ liên quan đến quy trình sản xuất Mô hình chuỗi giá trị này là một tập hợp của nhiều công đoạn hay nhiều khâu khác nhau và có quan hệ với nhau cùng tạo ra giá trị như thiết kế sản phẩm, logistics đầu vào, logistics đầu ra, sản xuất, marketing và bán hàng,các dịch vụ hậu mãi cùng với các hoạt động bổ trợ gia tăng giá trị cho sản phẩm như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu,… Với góc độ nghiên cứu này, chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp; do vậy phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành của một doanh nghiệp, một công ty cụ thể

Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm hệ thống giá trị; thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá trị Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp

* Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Khái niệm các chuỗi giá trị được Gary Gereffi (Đại học Duke – Hoa Kỳ) lần đầu tiên áp dụng để phân tích toàn cầu hoá, tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu Năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ là Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm:

“Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng".[38] Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu chỉ

Trang 25

14

là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa

là bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhưng tiếp cận phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn

1.4 Lý thuyết về lợi ích đầu tư nước ngoài

Mô hình Mac Dougall&Kempt phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, từ đó cho thấy hợp tác đầu tư nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi ích của hai bên Mac Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa làm tăng sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư trong nước và người lao động dựa trên lí luận về năng suất cận biên của việc sử dụng vốn [26]

Khi thực hiện công việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng suất cận biên của việc sử dụng vốn nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư có xu hướng cân bằng Từ đó các nguồn lực kinh tế đều được sử dụng có hiệu quả tổng sản phẩm gia tăng và mang lại sự giàu có cho các nước tham gia đầu tư Mô hình được xây dựng dựa trên các giả định như sau:

- Nước đầu tư có sự dư thừa vốn và nước chủ nhà khan hiếm về vốn đầu

- Năng suất cận biên của vốn đầu tư giảm dần và điều kiện cạnh tranh của 2 nước là hoàn hảo, giá cá của vốn đầu tư được quy định bởi luật này Đầu tư nước ngoài làm tăng sản lượng của thế giới và còn đem lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà Mặc dù sản lượng của nước đi đầu tư giảm xuống, nhưng điều đó không có nghĩa làm giảm thu nhập quốc dân, trái lại thu nhập quốc dân còn tăng lên do thu hồi lợi nhuận đầu tư Tương tự thu

Trang 26

15

nhập của nước chủ nhà cũng tăng thêm, trong đó một phần tăng của nước chủ nhà được trả cho nước đi đầu tư

1.5 Các mô hình phân tích môi trường đầu tư bên ngoài và bên trong

1.5.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Five Forces)

Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu đang có nhiều biến động lớn, cuộc đua giành thị phần và chứng tỏ vị thế giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt Trong cuộc đua đó cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi Dù là ở bất kỳ ngành kinh doanh nào thì cạnh tranh luôn đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp

là nắm rõ thông tin về môi trường kinh doanh và vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường, từ đó có chiến lược phù hợp để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp và tìm hiểu các yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả đã trở thành một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận

Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, những người đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể

sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động

Trang 27

16

Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên

mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem đối với một ngành cụ thể thì có tính độc quyền hay không Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: [22 - 24]

(1) Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

 Mức độ tập trung và số lượng của các nhà cung cấp;

 Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp;

 Sự khác biệt của các nhà cung cấp;

 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm;

 Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế;

 Nguy cơ sát nhập của các nhà cung cấp;

 Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành

(2) Nguy cơ thay thế thể hiện ở:

 Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm;

 Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng;

 Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế

(3) Các rào cản gia nhập thể hiện ở:

 Các lợi thế chi phí tuyệt đối;

 Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào như công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, v.v

Trang 28

17

 Chính sách của chính phủ;

 Tính kinh tế theo quy mô,

 Đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa và sở hữu độc quyền bằng phát minh, sáng chế;

 Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh;

 Khả năng tiếp cận với kênh phân phối

(4) Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:

 Vị thế của người mua và dung lượng thị trường;

 Số lượng người mua và mức độ tập trung của khách hàng trong ngành;

 Thông tin mà người mua có được;

 Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;

 Tính nhạy cảm đối với giá;

 Động cơ, sở thích của khách hàng

(5) Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:

 Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành;

 Mức độ tập trung của ngành và số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành;

 Chi phí cố định/giá trị gia tăng;

 Tốc độ tăng trưởng của ngành;

 Tình trạng dư thừa công suất;

 Sự khác biệt giữa các sản phẩm hay tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;

 Các chi phí chuyển đổi;

 Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh;

 Tình trạng sàng lọc trong ngành

Trang 29

ty Mô hình SWOT thường được kết hợp với mô hình 5 áp lực cạnh tranh để đưa ra tổng quan về cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài của công ty

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Điểm mạnh -

Cơ hội): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường (2) WO (Điểm yếu – Cơ hội): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường (3) ST (Điểm mạnh – Thách thức): Các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (4) WT (Điểm yếu – Thách thức): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, các câu hỏi thường được đặt ra như sau: [14]

Trang 30

19

Điểm mạnh: Lợi thế của mình là gì? Sản phẩm, dịch vụ nào mình có

thể cung cấp tốt nhất? Nguồn lực nào mình có thể sử dụng? Ưu thế so với doanh nghiệp khác là gì? Cần trả lời các câu hỏi dựa trên thực tế và phân biệt giữa điều kiện cần thiết để tồn tại và lợi thế

 Điểm yếu: Có thể cải thiện điều gì? Nguồn nhân lực đã đáp ứng tốt yêu cầu chưa? Phương pháp quản lý có cần phải cải thiện? Sản phẩm, dịch vụ nào minh đang cung cấp có doanh thu, lợi nhuận thấp nhất, lí do tại sao? Tình hình tài chính của công ty có tốt không?

Cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng thị trường là gì? Cơ hội

có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ, thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, hay từ sự thay đổi cấu trúc dân số Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các

ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không

Thách thức: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh

đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được Thông tin cần tìm kiếm từ nhiều phía như: ban giám đốc, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, đối tác chiến lược, tư vấn, cần tránh cái nhìn chủ quan và quan điểm của nhà phân tích

Trang 31

20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 2.1 Tổng quan chung và thực trạng thị trường viễn thông Mozambique

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Cộng hòa Mozambique là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Châu Phi,

có đường biên giới giáp với Tanzania về phía Bắc, Malawi và Zambia về phía Tây Bắc, Zimbabwe về phí Tây, Swaziland và Cộng hòa Nam Phi về phía Tây Nam, phía Đông giáp với biển Ấn Độ Dương

Mozambique có diện tích đứng thứ 34 thế giới với 801.590 km2, gấp 2,5 lần so với diện tích Việt Nam Địa hình gồm khu vực đồng bằng chạy dọc bờ biển với chiều dài khoảng 2.500 km, vùng cao nguyên ở miền Tây Bắc nên rất thuận lợi cho các hoạt động giao thương, buôn bán với các quốc gia trên thế giới Phân chia theo địa lý hành chính, Mozambique được chia thành 10 tỉnh (provinces), và 1 thủ đô (cidade capital) là Maputo Dưới các tỉnh là 148 huyện (district); các huyện được chia thành 405 điểm hành chính (postos administrativos) và sau đó lại được chia tiếp thành 1.042 xã (localidade) Cấp địa lý thấp nhất là “bairro”, có tất cả 2.171 bairro trên toàn quốc.[33]

Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm và khô, thời tiết của Mozambique chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm) và mùa khô (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm) Kiểu khí hậu này thích hợp cho việc phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi

Mozambique được đánh giá là quốc gia giàu về tài nguyên khoáng sản với lợi thế về than đá, dầu mỏ, thủy điện, titan, grafit…đặc biệt là có trữ lượng khí đốt ước tính đạt khoảng 60 nghìn tỉ feet khối – tương đương với toàn bộ trữ lượng khí đốt của Kuwait (theo khảo sát thăm dò của Tập đoàn dầu khí Anadarko Petroleum – Italia)

Trang 32

21

2.1.2 Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội

Thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đến Mozambique và biến nước này thành thuộc địa Ngày 25/6/1962, Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELIMO) ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập cho Mozambique Ngày 7/9/1974, chính quyền Bồ Đào Nha ký hiệp định Lusaka công nhận quyền độc lập của Mozambique Ngày 25/6/1975, Chủ tịch Đảng Frelimo Samora Machel tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Mozambique (nay là Cộng hòa Mozambique) Từ năm 1977 đến 1992, Mozambique rơi vào cuộc nội chiến giữa Frelimo với Phong trào kháng chiến quốc gia Mozambique (RENAMO) Năm 1990, Frelimo điều chỉnh chính sách, tiến hành cải cách chính trị, chấp nhận đa đảng và dân chủ hóa xã hội sâu rộng Hiện nay, Mozambique theo thể chế cộng hòa và có 5 đảng phái chính đang tham gia hoạt động; trong đó, Đảng cầm quyền là FRELIMO (chiếm 74,7% ghế trong Quốc hội)

Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó Trong vài năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong vài năm trở lại đây của Mozambique đạt 7,2%/năm [33] Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Trang 33

(Nguồn: CIA factbook, 2013)

Cơ cấu kinh tế của Mozambique gồm nôn g nghiê ̣p chiếm 28,7%, công

nghiệp chiếm 26,9%, dịch vụ chiếm 44,7% ( riêng viễn thông chiếm gần

12%) Nông sản chính là bông, đào lộn hột, ngũ cốc, xidan, cùi dừa, chè, sắn,

mía, lạc Nền kinh tế nước này còn dựa vào xuất khẩu điện, nhôm, hải sản,

cung cấp dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng

Dân số Mozambique đến hết năm 2013 ước đạt 24.166.112 người; trong

đó, nam giới chiếm 48,2%, nữ giới chiếm 51,8% và số người trong độ tuổi lao

động (15 – 65 tuổi) chiếm khoảng 80% tổng dân số Tỉ lệ phân bổ dân cư giữa

khu vực thành thị và nông thôn là 20%/80%; trong đó, tỉ lệ người dân nghèo

có mức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày chiếm 45% dân số Mozambique hiện

có 64 dân tộc, trong đó có 9 dân tộc lớn, đông nhất là tộc người Makua –

Lomwe chiếm 50% dân số sống ở miền Nam; 3% dân số là người Châu Âu,

Ấn Độ, Trung Quốc Về tôn giáo, có 23,8% dân số Mozambique theo Thiên

chúa giáo, 17,8% theo đạo Hồi, còn lại là các tôn giáo khác hoặc không tôn

giáo Tỷ lệ người dân biết đọc, viết tại Mozambique khá thấp (bình quân

khoảng 52,2%); chỉ có 40% - 60% trẻ em đến tuổi đi học nhưng số tiếp tục

theo học lên Trung học chỉ có 7%.[33]

2.1.3 Một số quy định cơ bản về pháp luật của Mozambique liên quan

đến nhà đầu tư nước ngoài và ngành viễn thông

2.1.3.1 Luật đầu tư

Luật đầu tư (Mozambique Investment Law) ra đời năm 1993; trong đó quy

định việc thành lập một pháp nhân kinh tế (công ty) gồm 02 loại công ty:

Trang 34

23

LDA “Sociedade per quotas” và SARL “ Sociedade Anonima” Luật đầu tư

của Mozambique không hạn chế tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh Tuy nhiên, có một điểm chú ý là Công ty liên doanh thành lập tại Mozambique có tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 50%

sẽ được coi là công ty nước ngoài [41] Trong trường hợp đó, Công ty sẽ phải

mở thêm văn phòng đại diện tại Mozambique (bắt buộc đối với các công ty nước ngoài có hoạt động kinh doanh hơn 1 năm tại Mozambique)

Về ưu đãi của Chính phủ cho nhà đầu tư nước ngoài: Có 03 loại ưu đãi, trong đó phục thuộc vào tính chất, đặc điểm và giá trị của việc đầu tư, cụ thể:

- Miễn thuế hải quan cho hàng hóa (thiết bị) nhập khẩu theo dự án

- Giảm thuế cho một khoảng thời gian không quá 10 năm

- Ưu đãi đặc biệt không được đề cập trong quy định của pháp luật đối với các dự án đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân

- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 17%

- Thuế chuyển lợi nhuận về nước: 1,5% lợi nhuận thu được

- Các ưu đãi về thuế khác gồm:

 Đối với các dự án trọng điểm có mục đích đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia (đường xá, viễn thông ): Giảm 80% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu, 60% từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 và 25% từ năm thứ 11 đến năm thứ 15

Trang 35

24

 Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn hơn 12,5 tỉ Meticais (tương đương với 417 triệu USD) thì nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu (5%) và một số ưu đãi về thuế khác trong 5 năm đầu của dự án [41]

2.1.3.3 Luật Lao động

Trong quy định về Luật quản lý và sử dụng lao động của Mozambique có nêu rõ việc nhà tuyển dụng và lao động phải xin cấp phép lao động có thời hạn 2 năm (có thể gia hạn thêm 2 năm) chậm nhất 30 ngày trước khi bắt đầu làm việc; lệ phí xin cấp phép bằng 5 lần mức lương tối thiểu [41]

Ngoài ra, tỉ lệ lao động người nước ngoài làm việc trong một công ty tại Mozambique không được vượt quá 5% tổng số lao động nếu công ty có trên

100 nhân viên và 8% nếu tổng số lao động công ty có dưới 100 nhân viên

2.1.3.4 Luật viễn thông

Ở Mozambique có sự tách bạch rất rõ ràng giữa cơ quan quản lý viễn thông và cơ quan cấp phép Theo đó: [35]

- Bộ Giao thông và thông tin (MTC-Ministry of Transport and Communications) là cơ quan xác định chiến lược viễn thông, đưa ra các định

hướng và chính sách để phát triển

- Ủy ban chính sách CNTT (ICT Policy Commission) chịu trách nhiệm

theo dõi tình hình phát triển công nghệ thông tin và báo cáo cho chính phủ

- Viện quản lý viễn thông (National Telecommunication Insitute of Mozambique) chịu trách nhiệm trong việc cấp phép viễn thông, kiểm soát giá,

quản lý tần số, thực hiện các đàm phán về viễn thông quốc tế, thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm giám sát, hợp tác trong lĩnh vực viễn thông Trong đó

Cơ quan quản lý viễn thông là cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Giao thông và Thông tin quản lý các vấn đề về viễn thông

Từ năm 2001, Chính phủ Mozambique cho phép cạnh tranh trong dịch vụ

di động và đã cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ di động thứ hai vào thị

Trang 36

25

trường từ năm 2007 (Vodacom) Chính phủ Mozambique hiện đang có chính sách tư nhân hoá ngành viễn thông nhằm thúc đẩy ngành viễn thông phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và đem lại lợi ích cho khách hàng (thông qua việc cấp giấy phép di động thứ ba cho Liên doanh Movitel vào năm 2011) cũng là một động thái tích cực làm lành mạnh và tăng tính cạnh tranh hơn cho thị trường viễn thông nước này

2.2 Thực trạng thị trường viễn thông Mozambique

2.2.1 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

Hiện nay, tại Mozambique có sự tham gia của 04 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có 01 nhà cung cấp độc quyền dịch vụ cố định là TDM – Công ty thuộc sở hữu 100% của nhà nước và 03 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác là Mcel, Vodacom và Movitel Riêng về lĩnh vực di động, ngoài Movitel là doanh nghiệp mới gia nhập ngành (tháng 5/2012) thì cả hai doanh nghiệp còn lại là Mcel và Vodacom đã tổ chức kinh doanh tại thị trường này

từ rất lâu (Mcel năm 1998 và Vodacom năm 2003)

 TDM: Là công ty viễn thông thuộc sở hữu 100% vốn của Chính phủ

Mozambique và được thành lập vào năm 1992 Đến năm 1998, TDM đã hoàn thành triển khai đường truyền dẫn trục cáp quang nối từ Maputo tới Beira Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của TDM là dịch vụ cố định (PSTN, ADSL, Leased Line), cho thuê đường truyền cáp quang và cổng kết nối quốc tế Hiện nay, TDM là nhà cung cấp các dịch vụ cố định độc quyền duy nhất tại Mozambique; tổng số thuê bao của TDM có khoảng 980 nghìn thuê bao (bao gồm: 420 nghìn thuê bao Internet ADSL và 560 nghìn thuê bao PSTN – điện thoại cố định) [35]

 Mcel: Là công ty viễn thông được thành lập vào tháng 9/1997 trên cơ

sở liên doanh giữa TDM (76% cổ phần) với Deutsche Telekom AG (DETECON) giữ 24% cổ phần Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Mcel là

Trang 37

26

cung cấp dịch vụ di động 2G, 3G và internet ADSL Ngoài việc đầu tư xây dựng trạm BTS thì toàn bộ hạ tầng truyền dẫn của Mcel đều thuê của TDM Hiện tại, Mcel đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có số thuê bao di động nhiều nhất tại Mozambique với 5,1 triệu thuê bao – chiếm 56% thị phần [35]

 Vodacom: Được thành lập vào tháng 6/2002 trên cơ sở liên doanh giữa

Vodacom Africa (South Africa) - chiếm 98% cổ phần với một số nhà đầu tư người bản địa – chiếm 2% cổ phần đã thắng thầu giấy phép di động thứ 2 tại Mozambique với giá trị là 15 triệu USD Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Vodacom là dịch vụ viễn thông 2G và 3G Tổng số thuê bao di động hiện có của Vodacom là 2,3 triệu thuê bao – chiếm 20% thị phần [35]

 Movitel: Được thành lập vào tháng 6/2010 trên cơ sở liên doanh giữa

Tập đoàn Viettel (Việt Nam) – chiếm 70% cổ phần với Công ty SPI và Invespar (thuộc sở hữu của Đảng Frelimo) – chiếm 30% cổ phần đã thắng thầu giấy phép di động thứ 3 tại Mozambique với giá trị 493,7 triệu USD Lĩnh vực kinh doanh của Movitel là dịch vụ viễn thông 2G, 3G; bán thiết bị viễn thông (điện thoại, USB 3G, mordem ) và internet ADSL Tổng số thuê bao di động hiện có của Movitel là 4,1 triệu thuê bao – chiếm 24% thị phần [35]

2.2.2 Quy mô khách hàng

Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới, đặc trưng dân

số của Mozambique là tốc độ phát triển khá nhanh và tỉ lệ dân số trẻ chiếm đa

số trên tổng dân số Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ năm 2009 –

2013, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của Mozambique đạt 3,2%/năm và

tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động (có nhu cầu sử dụng dịch vụ di động) tăng từ 75% (năm 2009) lên 80% (năm 2013) Điều này đồng nghĩa với việc

số lượng người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ di động tại Mozambique hiện

Trang 38

27

nay là 19,3 triệu/24,1 triệu (tương đương 80%) [35] Đây chính là những

khách hàng tiềm năng lớn và là tiền đề quan trọng nhất cho một thị trường

viễn thông năng động phát triển

Bảng 2.2: Dân số và tỉ l ệ người có khả năng sử dụng di động tại Mozambique

Dân số có khả năng sử dụng dịch vụ di động (triệu dân) 15.5 16.2 16.7 18.2 19.3

(Nguồn:Viện Nghiên cứu và Quản lý Viễn thông Mozambique, 2013)

Ngoài ra, do đặc điểm văn hóa xã hội của các nước châu Phi nói chung và

Mozambique nói riêng; hầu hết người dân đều thích lễ hội, âm nhạc Do vậy,

đây cũng là một điểm rất thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

khai thác, kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trên nền di động

Bên cạnh một số điểm thuận lợi trên thì có điểm bất lợi về dân cư của

Mozambique là sự phân bố dân cư Trái với cơ cấu dân số theo độ tuổi thuận

lợi cho một thị trường viễn thông năng động, mật độ dân cư ở Mozambique

hiện nay khá thưa thớt (hiện khoảng 29 người/km2), chỉ bằng ½ mức trung

bình của thế giới Điều này gây ảnh hưởng tương đối lớn đến việc triển khai

kinh doanh viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ (bổ sung nhiều trạm phát

sóng để tăng vùng phủ - giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc triển

khai bán hàng )

2.2.3 Tốc độ tăng trưởng chung của ngành viễn thông

Tính đến hết năm 2011, Mozambique chỉ có hai nhà mạng là Mcel và

Vodacom cùng độc quyền tham gia khai thác thị trường, chia sẻ thị phần

Tổng số thuê bao di động toàn mạng tại thời điểm này là gần 8 triệu thuê bao

Trang 39

28

(Mcel có 5,7 triệu thuê bao và Vodacom có 2,2 triệu thuê bao) và tốc độ tăng

trưởng chung của toàn ngành di động bình quân đạt 13%/năm, tương ứng với mật độ thâm nhập di động/dân số là 47% [35] Tuy nhiên, do tính chất độc quyền về kinh doanh viễn thông cùng với thực trạng tốc độ phát triển kinh tế

và thu nhập bình quân của người dân Mozambique còn hạn chế nên trong giai đoạn này, Mozambique vẫn được coi là quốc gia có tốc độ phát triển ngành

viễn thông thuộc loại thấp tại khu vực Đông và Đông Nam Châu Phi (tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn 20% và mật độ thâm nhập di động thấp hơn 45%) [34 - 35]

Hình 2.1: Thuê bao di động tại Mozambique từ 2009 – 2013

(Nguồn: Viện Nghiên cứu và Quản lý Viễn thông Mozambique&Wireless Intelligence, 2013)

Kể từ khi Movitel tham gia thị trường vào tháng 5/2012, tính đến hết năm

2013 thì tốc độ tăng trưởng của dịch vụ viễn thông tại Mozambique đã có cải thiện đáng kể so với thời gian trước đây; tuy nhiên vẫn chưa thực sự tạo ra sự bùng nổ về viễn thông tại Mozambique Cụ thể:

- Tổng số thuê bao di động từ 7,9 triệu lên 11,568 triệu thuê bao, tăng trưởng 46% so với năm 2009

Trang 40

29

- Mật độ thâm nhập di động/dân số từ 47% lên 60%, tăng trưởng 28% so với năm 2009; tuy nhiên vẫn thấp hơn mật độ thâm nhập di động bình quân tại khu vực Châu Phi là 33% [32]

Hình 2.2: Mật độ thâm nhập di động tại Mozambique và khu vực

Châu Phi từ 2009 – 2013

(Nguồn: BMI report, Q3/2013)

2.2.4 Thị trường Internet có dây và băng rộng

2.2.4.1 Thị trường Internet có dây

Mặc dù xâm nhập vào Mozambique từ rất sớm (năm 1994) - Mozambique

là nước thứ 4 tại châu Phi có dịch vụ internet [17] Tuy nhiên, số lượng thuê bao internet vẫn còn rất ít ỏi vì truyền dẫ n đường dài còn ha ̣n chế và gi á leased lines (dịch vụ thuê kênh) khá đắt đỏ Năm 2009, hệ thống cáp biển của

SEACOM (một Tập đoàn chuyên cho thuê hạ tầng cáp quang và cổng quốc tế xuyên Thái Bình Dương của Ấn Độ) qua Mozambique mới chính thức đi vào

hoạt động, giúp cải thiện phần nào hạn chế về đường truyền dữ liệu Hệ thống cáp biển SEACOM có chiều dài hơn 17.000 km và dung lượng 1,28 Tbit/s, đi vào hoạt động từ tháng 7/2009 Với hệ thống cáp biển này, các nước ở châu

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w