1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF

93 783 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ MAI HƢƠNG TRIẾT LÍ TÌNH YÊU TRONG NHỮNG KẺ TỦI NHỤC CỦA F.DOSTOEVSKY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ MAI HƢƠNG TRIẾT LÍ TÌNH YÊU TRONG NHỮNG KẺ TỦI NHỤC CỦA F.DOSTOEVSKY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 02 45 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2014 3 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Văn học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền giảng cho tôi những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập! Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy – người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này! Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân – những người luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Mai Hương 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 12 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 13 5. Bố cục luận văn 13 CHƢƠNG 1: KẾT CẤU TÁC PHẨM ĐA TUYẾN 14 1.1. Sự giao cắt các tuyến truyện và quan niệm tình yêu Cơ đốc giáo 14 1.2. Tình yêu và lòng khoan thứ qua tuyến truyện Natasa - Aliôsa 20 1.3. Tình yêu và sự thử thách qua tuyến truyện Natasa - Vanhia 25 1.4. Tình yêu và sự trả nghĩa qua tuyến truyện Nenli - Vanhia 29 1.5. Tình yêu và sự cứu vớt qua tuyến truyện Cachia - Aliôsa 34 Tiểu kết 37 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN - ÁC 38 2.1. Hệ thống nhân vật trong Những kẻ tủi nhục 38 2.2. Vancôpxki - nơi tình yêu không hiện hữu 39 2.3. Natasa – bản tính thiện thuần nhất 46 2.4. Ông Ikhmênhep và ông Xmít - đấu tranh giữa sự tàn nhẫn và tình yêu thƣơng 51 2.5. Aliôsa - mâu thuẫn giữa sự ích kỉ cá nhân và tình yêu 56 2.6. Nenli và các nhân vật nữ khác – giữ trọn yêu thƣơng bất chấp đau khổ 61 Tiểu kết 66 5 CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT NGƢỜI KỂ CHUYỆN “XƢNG TÔI” 68 3.1. Chân dung ngƣời kể chuyện “xƣng tôi” 68 3.2. Vị trí và vai trò của ngƣời kể chuyện trong hệ thống nhân vật 77 3.3. Khoảng cách điểm nhìn - thay đổi trong quan niệm về tình yêu 85 Tiểu kết 89 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ tình yêu văn học Nga nói chung và sự yêu mến đặc biệt đối với Dostoevsky nói riêng, chúng tôi mong muốn được khám phá di sản nghệ thuật của ông như một nhà văn Nga tiêu biểu của thế kỉ XIX. Dostoevsky (1821 – 1881) bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học vào giữa thế kỉ XIX. Đây là lúc xã hội Nga đang đứng trước một cuộc chuyển mình vĩ đại với những biến chuyển to lớn, mạnh mẽ sau cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp (1825). Biểu hiện của nó là sự phân chia ý thức hệ rõ rệt trong xã hội: một số người muốn học tập châu Âu trong khi một số khác phản đối và kêu gọi sự quay trở về quá khứ cùng những truyền thống của dân tộc. Đứng trước những mâu thuẫn không thể giải quyết ấy, trước xã hội Nga đầy phức tạp và đau khổ, hàng loạt các cây bút xuất hiện bộc lộ suy ngẫm về dân tộc, con người… Dostoevsky cũng cầm bút sáng tác trong giai đoạn này và đã để lại cho nền văn học Nga nói riêng cũng như văn học thế giới nói chung nhiều tác phẩm nổi tiếng với tư tưởng lớn lao và nghệ thuật thực sự điêu luyện. Trong di sản để lại cho hậu thế của Dostoevsky, tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục dường như ít được quan tâm hơn cả. Tác phẩm được in lần đầu năm 1861 trên tạp chí Thời đại, từ số 1 đến số 7, in riêng tại Peterburg cũng vào năm đó. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của Dostoevsky sau thời gian lưu đày khổ sai ở Siberia. Trên một phương diện nào đó, có thể coi đây là cuốn tiểu thuyết “thử nghiệm”, là bức phác thảo cho các tiểu thuyết trong tương lai, tập trung nhiều motip, tình huống, các nguyên tắc miêu tả… mà sau này sẽ được nhà văn sử dụng thành công. Những kẻ tủi nhục là tác phẩm quan trọng thể hiện những tìm kiếm tư tưởng - đạo đức của Dostoevsky giai đoạn cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XIX. Đến với tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vấn đề nổi bật lên là câu chuyện tình yêu của những nhân vật chính mà nhà văn đã dành trọn yêu thương, đồng thời gửi gắm vào đó những suy ngẫm về tình yêu, con người, cuộc sống Khám phá Những kẻ tủi nhục, dần bóc tách những lớp vỏ ngôn từ nghệ thuật, những tình tiết hấp dẫn 7 và thế giới nhân vật sống động, chúng ta sẽ thấy được triết lí, tư tưởng lớn lao đậm chất nhân văn, thấm nhuần đạo đức của nhà văn. Trên đây là những lí do chính cho quyết định lựa chọn đề tài luận văn của chúng tôi: “Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F.Dostoevsky”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về Dostoevsky Trong phạm vi tư liệu thu thập được, chúng tôi bước đầu nhận thấy việc nghiên cứu Dostoevsky chủ yếu tập trung ở những phương diện sau: Trước hết là những nghiên cứu về con người, sự nghiệp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật khái quát về Dostoevsky. Ở phương diện này, chúng ta có thể kể đến các bài viết và công trình tiêu biểu như: Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski của Vladimir Soloviev; Số phận nước Nga và Thế giới quan Dostoievski của Berdiaev Nikolai Aleksandrovich; Doxtoiepxki, cuộc đời và sự nghiệp của Gôxman; Ba bậc thầy Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx của Stefan Zweig; Dostoievski - Sự nghiệp và di sản của Phạm Vĩnh Cư; F.M.Đôxtôiepxki (1821 – 1881) // Lịch sử văn học Nga của Nguyễn Kim Đính; Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX của Nguyễn Hải Hà; Một hồ sơ nhỏ về Đốt của Vương Trí Nhàn… Trong những bài viết và công trình trên, các tác giả đã cho ta thấy bức tranh khái quát nhưng cũng vô cùng sinh động về sự nghiệp sáng tác cũng như tư tưởng nghệ thuật của Dostoevsky. Đây là những gợi ý, định hướng quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về tầm cỡ của một nhà văn lớn cùng những tư tưởng đã xuyên suốt hay các vấn đề trăn trở suốt cuộc đời sáng tác của ông. Khi nghiên cứu về Dostoevsky, các tác giả đều nhận thấy tư tưởng xuyên suốt và bao trùm chính là tư tưởng Kitô giáo. Các tác giả cũng đi đến thống nhất rằng, tư tưởng Kitô giáo ấy không phải thuần túy của Giáo hội mà nó mang nét đặc trưng riêng, màu sắc riêng của cá nhân Dostoevsky. Trong bài Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski, Vladimir Soloviev đã viết: “Nếu chúng ta muốn bằng một từ ngữ chỉ ra cái lý tưởng xã hội mà Dostoievski đã đi tới, thì từ ấy không phải là nhân dân hay dân tộc Nga mà là Giáo hội” [15, tr. 761] và “… Thực tại của Chúa Trời và 8 Đức Kitô đã được ông khám phá trong sức mạnh nội tại của tình yêu và lòng bao dung tha thứ tất cả, và ông đã truyền bá cái sức mạnh tha thứ tất cả ấy của thiên ân như là cơ sở cho sự thực hiện trên thế gian cái vương quốc của chân lý và công lý mà ông suốt đời khao khát hướng tới” [15, tr. 751]. Trong bài Số phận nước Nga, Berdiaev cũng khẳng định: “Chủ nghĩa dân túy của Dostoievski - là chủ nghĩa dân túy đặc biệt. Đó là chủ nghĩa dân túy tôn giáo” [9]. Đến công trình Ba bậc thầy Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx, Stefan Zweig viết về Dostoevsky: “… Trái tim ông đến với người đầy tớ của Thượng đế cũng như đến với người phủ nhận Ngài. Trong các vấn đề giằng co không dứt về vấn đề tôn giáo của các nhân vật của ông, ông không dứt khoát đứng về một phía, sự cảm thông của ông chia đều cho người sùng tín cũng như người dị giáo. Đức tin của ông là một dòng điện xoay chiều giữa hai cực của thế giới, giữa cái có và cái không. Trước Thượng đế, Đôxtôievxki vẫn giữ là người bị loại trừ khỏi sự thống nhất” [17, tr. 101] và “… Ông chuyển vấn đề từ bình diện tôn giáo sang bình diện dân tộc, mà ông bao bọc nó bằng sự cuồng tín. Như người đầy tớ trung thành nhất, ông trả lời câu hỏi: “Anh có tin Thượng đế không?” bằng một sự thú nhận chân thật nhất của đời ông: “Tôi tin ở nước Nga! ” [17, tr. 102]. Còn Phạm Vĩnh Cư trong bài viết Dostoievski - Sự nghiệp và di sản cũng không ngần ngại cho rằng: “Một hằng số khác trong nhân cách Dostoievski… đó là lòng mộ đạo, đức tin tôn giáo” [5, tr. 179] và: “Trong thế giới tinh thần của quần chúng nhân dân Nga có một thông số chung với Dostoievski, nó thu phục ngay tâm hồn ông, đó là đức tin tôn giáo, tình yêu cuồng nhiệt đối với Chúa Giêsu Kitô và đạo Kitô. Sự tiếp xúc với nhân dân lao động đã làm sống lại mãnh liệt trong Dostoievski niềm tin và tình yêu ấy…” [5, tr. 191]. Phạm Vĩnh Cư còn chỉ ra nét đặc trưng của tư tưởng Kitô giáo Dostoievsky, đó là: “… trong con mắt của Dostoiexski, Kitô không phải là Chúa Trời xa vời vợi, mà là một con người chân chính, hoàn hảo, lòng yêu Kitô thể hiện sự khao khát hoàn hảo thuộc về bản chất của con người, tin vào Kitô tức là tin vào khả năng con người có thể trở nên hoàn hảo…” [5, tr. 192]. Như vậy, có thể thấy Kitô giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong tư tưởng của Dostoevsky, chi phối toàn bộ sáng tác của ông. 9 Bên cạnh việc khẳng định tư tưởng Kitô giáo chi phối các sáng tác của Dostoevsky, những công trình trên cũng phân tích nhiều về đặc điểm thi pháp các tác phẩm cụ thể của nhà văn. Trên phương diện này, ta còn có thể kể đến nhiều công trình khác nữa, như: Những vấn đề thi pháp Dostoesky của M.Bakhtin, Luận văn Thạc sĩ “Kết cấu tiểu thuyết Anh em nhà Caramazov của F.M.Dostoevski” của Nguyễn Quỳnh Giang… Ta nhận thấy có hai điểm nổi bật trong nghiên cứu về sáng tác của Dostoevsky như sau: Một là, các nghiên cứu về Dostoevsky chủ yếu đi sâu vào các tác phẩm nổi tiếng giai đoạn sau - khi nhà văn đã thành danh. Các tác phẩm được khám phá bao gồm: Anh em nhà Karamazov, Lũ người quỷ ám, Chàng thiếu niên, Giấc mơ của kẻ nực cười, Tội ác và hình phạt, Chàng ngốc, Bút ký dưới hầm… Ngoài ra, một số ít tác phẩm của Dostoevsky giai đoạn đầu cũng được quan tâm, gồm có: Những người cơ cực, Những đêm trắng. Hai là, nghiên cứu về các tác phẩm của Dostoevsky, các tác giả chủ yếu tìm hiểu những vấn đề như sau: Hình tượng nhân vật (con người nhỏ bé, nhân vật nữ), kết cấu tác phẩm, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật phân tích tâm lý Có thể nói, đó đều là những phương diện nổi bật trong tiểu thuyết Dostoevsky. Những phương diện này cũng là gợi ý quan trọng, là “công cụ” hữu ích giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về sáng tác của Dostoevsky. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những vấn đề đã được phát hiện sau có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu. Đầu tiên, đó là những nhận xét, khám phá về đặc điểm thế giới nhân vật trong sáng tác của Dostoevsky. Stefan Zweig có những nhận xét xác đáng: “… Hãy tìm trong tác phẩm của Đôxtôievxki một con người thở khoan thai, nghỉ ngơi, đạt mục đích. Không có người nào! Tất cả lao lên đỉnh hay xuống vực trong một cuộc chạy điên loạn, theo cách nói của Aliôsa, ai đã đặt chân lên bậc đầu tiên phải cố đạt đến bậc cuối cùng… tất cả những nhân vật của Đôxtôievxki đều bị nỗi đau khổ giằng xé; vẻ mặt họ co lại; họ sống trong những cơn sốt, những cơn co giật, những cơn co thắt…” [17, tr. 52] và: “… những con người mà Đôxtôievxki sáng tạo biến 10 đổi các tình cảm của mình và cường điệu chúng từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác; đau khổ của họ là hạnh phúc sâu sắc nhất của họ. Ở họ có một cái gì nó đối lập với khoái lạc, với niềm vui của hạnh phúc: khoái lạc của nỗi đau khổ, niềm vui tự đầy đọa mình” [17, tr. 53] hay: “Tâm lí học của Đôxtôievxki là không thể sai lầm, nhưng các nhân vật của ông, thay vì được tạo hình, lại được thanh cao hóa. Họ có duy nhất một tâm hồn; họ không có gì vật chất cả. Đó là những tình cảm đang tự vận động và được người ta vận động, mà người ta sẵn lòng quên rằng họ có máu trong các huyết quản… họ không nghỉ ngơi, họ lo lắng không yên, luôn suy nghĩ. Không bao giờ họ sống cuộc sống cây cỏ, thú vật. Họ luôn xúc động, tràn đầy, căng thẳng…” [17, tr. 72] Những nhận định mang tính khái quát như trên cho ta thấy rất rõ đặc trưng thế giới nhân vật trong sáng tác của Dostoevsky. Đây cũng là những đặc điểm ta nhận thấy trong Những kẻ tủi nhục - tác phẩm ngay trong giai đoạn đầu khi nhà văn còn chưa thành danh. Điều này chứng tỏ Dostoevsky đã sớm khẳng định được phong cách riêng ngay từ những tác phẩm đầu tay. Một đặc điểm nữa trong sáng tác của Dostoevsky được Stefan Zweig phát hiện có liên quan khá gần với đề tài nghiên cứu của luận văn, đó là phát hiện về đặc điểm tình yêu, quan niệm về tình yêu của nhà văn: “… ở ông tình yêu không phải là một trạng thái hạnh phúc, một sự hòa hợp, mà là một cuộc đấu tranh được thăng hoa, một sự đau khổ cường độ lớn của vết thương muôn đời và do đó là một thời điểm của đau khổ mạnh hơn những điểm thông thường của cuộc đời…” [17, tr. 93] và: “… đối với ông tình yêu, sự giải hòa ấm áp các giới tính không biểu hiện ý nghĩa và sự chiến thắng của cuộc đời. Nó nối lại truyền thống của thời cổ đại, khi mà ý nghĩa và sự lớn lao của một số phận không hạn chế ở một người đàn bà mà ở sự chiến đấu chống lại thế giới và các thần linh…” [17, tr. 95]. Tuy là những nhận xét khái quát bước đầu, nhưng nó cũng cho chúng ta một định hướng tham khảo khi bàn về triết lí tình yêu của Dostoevsky. Như vậy, những nghiên cứu về Dostoevsky bao gồm tư tưởng, quan niệm, thi pháp… mang tính khái quát như trên là những gợi ý cho chúng tôi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó có những phát hiện mới mẻ và thú vị. [...]... Những kẻ tủi nhục và khám phá chi tiết hơn thế giới nghệ thuật này Như vậy, tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục cũng như phương diện triết lí tình yêu chưa thực sự được chú ý phân tích trong các nghiên cứu về Dostoevsky 3 Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề triết lí tình yêu trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục của. .. Dostoevsky Nghiên cứu được làm trên bản dịch Những kẻ tủi nhục của dịch giả Anh Ngọc, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 - Đối tượng tình yêu ở đây hiểu theo nghĩa rộng là tình yêu thương giữa con người và con người nói chung, bao gồm tình yêu nam nữ, tình yêu cha con, mẹ con, bạn bè… 12 3.2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề triết lí tình yêu trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục của Dostoevsky, luận văn hướng đến các... đến đáng yêu, đáng trọng Tuy nhiên, tình yêu của cô bé ở đây còn đặc biệt ở chỗ nó không phải là một tình yêu nam nữ thường tình Tình yêu của Nenli dành cho Vanhia có lẽ là toàn bộ tình cảm của cô bé có, bao gồm trong đó tình yêu đối với người mẹ đã qua đời mà cô từng hết mực tôn thờ, thương yêu và cả niềm khao khát yêu thương với cả cuộc đời đã hành hạ, gây ra bất hạnh cho em Trong tình yêu của Nenli,... Ikhmênhép 1.2 Tình yêu và lòng khoan thứ qua tuyến truyện Natasa - Aliôsa Câu chuyện tình yêu Natasa - Aliôsa xuyên suốt tác phẩm, là tuyến truyện quan trọng trong chỉnh thể kết cấu tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục Mối tình ấy được kể lại 20 qua sự chứng kiến tận mắt của nhân vật xưng tôi Qua đó, ta thấy được một khía cạnh trong triết lí về tình yêu của Dostoevsky – đó là tình yêu và lòng khoan thứ Trong câu... đầu của Dostoevsky Đó là trong Những kẻ tủi nhục, hay Những đêm trắng Naxtenka trong Những đêm trắng luôn chủ động nói lên tình cảm của mình, là người dẫn dắt tình yêu với cả hai người đàn ông là người khách trọ cũ và nhân vật xưng tôi Cô gái quyết liệt, táo bạo cuối cùng đã giành được hạnh phúc Còn trong những sáng tác giai đoạn sau của Dostoevsky, vai trò trung tâm trong tình yêu dần dần dịch chuyển... về Những kẻ tủi nhục Trong các công trình nghiên cứu về Dostoevsky ở Việt Nam, dù quy mô lớn hay nhỏ, chúng tôi thấy hầu như đều không nói đến tác phẩm Những kẻ tủi nhục Tác giả Phạm Vĩnh Cư trong bài giới thiệu về di sản của Dostoevsky nhắc đến Những kẻ tủi nhục với đánh giá ngắn gọn: “… bênh vực đến lí tưởng hóa những người cùng khổ và phê phán đến mức tô bằng một màn đen quỷ dữ hình tượng kẻ quyền... chính là các mối tình như trên, trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục, chúng ta còn gặp câu chuyện tình yêu của Cachia và Aliôsa 34 Mối tình này tuy không được khắc họa chi tiết, nhưng thông qua đó ta cũng thấy phần nào quan niệm, triết lí của nhà văn về một kiểu tình yêu vừa có nét tương đồng, vừa có nét khác biệt so với những mối tình ở trên Cachia là một cô gái xinh đẹp, đáng yêu, được thừa kế một khối tài... Chỉ có trong bản dịch Những kẻ tủi nhục, dịch giả Anh Ngọc có phân tích khái quát về tác phẩm, hệ thống nhân vật ở mức độ giới thiệu đến độc giả Đây có lẽ là bài viết phân tích cụ thể hơn cả về Những kẻ tủi nhục Trong đó, chúng tôi tìm thấy những nhận định có ý nghĩa quan trọng như sau: “… tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục tuy không phải là tác phẩm tiêu biểu về chiều sâu tư tưởng và độ chín muồi của bút... đứa con gái bị quyến rũ đã từ bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của tình yêu Nhân vật Maria Gavrilốpna trong Bão tuyết hay cô con gái xinh đẹp của người coi trạm trong Người coi trạm đều là những cô gái trẻ đầy đam mê đã không ngần ngại chạy theo tình yêu, rời bỏ gia đình Như vậy, motip người con gái chạy theo tiếng gọi tình yêu trong Những kẻ tủi nhục là một motip không còn xa lạ Sử dụng motip này xây dựng... và tình yêu như trên, trong tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục, ta còn thấy có sự giao cắt các tuyến truyện ở một hệ thống khác, tạo thành kết cấu đa tuyến khác nữa của tác phẩm Kết 19 cấu đa tuyến ở đây được xâu chuỗi bởi các mối tình – có thể gọi là trục ngang của tác phẩm Nói cách khác, nếu coi tình yêu của các nhân vật là logic kết cấu, ta có thể thấy tác phẩm là một tập hợp những câu chuyện tình yêu . nói chung, bao gồm tình yêu nam nữ, tình yêu cha con, mẹ con, bạn bè… 13 3.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề triết lí tình yêu trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục của Dostoevsky, luận. kẻ tủi nhục của Dostoevsky. Nghiên cứu được làm trên bản dịch Những kẻ tủi nhục của dịch giả Anh Ngọc, NXB Văn hóa Thông tin, 2003. - Đối tượng tình yêu ở đây hiểu theo nghĩa rộng là tình yêu. đến tác phẩm Những kẻ tủi nhục. Tác giả Phạm Vĩnh Cư trong bài giới thiệu về di sản của Dostoevsky nhắc đến Những kẻ tủi nhục với đánh giá ngắn gọn: “… bênh vực đến lí tưởng hóa những người

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bakhtin.M, (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
2. Berdiaev N.V., Số phận nước Nga và Thế giới quan của Dostoevski, http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghien cuu/2004/02/3B9AD38B/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số phận nước Nga " và "Thế giới quan của Dostoevski
3. Berdiaev N.V., Tư tưởng Nga, Đào Tuấn Ảnh dịch (trong khuôn khổ đề tài QGTĐ 11.13 do Phạm Gia Lâm chủ trì) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nga
4. Berdiaev N.V., Thế giới quan của Dostoevsky, (bản tiếng Nga do giáo viên hướng dẫn cung cấp) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới quan của Dostoevsky
5. Phạm Vĩnh Cư, (2007), Dostoievski – Sự nghiệp và di sản, Sáng tạo và giao lưu, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo và giao lưu
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
6. F.M.Dostoevski, (2001), Ông G-bov với vấn đề nghệ thuật, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, Tạp chí văn học nước ngoài, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học nước ngoài
Tác giả: F.M.Dostoevski
Năm: 2001
7. F.M.Dostoevski, (2003), Những kẻ tủi nhục, Anh Ngọc dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kẻ tủi nhục
Tác giả: F.M.Dostoevski
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
8. F.M.Dostoevski, Những đêm trắng, Thạch Chương dịch, Phạm Mạnh Hùng hiệu đính, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đêm trắng
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
9. Nguyễn Kim Đính, (1998), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Gôxman, (1998), Đôxtôépxki, cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôxtôépxki, cuộc đời và sự nghiệp
Tác giả: Gôxman
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1998
11. Nguyễn Hải Hà (chủ biên), (1998), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Hải Hà (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
12. Lê Bá Hán (Chủ biên), (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Vương Trí Nhàn, (1996), Một hồ sơ nhỏ về Đốt, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học nước ngoài
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Năm: 1996
14. A.Puskin, (1985), Alếchxanđrơ Puskin – tuyển tập văn xuôi, Nxb Cầu vồng Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alếchxanđrơ Puskin – tuyển tập văn xuôi
Tác giả: A.Puskin
Nhà XB: Nxb Cầu vồng Mátxcơva
Năm: 1985
15. Vladimir Soloview, (2005), Ba diễn từ tưởng niệm Dostoevski, Siêu lý tình yêu, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch, giới thiệu và chú giải, Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu lý tình yêu
Tác giả: Vladimir Soloview
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2005
16. Bằng Việt (Chủ biên), (1983), Từ điển văn học, Tập 1, 2, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Bằng Việt (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1983
17. Stefan Zweig, (1996), Ba bậc thầy Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx, Nguyễn Dương Khư dịch, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba bậc thầy Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx
Tác giả: Stefan Zweig
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w