Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
719,07 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG VĂN THỤ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP: NGHIÊN CỨU THĂM DÒ LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội, 12 / 2012 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG VĂN THỤ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP: NGHIÊN CỨU THĂM DÒ Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh Hà Nội, 12 / 2012 4 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), bản thân tác giả đã tiếp thu được những kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành Xã hội học và các khoa học liên quan trong Chương trình cao học Xã hội học. Thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên, cán bộ Khoa Xã hội học. Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Trường Quản lý KH&CN (nơi công tác), gia đình và bạn bè. Đặc biệt, phải kể tới công lao của Giáo viên hướng dẫn - PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, giảng viên và cán bộ Khoa Xã hội học; Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp nơi công tác, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua. Tác giả thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh - người đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ học viên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 12 / 2012. Học viên: Hoàng Văn Thụ 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CGCN : Chuyển giao công nghệ CL&CS : Chiến lược và chính sách CNC : Công nghệ cao CNH : Công nghiệp hóa CNTT&VT : Công nghệ thông tin và viễn thông HĐH : Hiện đại hóa KH&CN : Khoa học và Công nghệ KH-KT : Khoa học - kỹ thuật KT-XH : Kinh tế - xã hội NCCB : Nghiên cứu cơ bản NCKH : Nghiên cứu khoa học NCTK : Nghiên cứu triển khai NCƯD : Nghiên cứu ứng dụng NĐ 115 : Nghị định số 115/2005/NĐ-CP NĐ 35 : Nghị định số 35/HĐBT NĐ 80 : Nghị định số 80/2007/NĐ-CP NĐ 96 : Nghị định số 96/2010/NĐ-CP PTCN : Phát triển công nghệ SX-KD : Sản xuất - kinh doanh XHCN : Xã hội chủ nghĩa 6 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 8 1. Lý do nghiên cứu 8 2. Lịch sử nghiên cứu 9 3. Mục tiêu nghiên cứu 10 4. Phạm vi nghiên cứu 10 5. Câu hỏi nghiên cứu 11 6. Phương pháp nghiên cứu 11 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 1.1. Lý thuyết về tổ chức học 12 1.2. Khái niệm khoa học, công nghệ, hoạt động KH&CN 17 1.3. Lý luận về tổ chức khoa học và công nghệ 21 1.4. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 25 1.5. Tổ chức khoa học và công nghệ 28 Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG CÁC TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP 44 2.1. Khái quát chung 44 2.2. Nguồn nhân lực của tổ chức KH&CN 45 2.3. Bối cảnh của việc chuyển đổi cơ chế hoạt động 46 2.4. Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN 53 Chƣơng 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2005/NĐ-CP 66 3.1. Tình hình chung 66 3.2. Kết quả thực hiện ở một số mặt 70 3.3. Kết quả thực hiện tại các Bộ, ngành Trung ương 75 3.4. Kết quả thực hiện tại các địa phương 81 7 3.5. Đánh giá chuyển đổi hoạt động và những khó khăn, tồn tại 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Khuyến nghị 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 95 8 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) là chính sách ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, là điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy vậy, để hoạt động KH&CN đạt hiệu quả mong muốn, vấn đề tổ chức và cơ chế hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, hoạt động KH&CN của nước ta đã đạt được những kết quả to lớn về mọi mặt. Nhiều thành tựu KH&CN mới đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công vào thực tế cuộc sống, góp phần đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và ngày càng phát triển. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhằm xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, việc đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống các tổ chức KH&CN nói chung, các tổ chức KH&CN công lập nói riêng, nhằm đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào cuộc sống là vấn đề cấp thiết, quan trọng đang được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và chỉ đạo. Trước những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), để thực hiện các Nghị quyết Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ, trong mấy năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai xây dựng nhiều chính sách nhằm đổi mới toàn diện hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN. Trong đó, có các đề án được dư luận rất quan tâm: Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN” ban hành theo Quyết định số 172/2004/QĐ-TTg ngày 31/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập; Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN; gần đây là Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế tổ chức hoạt động KH&CN” (2011); Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện 9 kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đang được Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xem xét, thảo luận; v.v. Hơn 6 năm sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập (Nghị định 115), hơn 4 năm sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN (Nghị định 80) và hơn 2 năm sau ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115 và Nghị định số 80, việc thực thi các nghị định đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Trước thực tế đó, các nghiên cứu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, về tổ chức KH&CN và đánh giá tác động của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của tổ chức KH&CN công lập là thực sự cần thiết. Yêu cầu của thực tiễn, cùng với lòng đam mê nghiên cứu lĩnh vực liên quan là lý do đề tài “Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập: nghiên cứu thăm dò” (1) được tác giả lựa chọn cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan, chúng tôi thấy có nhiều tác giả đã dành thời gian, công sức và tâm huyết nghiên cứu về tổ chức nói chung và tổ chức KH&CN nói riêng. Mỗi một nghiên cứu lại nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ các giác độ khác nhau. Điều đó, một mặt, cho thấy đây là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, một mặt, cho thấy đây là một lĩnh vực nghiên cứu khó và phức tạp. Chúng ta có thể kể ra một số nghiên cứu dưới đây: Nguyễn Kim Công: Đánh giá hoạt động của các tổ chức KH&CN thành lập theo Nghị định số 35/HĐBT trong các viện nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Viện KH&CN Việt Nam), Luận văn cao học, 2010; Bạch Tân Sinh: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ năm 2003 - 2004; Vũ Cao Đàm: Các viện nghiên cứu công nghệ nước ta đi về đâu, Bài viết đăng trên Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7/2000; 1 Căn cứ Quyết định số 793/QĐ-KH&SĐH ngày 18/11/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn cho học viên cao học 10 Huy Kiểm: Một doanh nghiệp được hình thành từ kết quả hoạt động KH&CN, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 1999; v.v. Các nghiên cứu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tác động đối với hoạt động của các tổ chức KH&CN (nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện Nghị định 115) cũng được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây là các nghiên cứu thuộc diện phân tích chính sách và đánh giá tác động của việc thực thi chính sách trong thực tiễn. Có thể kể ra một số nghiên cứu như: Cao Thanh Hùng: Các yếu tố cơ bản để các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cấp tỉnh thực hiện thành công Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Luận văn cao học, 2010; Đỗ Mạnh Thường: Điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tổ chức KH&CN công lập hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), Luận văn cao học, 2010; Nguyễn Thanh Bình: Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục, Luận văn cao học, 2010; v.v. 3. Mục tiêu nghiên cứu 1, Mô tả hiện trạng các tổ chức KH&CN công lập ở nước ta: số lượng, loại hình, tổ chức và một số đặc điểm hoạt động; 2, Nắm được cơ bản tình hình triển khai thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ trên toàn quốc qua báo cáo của Bộ KH&CN và các Bộ, ngành và tập trung khảo sát, tìm hiểu một số tổ chức KH&CN công lập (như là các nghiên cứu trường hợp); và 3, Bước đầu tìm hiểu tác động của cơ chế tự chủ (theo tinh thần Nghị định 115) đối với hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: - Nghiên cứu hiện trạng các tổ chức KH&CN công lập dưới sự quản lý của các cơ quan Bộ, ngành và địa phương; - Tìm hiểu tình hình thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ trong các tổ chức KH&CN công lập; 11 - Bước đầu đánh giá tác động của cơ chế tự chủ (theo tinh thần Nghị định 115) đối với hoạt động của tổ chức KH&CN công lập. Phạm vi không gian: Tìm hiểu tình hình chung các tổ chức KH&CN công lập trên phạm vi cả nước, khảo sát một số trường hợp là các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu giai đoạn hiện nay (sau khi có Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 2005). Nghiên cứu tài liệu tập trung vào báo cáo của các tổ chức KH&CN, các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2009 - 2010. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Tổ chức KH&CN là gì? - Thế nào là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm? - Hiện trạng các tổ chức KH&CN công lập của Việt Nam thế nào? - Hình thức tổ chức, hoạt động, đặc điểm của các tổ chức KH&CN công lập? - Việc triển khai Nghị định 115 của Chính phủ ra sao? - Tác động Nghị định 115 đối với hoạt động của tổ chức KH&CN công lập? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu: - Tìm hiểu các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành quy định chung về tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập; - Tìm hiểu các văn bản, quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành điều chỉnh hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập; - Nghiên cứu các số liệu, báo cáo thống kê của Bộ KH&CN và các Bộ, ngành và địa phương về tình hình thực hiện Nghị định 115. Phỏng vấn sâu: - Tác giả thực hiện phỏng vấn một số lãnh đạo các tổ chức KH&CN công lập và những người làm công tác quản lý nhà nước lĩnh vực liên quan. [...]... nhanh chóng hơn 1.4 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Nghị định 115 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH& CN công lập Theo tinh thần của Nghị định 115, tổ chức KH& CN công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về (1) nhiệm vụ, (2) tài chính và tài sản, (3) tổ chức và biên chế Tổ chức KH& CN công lập bao gồm: tổ chức NCKH, tổ chức NCKH & PTCN, tổ chức dịch vụ KH& CN có tư cách pháp... KH& CN chính là: Nghiên cứu - triển khai, CGCN và dịch vụ KH& CN tương ứng với 3 loại hình hoạt động là các loại hình tổ chức KH& CN (Hình 1.2) 1.3.2.3 Phân loại theo chủ thể sở hữu: - Tổ chức KH& CN thuộc khu vực nhà nước; - Tổ chức KH& CN thuộc khu vực tư nhân; - Tổ chức KH& CN thuộc khu vực tập thể; - Tổ chức KH& CN thuộc khu vực đa quốc gia 1.3.2.4 Phân loại theo Luật Khoa học và Công nghệ: - Tổ chức NCKH,... NCKH, tổ chức NCKH & PTCN; - Trường đại học, học viện, trường cao đẳng; - Các tổ chức dịch vụ KH& CN 22 Hoạt động KH& CN Dịch vụ KH& CN Nghiên cứu - triển khai Chuyển giao công nghệ NC ứng dụng NC cơ bản Triển khai CN NCCB thuần tuý NC định hƣớng NC nền tảng (ĐTCB) NC chuyên đề Hình 1.2 Hoạt động KH& CN - Cơ sở để phân loại tổ chức KH& CN 1.3.3 Tổ chức nghiên cứu và phát triển Tổ chức nghiên cứu và phát... kết quả NCKH & PTCN thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ 7 1.3 Lý luận về tổ chức khoa học và công nghệ 1.3.1 Kh i niệm Tổ chức KH& CN là tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các luật kh c có liên quan để tiến hành các hoạt động KH& CN 5 Luật Khoa học và Công nghệ (2000) Luật Khoa học và Công nghệ (2000)... và dân chủ trong các hoạt động của tổ chức KH& CN - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực kh c của tổ chức KH& CN - Hoàn thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được các cơ quan Nhà nước giao hoặc đặt hàng, các nhiệm vụ của tổ chức KH& CN, bảo đảm sự phát triển của tổ chức KH& CN 1.5 Tổ chức khoa học và công nghệ 1.5.1 Các tổ chức nghiên cứu - triển khai (R&D) STT... các hoạt động KH& CN - Tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm các nguồn lực cho các tổ chức KH& CN - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH& CN, góp phần tăng cường tiềm lực KH& CN của đất nước 1.4.3 Nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm - Thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổ chức KH& CN - Thực hiện một cách công khai và dân... thể; Các tổ chức KH& CN được quyền ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH& CN, dịch vụ KH& CN; Các tổ chức KH& CN trực tiếp quyết định mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác; Các tổ chức KH& CN tự quyết định đầu tư phát triển từ vốn vay, vốn huy động (trong và ngoài nước) từ quỹ phát triển KH& CN; 25 Các tổ chức KH& CN được tiến hành các hoạt động SX-KD;... R&D Bộ môn cũng tương đương như các phòng nghiên cứu ở các tổ chức R&D kh c, là đơn vị cơ sở của tổ chức KH& CN Ở nước ta, nhiều năm nghiên cứu KH& CN ở trường đại học kh ng được coi trọng nên tổ chức bộ môn và khoa như là những tổ chức thuần tuý đào tạo, việc nghiên cứu KH& CN khi cần thì thành lập những đơn vị riêng, điều đó thể hiện ngay ở Luật Giáo dục đại học, bên cạnh các khoa có các tổ chức KH& CN. .. bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao trên cơ sở sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động; - Các tổ chức NCKH & PTCN, tổ chức dịch vụ KH& CN tự đảm bảo hoặc chưa tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, tuy có kh c nhau về mốc thời gian, nhưng sẽ chuyển đổi thành các tổ chức KH& CN tự trang trải kinh phí hoạt động hoặc doanh nghiệp KH& CN Các tổ chức KH& CN kh ng có kh năng chuyển... mức độ kh c nhau cho các tổ chức, tuỳ theo năng lực của tổ chức và sự tin cậy của xã hội thể hiện qua các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó 27 1.4.2 Mục đích thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm - Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức KH& CN và thủ trưởng tổ chức KH& CN - Tạo điều kiện gắn kết NCKH & PTCN với SX-KD và đào . tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH& amp ;CN công lập; - Tìm hiểu các văn bản, quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành điều chỉnh hoạt động của các tổ chức KH& amp ;CN công lập; - Nghiên. giá tác động của cơ chế tự chủ (theo tinh thần Nghị định 115) đối với hoạt động của tổ chức KH& amp ;CN công lập. Phạm vi kh ng gian: Tìm hiểu tình hình chung các tổ chức KH& amp ;CN công lập. nào là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm? - Hiện trạng các tổ chức KH& amp ;CN công lập của Việt Nam thế nào? - Hình thức tổ chức, hoạt động, đặc điểm của các tổ chức KH& amp ;CN công lập? -