Đánh giá chuyển đổi hoạt động và những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức KH & CN công lập nghiên cứu thăm dò (Trang 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.Đánh giá chuyển đổi hoạt động và những khó khăn, tồn tại

3.5.1. Đánh giá sơ bộ

Nghị định số 115 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập đã trải qua hơn 7 năm thực hiện. Nhưng cho đến nay, Nghị định này vẫn chưa thực sự được triển khai theo đúng tinh thần và lộ trình của nó. Nguyên nhân là do vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn và bất cập.

Tư tưởng chỉ đạo và đổi mới của Nghị định 115 và Nghị định 96/2010/ND-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 115 là Nhà nước giao quyền tự chủ toàn diện về tổ chức, biên chế, xác định nhiệm vụ và tài chính cho các tổ chức KH&CN công lập với mức tự chủ cao nhất, với cơ chế thông thoáng nhất. Đây là một nghị định có rất nhiều điểm tiến bộ mang tính đột phá. Các tổ chức KH&CN được quyền tự chủ, trong đó có một quyền quan trọng nhất là tự chủ về tài chính.

Theo Nghị định 115, các tổ chức KH&CN còn được quyền SX-KD như một doanh nghiệp và được hưởng mọi ưu đãi của doanh nghiệp. Đây là nội dung quan

trọng làm cho kết quả nghiên cứu của các viện, các trung tâm được chuyển giao vào SX-KD theo con đường ngắn nhất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tăng thu nhập của mình cũng như bảo vệ được quyền SHTT đối với kết quả nghiên cứu do họ tạo ra.

* Thành công nhờ tự chủ:

Sau một thời gian thí điểm cho thấy, việc ban hành và triển khai Nghị định 115 là một xu thế tất yếu để phát triển KH&CN trong nước, đưa thành quả nghiên cứu vào đời sống và sản xuất. Có thể thấy rõ điều này tại Viện KH&CN Mỏ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), một trong những đơn vị thực hiện thành công mô hình tự chủ.

Tuy Nghị định 115 được ban hành năm 2005 nhưng trên thực tế, Viện KH&CN Mỏ đã áp dụng cơ chế tự chủ từ năm 2003. Nhờ thực hiện cơ chế này mà doanh thu của Viện đã đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm liền. Năm 2010, doanh thu của Viện xấp xỉ 560 tỷ đồng, trong đó lãi trước thuế đạt 14 tỷ, nộp ngân sách 23 tỷ, lương bình quân của cán bộ là 11 triệu đồng/tháng. Có được kết quả như vậy là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ phía Tập đoàn, từ các đơn vị thành viên của Tập đoàn và sự nỗ lực gắn kết các sản phẩm KH&CN với sản xuất của các cán bộ nghiên cứu của Viện. Trong quá trình triển khai, Viện cũng có nhiều đóng góp cho các hoạt động KH&CN của Tập đoàn. Các công trình được triển khai theo định hướng của Tập đoàn và có sự gắn kết với các đơn vị sản xuất trong ngành than - khoáng sản.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện KH&CN Mỏ, cho biết: “Khi chuyển sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì chúng tôi sẵn sàng gắn trách nhiệm của cán bộ nghiên cứu cùng các đơn vị sản xuất, đưa sản phẩm của mình từ công tác tư vấn, thiết kế cho đến ứng dụng vào sản xuất chìa khóa trao tay, giá trị gia tăng đem lại cho Viện rất lớn”.

Viện đã rất thành công trong việc triển khai mô hình tổng thầu EPC từ công tác nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị công nghệ mới, xây dựng, lắp đặt và đào tạo hướng dẫn CGCN trên nền tảng các sản phẩm KH&CN của chính mình. Điển hình là các kết quả nghiên cứu và CGCN tuyển than bã sàng và than chất lượng xấu bằng công nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh. Những công nghệ này đã được Viện triển khai áp dụng vào sản xuất thông qua các dự án cấp Nhà nước. Đến nay, Viện đã thiết kế, xây dựng và phối hợp với các đơn vị lắp đặt và đưa vào hoạt

động 15 dây chuyền tuyển than bã sàng và than chất lượng xấu tại các công ty Than Uông Bí, Núi Béo, Mạo Khê, Đèo Nai, Cọc Sáu, Quang Hanh, Hà Lầm, v.v.

Về những thuận lợi mà Nghị định 115 mang lại, TS. Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: “Thực chất, Viện chúng tôi thực hiện theo mô hình Nghị định 115 từ năm 2003, cho đến hết năm 2003 thì toàn bộ ngân sách cũng như hỗ trợ từ tập đoàn là không có. Phần lớn doanh thu của Viện đạt được từ các dịch vụ KH-KT và sản xuất thiết bị. Tổng kết lại thì các dịch vụ KH-KT của các đơn vị sản xuất chiếm 80-85% tổng doanh thu. Nghiên cứu Nghị định 115, chúng tôi thấy có nhiều thuận lợi cho các đơn vị hoạt động KH&CN tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng nếu triển khai thực hiện tốt Nghị định 115 thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả”.

Theo Nghị định 115, các doanh nghiệp KH&CN được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như những doanh nghiệp đầu tư vào CNC, tức là được miễn trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, họ còn được ưu đãi về đất đai, có thể được giao tài sản để đưa vào SX-KD, tuy có trách nhiệm nộp khấu hao nhưng Nhà nước cho phép họ giữ lại để tái đầu tư. Họ được quyền quyết định về nhân sự, kể cả việc cử cán bộ đi hợp tác ở nước ngoài, có quyền thành lập hoặc giải thể các đơn vị theo nhu cầu công việc hoặc để tinh gọn bộ máy.

* Vẫn còn nhiều bất cập:

Tuy nhiên, không phải tổ chức KH&CN nào cũng có thể thành công như Viện KH&CN Mỏ. Nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như những quan điểm không đồng thuận đã nảy sinh trong quá trình triển khai Nghị định 115. Về những vấn đề này, TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: “Hiện nay, 100% các viện thuộc Bộ Công Thương thuộc diện phải chuyển đổi. Nhưng để chuyển đổi được thì còn rất nhiều vấn đề. Tôi cho rằng, tinh thần của nghị định này là rất tốt, thế nhưng vẫn còn một số vấn đề.

Nghiên cứu khoa học là nghiên cứu sáng tạo, là đi tìm cái mới, thì cũng giống như người đi câu, có thể được, có thể không. Nghiên cứu khoa học cũng có độ trễ, nghiên cứu ra không phải ứng dụng được ngay. Nghiên cứu khoa học có tính mạo hiểm rất cao. Ngoài ra, tình hình thực tiễn của các cơ sở nghiên cứu hiện nay chưa sẵn sàng. Chúng ta cũng thấy hoạt động KH&CN của Việt Nam những năm vừa qua được quan tâm đầu tư, nhưng thực sự năng lực của các viện nghiên cứu còn kém, thể hiện ở

hai yếu tố: con người và cơ sở vật chất. Mặc dù các nghị quyết của Đảng và Nhà nước vẫn xác định KH&CN là động lực phát triển KT-XH của đất nước nhưng vẫn đầu tư cho KH&CN chưa xứng tầm, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KH&CN. Các bạn sinh viên giỏi ở các trường đại học ít khi về các viện nghiên cứu. Đấy là một thực tế. Về cơ sở vật chất thì những năm vừa qua Nhà nước có quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà khoa học. Đây là những điểm mà chúng tôi cho rằng Nghị định 115 chưa đi vào thực tiễn được”.

Trên thực tế, nhiều tổ chức KH&CN vẫn chưa thể sẵn sàng chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Sự yếu và thiếu cả về nhân sự cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị là những rào cản không dễ giải quyết. Về phía Viện KH&CN Mỏ, TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng, còn nhiều vướng mắc để thực hiện tốt Nghị định 115. Các vấn đề liên quan đến việc triển khai Nghị định 115 cần có hướng dẫn cụ thể. Vận dụng theo Nghị định 115 còn có nhiều cái vướng, như vấn đề thuế. Các tổ chức KH&CN được Nhà nước hỗ trợ nhưng là hỗ trợ cho hoạt động nào? Hoạt động KH&CN hay là tổng thể tất cả các hoạt động của đơn vị.

Khi chuyển sang cơ chế tự chủ, điều khiến các nhà khoa học lo ngại là trong điều kiện khó khăn về con người và cơ sở vật chất như hiện nay, làm thế nào có thể ứng dụng vào thực hiễn các kết quả NCKH, vì đây sẽ là một nguồn thu quan trọng. Về vấn đề này, TS. Trương Nam Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học (thuộc Viện KH&CN Việt Nam) chia sẻ: “Muốn nghiên cứu KH&CN đạt hiệu quả cao và được ứng dụng vào thực tiễn, điều quan trọng là ngay từ khi đặt vấn đề nghiên cứu cần bám vào thực tiễn, vào nhu cầu thực tế và trên cơ sở ấy, hình thành nhiệm vụ khoa học. Những nhiệm vụ như vậy, khi làm xong, chắc chắn sẽ được đưa vào thực tiễn và được chấp nhận. Ngoài ra, phải có sự kết hợp rất tốt giữa nhà khoa học và doanh nghiệp nhằm ứng dụng thành tựu khoa học”.

Để các tổ chức KH&CN có thời gian chuẩn bị, thời hạn hoàn thành thực hiện Nghị định 115 trên toàn quốc đã được lùi lại đến đầu năm 2014. Tuy nhiên, một lộ trình như vậy cũng không phải dễ dàng với tất cả các tổ chức KH&CN công lập. Và để Nghị định 115 thực sự đi vào thực tế, không ai khác, chính các nhà khoa học, với trí tuệ, tài năng, với sự năng động và tinh thần dám nghĩ dám làm, sẽ là những người đưa nghị định này đi đúng lộ trình của nó.

3.5.2. Những khó khăn, vướng mắc

3.5.2.1. Đối với các tổ chức thuộc các Bộ, ngành

- Các tổ chức KH&CN công lập hiểu về Nghị định 115 còn chưa đầy đủ và tâm lý nhìn chung còn đang chờ đợi.

- Nhiều cán bộ nghiên cứu cũng như cán bộ lãnh đạo thuộc tổ chức KH&CN công lập có nhiều băn khoăn, trăn trở liệu các nhà khoa học có được tiếp tục làm công tác nghiên cứu không? hay phải "bươn trải" kiếm tiền lo cho cuộc sống bằng những công việc khác mà họ chưa có kinh nghiệm, không có khả năng và liệu tác động của nó có làm chậm lại sự phát triển của nền khoa học còn non yếu của nước nhà!

- Nhiều tổ chức KH&CN công lập còn băn khoăn về nhiệm vụ giao trong khuôn khổ kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên được giao như thế nào? (nếu giao nhiệm vụ nhiều hơn thì kinh phí được lấy từ nguồn nào).

- Một số tổ chức KH&CN công lập phải tách các bộ phận trực thuộc thực hiện các hoạt động PTCN và dịch vụ KH&CN thành một tổ chức độc lập tự trang trải kinh phí. Các tổ chức KH&CN công lập còn băn khoăn về cơ chế phối hợp, mối quan hệ giữa tổ chức KH&CN (mẹ) với các đơn vị trực thuộc (con).

- Tổ chức liên kết, hợp tác KH&CN với các viện, trường chưa thường xuyên và chưa có quy định cụ thể về mời chuyên gia phối hợp.

3.5.2.2. Đối với tổ chức KH&CN trực thuộc địa phương

- Thị trường KH&CN tại các địa phương còn yếu, nhất là trong lĩnh vực thông tin KH&CN. Nguồn thu từ dịch vụ KH&CN thấp và chưa ổn định. Không thể tự hạch toán dịch vụ thử nghiệm do thu phí thấp, không đủ bù chi do áp dụng theo mức giá thu phí của thông tư 83/2002/TT-BTC. Ví dụ một số tổ chức KH&CN công lập có mức thu thấp không đủ bù chi như: Trung tâm Thông tin tư liệu Cần Thơ chỉ tự cân đối 10%, các trung tâm của An Giang chỉ tự cân đối 20%, do đó tích lũy kém. Đa số các trung tâm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng do Sở KH&CN giao là chủ yếu.

- Thiếu vốn trong khi các quy định, chính sách liên quan đến cho vay vốn hoạt động KH&CN chưa rõ, chưa cụ thể.

- Tình hình KT-XH của địa phương phát triển chậm, thị trường KH&CN chưa hình thành nên các đơn vị KH&CN đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, các đơn vị không trực thuộc sở KH&CN không đăng ký thực hiện.

- Việc chuyển đổi hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, nhiệm vụ chính vẫn là hoạt động NC-TK và hoạt động dịch vụ KH&CN. Trong khi đó các chế độ chính sách về hoạt động NC-TK chưa phù hợp và chưa có cơ chế khuyến khích thỏa đáng.

- Các tổ chức KH&CN công lập của các sở KH&CN chưa có hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở như các ngành khác (khuyến nông, khuyến ngư...) và chưa có mô hình thống nhất nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

- Một số tổ chức KH&CN mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa đáp ứng được về chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Các sản phẩm được thương mại hóa, chưa có thị trường cho các sản phẩm được tạo ra.

Để đẩy nhanh triển khai thực hiện Nghị định 115, TS. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115 (Nghị định 96) và Nghị định 80 theo hướng: Chính phủ cho phép kéo dài thời gian chuẩn bị chuyển đổi đối với các tổ chức KH&CN ở Trung ương, và các tổ chức KH&CN ở địa phương. Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan liên quan xây dựng quy định về tiền công, tiền lương, chi hoạt động bộ máy nằm trong các nhiệm vụ KH&CN, kể cả các nhiệm vụ nghiên cứu và nhiệm vụ thường xuyên. Các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, kỹ thuật,… phục vụ cho nông thôn thì Nhà nước phải hỗ trợ tối đa. Có chính sách rõ ràng về việc giao đất, giao tài sản cho các tổ chức KH&CN, tạo điều kiện cho họ có thể hoạt động SX-KD một cách thuận lợi. Cuối cùng, đề nghị lãnh đạo các địa phương quan tâm và sử dụng đúng mục đích kinh phí đầu tư phát triển từ ngân sách sự nghiệp khoa học đầu tư cho các địa phương để tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ kiện toàn tổ chức của Ban Chỉ đạo liên Bộ triển khai thực hiện Nghị định 115 và Nghị định 80, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến nội dung các văn bản hướng dẫn

và nêu gương các điển hình thực hiện tốt để các đơn vị khác có điều kiện học tập, sớm triển khai Chương trình phát triển doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ các tổ chức KH&CN công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”.

3.5.2.3. Nhìn chung, quá trình triển khai Nghị định 115 có một số khó khăn, tồn tại chủ yếu sau:

Do tiềm lực còn yếu, nhiều tổ chức KH&CN có tư tưởng e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 (đặc biệt là các tổ chức KH&CN ở địa phương 9) và vẫn muốn tiếp tục được sự hỗ trợ theo phương thức bao cấp của Nhà nước để hoạt động. Từ khi Nghị định 115 có hiệu lực đến nay, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH&CN trực thuộc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi để các tổ chức này có đủ tiềm lực chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định 115.

Một số nội dung quy định tại Nghị định 115 và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa điều chỉnh được một số các quy định tại các văn bản khác có tính pháp lý cao hơn, đặc biệt về cơ chế tài chính, chính sách vay vốn và sử dụng tài sản Nhà nước, sử dụng đất đai được qui định tại Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Luật Ngân sách Nhà nước…

Nhiều cơ quan quản lý chưa nhận thức đầy đủ các nội dung đổi mới của Nghị định 115, Nghị định 80 cũng như chậm đổi mới tư duy trong việc triển khai thực hiện các Nghị định này.

Tại các địa phương, việc chỉ đạo thực hiện Nghị định 115 và Nghị định 80 chưa quyết liệt, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý (Sở KH&CN, Sở

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức KH & CN công lập nghiên cứu thăm dò (Trang 81)