Vancôpxki nơi tình yêu không hiện hữu

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 39)

5. Bố cục luận văn

2.2.Vancôpxki nơi tình yêu không hiện hữu

Vancôpxki là nhân vật duy nhất trong tác phẩm có thể khẳng định là nhân vật đại diện cho cái ác luôn chà đạp, sỉ nhục và làm hại cái thiện. Nhân vật này được khắc họa với cái ác hoàn toàn và từ trong bản chất, là nơi tình yêu không hề hiện hữu. Đều này được thể hiện rõ trong các mối quan hệ với nhân vật khác.

Trước tiên, Vancôpxki chính là kẻ hãm hại gia đình ông già Ikhmênhep. Mối quan hệ giữa Vancôpxki và gia đình ông già Ikhmênhep là quan hệ giữa chủ và tớ. Ông già Ikhmênhep nhận làm người quản lí trông coi đồn điền cho lão công tước.

40

Khi mới xuất hiện, ông ta tỏ ra lịch sự và vô cùng thân thiết với gia đình người địa chủ chất phác kia. Kết quả là, ông ta hoàn toàn nhận được sự yêu mến, tin tưởng từ phía ông già Ikhmênhep: “Ông công tước đã đạt được mục đích. Phải công nhận ông ta rất hiểu người. Trong thời gian quen biết ngắn ngủi với Ikhmênhep ông ta đã hoàn toàn lôi kéo Ikhmênhep bằng tình cảm thân thiết, bạn bè, cần phải chinh phục được chính trái tim ông, chứ thiếu điều này thì tiền bạc cũng không mấy giá trị. [7, tr. 43 - 44]. Hình ảnh một quý tộc gần gũi, thân thiện và đáng kính thực sự đã chinh phục được gia đình Ikhmênhep để từ đó gia đình ông dốc hết tâm sức làm việc, phục vụ, mang lại lợi nhuận cho lão công tước. Nhưng rồi, bản

chất thực sự của hắn được bộc lộ, làm cho Ikhmênhep vô cùng ngỡ ngàng: “Bỗng

nhiên ông ta tỏ ra hoạnh hoẹ Nhicôlai Xerghêits đủ điều; trong việc tính toán kiểm lại tài sản ông ta đã để lộ một lòng tham lam bẩn thỉu, tính bủn xỉn và một thái độ nghi ngờ khó hiểu. Tất cả điều này dày vò ông Ikhmênhep tốt bụng một cách ghê gớm; cố gắng mãi ông vẫn không còn tin được ở chính mình. Mọi việc lần này đều ngược lại với lần đầu công tước Vaxiliepxcôiê, cách đấy mười bốn năm về trước, lần này ông tới thăm, làm quen với tất cả láng giềng, tất nhiên là với những người quan trọng nhất, còn với chính Nhicôlai Xerghêits thì ông không hề ghé thăm và ông xử sự như kẻ thuộc hạ” [7, tr. 52]. Lần xuất hiện sau, Vancôpxki cư xử hoàn toàn trái ngược lại làm cho ông già Ikhmênhep bàng hoàng, ngạc nhiên. Không còn sự gần gũi, cởi mở mà thay vào đó là thái độ bề trên ra vẻ hoạnh họe; sự tin tưởng tuyệt đối trước kia cũng được thay bằng những hành động kiểm kê tài sản đầy bẩn thỉu và nghi ngờ khó hiểu. Không những vậy, hắn ta còn vô cùng độc ác khi rắp tâm

dồn người đã hết lòng vì mình đến bước đường cùng: “Ông công tước đã dùng toàn

bộ áp lực để xoay chuyển công việc sao cho có lợi cho mình, tức là về thực chất, cướp đi của người quản lý cũ của mình mẩu bánh mỳ cuối cùng” [7, tr. 55]. Hành động của Vancôpxki ở đây là một hành động vô ơn, độc ác, thể hiện rõ nét bản tính tham lam và lối hành xử đê tiện của một kẻ không màng gì đến tình nghĩa. Rồi suốt thời gian dài sau đó, trong vụ kiện cáo với ông già Ikhmênhep, hắn ta đã dùng mọi thủ đoạn để cướp hết tài sản, dồn ép và sỉ nhục người từng giúp hắn làm việc. Có

41

thể nói, Vancôpxki hiện lên ở đây thực sự rất tham lam và độc ác, đồng thời còn vô tình vô nghĩa, thậm chí là vong ơn bội nghĩa.

Trong quan hệ với Aliôsa và Natasa, lão công tước hiện lên là kẻ xảo quyệt với âm mưu thâm độc chia cắt tình yêu của họ để đạt được mục đích tham lam đen

tối của mình. Hắn bộc lộ sự tham lam một cách trắng trợn: “Tôi sẽ không bào chữa

cho mình, nhưng cũng sẽ không giấu giếm những nguyên nhân về phía tiểu thư. Đấy là: tiểu thư không có danh tiếng và không giàu có. Mặc dù tôi cũng có của nả, nhưng chúng tôi cần phải có nhiều hơn. Gia đình chúng tôi đang sa sút. Chúng tôi cần những mối quan hệ và tiền bạc. Cô con riêng của bà bá tước Dinaiđa Phêđôrôpna dù không có quan hệ rộng rãi nhưng lại rất giàu có. Chần chừ chút xíu là có những kẻ lao vào giành mất cô vợ chưa cưới của con tôi, mà bỏ lỡ một cơ hội như thế là không thể được, cho nên dù Aliôsa còn quá trẻ nhưng tôi vẫn quyết định cưới vợ cho nó”[7, tr. 206]. Ở đây, Vancôpxki trắng trợn thể hiện dã tâm của hắn là muốn con trai Aliôsa lấy cô gái giàu có và danh tiếng để hưởng lợi từ đó. Không những vậy, hắn còn ngang nhiên sỉ nhục, hạ thấp Natasa khi nói cô không có danh tiếng và không giàu có. Những lời lẽ bất nhã đến trắng trợn ấy của Vancôpxki thật

khó chấp nhận. Nhưng tất cả được hắn ngụy biện, lịch sự hóa qua lời mào đầu “tôi

sẽ không bào chữa cho mình…”. Hắn cố tỏ ra chân thành là có một mục đích đen tối khác. Đó là gây thiện cảm cho người nghe, làm cho Natasa không đề phòng khi cho rằng lời lão nói là hoàn toàn chân thành, thật lòng. Quả thật, sau những lời mào đầu ấy, hắn chuyển sang thay đổi thái độ, cố gắng lập luận một cách logic để đánh lừa đối phương: “Tóm lại, tôi đã đi đến kết luận là không nên chia rẽ Aliôsa và tiểu thư, vì nếu thiếu tiểu thư thì nó sẽ chết”[7, tr. 211]. Câu nói này thật dễ làm cho người khác cảm động và tin tưởng không chút nghi ngờ. Nó cho thấy đây dường như là một người cha yêu thương, đồng thời hết mực quan tâm đến hạnh phúc của con. Và quả thực là lão công tước gần như đã đánh lừa được tất cả mọi người lúc đó, gồm có Natasa, Aliôsa, Vanhia. Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là một sự giả dối để che giấu và chuẩn bị cho một âm mưu nham hiểm, độc ác.

42

Bộ mặt giả dối của Vancôpxki bộc lộ ngay lập tức trong lần gặp gỡ Natasa tiếp theo. Những lời lẽ của lão thậm chí còn bị chính cậu con trai vẫn hằng tin

tưởng, ca ngợi lão hết lời nhận ra: “Dường như chính bố, vì một lý do nào đó, cố

gắng chứng minh với mọi người rằng cuộc hôn nhân của chúng con chỉ là nực cười, nhảm nhí và chúng con không xứng đôi vừa lứa với nhau. Quả thật dường như bố không tin vào cái điều mà bố định dành cho chúng con, dường như bố xem tất cả các chuyện ấy như một trò đùa, một chuyện mua vui, một màn hài kịch vớ vẩn…” [7, tr. 364]. Ở đây, Aliôsa đã nhận định rất đúng mục đích thực sự của cha mình. Trong thâm tâm, chưa bao giờ lão công tước ủng hộ chuyện tình cảm của con trai và Natasa. Lão đã tìm mọi cách để ngăn cản. Và lần này cũng chỉ là một phương thức hành động của lão. Sau những lời nghi ngờ ấy của Aliôsa, chính lão công tước cũng

tự lột bộ mặt giả tạo của mình: “Bố đã vội vàng, bây giờ bố thấy rằng hai người

hoàn toàn không phù hợp với nhau”[7, tr. 365]. Lời nói “không phù hợp” nghe thật nực cười, chứng tỏ sự lật mặt đầy tráo trở của lão công tước. Vừa lần gặp mặt trước lão còn tỏ ra ủng hộ một cách chân thành, vậy mà giờ lại kết luận là “không hợp”. Suy cho cùng, lão công tước dụng công chia rẽ tình yêu của Aliôsa không ngoài mục đích tư lợi đầy nham hiểm của mình. Có thể nói, vì lợi ích, vì tham lam, hắn sẵn sàng hi sinh cả tình yêu, hạnh phúc của con trai cũng như không hề ngần ngại giẫm đạp, xúc phạm lên một tâm hồn trong trắng, thánh thiện cùng một tình yêu cũng vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Đáng phê phán hơn là hành động sỉ nhục của hắn thật đê tiện, cho thấy sự coi thường và khinh rẻ con người, giá trị con người. Khi phản đối Natasa và Aliôsa, lão công tước tỏ ra quan tâm, lo lắng cho Natasa

một cách giả dối: “Chắc là tiểu thư cho phép tôi giới thiệu tiểu thư với bá tước N.

Ông ấy có một trái tim tuyệt vời, người bà con của tôi, thậm chí có thể nói là ân nhân của gia đình tôi. Ông ấy đã làm rất nhiều cho Aliôsa. Aliôsa rất kính trọng và yêu mến ông ấy. Ông ấy là một con người rất mạnh mẽ, có ảnh hưởng rất rộng lớn, đã già rồi, và rất có thể sẽ nhận tiểu thư làm con gái. Tôi đã có thưa chuyện với ông ấy về tiểu thư. Ông ấy có thể thu xếp cho tiểu thư, và nếu tiểu thư muốn, ông ấy sẽ cho tiểu thư một vị trí xứng đáng… ở một trong những người bà con của ông ấy”[7,

43

tr. 589]. Thực chất, đây là lời nói tỏ rõ thái độ khinh thường, sỉ nhục Natasa. Thái

độ ấy còn lộ rõ hơn khi hắn ngang nhiên dùng tiền sỉ nhục Natasa: “Đây, trong gói

này có mười ngàn rúp. Khoan đã, cô bạn của tôi, - lão ta tiếp lời khi thấy Natasa đầy căm giận và đứng lên, - xin hãy gắng sức nghe cho hết đã, tiểu thư biết rằng ông thân sinh của tiểu thư đã thua kiện tôi và đây là mười ngàn để ban thưởng, vì…” [7, tr. 591]. Hắn còn ngang nhiên sỉ nhục phẩm giá của Natasa, vu cho cô

những thứ tội danh đáng ghê tởm: “Mà cô cũng không biết phải xử sự với tôi cho tử

tế, từ lâu đáng ra tôi đã tống cô vào trại cải huấn như một người cha có con bị cô làm sa đọa và cuỗm sạch túi, ấy thế mà tôi chưa làm cái việc ấy… Hề, hề, hề, hề!” [7, tr. 591]. Đây chính là biểu hiện của cái ác hoàn toàn trong con người này - cái ác không còn biết đến liêm sỉ, không còn biết đến tình người, giá trị con người.

Không những vậy, Vancôpxki còn là người trực tiếp làm hại cả đời của mẹ, ông và chính cô bé Nenli - con đẻ của hắn. Dù không được miêu tả thành một mạch truyện xuyên suốt, nhưng câu chuyện về gia đình Nenli cũng là một phần quan trọng trong tác phẩm. Ba người là ba số phận bất hạnh, mà nguyên nhân của những bất hạnh ấy chính là lão công tước Vancôpxki. Trong phần đầu tác phẩm, chúng ta chỉ được biết là có một người đàn ông đã lừa dối tình cảm của mẹ cô bé Nenli, lấy hết tiền của cha bà rồi bỏ rơi bà với đứa con trong bụng. Sự việc này khiến cho mẹ của Nenli phải chịu một cú sốc lớn, đồng thời rơi vào cảnh không nơi nương tựa, một mình ở nước ngoài mà lại phải nuôi con nhỏ. Cuối cùng, khi trở về quê hương, bà phải chết trong nghèo đói, tủi nhục và bị mọi người coi thường, thậm chí là người cha cũng không tha thứ cho bà. Còn Xmít - ông của Nenli, sau khi con gái bỏ đi cùng người tình và mang theo toàn bộ tài sản, đã phải sống trong cảnh túng bấn. Quan trọng và đau khổ hơn là ông phải sống trong sự đau đớn, tủi nhục và căm giận người con gái ông hằng tin yêu, thương mến nhất cuộc đời. Ông cũng ra đi trong sự đau khổ tột cùng. Còn chính cô bé Nenli cũng phải chịu khổ cực và tủi nhục từ nhỏ, cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay của tử thần. Như vậy, chỉ một hành động dụ dỗ, lừa dối của một người đàn ông mà ba con người phải chịu đựng biết bao đau khổ. Đến cuối tác phẩm, chúng ta mới biết kẻ đó chính là Vancôpxki. Hắn quả thực là con người vô cùng xảo trá và độc ác. Thậm chí,

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi biết Nenli là con đẻ, hắn cũng không hề có một chút động lòng. Hắn không những không muốn nhận trách nhiệm với cô bé mà còn hãm hại và muốn cô vĩnh viễn không xuất hiện trước mặt mình. Có thể nói, cái ác đã chiếm trọn nhân vật này, biến hắn thành một ác quỷ không còn một chút tình yêu thương nào. Ở con người này không hề có chỗ cho tình yêu hiện hữu.

Đặc biệt, bản chất ác độc, đê tiện của Vancôpxki được thể hiện trực tiếp, rõ nét nhất trong cuộc đối thoại giữa hắn và Vanhia ở cuối phần thứ ba của tác phẩm.

Để có cuộc trao đổi này, hắn đã khích bác Vanhia, dùng Natasa để đe dọa anh: “Tôi

chỉ yêu cầu ông hiểu cho một điều: công việc có liên quan trực tiếp đến Natalia Nhicôlaiepna và tất cả tương lai của tiểu thư, và tất cả những điều ấy là một phần phụ thuộc vào việc tôi với ông sẽ giải quyết vấn đề ra sao và đạt được đến mức độ nào. Ông không thể thiếu mặt trong việc này - rồi ông xem. Bởi vậy, nếu ông còn tiếp tục gắn bó Natalia Nhicôlaiepna thì ông sẽ không thể từ chối những cuộc trao đổi với tôi, dù cho ông không có chút tình cảm nào với tôi”[7, tr. 442] và: “Tôi còn nghe thấy câu ấy ở đâu nữa, tuy nhiên, chính vì Aliôsa cuỗm mất cô nhân tình của ông nên tôi mới biết đến điều ấy, còn ông thì, giống như anh chàng Sinle nào đấy, liền xả thân vì họ, cúc cung tận tụy vì họ, chỉ thiếu nước làm đầu sai cho họ mà thôi… Xin ông thứ lỗi cho tôi, ông bạn thân mến ạ, nhưng đấy là một trò đùa đê tiện trước một tình cảm cao thượng… Quả thật, làm sao mà ông lại không ớn cái việc ấy! Thật xấu hổ. Giá tôi chẳng hạn, mà rơi vào địa vị của ông thì tôi đã uất lên mà chết, mà cái chính là, sẽ xấu hổ, rất xấu hổ!”[7, tr. 478]. Rồi hắn trắng trợn nói ra ý đồ đen tối của mình là muốn Vanhia đến với Natasa, giúp hắn chia rẽ mối tình của cậu con trai để dễ dàng có được tài sản và địa vị sau khi cậu kết hôn với cô gái khác: “Đề nghị với ông một cô gái trẻ, đẹp, tuy nhiên… đã chút ít trải đời, là tôi nói một cách tế nhị, nhưng chắc ông hiểu rồi, đại loại như tiểu thư Natalia Nhicôlaiepna, dĩ nhiên với một khoản đền bù xứng đáng…” [7, tr. 479]. Là kẻ chỉ biết đến tiền, cho nên việc gì Vancôpxki cũng dùng tiền để giải quyết. Hắn nói đến “khoản đền bù xứng đáng” cho thấy rõ nhất thái độ khinh thường con người và nhân phẩm con người. Ở đây, hắn đã lấy tiền để làm cuộc trao đổi tình yêu, trao đổi một

45

con người [Natasa] cùng nhân phẩm của cô ấy. Nhưng hắn đã hoàn toàn thất bại. Hắn thất bại trước tình yêu thiêng liêng của chính Vanhia. Và chắc hẳn một kẻ ác tâm như hắn sẽ không bao giờ hiểu được điều đó, hiểu được một tình yêu đích thực.

Trong cuộc đối thoại này, Vancôpxki đã tự bộc lộ rõ bản chất của mình. Hắn đã nói ra toàn bộ triết lí sống ích kỉ với lối sống sa đọa cùng không ít hành động làm

hại người khác: “Tôi có một nét tính cách mà ông chưa biết - đấy là lòng căm thù

tất cả cái vẻ thơ ngây, chất phác chết dẫm, không đáng một xu, và một trong những lạc thú nhất đời của tôi là thoạt đầu luôn luôn tỏ ra vẻ đồng cảm, lựa giọng mơn trớn, phỉnh nịnh cho cái loại trai tơ vĩnh cửu kiểu Sinle ấy phổng mũi, rồi sau đó lập tức bất ngờ ráng cho hắn ta một đòn bất đồ lật mặt nạ lên và khoái chí nhăn mặt, thè lưỡi ra với hắn ta đúng vào lúc mà cu cậu ít ngờ nhất” [7, tr. 483], “Hãy yêu lấy chính mình - đó là nguyên tắc mà tôi chấp nhận. Cuộc sống là một bản hợp đồng thương mại. Đừng bao giờ cho không ai tiền nhưng có thể trả vì chiều lòng, và ông hãy thực hiện tất cả bổn phận với người thân, - đấy là đạo đức của tôi, nếu như ông cần tới nó, mặc dù tôi thú nhận với ông rằng, theo tôi tốt nhất là không phung phí một xu cho người thân của mình, mà phải biết cách bắt hắn ta làm không công cho mình. Tôi không có lý tưởng và cũng không muốn có, tôi chẳng bao giờ lo nghĩ tới chúng. Trên đời này vẫn có thể sống vui vẻ, thoải mái mà chẳng cần đến lý

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 39)