Tình hình chung

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức KH & CN công lập nghiên cứu thăm dò (Trang 65)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Tình hình chung

3.1.1. Đánh giá chung

“Có thể nói tình hình triển khai thực hiện Nghị định 115, Nghị định 80 của các Bộ, ngành và địa phương đã đạt một số kết quả bước đầu khả quan. Tính đến tháng 5/2009, trong tổng số 546 tổ chức KH&CN công lập của cả nước, có 242 tổ chức KH&CN đã có đề án chuyển đổi được phê duyệt và 97 tổ chức đã hoàn thiện đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Còn lại 192 tổ chức KH&CN đang xây dựng và hoàn thiện đề án chuyển đổi. Các tổ chức KH&CN đã chuyển đổi và áp dụng cơ chế tự chủ của Nghị định 115 đều cho thấy kết quả tích cực. 45% tổ chức KH&CN đã chuyển đổi thành công”, TS. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ KH&CN đánh giá 8

. Bên cạnh những tổ chức NCKH sống được và sống khỏe, vẫn còn không ít tổ chức NCKH vẫn “dậm chân tại chỗ”, dẫn đến tình hình thực hiện Nghị định 115 tại các địa phương trên cả nước vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra. Những trở ngại đó là: Một số người đứng đầu các tổ chức KH&CN chưa hiểu đúng và đủ quy định của Nghị định 115, rằng chuyển sang cơ chế tự chủ thì sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí nữa, Nhà nước bắt các tổ chức KH&CN phải chuyển thành doanh nghiệp, biến người làm khoa học thành doanh nhân, v.v. Mặt khác, môi trường bao cấp, tư duy hành chính của các cấp quản lý và của chính các nhà khoa học bám chặt. Nhiều tổ chức KH&CN có tư tưởng ngại chuyển sang cơ chế tự chủ vì sợ phải tự chịu trách nhiệm. Ngoài ra, tâm lý muốn ỷ lại cơ chế bao cấp của Nhà nước như trước đây. Thêm nữa,

việc đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH&CN nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều đơn vị không có đủ tiềm lực hoạt động theo cơ chế tự chủ. Ngoài ra, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt và thiếu sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, vướng mắc trong việc giải quyết chế độ dôi dư biên chế, giao tài sản và đất đai, v.v. cũng góp phần làm chậm tiến độ triển khai Nghị định 115.

Theo tinh thần của Nghị định 115 là tạo cơ chế để các tổ chức KH&CN phát triển tốt hơn. Theo đó, được lựa chọn phương thức chuyển đổi, được tự chủ mọi mặt về tổ chức, biên chế, tài chính, thậm chí được SX-KD và được cấp đăng ký kinh doanh, được miễn giảm thuế như doanh nghiệp. Sau chuyển đổi, các tổ chức KH&CN vẫn là đơn vị sự nghiệp khoa học của Nhà nước, cán bộ khoa học vẫn là viên chức sự nghiệp của Nhà nước. Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên lâu dài cho các tổ chức NCCB, CL&CS với mức không thấp hơn trước đây và lại cho hưởng phương thức khoán. Nhà nước không giới hạn mức thu nhập tối đa và tiền lương theo hợp đồng được tính vào chi phí hợp lý trước thuế… Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí. Trước đây là cấp theo đầu tư biên chế. Giờ Nhà nước sẽ cấp kinh phí theo giao nhiệm vụ, nghĩa là khi giao nhiệm vụ, tiền lương phải được đưa vào đề tài. Đây là một thách thức rất lớn khi phải xây dựng được mức tiền lương đối với từng đề tài. Ngân sách chi cho KH&CN là 2% mỗi năm, tính đến thời điểm này là 400 triệu USD. Trong 2% ngân sách này, có đến 40% (ước tính khoảng 160 triệu USD) là qua đường đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Do đó, để sử dụng được, các tổ chức KH&CN phải nắm thật chắc các quy định về tài chính và phải tổng hợp các đề tài dự án, thông qua UBND, HĐND trước ngày 31/7 hàng năm, sau đó đưa về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

3.1.2. Về xây dựng và phê duyệt đề án

Tính đến nay, theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, trong tổng số 585 tổ chức KH&CN công lập (388 tổ chức thuộc các Bộ, ngành và 197 tổ chức thuộc địa

phương) có 228tổ chức thuộc các Bộ, ngành (chiếm tỷ lệ 72%) đã được phê duyệt Đề

án chuyển đổi hoạt động theo Nghị định 115; 39 tổ chức thuộc các địa phương (chiếm tỷ lệ 20%) đã được phê duyệt Đề án chuyển đổi hoạt động theo Nghị định 115; còn lại 160 tổ chức thuộc các Bộ, ngành (chiếm tỷ lệ 28%) và 158 tổ chức thuộc các địa

phương (chiếm tỷ lệ 80%) đang xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển đổi hoạt động theo Nghị định 115.

Một sốtổ chức KH&CN thực hiện chuyển đổi theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Một số tổ chức KH&CN đã chuyển sang mô hình hoạt động là doanh nghiệp KH&CN, và hàng trăm doanh nghiệp KH&CN mới đã được thành lập, hoạt động có hiệu quả.

Trong số 267 các tổ chức KH&CN công lập đã được phê duyệt Đề án chuyển đổi thực hiện theo Nghị đinh 115 có: 136 tổ chức KH&CN công lập được các Bộ, ngành và địa phương xác định là tổ chức NCCB, nghiên cứu CL&CS phục vụ quản lý nhà nước (đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 4, Nghị định 115), chiếm tỷ lệ 51% tổng số tổ chức đã được phê duyệt đề án, chiếm 24% tổng số các tổ chức KH&CN; 131 tổ chức KH&CN công lập thuộc diện các tổ chức tự trang trải kinh phí (đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4, Nghị định 115), chiếm tỉ lệ 49% so với tổng số các tổ chức KH&CN đã được phê duyệt đề án, chiếm tỉ lệ 23% tổng số các tổ chức KH&CN.

3.1.3. Việc chuyển đổi hoạt động trong các loại hình tổ chức KH&CN

* Đối với các tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ, ngành đã nhiều năm được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, đầu tư mới, cải tạo mở rộng, đầu tư chiều sâu, nay do yêu cầu phải chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự trang trải kinh phí, bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ và chưa chủ động để chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí.

- Nghị định 115 của Chính phủ là một vấn đề lớn và mới, đặc biệt đối với các đơn vị trực thuộc một số Bộ, ngành có tính chất đặc thù riêng như Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT,.. do đó việc triển khai thực hiện cần có thời gian và lộ trình nhất định.

- Nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc các Bộ, ngành chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức KH&CN đa dạng, đan xen nhau, do đó khó phân loại để xác định đơn vị thuộc diện chuyển đổi.

* Đối với tổ chức KH&CN trực thuộc các địa phương ở trong điều kiện trình độ còn thấp, thị trường KH&CN hầu như chưa hình thành, các dịch vụ KH&CN chưa phát triển.

- Có nhiều tổ chức KH&CN mới được thành lập, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng và CGCN,... chưa được đầu tư.

- Tổ chức KH&CN tại các địa phương chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp phục vụ cho ngành quản lý, hoạt động NCKH chỉ phục vụ cho công tác quản lý và chuyên môn, hoạt động dịch vụ KH&CN chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Tổ chức KH&CN ở một số tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi có tiềm lực KH&CN yếu, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính.

* Xây dựng và phê duyệt đề án chuyển đổi:

Theo báo cáo sơ kết tình hình triển khai thực hiện Nghị định 115 của Bộ Khoa học và Công nghệ, thì tình hình xây dựng và phê duyệt đề án chuyển đổi của các tổ chức KH&CN như sau: Số tổ chức KH&CN đề nghị là tổ chức NCCB, nghiên cứu CL&CS phục vụ quản lý nhà nước: 112 tổ chức; Số tổ chức KH&CN có đề án chuyển đổi đã được phê duyệt: 127 tổ chức; Số tổ chức KH&CN có đề án chuyển đổi đang chờ phê duyệt: 191 tổ chức; Số tổ chức KH&CN đang xây dựng đề án chuyển đổi: 287 tổ chức; Số tổ chức KH&CN chuyển đổi theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP: 43 tổ chức.

3.1.4. Đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện

Nhìn chung, các Bộ, ngành, địa phương đều đánh giá cao chính sách đổi mới quản lý KH&CN của Nhà nước và coi đó là một bước đi tất yếu và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập trên cả nước.

Đến nay, gần 70% các tổ chức KH&CN công lập có đề án đã được phê duyệt và đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (kể cả các tổ chức thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, có mức độ tự chủ thấp hơn so với Nghị định 115). Số tổ chức KH&CN công lập còn lại đang khẩn trương hoàn thiện đề án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong những năm qua, số lượng các tổ chức KH&CN đã tăng lên từ khi Nghị định 115 được ban hành, cụ thể: 208 tổ chức KH&CN mới được thành lập, trong đó 56 tổ chức KH&CN công lập, 152 tổ chức KH&CN ngoài công lập.

Việc các tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã làm tăng trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và thủ trưởng tổ chức KH&CN, tạo điều kiện gắn kết NCKH & PTCN với SX-KD, đào tạo nhân lực, thu hút nguồn lực của xã hội cho hoạt động KH&CN. Ngoài ra, việc triển khai

Nghị định 115 đã tạo điều kiện đầu tư có trọng điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, qua đó góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước.

Nghị định 115 và Nghị định 80 đã tạo điều kiện phát triển tiềm lực cho các tổ chức KH&CN công lập và bước đầu tạo sự gắn kết giữa hoạt động NCKH, PTCN với hoạt động SX-KD.

Một hiện tượng đáng mừng là nhiều doanh nghiệp đã thành lập các tổ chức KH&CN trực thuộc hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định 115 để thực hiện việc nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ví dụ : Công ty CP Hải Phòng, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung (Ninh Bình)… Nhờ đó các doanh nghiệp này đã có tốc độ phát triển mạnh, đột phá, doanh thu tăng liên tục ở mức cao trên 250%/năm, sản phẩm liên tục được đổi mới, đời sống cán bộ, công nhân, viên chức không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức KH & CN công lập nghiên cứu thăm dò (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)