Tình yêu và sự thử thách qua tuyến truyện Natasa Vanhia

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 25)

5. Bố cục luận văn

1.3.Tình yêu và sự thử thách qua tuyến truyện Natasa Vanhia

Tuyến truyện Natasa - Vanhia cũng là một tuyến truyện được miêu tả khá dụng công trong tác phẩm. Bởi nhân vật người kể chuyện từ vai trò người thuật lại đã trực tiếp tham gia vào tuyến truyện. Thông qua mối tình này, ta cũng cảm nhận được những suy ngẫm của nhà văn về tình yêu và hạnh phúc.

Diễn biến của tuyến truyện này khá cổ điển, có thể khái quát thành các mốc chính như sau: nảy sinh cảm tình - chia tay - trải qua các thử thách - cuối cùng trở về, đoàn tụ trong hạnh phúc. Xây dựng tuyến truyện Natasa - Vanhia theo mô hình ấy, Dostoevsky khẳng định tình yêu vượt qua được mọi thử thách sẽ đơm hoa, kết trái và có được hạnh phúc trọn vẹn.

Natasa và Vanhia sống cùng nhau từ nhỏ trong gia đình Natasa, hai người lớn lên bên nhau đến khi Vanhia lên thành phố để học. Tình cảm nảy nở giữa hai người bắt đầu khi họ gặp lại nhau lúc gia đình Natasa chuyển lên thành phố nơi Vanhia ở. Lúc này, hai người đều đã lớn. Họ bắt đầu nảy sinh tình cảm đặc biệt: “Tôi vẫn nhìn cô bé Natasa vô giá của bà bằng đôi mắt rực lửa tình yêu, rằng mỗi khi ngồi bên cô tôi dường như nghẹt thở và đôi mắt trở nên sâu thẳm và chính Natasa cũng bắt đầu nhìn tôi như có cái gì trong trẻo hơn trước”[7, tr. 61].

Tình yêu của Natasa và Vanhia bắt đầu giản dị và có phần “mơ hồ” như vậy. Tình cảm là xuất phát từ hai phía, nhưng thái độ, hành động của mỗi người với tính yêu ấy có sự khác biệt cơ bản.

Trong tuyến truyện này, nhân vật Vanhia hiện lên là người yêu thương Natasa thật lòng, luôn quan tâm và lo lắng cho cô, ngay cả khi tình yêu của anh không được chấp nhận. Trong suốt thời gian Natasa sống cùng Aliôsa, chính Vanhia đã luôn ở bên lắng nghe tâm sự, lo lắng cho số phận của cô. Khi nghe tin lão công tước (cha của Aliôsa) sẽ đến gặp Natasa và có thể cô sẽ phải chịu sỉ nhục, Vanhia cảm thấy: “Tôi thật sự cảm thấy có ai giáng một đòn vào giữa tim mình” [7, tr.

26

304]. Rồi sau cuộc đàm thoại với lão công tước, Vanhia không khỏi lo lắng cho số

phận của người mình yêu thương: “Tôi sợ cho Natasa. Tôi linh cảm thấy bao nhiêu

đau khổ đang chờ cô ở phía trước và hoang mang lo lắng không biết làm cách nào để thoát ra, để làm dịu bớt những giây phút cuối cùng trước khi mọi chuyện sẽ hoàn toàn chấm dứt” [7, tr. 507]. Có thể nói, ở phương diện này, Vanhia là người đàn ông hiện lên khác biệt so với những nhân vật nam khác trong tác phẩm, đó là biết yêu thương người phụ nữ và thể hiện tình yêu ấy bằng những lo lắng và hành động cụ thể. Nếu không yêu thương, tại sao Vanhia lại lo lắng cho Natasa đến vậy? Thậm chí, anh còn nghĩ đến cô nhiều hơn đến bản thân mình, lấy bất hạnh của cô làm lo lắng, đau khổ, bất hạnh của chính mình; lấy niềm vui nho nhỏ của cô là hạnh phúc của bản thân. Và có lẽ, chính điều này giúp anh có được hạnh phúc thực sự với người mình yêu.

Tuy nhiên, giống nhiều nhân vật nam khác trong tác phẩm, Vanhia cũng là người không dám chủ động nói lên tình cảm của mình hay quyết liệt giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Anh chỉ luôn là người đứng phía sau, âm thầm lo lắng, âm thầm yêu thương và cũng âm thầm đau khổ khi tình yêu không được đáp trả. Khi người

mình yêu đang si mê một bóng hình khác, anh rơi xuống tột cùng đau khổ: “Trái

tim tôi như thắt lại vì đau buồn khi tôi thấy đôi má xanh xao hõm xuống, cặp môi phồng rộp như trong cơn sốt và dưới hàng mi dày thẫm đôi mắt cô rực lên ngọn lửa nồng nàn và thoáng gì quả quyết đến si mê” [7, tr. 76]. Thái độ này của Vanhia được coi là cao thượng, bao dung hay chỉ là sự hèn nhát, không dám đấu tranh cho tình yêu của mình? Đặt trong hệ thống các nhân vật nam trong tác phẩm, ta có thể thấy đây là đặc điểm chung cho thấy nam giới trong tình yêu chỉ đóng vai trò bị động. Còn vai trò chủ động được trao cho phái nữ. Đây là một cái nhìn mới về người phụ nữ của Dostoevsky.

Trong tình cảm với Vanhia, Natasa thể hiện rõ là người chủ động, dám nói lên tình cảm thật của mình. Khi có cảm tình với Vanhia, Natasa hồn nhiên và chủ

động thể hiện bằng những hành động cụ thể vô cùng đáng yêu: “Natasa vừa nghe

27

dậy, má nóng bừng, giọt lệ long lanh trong khóe mắt, đột nhiên cô nắm tay tôi, ghé môi hôn, đoạn bỏ chạy ra khỏi phòng. [tr 65] hay: Natasa trở lại ngay, vui vẻ và sung sướng đi ngang qua chỗ tôi, cô khẽ véo tôi một cái” [7, tr. 65]. Ngay cả khi quyết định lựa chọn Aliôsa, Natasa vẫn là người chủ động nói tất cả với Vanhia. Nếu như Vanhia chỉ là người lắng nghe thì trong mối tình này, Natasa luôn là người lên tiếng. Những lời bộc lộ tình cảm yêu thương, thậm chí là lời nói đến tình yêu

của chính Vanhia cũng luôn là lời cô nói trực tiếp với anh: “Nếu như em yêu Aliôsa

như mê muội, như phát điên, thì có thể em còn yêu anh hơn, như yêu một người bạn. Em cũng đã cảm nghe, cũng đã biết rằng thiếu anh em không thể sống được, em cần có anh, cần có trái tim anh, tấm lòng vàng ngọc của anh…” [7, tr. 85 - 86], “Anh yêu em quá đỗi, Vanhia! - Cô trả lời âu yếm nhìn tôi. - Thế còn anh, hiện nay anh làm gì? Công việc của anh ra sao?”[7, tr. 166] hay: “Ôi, anh Vanhia, bạn thân thiết của em! Nếu giờ đây mà em lại rơi vào bất hạnh, mà đau khổ lại ập đến với em, thì chắc chắn lại chính là anh sẽ đến đây bên em, anh, một mình anh mà thôi! Em biết lấy gì để đền đáp cho anh vì tất cả. Đừng bao giờ nguyền rủa em, anh Vanhia nhé!...” [7, tr. 222]. Và khi nhận ra tình cảm của mình, quay trở lại với Vanhia lúc kết thúc tác phẩm, cũng chính Natasa mới là người chủ động:

Natasa nhìn tôi với ánh mắt chăm chú và khác thường.

- Anh Vanhia. - Cô nói. - Anh Vanhia, tất cả chuyện này chỉ là một giấc mộng! - Cái gì là giấc mộng cơ? - Tôi hỏi.

- Tất cả, tất cả. - Cô trả lời. Hơn một năm qua ấy. Anh Vanhia, cớ sao em lại đi phá hoại hạnh phúc của anh!

Và trong mắt cô, tôi đọc thấy:

“Chúng mình có thể sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi!””[7, tr. 679].

Có thể thấy rằng, từ mở đầu cho đến kết thúc mối tình này, Natasa luôn là người chủ động. Cô là hiện thân của hình tượng người phụ nữ mới táo bạo, mạnh dạn trong tình yêu, phá bỏ những ràng buộc của xã hội phong kiến với người phụ nữ. Một lần nữa, ta thấy được cái nhìn mới mẻ, tiến bộ của nhà văn.

28

Tuy nhiên, người phụ nữ đóng vai trò chủ động và là trung tâm trong tình yêu dường như chỉ xuất hiện trong các sáng tác giai đoạn đầu của Dostoevsky. Đó là trong Những kẻ tủi nhục, hay Những đêm trắng. Naxtenka trong Những đêm trắng luôn chủ động nói lên tình cảm của mình, là người dẫn dắt tình yêu với cả hai người đàn ông là người khách trọ cũ và nhân vật xưng tôi. Cô gái quyết liệt, táo bạo cuối cùng đã giành được hạnh phúc. Còn trong những sáng tác giai đoạn sau của Dostoevsky, vai trò trung tâm trong tình yêu dần dần dịch chuyển sang người nam

giới. Về điều này, Berdiaev đã viết: “…Người phụ nữ không có được chỗ đứng độc

lập trong tác phẩm của Dostoevsky. Nhân học của ông là nhân học tuyệt đối dành cho phái mạnh. Người phụ nữ được Dostoevsky quan tâm tới chỉ như một thời điểm trên đường đời của người đàn ông… Bản thân người phụ nữ không khiến ông quan tâm, mà chỉ như một hiện tượng bên trong số phận người đàn ông…” [5].

Quay trở lại diễn biến mối tình giữa Natasa và Vanhia, sau khi tình cảm mới chớm nở, hai nhân vật phải trải qua nhiều thử thách. Thử thách đầu tiên là sự “phản

đối ngầm” từ phía gia đình Natasa. Cha của Natasa đã nói với Vanhia: “Chính bác

đã quan sát và nhận thấy hết, và thú thật là bác còn vui mừng vì cháu và Natasa… Ồ, có gì đâu, cháu xem, Vanhia, cả hai các con đều còn rất trẻ và bà Anna Anđrêépna nói đúng. Hẵng khoan đã”[7, tr. 70]. Và sau đó là cả một thử thách lớn khi chính Natasa lại nảy sinh tình yêu mãnh liệt, mù quáng với Aliôsa. Cô bỏ đi cùng người tình, bỏ lại Vanhia và tình cảm mới chớm nở. Lúc này, Vanhia đã cầu xin Natasa thay đổi quyết định bỏ đi (không phải là thay đổi tình yêu với Aliôsa): “Anh sẽ giúp em cách làm, Natasenca, anh sẽ bố trí cho hai người mọi điều kiện gặp nhau… và… chỉ có điều đừng trốn nhà đi... Anh sẽ chuyển thư từ cho hai người, có gì mà không chuyển được? Làm thế tốt hơn thế này em ạ. Anh có thể làm được việc ấy, anh sẽ chiều lòng cả hai em, em xem, anh sẽ chiều… Xin em đừng tự hại mình như thế này Natasenca… Bởi vì làm như thế này là em hoàn toàn tự giết mình, thật đấy!” [7, tr. 84]. Lời cầu mong này của Vanhia thể hiện sự bao dung trong tình yêu của anh. Và sự bao dung ấy được thể hiện trong suốt những ngày tháng khi Natasa sống với Aliôsa. Trong suốt giai đoạn này, Natasa và Vanhia vẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

gắn bó với nhau với một tình cảm mà Natasa gọi là “tình bạn chung thủy” [7, tr.

391]. Nhờ điều này, cuối cùng mối tình của họ đã vượt qua được thử thách để đến bến bờ hạnh phúc.

Như vậy, tình yêu giữa Natasa và Vanhia hé mở ban đầu, sau đó vượt qua vô vàn thử thách của đau khổ, chia cách, cuối cùng cũng được kết thúc trong hạnh phúc. Hai nhân vật nhà văn gửi gắm triết lí hạnh phúc ở đây đều là tinh hoa của xã hội theo quan niệm của ông: Natasa là người phụ nữ thánh thiện, yêu thương chân thành và mãnh liệt; còn Vanhia là một trí thức có tâm, biết trân trọng những giá trị tốt đẹp. Có thể nói, mối tình đẹp này giống như giấc mơ của nhà văn về hạnh phúc, về tình yêu. Nó cho thấy lòng khát khao cái đẹp cũng như hạnh phúc từ thẳm sâu tâm hồn Dostoevsky. Kết thúc của mối tình giữa Natasa và Vanhia ở đây thực sự

đúng như lời nhận xét của Stefan Zweig: “Ở phần kết thúc của tất cả các tiểu thuyết

của Đôxtôievxki, chúng ta tìm thấy sự thanh tâm của bi kịch Hi Lạp, một sự lọc trong rất lớn. Ở bên kia những cơn giông tố đang ra xa và trong không khí đã được làm mát dịu, hào quang của chiếc cầu vồng chiếu rực rỡ, biểu tượng của sự hòa giải Nga” [17, tr. 58]. Kết thúc mở về hạnh phúc của hai nhân vật chính là kết quả của hòa giải, của sự trở về trong truyền thống Nga.

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 25)