1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội

131 611 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN * LÊ LAN PHƯƠNG CHUYểN ĐổI VIệC LàM CủA NGƯờI DÂN VEN ĐÔ SAU KHI Bị THU HồI ĐấT SảN XUấT NÔNG NGHIệP TạI PHƯờNG KIếN HƯNG, QUậN Hà ĐÔNG, Hà NộI LUậN VĂN THạC Sĩ CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC Hà Nội - 2014 ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN * LÊ LAN PHƯƠNG CHUYểN ĐổI VIệC LàM CủA NGƯờI DÂN VEN ĐÔ SAU KHI Bị THU HồI ĐấT SảN XUấT NÔNG NGHIệP TạI PHƯờNG KIếN HƯNG, QUậN Hà ĐÔNG, Hà NộI LUậN VĂN THạC Sĩ CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC Mã số: 60 31 03 01 Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Tôi cũng xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. Ngƣời cam đoan Lê Lan Phƣơng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học – những người trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt tận tình cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Trịnh Duy Luân – người thầy đã dành nhiều tâm huyết và thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp – những người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân và nhân dân phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những người trực tiếp tạo điều kiện và tham gia trả lời phỏng vấn đã cung cấp cho tôi những số liệu cụ thể nhất. Mặc dù, tôi đã cố gắng bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Lan Phƣơng 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC BIỂU 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8 2.1. Ý nghĩa khoa học 8 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 9 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 21 4.1. Mục tiêu nghiên cứu 21 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 21 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 22 5.1. Đối tượng nghiên cứu 22 5.2. Khách thể nghiên cứu 22 5.3. Phạm vi nghiên cứu 22 6. Câu hỏi nghiên cứu 22 7. Giả thuyết nghiên cứu 22 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 23 8.1. Phương pháp luận 23 8.2. Phương pháp thu thập thông tin 24 8.2.1. Phương pháp chọn mẫu 24 8.2.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể 25 8.2.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi 25 8.2.2.2. Xử lý số liệu 25 8.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 25 8.2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu 26 2 9. Khung phân tích 26 10. Cấu trúc của luận văn 27 NỘI DUNG 28 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 28 1.1. Các khái niệm 28 1.1.1. Việc làm 28 1.1.2. Nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp 29 1.1.3. Vùng ven đô 29 1.1.4. Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 31 1.2. Lý thuyết áp dụng 32 1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội 32 1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý 34 1.3. Chủ trƣơng, chính sách về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi việc làm của ngƣời dân sau khi thu hồi đất 36 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp 36 1.3.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề chuyển đổi việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất 37 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN VEN ĐÔ HÀ NỘI SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 41 2.1. Tình trạng thu hồi đất nông nghiệp của ngƣời dân 41 2.2. Chuyển đổi việc làm của ngƣời dân ven đô Hà Nội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp 43 2.2.1. Thực trạng việc làm trước khi bị thu hồi đất 43 2.2.2. Thực trạng việc làm sau khi bị thu hối đất 47 2.2.3. Thời gian chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất 58 3 2.3. Thay đổi về thu nhập và mức sống sau khi thu hồi đất 60 2.4. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ hài lòng với công việc hiện tại và mong muốn của họ 65 2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất 67 Chƣơng 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT 73 3.1. Yếu tố giới 73 3.2. Yếu tố độ tuổi 76 3.3. Yếu tố trình độ học vấn 81 3.4. Yếu tố nguồn vốn xã hội 85 3.5. Sử dụng tiền đề bù, hỗ trợ đất bị thu hồi 88 3.6. Yếu tố hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97 1. Kết luận 97 2. Khuyến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính (%) 24 Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi (%) 24 Bảng 1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn (%) 24 Bảng 1.4. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân (%) 25 Bảng 2.1: Làm thêm các công việc phụ trước khi bị thu hồi đất theo giới tính của người trả lời (%) 43 Bảng 2.2: Loại hình công việc phụ của người dân trước khi thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính(%) 46 Bảng 2.3: Chuyển đổi việc làm chính của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp (%) 48 Bảng 2.4: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất theo tỷ lệ thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (%) 50 Bảng 2.5: Chuyển đổi loại hình công việc phụ trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 57 Bảng 2.6: Biến đổi về cơ cấu nguồn thu nhập chính sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 60 Bảng 3.1: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính (%) 74 Bảng 3.2: Thời gian chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo nhóm tuổi (%) 78 Bảng 3.3: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo nhóm tuổi (%) 79 5 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (%) 42 Biểu đồ 2.2: Địa điểm làm việc của các công việc mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 53 Biểu đồ 2.3: Địa điểm làm việc của các công việc mới theo loại hình công việc sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 54 Biểu đồ 2.4: Thời gian để chuyển đổi sang công việc mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 58 Biểu đồ 2.5: Đánh giá của người dân về mức sống sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 63 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng của người dân với công việc hiện tại (%) 65 Biểu đồ 2.7: Thuận lợi của người dân để chuyển đổi việc làm mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 68 Biểu đồ 2.8: Khó khăn của người dân trong việc chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 71 Biểu đồ 3.1: Các nguồn tư vấn, giúp đỡ người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) 87 Biểu đồ 3.2: Mục đích sử dụng khoản tiền hỗ trợ, bồi thường đất bị thu hồi (%) 88 Biểu đồ 3.3: Sự tham gia của người dân vào các hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương (%) 92 Biểu đồ 3.4: Đánh giá của người dân về hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề của chính quyền địa phương (%) 94 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hóa là quá trình tất yếu đã và đang diễn ra trên phạm vi thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước từ giữa những năm 1980 đã đưa Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về cả kinh tế và xã hội. Gắn liền với những thành tựu này là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trong phạm vi cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đi liền với việc xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị. Tất cả các công trình này đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng do đó nhu cầu về đất xây dựng là rất lớn. Để có đất cho mục đích trên, Nhà nước phải thu hồi một phần đất của nhân dân theo quy định tại điều 39 - Luật đất đai năm 2003. Những khu đô thị, khu công nghiệp này được mọc lên rất nhiều không chỉ ở nội đô những thành phố lớn mà hiện nay nó được đưa ra các vùng nông thôn ngoại thành, ven đô, ngay trên những khu đất nông nghiệp. Như vậy, những mảnh đất nông nghiệp vốn là tư liệu sản xuất, nguồn kiếm sống duy nhất của người nông dân giờ đã bị thu hồi để dùng vào mục đích cho xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở. Theo số liệu do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra tại hội thảo “Nông dân bị mất đất- Thực trạng và giải pháp” tổ chức vào ngày 4/7/2011 tại Hà Nội cho biết tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên cả nước để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị lên tới 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên môi trường (với 31 tỉnh thành trong cả nước) tính đến ngày 1/1/2008 thì tổng diện tích đất trồng lúa của cả nước còn 4.098.285 ha giảm 30.643ha so với năm 2007. Mức độ giảm thực tế bằng 1,1 lần so với kế hoạch giảm diện tích đất nông nghiệp năm 2006- 2007. [4] [...]... người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 6 Câu hỏi nghiên cứu - Việc làm và thu nhập của người dân thay đổi như thế nào sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp? 7 Giả thuyết nghiên cứu - Sau khi bị thu hồi đất phần lớn người dân chuyển sang làm những công việc tự... sau khi bị thu hồi đất Chuyển đổi việc làm của người dân - Tình trạng việc làm trước khi thu hồi đất - Tình trạng việc làm sau khi thu hồi đất - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi việc làm 26 10 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Thực trạng chuyển đổi việc làm của người ven đô Hà Nội sau khi bị thu hồi đất sản xuất. .. đến chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi thu hồi đất nông nghiệp - Tìm hiểu nguyện vọng của người dân về việc làm, sinh kế sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp - Đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp để khắc phục những khó khăn giúp cải thiện sinh kế của người dân 21 5 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi. .. tiến hành trưng cầu ý kiến 200 người dân làm nông nghiệp bị thu hồi đất nhằm thu thập số liệu chung nhất về chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau: thực trạng thu hồi đất nông nghiệp của gia đình, thực trạng về việc chuyển đổi việc làm, thay đổi mức thu nhập, mức sống, những khó khăn, thu n... hồi đất sản xuất nông nghiệp 5.2 Khách thể nghiên cứu - Các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ở phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội - Lãnh đạo phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội 5.3 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội - Thời gian: từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2014 - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu này chỉ tập trung vào những biến đổi về việc làm của người dân. .. động của việc mất đất dẫn đến mất việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà chưa nghiên cứu sâu về cách thức mà người dân chuyển đổi việc làm, mô hình việc làm mới trong trường hợp cụ thể đặc biệt là tại một vùng ven đô Đặc thù Hà Nội, Hà Đông là quận mới sát nhập Hà Nội vào năm 2008 và phường Kiến Hưng cũng là một xã vừa lên phường tạo nên sự thay đổi toàn diện không chỉ về mặt hành... khi mới được chuyển từ xã lên phường thì vẫn đang có sự giao thoa giữa một bên là đô thị tấp nập, ồn ào, náo nhiệt với một bên là vùng nông thôn và người dân vẫn còn nặng về tâm lý trồng lúa nước Đây cũng là một điểm mới của đề tài cần nghiên cứu Do đó, nghiên cứu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội nhằm làm. .. đất nông nghiệp chiếm 60% số hộ bị thu hồi đất. [41] Phường Kiến Hưng thu c quận Hà Đông là một xã mới được chuyển thành phường Phường Kiến Hưng chính là một nơi nằm trong sự giao thoa giữa nông thôn và thành thị rất điển hình Tại đây, quá trình thu hồi đất nông nghiệp cũng đã diễn ra và tạo ra những thay đổi lớn đến đời sống của người dân Chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm đã có ảnh hưởng đến thu. .. Việc thu hồi đất đã dẫn đến số hộ thu n nông ở các xã giảm mạnh Một bộ phận lớn dân cư làm nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi đất sản xuất, dẫn đến phải chuyển đổi nghề Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh xã hội từ năm 2001 – 2004 Hà Nội có gần 80.000 người (bình quân 2 lao động/hộ) bị mất việc làm từ nông nghiệp Như vậy, trung bình có khoảng 20.000 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. .. đến thu nhập, mức sống của người dân, cùng những hệ lụy về mặt xã hội Từ đây nảy sinh nhiều câu hỏi cần được nghiên cứu để trả lời, trong đó có việc nghiên cứu từ giác độ xã hội học Đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội cho luận văn cao học của mình 2 Ý nghĩa khoa . TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN VEN ĐÔ HÀ NỘI SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 41 2.1. Tình trạng thu hồi đất nông nghiệp của ngƣời dân 41 2.2. Chuyển đổi việc làm của ngƣời dân ven đô Hà. đề tài nghiên cứu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội cho luận văn cao học của mình. 2. Ý nghĩa. 2.3: Chuyển đổi việc làm chính của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp (%) 48 Bảng 2.4: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất theo tỷ lệ thu hồi đất sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 07/07/2015, 13:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w