6. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Tổ chức khoa học và công nghệ
1.5.1. Các tổ chức nghiên cứu - triển khai (R&D)
STT LOẠI HÌNH TỔ CHỨC R&D 1. Viện Hàn lâm khoa học
2. Khu Công nghệ cao
3. Tổ chức R&D cấp Quốc gia
4. Tổ chức R&D cấp Bộ và trực thuộc các viện quốc gia 5. Tổ chức R&D cấp cơ sở
6. Tổ chức R&D trong các trường đại học 7. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ 8. Hiệp hội khoa học và công nghệ
1.5.1.1. Viện Hàn lâm khoa học
Viện hàn lâm khoa học được chuyển ngữ từ "Academy" thành nên cách hiểu rất khác nhau. Ban đầu, academic có nghĩa là các thành viên của câu lạc bộ khoa học Academ (tên một thành phố cổ của Hy Lạp). Ở đó, các nhà khoa học tụ tập hàng năm để bàn thảo các chủ đề khoa học khác nhau. Sau đó, người ta tổ chức thành các hiệp hội khoa học không nhất thiết ở Academ, nhưng để giữ truyền thống người ta gọi là Academy. Cuối cùng thì danh từ "Academy" đã được hiểu theo nhiều nghĩa tuỳ theo quan niệm của các nhóm khoa học khác nhau (Vũ Cao Đàm, 2000). Sau đây là một số cách hiểu thông dụng:
+ Là Hiệp hội khoa học, đây là cách hiểu thông dụng nhất;
+ Là Học viện: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quân sự Frumde (Liên Xô);
+ Là Viện khoa học (tổ chức R&D cấp quốc gia);
+ Là Hội đồng khoa học: Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh; + Là Quỹ tài trợ cho NCKH, ví dụ như ở Đan Mạch.
Coi viện hàn lâm khoa học như một loại hình tổ chức R&D cấp quốc gia đặc biệt chỉ có ở một số nước. Viện hàn lâm khoa học là một tổ chức NCKH, trong đó bao gồm một tập hợp các viện NCKH với nhiều hướng chuyên môn. Mỗi hướng chuyên môn được tổ chức thành Ban, mỗi Ban gồm một số viện nghiên cứu chuyên ngành.
1.5.1.2. Khu công nghệ cao
Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có khả năng mở rộng phạm vi, hiệu quả của các công nghệ hiện có như tích hợp các thành tựu KH&CN tiên tiến. Sản phẩm CNC là sản phẩm được tạo ra nhờ CNC thông qua quá trình sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm. Còn công nghiệp CNC là công nghiệp sản xuất các sản phẩm CNC. Mức độ CNC có thể được đo bằng độ ngắn của chu kỳ sống sản phẩm. Hiện nay, với ngành công nghiệp máy tính, chu kỳ sống của sản phẩm là dưới 1 năm.
Từ những khái niệm đó dẫn đến khái niệm “Khu CNC”. Khu CNC là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho phát triển CNC và công nghiệp CNC gồm: Các tổ chức R&D, các cơ sở đào tạo - huấn luyện, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ
trong lĩnh vực CNC nhằm tiếp thu, đồng hoá cải tiến các công nghệ được chuyển giao, sáng tạo CNC và sản xuất các sản phẩm CNC.
Chức năng của khu CNC là: Đầu tư CNC; Chuyển giao CNC; Nghiên cứu - phát triển CNC; Sản xuất các sản phẩm CNC; Tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ của đất nước; Đào tạo huấn luyện về CNC.
Hiện nay, có một số loại hình gần gũi với khu CNC như: Công viên khoa học, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao, v.v. Muốn phân biệt khu CNC với các loại hình trên phải xuất phát từ định nghĩa về khu CNC và chức năng của nó. Từ khái niệm đó có thể xây dựng những mô hình khác nhau của khu CNC như mô hình chức năng hay mô hình động lực.
Như vậy, có thể hình dung khu CNC cần có: Khu công nghiệp CNC, khu nghiên cứu CNC, khu dịch vụ CNC, khu huấn luyện đào tạo, khu thương mại và các dịch vụ tài chính, khu sinh hoạt đời sống. Việt Nam có Khu CNC Hòa Lạc, Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, và gần đây là Khu CNC Đà Nẵng.
1.5.1.3. Các tổ chức R&D cấp quốc gia
Mô hình tổ chức R&D cấp quốc gia phổ biến ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa, còn những nước theo nền kinh tế thị trường thì hầu như không có mô hình này. Những tổ chức R&D cấp quốc gia thường có một số đặc trưng:
- Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia bao gồm: Năng lực vận hành, năng lực tiếp thu, năng lực thích nghi, và năng lực đổi mới, tạo ra những tiến bộ công nghệ. Thực hiện các chương trình nghiên cứu có mục tiêu tương đối dài hạn, PTCN nhằm tạo ra sự đổi mới hướng vào công nghệ, đi đầu truyền bá những công nghệ mới trong phạm vi toàn quốc, nhằm giảm sự lệ thuộc công nghệ vào các công ty đa quốc gia, mang lại độc lập thật sự cho đất nước;
- Phát triển tiềm lực KH&CN, chú trọng nghiên cứu cơ bản (NCCB) có định hướng làm cơ sở thúc đẩy PTCN đáp ứng sự phát triển bền vững của đất nước. Ở các nước đang phát triển, người ta thường dựa vào các tổ chức này để xây dựng và phát triển nhân lực KH&CN, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao cho quốc gia;
- Chủ trì hoặc có vai trò tích cực trong hoạch định chính sách công nghệ quốc gia;
- Thực hiện vai trò hạt nhân trong hợp tác quốc tế về KH&CN.
- Mô hình chức năng: Các tổ chức thực hiện chức năng R&D là chủ yếu. Các tổ chức này dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã hình thành các tổ chức SX-KD. Như vậy, thiết kế theo mô hình này, các tổ chức R&D cấp quốc gia tập trung vào NCCB, còn nghiên cứu ứng dụng (NCUD) chủ yếu là CGCN từ nước ngoài vào;
- Mô hình động lực: Với kỳ vọng phát triển nền công nghiệp CNC nên nhà nước hết sức chú trọng đầu tư cho các trung tâm quốc gia và vì vậy có thể xem các tổ chức này được thiết kế theo mô hình thúc đẩy. Tuy nhiên, trong vận hành không phải lúc nào mô hình này cũng hợp lý.
Với mô hình trên, các tổ chức R&D cấp quốc gia là những tổ chức sự nghiệp, cấu trúc thường theo lý thuyết cơ học và vận hành mang tính hành chính và đẳng cấp. Các tổ chức này thường là cơ quan trực thuộc Chính phủ bao gồm nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành, các viện này được thiết lập theo các chuyên môn khoa học khác nhau, bao gồm: những chuyên ngành NCCB đến ứng dụng và triển khai công nghệ. Mối quan hệ giữa các viện chuyên ngành thường lỏng lẻo, đôi khi có sự hợp tác giải quyết những nhiệm vụ khoa học thì theo cơ chế hợp đồng. "Tính trồi" của hệ thống thường không thể hiện rõ. Muốn tổ chức này phát huy được sức mạnh của hệ thống thì cần có những thay đổi quan trọng về cấu trúc. Dưới các viện là các phòng nghiên cứu hoặc trạm, trại. Việc phân chia các phòng về cơ bản là theo chuyên ngành khoa học sâu hơn. Như vậy, có thể xem các trung tâm quốc gia có cấu trúc đẳng cấp thể hiện ở ba mức độ khác nhau: phòng - viện - trung tâm quốc gia.
Đứng đầu các tổ chức R&D cấp quốc gia ở Việt Nam được gọi là Chủ tịch, các tổ chức chức năng phục vụ công tác quản lý được gọi là các tổ chức giúp việc Chủ tịch. Các tổ chức giúp Chủ tịch được gọi là các Ban, thông thường có các ban: Ban tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính, hợp tác quốc tế, kiểm tra và văn phòng. Bộ máy lãnh đạo các tổ chức này gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, bộ máy được vận hành theo lý thuyết cơ học, người ta quen gọi là chế độ thủ trưởng. Chế độ thủ trưởng là chế độ chỉ huy tập trung và như vậy sẽ dẫn đến thế mạnh của hệ thống là "đặc tính trồi", song ở nước ta điều này lại không thể hiện được. Quyền lực thì tập trung, nhưng thực hiện nhiệm vụ lại phân tán, đây là nét đặc thù của quản lý kém hiệu quả hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay có hai cơ quan khoa học thuộc loại hình này là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các tổ chức này thường lấy NCCB là hoạt động chính, được giao nhiệm vụ NCKH, ứng dụng và CGCN. Khi xem xét cần đối chiếu với chức năng để định hướng hoạt động cũng như cơ sở đề đánh giá hoạt động. Tổ chức này được thiết kế theo mô hình chức năng và mô hình động lực thúc đẩy nên khó thích nghi với biến động của môi trường và luôn trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước. Những biến động của kinh tế thị trường sẽ làm những tổ chức này tự điều chỉnh.
1.5.1.4. Tổ chức R&D cấp bộ và trực thuộc các viện quốc gia
Tổ chức R&D cấp bộ và tương đương là loại hình phổ biến nhất ở các nước, kể cả nước ta. Các nước có nền kinh tế thị trường, loại hình này phần lớn thuộc sở hữu tư nhân. Cho đến thời điểm hiện tại các tổ chức này chủ yếu vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
Số lượng các tổ chức thuộc loại hình tổ chức này cũng phản ánh nhu cầu của phát triển KT-XH đối với KH&CN. Quy mô của loại hình này rất khác nhau, chức năng nhiệm vụ và mô hình cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiệm vụ của tổ chức và cơ chế quản lý. Mỹ có hơn 2.500 tổ chức, Nhật Bản có gần 3.000 tổ chức, Pháp có khoảng 1.200 tổ chức, Trung Quốc có gần 600 tổ chức. Còn ở Việt Nam cũng có trên 300 tổ chức R&D cấp bộ và tương đương.
Theo tính chất và chức năng hoạt động, các tổ chức R&D cấp bộ và tương đương thường chia thành một số loại hình sau: viện nghiên cứu cơ bản, viện nghiên cứu công nghệ, viện nghiên cứu chính sách.
Viện nghiên cứu cơ bản: Các viện NCCB tập trung ở các trung tâm khoa học quốc gia (viện hàn lâm) và các trường đại học. Ở Nga hay Trung Quốc cũng thế, các viện NCCB tập trung ở viện hàn lâm, thí dụ Viện Khoa học Trung Quốc có 4/5 Ban tiến hành NCCB. Ở Việt Nam các viện (hoặc trung tâm) NCCB cũng tập trung ở hai viện quốc gia và Đại học Quốc gia. Tuy nhiên nhiều viện thuộc loại hình này cũng tiến hành nghiên cứu công nghệ, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là NCCB, vì vậy cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức vẫn theo mô hình các viện NCCB truyền thống. Những viện điều tra cơ bản thì có thể có các trạm đo cố định hoặc lâm thời theo mạng lưới hoạt động của viện.
Viện nghiên cứu chính sách: Hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc tương đương đều có viện nghiên cứu chính sách phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Ở nước ta, một số đoàn thể cũng tổ chức viện nghiên cứu chính sách, ví dụ
như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các viện này ngoài nhiệm vụ chính mà cơ quan chủ quản giao cho vẫn được tiến hành ký hợp đồng với các tổ chức khoa học và kinh tế khác. Cấu trúc của loại hình viện này cũng tương đối đơn giản, thường là các phòng chuyên môn trực thuộc viện, một số viện lĩnh vực nghiên cứu phức tạp hơn cần phân cấp thì có thể tổ chức thành Ban trực thuộc viện, mỗi ban có một số phòng chuyên môn hoặc một vài ban có tính chất hoạt động đặc biệt, ví dụ như ban đào tạo.
Viện nghiên cứu công nghệ: Ở nước ta, có khoảng 200 viện nghiên cứu công nghệ. Chức năng của các viện nghiên cứu công nghệ thường là tiến hành các hoạt động NCKH, chủ yếu là NCUD để sáng tạo các nguyên lý công nghệ; triển khai thực nghiệm các kết quả NCUD để tạo ra các sản phẩm mẫu, công nghệ mẫu; áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Những chức năng này của viện nghiên cứu công nghệ hoàn toàn thích hợp và phát huy năng lực trong nền kinh tế chỉ huy tập trung. Khi cơ chế quản lý kinh tế thay đổi sang "Hệ thống kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước" thì những chức năng đó làm cho viện nghiên cứu công nghệ gặp khó khăn trong hoạt động của mình và nhất là đời sống của cán bộ khoa học. Lúc này quy luật tự điều chỉnh đã làm cho viện thoát ra khỏi những chức năng cơ bản của cơ chế cũ.
Theo điều tra gần đây, các viện nghiên cứu công nghệ thường tiến hành một số công việc sau: Nghiên cứu ứng dụng và triển khai để tạo ra các sản phẩm mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới và công nghệ mới; Làm pilot (thí điểm) để hoàn thiện các công nghệ mới đã nghiên cứu thành công; Sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ các thiết bị chuyên dụng; Thiết kế, lắp đặt các dây chuyền công nghệ mới cho sản xuất; Thực hiện các hợp đồng tư vấn về kỹ thuật, công nghệ, duy tu, bảo dưỡng thiết bị liên quan với các lĩnh vực chuyên môn của viện; Thực hiện các hợp đồng tư vấn về tổ chức, quản lý, pháp lý liên quan với các lĩnh vực chuyên môn của viện; Kiểm định, đo lường, thực nghiệm kỹ thuật, v.v.
Từ những công việc mà các viện công nghệ thực hiện trong những năm qua, Vũ Cao Đàm đã tổng hợp lại thành bốn chức năng chính mà các viện nghiên cứu công nghệ thực hiện: Nghiên cứu khoa học: Đó là NCUD hoặc phát triển mà sản phẩm cuối cùng có thể là những nguyên lý công nghệ đã thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm; Ươm tạo công nghệ: Chuyển những kết quả nghiên cứu về nguyên lý công
nghệ trong phòng thí nghiệm để chuyển thành những hình mẫu công nghệ có tính khả thi về kỹ thuật và chế tạo; Tư vấn; và Dịch vụ.
Cơ cấu tổ chức của các viện nghiên cứu công nghệ: Với chức năng như vậy, cấu trúc viện nghiên cứu công nghệ phức tạp hơn so với viện NCCB. Mô hình ma trận thường được áp dụng cho thiết kế các viện này. Viện vẫn bao gồm các phòng nghiên cứu chuyên môn nhưng đồng thời vẫn tổ chức theo tuyến từ khâu xây dựng nguyên lý đến hình thành công nghệ rồi chế tạo mẫu và nhiều trường hợp còn tổ chức sản xuất thử, đơn chiếc, hàng loạt nhỏ sản phẩm của công nghệ và tiêu thụ trên thị trường. Nhiều viện nghiên cứu công nghệ đã sớm tiếp cận với thị trường và tổ chức sản xuất có hiệu quả như một xí nghiệp kỹ thuật.
Cơ cấu tổ chức của viện, ngoài các phòng chuyên môn còn có phòng thiết kế, xưởng thực nghiệm, phòng kiểm định kỹ thuật và chất lượng, cửa hàng và những bộ phận về thị trường và pháp lý. Một số viện nghiên cứu công nghệ hiện nay đã thành lập các đơn vị hạch toán độc lập và thành lập cả doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo Quyết định 68 của Chính phủ. Ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, X-cốt-len, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, người ta đều thành lập các văn phòng liên lạc công nghiệp, doanh nghiệp "Spin-outs", xí nghiệp CNC của các viện nghiên cứu công nghệ. Những tổ chức này đã thúc đẩy quá trình thương mại hoá các sản phẩm công nghệ, thúc đẩy hoạt động KH&CN của các viện và góp phần tích cực vào đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, các viện nghiên cứu công nghệ sẽ còn có những biến động lớn cả về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động. Trong số hơn 200 viện, chỉ có một số ít viện phát huy được tiềm lực của mình để trở thành các viện tự quản, dẫn đầu cả nước về lĩnh vực công nghệ nào đó, đại bộ phận còn lại phải chuyển thành xí nghiệp kỹ thuật, công ty tư vấn đa chức năng hoặc gia nhập với một hãng công nghiệp nào đó. Quá trình này diễn ra nhanh và mạnh mẽ tuỳ thuộc vào mức độ cải cách hành chính của nhà nước cũng như cơ chế quản lý kinh tế.
1.5.1.5. Tổ chức R&D cấp cơ sở
Theo khái niệm trật tự hành chính thì có loại hình tổ chức này, còn với nền