1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số

122 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Tuy đây đó các nhà nghiên cứu đã đề cập và bước đầu có những phát hiện tinh tế về vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số, song chưa có một công trình nào triển kha

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Thiên Thai, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gian Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp

đỡ, động viên của bạn bè và những người thân trong gia đình Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Học viên

Đào Thị Lý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các tài liệu sử dụng tham khảo đã đƣợc trích nguồn đầy đủ và chính xác

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đào Thị Lý

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

3 Mục đích 16

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu 18

6 Đóng góp của đề tài 19

7 Bố cục luận văn 19

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN THƠ VÀ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 20

1.1 Tổng quan về truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam 20

1.1.1 Khái niệm về truyện thơ 20

1.1.2 Phân loại 21

1.1.3 Đối tượng khảo sát của luận văn 26

1.2 Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số 31

1.2.1 Khái niệm bi kịch 31

1.2.2 Khái quát đặc điểm bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số 32

Tiểu kết 45

Chương 2 XUNG ĐỘT BI KỊCH TRONG TRUYỆN THƠ VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 47

2.1 Xung đột giữa tình yêu và phong tục tập quán 47

2.2 Xung đột giữa tình yêu và tiền bạc 59

2 3 Cách giải quyết xung đột 64

Tiểu kết 71

Trang 6

Chương 3 NHÂN VẬT BI KỊCH VÀ HIỆU ỨNG BI KỊCH TRONG

TRUYỆN THƠ VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 72

3.1 Nhân vật bi kịch 72

3.1.1 Nhân vật bạc mệnh 72

3.1.2 Nhân vật nghèo hèn 81

3.1.3 Nhân vật thứ ba 86

3.2 Hiệu ứng bi kịch 90

Tiểu kết 95

PHẦN KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 7

VHDG : Văn hóa dân gian

THCN : Trung học chuyên nghiệp

TCVH : Tạp chí văn học

TT NCVH: Trung tâm nghiên cứu văn học

Tr : Trang

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng với vị

trí đặc biệt trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khu vực Đông Nam Á, thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng

và độc đáo Trong điều kiện hội nhập thế giới hiện nay, ngoài việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là nhiệm vụ, yêu cầu bức thiết Xác định được tầm quan trọng này trong Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIII “Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” trên cơ sở khai thác và phát triển mọi giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam

Giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số được xây dựng bởi rất nhiều thể loại nghệ thuật trong đó truyện thơ là một minh chứng tiêu biểu Đây không chỉ là một thể loại văn học mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật vừa cổ truyền vừa hiện đại mang đậm bản chất dân tộc, được nhiều

bạn đọc yêu thích

1.2 Từ trước đến nay, truyện thơ được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ thi

pháp, mô hình cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm hay từng dân tộc riêng lẻ Tuy đây đó các nhà nghiên cứu đã đề cập và bước đầu có những phát hiện tinh tế về vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số, song chưa có một công trình nào triển khai một cách hệ thống trên các phương diện: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch Đó

cũng chính là lí do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số Khi thực hiện đề tài

này, chúng tôi hy vọng sẽ có một cái nhìn hệ thống, tổng quát về vấn đề bi

Trang 9

kịch tình yêu trong truyện thơ của các dân tộc thiểu số, đồng thời góp thêm tư liệu làm phong phú diện mạo thể loại truyện thơ các dân tộc ít người của dân tộc

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo thập niên

Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại độc đáo trong bộ phận

văn học dân gian Việt Nam Thể loại truyện thơ từ khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu trong nước Trong những năm 1960, nghiên cứu truyện thơ chỉ dừng lại là những bài giới thiệu phần mở đầu các cuốn sách sưu tầm, hợp tuyển, các bài tạp chí… Đến những năm 1980, truyện thơ được khẳng định như một thể loại riêng với các công

trình nghiên cứu như: Lịch sử văn học Việt Nam tập (tập 1, năm 1980) của Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (1981) của Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt

Nam (1983) của Võ Quang Nhơn… đến những năm 1990, qua công trình Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (luận án PTS năm 1997) của Lê

Trường Phát đã xác lập các yếu tố thi pháp của thể loại độc đáo này Sau đây, chúng tôi sẽ điểm lại kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu để thấy được những bước ngoặt quan trọng trong hành trình nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số

Trong bài viết Mấy ý nghĩ về truyện cổ Tày – Nùng (1964) của Nông

Quốc Chấn dùng để giới thiệu cho hai tập truyện thơ Tày Nùng, tác giả chỉ nói riêng về truyện cổ Tày – Nùng Bài viết dành phần lớn để miêu tả nội dung hiện thực và đạo đức được truyện thơ Tày – Nùng (cụ thể có 8 tác phẩm trong hai cuốn sách) phản ánh cả mặt tích cực và mặt tiêu cực Tác giả bài viết có một số phát hiện khá tinh tế của một người am hiểu về văn học Tày – Nùng Ông đã nêu lên được “sự kết hợp chặt chẽ” giữa “tính dân tộc” với

“tính bình dân”, “cái đẹp, cái cao thượng xen lẫn cái bi và cái hùng” Mặt

Trang 10

khác, ông chỉ ra điểm yếu của truyện thơ Tày – Nùng là “có nhiều truyện đã theo một cách gần giống nhau, nghĩa là nhiều chỗ mang tính chất ước lệ” [3] Theo ông, tính dân tộc, tính bình dân được thể hiện ở cách bố cục câu chuyện, cách xây dựng nhân vật và cách dùng lời thơ Cụ thể là “truyện thơ được sắp xếp thành từng chương, từng tiết, từng đoạn Cách kể không cầu kỳ, phức tạp

mà nôm na dễ hiểu Khi chấm dứt đoạn trước bước vào đoạn sau, lúc nào cũng có câu “Lại ca đoạn”… Khi diễn tả, ý chính của mỗi đoạn được nhấn mạnh, thậm chí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần Về nghệ thuật miêu tả, tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh quen thuộc với dân tộc, cảnh bên ngoài được gắn với ý nghĩa, tình cảm của nhân vật, ít đoạn tả dài dòng Nông Quốc Chấn đã phát hiện ra một đặc điểm chung cho truyện thơ Tày – Nùng là trong bút pháp mô tả: sự lặp đi lặp lại theo một công thức có sẵn nào đó thành ra ước lệ Như vậy, đây là một đóng góp của nhà thơ – nhà văn hóa Tày – Nùng Nông Quốc Chấn Ông đã đưa ra nhận xét về cách kết cấu cốt truyện thơ: kể theo trật tự thời gian tuyến tính, bố cục thành từng chương, đoạn Đó là một đặc điểm cho thấy truyện thơ đã vượt khỏi quỹ đạo của văn học dân gian về phương diện cách kể Ông cũng đã đưa ra “mô hình lời chuyển đoạn” của truyện thơ Tày – Nùng Nhận xét của ông về nghệ thuật tả cảnh lại càng khẳng định tính chất văn học dân gian của thể loại truyện thơ không có hoặc

có chưa đáng kể những lời tả cảnh trực tiếp

Về phương diện ngôn ngữ, nhìn chung hầu hết các tác phẩm thường ít

có những đoạn, những câu mang chất suy nghĩ sâu sắc, ít những hình ảnh độc đáo, ít trữ tình mà chỉ nặng về kể lể nhiều hơn Có những truyện tác giả đã dùng quá nhiều từ Hán Việt, rất ít sử dụng những hình ảnh, ca dao, tục ngữ dân tộc; trong một truyện, một nhân vật, nhắc lại quá nhiều lần về một đoạn đối thoại làm mất cả tính sinh động của nhân vật, cùng một tên đất, tên người nhưng mỗi đoạn lại gọi khác nhau và hay vay mượn tên lịch sử của nước

Trang 11

ngoài Như vậy, với công trình này đã sớm đặt vấn để xem xét toàn diện các mặt của truyện thơ các dân tộc thiểu số với tư cách thể loại

Công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước

cách mạng tháng tám) của GS TSKH Phan Đăng Nhật xuất bản năm 1981 Ông đã dành hẳn chương IV để bàn về thể loại truyện thơ Căn cứ theo đề tài

phản ánh, truyện thơ được chia làm ba loại: truyện thơ về đề tài tình yêu,

truyện thơ về đề tài nghèo khổ, và truyện thơ về đề tài chính nghĩa Bằng việc phân tích một số truyện thơ theo từng nhóm, tác giả đã kết luận “truyện thơ bắt nguồn từ dân ca và truyện kể, đã phát huy những đặc điểm sáng tác về nghệ thuật của loại hình này, do đó nó có khả năng diễn tả mọi tình cảm tinh

vi, phức tạp, lại vừa hấp dẫn người nghe bằng phương pháp kể chuyện lý thú Nhân dân đã tiếp thu được giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình văn học dân gian kết hợp lại trong loại hình mới là truyện thơ” [32, 207-208] Công trình nghiên cứu về thể loại của Phan Đăng Nhật đã gợi mở một hướng

đi mới về vấn đề tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số

Năm 1983, trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người

PGS Võ Quang Nhơn đã bàn về truyện thơ các dân tộc thiểu số một cách toàn diện, tổng thể Trong công trình này, căn cứ theo theo phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa của truyện thơ các dân tộc, tác giả chia thể loại truyện thơ thành bốn nhóm lớn sau đây:

“+ Nhóm truyện thơ gắn liền với sinh hoạt nghi lễ dân gian

+ Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian + Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca

+ Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Kinh” [35, 396- 540]

Sau khi phân tích một số tác phẩm cụ thể ở từng nhóm truyện và chỉ ra đặc điểm riêng của từng nhóm, tác giả đi đến kết luận “Truyện thơ một mặt kế

Trang 12

thừa và phát triển truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian và thơ ca dân gian, một mặt tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa bác học và đặc biệt của nền văn học bác học Việt… Ở một số dân tộc ít người, thể loại truyện thơ đánh dấu bước phát triển mới của văn học dân gian” [35, 450] Như vậy, với công trình nghiên cứu này, truyện thơ đã xem xét một cách toàn diện, tổng thể về mặt nội dung và cả phương diện thi pháp

Việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số với tư cách là thể loại độc đáo được đánh dấu bằng công trình nghiên cứu của PGS Lê Trường Phát

qua Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (luận án PTS năm

1997) Trong công trình nghiên cứu của mình, sau khi xem xét truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc Đông Nam

Á, tác giả đi sâu tìm hiểu đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số qua việc khảo sát chủ yếu trên 6 truyện thơ Thái và 14 truyện thơ Tày Về mô hình cốt truyện của truyện thơ, tác giả đã nhận xét: mô hình kết cấu cốt truyện

có “kết thúc bi kịch” là mô hình phổ biến và tiêu biểu Mô hình kết cấu cốt

truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số gồm ba chặng: Gặp gỡ và yêu nhau – Bị ngăn trở rẽ duyên – Một hoặc cả hai đều chết Ở tất cả các nhóm truyện, hầu hết kết cấu cốt truyện kiểu “kết thúc bi kịch” chiếm tỉ lệ lấn át kết cấu cốt truyện kiểu “kết thúc có hậu”, riêng ở nhóm truyện thơ Tày – Nùng thì ngược lại Nhân vật truyện thơ, qua việc phân tích một số truyện thơ tiêu biểu, tác giả dân gian đã đưa ra kết luận “Truyện thơ đã chú ý khắc họa nội tâm nhân vật – trong việc này lời ca đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, nhân vật truyện thơ vẫn chưa đạt đến trình độ cá tính hóa cao độ, dân ca được truyện thơ sử dụng mới chỉ ở mức độ cụ thể hóa gắn vào một đường dây cốt truyện nhất định, được nhân vật chủ thể hóa thành lời của mình, khớp với cảnh ngộ cụ thể” [37, 154] Khi xem xét phương diện ngôn ngữ, tác giả đã đưa ra một vài điểm cần lưu ý về phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ truyện thơ các dân

Trang 13

tộc thiểu số thông qua bản dịch, đó là: chú ý đến khoảng cách văn hóa giữa lời thơ dịch với lời thơ nguyên văn, chú ý sự thay đổi phong cách học từ bản dịch so với lời thơ nguyên văn, chú ý sự thay đổi phong cách học từ bản dịch

so với nguyên bản trong việc sử dụng từ ngữ và kiểu câu, chú ý đến khoảng cách có tính thời đại giữa bản dịch với nguyên bản thể hiện trong giọng điệu lời thơ Luận án cũng đi sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm của ngôn ngữ truyện thơ các dân tộc thiểu số như công thức mở đầu, kết thúc và chuyển đoạn, hiện tượng đan xen ngôn ngữ trong một truyện thơ, truyện thơ và việc

sử dụng dân ca

Mặc dù phạm vi nghiên cứu ở số lượng 20 tác phẩm, công trình nghiên cứu chủ yếu ở truyện thơ của dân tộc Thái và dân Tày nhưng những đóng góp của Lê Trường Phát trong luận án có vai trò quan trọng trong việc mở ra con đường nghiên cứu thi pháp văn học văn học dân gian nói chung và thi pháp thể loại truyện thơ nói riêng

Ngoài các công trình nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số mà chúng tôi đề cập ở trên, trong lịch sử nghiên cứu truyện thơ còn có một số các

công trình khác như: Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi

pháp thể loại của PGS Vũ Anh Tuấn (2004) Chuyên luận không chỉ nghiên

cứu thể loại truyện thơ của dân tộc Tày ở phương diện thi pháp mà còn đi sâu vào nghiên cứu về nguồn gốc hình thành thể loại và những đặc điểm của quá trình phát triển truyện thơ Tày Những nghiên cứu của tác giả cũng đã vạch ra cho chúng tôi hướng đi để nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số

2.2 Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo từng dân tộc thiểu số

Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý Năm 1962, Hà Văn Thư đã nhận định:

“Các truyện thơ dài từ năm bảy trăm cho tới trên dưới hai nghìn câu cũng có khá nhiều và phần lớn đều ca ngợi những mối tình chung thủy […] Yêu nhau

Trang 14

phải mong đến cái chết mới được gần nhau, cái kết cục bi thảm của đôi nhân vật trong truyện đã làm rơi không biết bao nhiêu nước mắt Và, những truyện thơ trữ tình này đã tố cáo một xã hội ngột ngạt đầy rẫy những phong tục tập quán lạc hậu” [42, 11]

Phan Đăng Nhật cũng có những ý kiến tương tự Ông khẳng định: “Về mặt nội dung, vấn đề trung tâm của các truyện tình yêu là cuộc sống đau khổ của những trai gái bị thất bại trong tình yêu do xã hội cũ gây nên Đại diện cho xã hội bất công thường là bố mẹ, là những người trực tiếp chịu trách nhiệm gả bán […] Vua quan phìa tạo đã thực sự là kẻ đối lập, cướp cô gái đẹp

và gây nên bi kịch tình yêu bất hạnh Sự cưỡng bức, cướp đoạt phá phách của

xã hội chứ không phải là sự phản bội của một trong những người là nguyên nhân gây nên đau khổ” Ông nhấn mạnh thêm vai trò của nhân vật nữ với kết cục của những mối tình ấy: “đôi trai gái trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số một mực kiên tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và còn đấu tranh để giành lại hạnh phúc đã bị cướp mất Trong đó vai trò của người phụ nữ rất quan trọng…” [32,175]

Tô Ngọc Thanh trong Vùng văn hoá Tây Bắc (1996) còn có một phát

hiện tinh tế về tính cách tộc người thông qua những cái chết của nhân vật chính Ông nhận thấy, nhiều dân tộc Tây Bắc có một cốt truyện tình bi đát Cốt truyện đó là: Một đôi trai gái yêu nhau, vì lí do nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử Đối với người Thái, người con gái treo cổ lên một thân cây thẳng cao hàng chục mét Xác nàng toả mùi, hương thơm cả cánh rừng Người con trai nghe tin dữ, liền đi vào rừng và cũng treo cổ Khi ấy, trời nổi gió đưa thân thể hai người chạm vào nhau, toé lửa, biến thành ngôi sao Hôm

và sao Mai mãi mãi theo nhau trên nền trời Còn người H’mông thì để cho người con gái nằm chết giữa đỉnh đồi, mặt ngửa nhìn trời xanh, chết không

thèm nhắm mắt Ông phân tích: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất là “chết trữ

Trang 15

tình, đầy chất thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ”

không? Và với hai “kiểu cách chết”, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng

trong tâm hồn và nhân cách văn hoá mỗi dân tộc không?” [50, 331]

Đặc biệt, luận văn của chúng tôi được gợi dẫn trực tiếp từ nghiên cứu của Lê Trường Phát Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (của năm dân tộc: Thái, Tày, Mường, H’mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng Việt, Lê Trường Phát nhận thấy loại tác phẩm có kết thúc bi kịch (kết thúc không có hậu) chiếm số lượng áp đảo Lê Trường Phát khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu”

“Riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngược lại: kiểu “kết thúc có hậu” chiếm tỉ lệ lấn át” Sở dĩ có hiện tượng này, “chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các Nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hưởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng “Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian tấn công (tất nhiên trong mơ ước” vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân”; trong khi đó, ở những dân tộc khác như Thái, H’mông, Chăm, phần nào nữa Mường, vai trò tham gia sáng tạo truyện thơ chủ yếu thuộc về dân gian và trí thức của chính các dân tộc đó (những người này chủ yếu tuân thủ truyền thống văn hoá nghệ thuật của dân tộc họ), vai trò của các Nho sĩ miền xuôi lên, của các ông đồ Việt và của Nho giáo rất mờ nhạt, thậm chí ở những dân tộc H’mông, Chăm, Thái, vai trò này “không có gì” Bên cạnh lý do là sự

có mặt hay vắng mặt vai trò của Nho sĩ người Việt, của Nho giáo, còn có

nguyên nhân thuộc về đặc điểm thi pháp thể loại dẫn đến sự lựa chọn kiểu kết

thúc bi kịch Ở loại cốt truyện có kết thúc này, chính những người thân hại

nhau Lê Trường Phát dẫn lời Arixtôt (384 - 322 tr CN) để tăng thêm sức

thuyết phục cho lập luận của ông: “Chỉ có giữa những người thân mà xảy

ra sự việc bi thảm đấy mới là những điều mà nhà thơ cần tìm, làm như

Trang 16

thế là để bi kịch, qua cách (khêu gợi nên) sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc tương tự nơi người đọc - người nghe Nói

khác đi, đặc điểm thi pháp này nếu đứng từ góc độ xã hội - lịch sử mà nhìn

nhận, mang ý nghĩa tố cáo hiện thực quyết liệt; nhưng còn cần đứng từ góc độ

mỹ học để đánh giá nữa: truyện thơ lựa chọn điểm dừng cho cốt truyện đúng vào lúc sự việc vận động, phát triển đến đỉnh điểm bi kịch của nó nhằm tạo

một kết thúc có ý nghĩa tẩy rửa (katharsis), làm trong sạch tâm hồn mọi người do chỗ nó thoả mãn được lòng yêu sự công bằng Quả thật dân gian

các dân tộc thiểu số Việt Nam đã chọn được cho thể loại truyện thơ một kiểu kết thúc (phổ biến và tiêu biểu) mang ý nghĩa mỹ học sâu sắc” [36]

3 Mục đích

Thứ nhất, tổng quan về diện mạo các tác phẩm truyện thơ dân tộc thiểu

số có yếu tố bi kịch tình yêu để có cái nhìn khái quát về vấn đề

Thứ hai, từ những khảo sát về xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch của truyện thơ các dân tộc thiểu số, chúng tôi mong rằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đối tượng nghiên cứu này

Thứ ba, đây cũng chính là tiền đề để chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại truyện thơ các dân tộc thiểu số trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị dân gian và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số”

người viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của bi kịch tình yêu trong

truyện thơ các dân tộc thiểu số qua các tác phẩm trong 3 cuốn sách: Tổng tập

Trang 17

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số việt Nam, tập 21 và tập 22 - Truyện thơ ; Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), 2008, Nxb KHXH, Hà Nội, và Tổng Tập Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, tập 4 - Truyện thơ, Đặng Nghiêm

Vạn (chủ biên), 2002, Nxb Đà Nẵng

Hai cuốn đầu của Nguyễn Xuân Kính là đáng tin cậy hơn cả do đã đƣợc qua khâu xử lí văn bản và tinh tuyển những tác phẩm song ngữ Cuốn sách của Đặng Nghiêm Vạn chỉ bao gồm những tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt mà không có phần văn bản gốc bằng tiếng dân tộc Tuy nhiên, chúng tôi cũng đƣa vào diện khảo sát của luận văn sau khi đã loại đi những tác phẩm không phải

là truyện thơ

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm tất cả các truyện thơ có yếu tố bi kịch tình yêu trong 3 cuốn

sách Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số việt Nam, tập 21 và tập 22; Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), 2008, Nxb KHXH, Hà Nội, và Tổng Tập

Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ, Đặng Nghiêm

Vạn (chủ biên), 2002, Nxb Đà Nẵng Cụ thể là 15 tác phẩm có yếu tố bi kịch sau :

1 Kó Lau Slam (Truyện cô Lưu Ba)

2 Joh Duch Bum (Truyện nàng Bum)

3 Ariya Cam – Bini (Truyện Cam – Bini)

4 Lù txax uô nhangz (Tiếng hát làm dâu)

5 Gâux Hli thiêz Nux nziêl (Gầu Li – Nụ Dia)

6 A Thào – Nù Câu

7 Nàng Nga – đạo Hai Mối (nàng Nga – chàng Hai Mối)

8 Vần va phu Cổl (Vườn hoa núi Cối)

9 Út Lót – Hồ Liêu

10 Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương

11 Toẹn Thị Đan (Truyện Thị Đan)

Trang 18

12 Bióoc Lả

13 U Thềm

14 Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu)

15 Khun Lù – náng Ủa (Chàng Lù – nàng Ủa)

5 Phương pháp nghiên cứu

Thể loại truyện thơ nói riêng và các thể loại văn học dân gian nói chung

là một hiện tượng mang tính nguyên hợp, luôn là đối tượng nghiên cứu được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau như: sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học

… Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng các phương pháp sau đây

5.1 Phương pháp hệ thống

Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống theo quan điểm: giá trị hệ thống không phải đơn giản là phép cộng các giá trị riêng lẻ Nhìn vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong hệ thống

để thấy được những yếu tố lặp lại ở xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch cũng như hiệu ứng bi kịch…, từ đó thấy được tính thống nhất trong đa dạng của các dân tộc Việt Nam

5.2 Phương pháp so sánh

Để nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, ngoài việc tiến hành khảo sát, phân tích đối tượng, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể thấy rõ điểm tương đồng và những điểm độc đáo, khác biệt của các truyện thơ với nhau cũng như giữa thể loại truyện thơ và các thể loại khác Tuy nhiên việc so sánh chỉ trong chừng mực cần thiết của việc nghiên cứu

5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Để tìm hiều vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu

số, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích văn bản của tác phẩm để làm

rõ vấn đề Sau đó tổng hợp đưa ra nhận xét đánh giá chung

Trang 19

5.5 Phương pháp liên ngành

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành cụ thể là sử dụng một số kiến thức văn hóa học, dân tộc học… để xem xét truyện thơ dưới nhiều góc độ tạo nên cái nhìn tổng thể và toàn diện về thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng các chính sách, xã hội, văn hóa, giáo dục của nhà nước về vấn đề tình yêu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Góp phần nhỏ vào việc gìn giữ

và phát huy các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ để vận dụng vào cuộc sống hiện nay

Luận văn được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh viên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu văn học dân gian có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN THƠ VÀ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG

TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1 Tổng quan về truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về truyện thơ

Cùng với sử thi, truyện thơ là một trong những thành tựu đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam

Về khái niệm truyện thơ, năm 1981, Phan Đăng Nhật đã đưa ra cách hiểu như sau: “Chúng ta xếp vào truyện thơ những tác phẩm văn vần dài hơi, tổng hợp, vừa có tính chất tự sự, vừa có tính chất trữ tình nhưng phần lớn là

tự sự, nằm trong các bộ phận văn học dân gian mà các dân tộc gọi chung là

gầu hay lù chạ (Mèo), khắp (Thái), xường (Mường)” [32,189-190]

Trong công trình Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập

21) Nguyễn Xuân Kính nhận định: “Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm các tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi” [23,15]

Như vậy, về khái niệm truyện thơ, các nhà nghiên cứu mặc dù đưa ra

cách nhìn khác nhau về thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số nhưng đều gặp nhau ở một yếu tố hạt nhân: đó là truyện được viết dưới hình thức thơ (phương thức tự sự kết hợp với phương thức trữ tình) Sự kết hợp này đã

khiến truyện thơ được mệnh danh là tập đại thành của những thành tựu văn

học dân gian các dân tộc thiểu số, đạt đến trình độ cao nhất trong sự phát triển của thể loại văn học dân gian Trên cơ sở định nghĩa của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về truyện thơ các dân tộc thiểu số như

Trang 21

sau: truyện thơ các dân tộc thiểu số là những truyện được kể bằng thơ, có

dung lượng lớn, trong truyện có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tự sự và trữ tình, được lưu truyền bằng hình thức hát - kể trong các diễn xướng dân gian của đồng bào các dân tộc, nội dung phản ánh tình cảm, tình yêu đôi lứa và số phận con người

1.1.2 Phân loại

Trong việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, cho đến nay các nhà khoa học đã đưa ra hai cách phân loại như sau:

* Căn cứ vào đề tài có thể chia truyện thơ thành ba loại: truyện thơ về

đề tài tình yêu; truyện thơ về sự nghèo khổ và truyện thơ về đề tài chính nghĩa

Thuộc nhóm truyện thơ về đề tài tình yêu phải kể đến: Tiễn dặn người

yêu; chàng Lú – nàng Ủa; Nam Kim Thị Đan; Nàng Nga Hai Mối… Bộ phận

này in đậm dấu vết của dân ca biểu hiện ở những điểm sau: kết cấu tự sự còn chưa chặt chẽ, nhân vật còn phiếm chỉ, còn lưu giữ rất rõ cách sắp xếp dân ca giao duyên đối đáp nhưng do dung lượng thể loại lớn nên mọi trạng thái tâm hồn, tình cảm đều được miêu tả tỉ mỉ, phong phú Truyện thơ về đề tài tình yêu chủ yếu xoay quanh cuộc sống đau khổ của những đôi trai gái yêu nhau trong xã hội cũ Nguyên nhân gây nên đau khổ cho tình yêu đôi lứa không phải do sự phản bội của một trong hai người mà do chính xã hội gây nên Đại diện cho xã hội bất công chính là những bậc làm cha, làm mẹ vì ham tiền, ham của đã vô tình rẽ duyên, ép duyên con hoặc là những thế lực tàn bạo trong xã hội đã dùng uy quyền, tiền bạc để chia đôi lứa Mặc dù có những cách kết thúc khác nhau (kết thúc có hậu hoặc kết thúc bi kịch) nhưng hình ảnh những chàng trai, cô gái các dân tộc thiểu số vẫn là những con người thủy chung, son sắt trong tình yêu và đấu tranh đến cùng để bảo vệ tình yêu

Ở nhóm truyện thơ về đề tài sự nghèo khổ, tính chất tự sự đậm hơn tính

chất trữ tình Có thể coi đây là những tác phẩm chuyển thể từ cổ tích Sử dụng

Trang 22

nguyên liệu nghệ thuật của những truyện cổ tích về các kiểu loại nhân vật

“người mồ côi”, “người con riêng”; “ người em út … truyện thơ đã khắc họa

một cách thành công số phận của những người lao động nghèo khổ bị áp bức,

bóc lột Đó là trường hợp của Tiếng hát con côi (H’Mông), Kim Quế (Tày), đặc biệt là áng Then ghi lễ của dân tộc Tày: Vượt biển Từ truyện cổ tích đến

truyện thơ là một bước phát triển cả về nội dung lẫn nghệ thuật

Nhóm truyện thơ về đề tài chính nghĩa có rất nhiều điểm tương đồng

với thể loại truyện Nôm trong văn học dân tộc Việt: nội dung có khuynh hướng thuyết giáo đạo đức, cách sắp xếp nhân vật thành hai tuyến đối lập (chính nghĩa - phi nghĩa), kết cấu cốt truyện với kết thúc có hậu bằng sự chiến thắng của đạo đức, của chính nghĩa Thuộc loại này có thể kể ra các truyện

thơ Tày như Trần Châu – Quyển Vương, Lưu Đài - Hán Xuân, Đính Quân…

* Căn cứ vào con đường hình thành, truyện thơ được chia thành hai nhóm: nhóm tự sự - trữ tình và nhóm trữ tình – tự sự Mỗi cách phân loại đều

có lí lẽ riêng do căn cứ vào các tiêu chí khác nhau Lê Trường Phát cũng đã nhận định “Mỗi cách phân loại đều có hạt nhân hợp lí và cho phép nhận rõ một đặt điểm thi pháp nào đó của thể loại” [37, 85]

Nhóm thứ nhất: Truyện thơ trữ tình - tự sự mang đậm dấu ấn dân ca, tiêu biểu cho nhóm này phải kể đến các tác phẩm như sau: Xống chụ xôn xao,

Ú Thêm, Khun Lú - nàng Ủa, Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân

Nhân vật chính trong truyện là những chàng trai, cô gái xuất thân từ tầng lớp

bình dân (Nam Kim – Thị Đan; Tiễn dặn người yêu) hoặc con nhà cun đạo, cha mẹ quyền quý (Út Lót – Hồ Liêu; Chàng Lú – Nàng Ủa) Nhân vật

thường có tên riêng, tên của họ cũng chính là tiêu đề của truyện; đôi khi họ

cũng được gọi một cách phiếm chỉ là “anh” và “em” (Tiễn dặn người yêu) Nhân vật là các chàng trai, cô gái đang tuổi “thành trai, thành gái”, họ ao ước

Trang 23

được nên duyên vợ chồng, được cùng nhau xây dựng nhà cửa, sống thủy chung bên nhau Họ luôn ao ước:

“Ước cùng nhau cho nên đàng cửa Quyết chơi cùng nhau cho nên đàng nhà Cho bố mẹ ta lấy đường đi lại

Để được ăn cơm chung một gian, Uống nước chung một máng Xỉa răng chung một ống, Chết hay sống cũng trọn một đời ”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương

Tình yêu của họ nảy nở trong lòng xã hội chỉ coi trọng hôn nhân theo

sự sắp đặt sẵn của cha mẹ chứ không coi trọng tình yêu Ngoài sự ngăn cấm là thái độ phân biệt giàu nghèo, coi trọng đồng tiền và xem nhẹ tình yêu đôi lứa của cả xã hội, khiến cho biết bao chàng trai, cô gái phải lên tiếng trách phận:

“Thuyền xuống thác làm sao bẻ lái

Em đã gả chồng sao còn trở lại với anh”

Nam Kim – Thị Đan

Để được đoàn tụ với người mình yêu, hầu hết các nhân vật đều phải lựa

chọn kiểu kết thúc bi kịch: cái chết Ngoại trừ tác phẩm Tiễn dặn người yêu

với kết thúc tương đối có hậu, còn lại hầu hết các nhân vật truyện thơ đều

phải hẹn hò gặp gỡ ở mường ma, mường trời, mường âm phủ:

“Ta cùng về bên ma cho khỏi bận

Ta đi ăn lá ngón cho nó hại thân,

Ta đi thắt cổ cho nó hại người, Cửa nhà không nên là vì bố mẹ”

(Nàng Ờm- chàng Bồng Hương)

“Bây giờ ta cùng ăn thề uống máu

Trang 24

Em nhấc chén máu lên trước Anh là con trai con đứa Nhấc chén lên sau Thề quyết cùng nhau Kết đôi nên cửa, nên nhà”

Nàng Nga – Đạo Hai Mối

Có thể mô hình hóa cấu trúc cốt truyện cho nhóm truyện thơ này như sau:

Gặp gỡ yêu nhau, thề nguyền đính ước  Bị cha mẹ/người thân ép

gả, ngăn cấm  Đấu tranh để được ở bên nhau  Tìm đến cái chết (ăn

lá ngón, ốm tương tư) để được đoàn tụ với người yêu

Đề tài tình yêu đôi lứa ca ngợi tình yêu trong sáng, tự do, không vụ lợi của các chàng trai, cô gái Đó cũng là tiếng kêu cứu đòi giải phóng con người, giải phóng tình yêu chân chính khỏi sự trói buộc của tham vọng vật chất và những hủ tục phong kiến lạc hậu Độc giả đồng cảm, xót xa cho số phận của nhân vật đồng thời ca ngợi tinh thần đấu tranh bảo vệ tình yêu của các chàng trai, cô gái Và cuối cùng, cái chết hiện ra nơi cuối con đường Chết như mô ̣t cách chống đối các thế lực Chết là không thỏa hiê ̣p, là trả giá bằng chính sinh mạng mình Bằng cái chết – ánh sáng của nhân tính được rạng ngời – bằng cái chết, tình yêu được thăng hoa, thiêng hóa, vĩnh cửu hóa vào sông núi đất trời Truyện thơ với kết thúc bi kịch đặc trưng đã tấu lên một khúc bi ca cho đôi lứa, đặc biệt là cho cuộc đời các nhân vật nữ, những nhân vật nữ say đắm, thủy chung đồng thời ý thức một cách sâu sắc về bất hạnh đời mình: “Thân

em chỉ như thân con bọ ngựa, thân con chẫu chuộc thôi” Và đỉnh điểm của ý thức đó là cái chết, như một ám ảnh: “Chỉ có chết Chỉ có chết ” Chết là bi kịch của đam mê, đồng thời cũng là bi kịch xã hội, bi kịch nghệ thuật, nơi những tình cảm mãnh liê ̣t , tư tưởng cao cả , nhân cách vĩ đa ̣i và tinh thần bất tử - những giá trị đích thực của đời sống - bị hủy diệt, làm khơi dâ ̣y nỗi lo sợ,

Trang 25

xót thương và sùng kính n ơi chúng ta và chắp cánh cho tư tưởng và tình cảm của chúng ta

Nhóm thứ 2: Truyện thơ tự sự - trữ tình: Nhóm truyện này chủ yếu kế

thừa từ truyện cổ tích dân gian, do vậy nó mang đặc trưng cơ bản của truyện

cổ dân gian trên các phương diện như: nhân vật trung tâm, chủ đề, bố cục Tuy nhiên truyện thơ đã thoát khỏi các chi tiết ước lệ trong truyện cổ tích để phản ánh những chi tiết sinh động trong cuộc sống hiện thực Truyện thơ chú trọng xây dựng trạng thái tâm lí, tính cách của nhân vật sao cho nhân vật gần hơn với cuộc sống hiện thực vì vậy nó đã chuyển biến về chất so với

truyện cổ dân gian Tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như: Lưu Đài – Hán

Xuân; Nàng con côi, Nàng Kim Quế, Truyện Đính Quân

Truyện thơ thuộc nhóm này kế thừa đề tài của truyện cổ tích về người nghèo khổ và người chính nghĩa Lấy cốt truyện có sẵn từ truyện cổ tích do vậy người đọc gặp lại một không gian xã hội phân hóa phức tạp: quan hệ giữa

kẻ giàu - người nghèo; quan hệ giữa chính nghĩa - phi nghĩa; quan hệ anh -

em, vợ - chồng… Dù mang những đặc trưng của nhân vật cổ tích nhưng truyện thơ đã đi sâu khắc họa nội tâm nhân vật làm cho nhân vật thêm sinh

động và gần gũi hơn với cuộc sống thực tế Ví dụ trong tác phẩm Nhân Lăng,

chúng ta bắt gặp hình ảnh cô đơn, cùng với những giọt nước mắt chạnh lòng của chàng trai mồ côi nơi rừng sâu hiu quạnh, buồn bã:

“Chẳng ai bạn một mình đường trẩy Thân quan tự thui thủi bước đi Ngàn nội nhìn toàn mây móc phủ Thân quan nằm đám cỏ buồn sao Chim muông gọi rừng sâu suốt sáng

Con côi nước mắt rớm khổ thân”

Nhân Lăng

Trang 26

Truyện thơ nhóm tự sự - trữ tình thường có kết thúc có hậu do chịu ảnh

hưởng từ truyện cổ tích, theo mô hình: “gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ” quen

thuộc mà ta đã gặp hầu hết trong tất cả các truyện cổ tích Những truyện này bao giờ cũng là cảnh chàng trai, cô gái gặp nhau hẹn ước Sau đó họ gặp những cản trở làm cho hai người phải chia li rồi cuối cùng họ được đoàn tụ trong hạnh phúc Chính mô hình này đã chi phối toàn bộ tình tiết cũng như tính cách nhân vật Các tình tiết có éo le, phức tạp đến đâu cũng xoay quanh

mô hình:

Trai gái, gặp gỡ yêu nhau, hẹn ước  gặp trắc trở phải chia li  Đấu tranh, vượt qua khó khăn  Đoàn tụ hạnh phúc

Nhân vật trong nhóm này quen thuộc như trong truyện cổ tích: Hán

Xuân, Chiêu Đức, Nhân Lăng, Thị Lương… truyện thơ kế thừa truyện cổ về

phương diện đề tài, cốt truyện nhưng đã đi sâu vào việc khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật kể cả việc sửa đổi, thêm bớt một số tình tiết, chi tiết quan trọng nhằm làm giúp tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét hơn Tóm lại trữ tình đã được tăng cường cho cốt truyện mang tính tự sự

Như vậy, truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại độc đáo, nhiều

giá trị, có số lượng phong phú, được sáng tác theo phương thức tự sự - trữ

tình hay trữ tình- tự sự; và dù được sáng tác theo phương thức nào thì tự sự

và trữ tình cũng luôn gắn bó nhuần nhuyễn với nhau, tự sự là điểm tựa để tiếng hát trữ tình vút bay và ngược lại, trữ tình bồi đắp cho những câu chuyện đời, truyện thơ thêm nhiều xúc cảm và thi vị

1.1.3 Đối tượng khảo sát của luận văn

Hơn nửa thế kỉ nghiên cứu sưu tầm về truyện thơ các dân thiểu số, đến nay kho tàng truyện thơ khá phong phú tạo nên diện mạo đa dạng của thể loại này trong nền văn học dân gian các dân tộc ít người

* Về số lượng tác phẩm: tính đến luận án phó tiến sĩ của Lê Trường Phát Đặc điểm thi pháp kết cấu truyện thơ các dân tộc ít người ở Việt Nam

Trang 27

(năm 1997), chúng ta mới biết được 36 tác phẩm trong đó có: “14 truyện thơ

Tày và Nùng, 6 truyện thơ Thái, 5 Truyện thơ Mường, 3 truyện thơ H’Mông,

1 truyện thơ Dao, 7 truyện thơ Chăm [37, 81]

Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát 3 công trình: Tổng tập văn học

các dân tộc thiểu số (tập 4) do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 21, tập 22) do Nguyễn Xuân

Kính chủ biên

Trong công trình của Nguyễn Xuân Kính có 16 tác phẩm với đầy đủ

phần bản ngữ và chuyển ngữ tiếng Việt, chúng tôi không có ý kiến gì cần

tranh luận Trong công trình: Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số (tập 4) do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên đã xếp các tác phẩm: Nguồn gốc người Dao,

Giấc mơ, Luận tam nguyên, Bài ca can chi, Tiếng hát con côi, Tiếng hát mồ côi, Hát đạo lý, Vượt biển, Rồng và người chia đất, Mới và Tháng, Sự tích cây thuốc lá, Then bách điểu, Lượn tứ quý vào thể loại truyện thơ Chúng tôi

không tán thành ý kiến này

Sau khi thống kê các tác phẩm truyện thơ đã khảo sát trong 3 cuốn sách, chúng tôi liệt kê theo bảng thống kê sau:

Bảng 1.1: Bảng tên các tác phẩm truyện thơ

Trang 28

10 4 Nam Kim – Thị Đan Tày 578

16 21 Joh duch Bum (truyện nàng Bum) Ba Na 238

17 21 Joh Dăm Sơdang (truyện chàng

24 21 Vần va phu Cổl (Vườn hoa núi Cối) Mường 3810

25 22 Kó Lau Slam (Truyện cô Lưu Ba) Sán

30 22 Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người

Trang 29

Trong số 31 tác phẩm của 2 công trình có 6 tác phẩm bị trùng, trong đó

3 tác phẩm có nhan đề giống hệt nhau là: Tiễn dặn người yêu; Tiếng hát làm

dâu và Vườn hoa núi Cối Ngoài ra, 3 tác phẩm: Chàng Lú- nàng Ủa; Nam

Kim - Thị Đan và Nàng Nga - Hai Mối (tập 4, Đặng Nghiêm Vạn) và Khun

Lù - Náng Ủa; Truyện Thị Đan và Nàng Nga - Đạo Hai Mối (tập 21, tập 22,

Nguyễn Xuân Kính) thực chất đồng nhất về mặt nội dung nhưng có sự khác nhau về nhan đề Như vậy, loại đi 6 tác phẩm trùng, đối tượng khảo sát của

chúng tôi còn lại 25 tác phẩm, trong đó có:

- 2 truyện thơ Ba Na

- 2 truyện thơ Chăm

- 1 truyện thơ Giáy

- 3 truyện thơ H’Mông

- 5 truyện thơ Mường

- 1 truyện thơ Sán Chay

- 6 truyện thơ Tày

- 5 truyện thơ Thái

Căn cứ vào thống kê trên, chúng tôi mô hình hóa theo sơ đồ sau:

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ số lượng tác phẩm căn cứ theo dân tộc thiểu số

Trang 30

Hơn nửa thế kỉ sưu tầm và công bố, trong số tám dân tộc có truyện thơ xuất bản, ba dân tộc có truyện thơ nhiều nhất là Thái, Tày, Mường Với số lượng lớn các tác phẩm đã góp phần làm cho nền văn học dân tộc đặc biệt là văn học các dân tộc thiểu số ngày càng phong phú, đa dạng góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ít người

* Về quy mô tác phẩm, trong số 31 tác phẩm vừa khảo sát là đối tượng

chính cho luận văn, chúng tôi đi đến mô hình hóa các nhóm truyện thơ theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ căn cứ theo dung lượng tác phẩm

Từ biểu đồ trên có thể thấy những truyện thơ các dân tộc thiếu số có số lượng dưới 500 câu thơ và các tác phẩm có từ 1500 câu đến 2000 với số

lượng lớn nhất có 8 tác phẩm (chiếm 26%) Thứ hai là những truyện thơ có

số lượng câu từ 501 câu đến 1000 câu và từ 1001 đến 1500 câu có 5 tác phẩm (chiếm 16%) Những tác phẩm có từ 2001 câu đến 2500 câu có 3 tác phẩm chiếm (10 %), cuối cùng là những tác phẩm có từ 2001 câu đến 2500 câu và tác phẩm có dung lượng trên 3000 câu đều có 1 tác phẩm (chiếm 3%)

Nếu như làm một phép tính so sánh đơn giản với chuyện cổ tích thì truyện thơ các dân tộc thiểu số dài gấp 10 lần Với những chuyện cổ tích

trong văn học dân gian do Nguyễn Đổng Chi sưu tập in trong Kho tàng truyện

Trang 31

cổ tích Việt Nam chúng ta nhận thấy rõ như vậy Trong truyện cổ tích, các

nghệ sĩ dân gian kể ngắn gọn, cô đọng, hàm súc hơn truyện thơ rất nhiều

Truyện dài nhất là Từ Lộ Đạo Hạnh gần 5000 chữ với khoảng 270 câu Tích truyện được kể kiệm lời nhất là Sự tích con sam khoảng 500 chữ với 37 câu thơ Trong khi đó truyện thơ dài nhất là Vườn hoa núi Cối của dân tộc Mường dài 3810 câu thơ, với 210 câu thơ Gâux Hli thiêz Nux Nziêl (Gầu li – Nụ Dia)

là tác phẩm có dung lượng nhỏ nhất Từ phép so sánh trên có thể ví chuyện cổ tích với truyện ngắn hiện đại và truyện thơ với thể loại tiểu thuyết

Với 17/31 số lượng tác phẩm có từ 1000 câu thơ trở lên, chúng tôi có thể khẳng định rằng: dung lượng đã trở thành một trong những tiêu chí cơ bản

để nhận diện thể loại của truyện thơ

1.2 Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số

1.2.1 Khái niệm bi kịch

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất

tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người ” [14, 37]

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch (Tragedie) là một thể

của loại hình kịch thường được coi như là độc lập với hài kịch, bi kịch phản

ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính Mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái thấp hèn… diễn ra trong

Trang 32

tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi ánh sáng

bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với

công chúng Theo Aristote, bi kịch là “Sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn” nhằm “dùng hành động chứ không phải bằng dùng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự” [14, 19]

Trong luận văn này, chúng tôi không tìm hiểu bi kịch như một thể loại văn học - sân khấu theo quan niệm cổ điển, mà chỉ tập trung vào các tác phẩm truyện thơ dân tộc thiểu số có nội dung tư tưởng nghệ thuật chứa đựng yếu tố

bi kịch mà thôi Tuy nhiên, những gợi dẫn từ thể loại bi kịch cũng sẽ là những tiền đề hữu ích để chúng tôi nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của mình dưới những góc độ mới: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch – từ

đó khám phá những lớp nghĩa mới của đối tượng nghiên cứu này

1.2.2 Khái quát đặc điểm bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số

Trên tạp chí Văn học năm 1997, Lê Trường Phát công bố bài viết “Về

mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số” Tác giả đã nhận xét

ở truyện thơ Nôm người Việt (Kinh) “mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn các cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết

thúc có hậu” gồm ba chặng: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ Nói “phần lớn” bởi

lẽ mô hình cốt truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm mà đề tài chủ đạo

là tình yêu đôi lứa.” [36, 52]

Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (của năm dân tộc: Thái, Tày, Mường, H’Mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng việt, Lê Trường Phát đã nhận thấy loại tác phẩm có kết thúc bi kịch chiếm số lượng áp đảo Ông đã lập bảng thống kê dưới đây:

Trang 33

Tổng số truyện thơ thể hiện đề tài tình

yêu đến 1997 đã sưu tầm được

Tỉ lệ giữa kiểu kết thúc bi kịch/kết thúc có hậu + Thái 4 tác phẩm

Qua việc khảo sát 3 công trình của Nguyễn Xuân Kính và Đặng

Nghiêm Vạn, với 25 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát có 20 tác phẩm nói về đề

tài tình yêu trong đó có 15 tác phẩm có yếu tố bi kịch Chúng tôi có bảng thống kê sau:

Tổng số truyện thơ về đề tài tình yêu tính

Con số 15 tác phẩm có kết thúc bi kịch trên tổng số 20 tác phẩm có chủ

đề về tình yêu, một lần nữa khẳng định “kiểu kết thúc bi kịch mới là phổ biến

và tiêu biểu” [37, 127] Kó Lau Slam (Sán Chay), Chàng Lú- nàng Ủa, Ú

Thêm (Thái); Nam Kim – Thị Đan, Bióoc Lả (Tày); Nàng Ờm – chàng Bồng

Trang 34

Hương (Mường); A Thào – Nù Câu, Tiếng hát làm dâu (H’Mông); Joh duch Bum (truyện nàng Bum) của dân tộc Ba Na… là những minh chứng cho kết

cấu cốt truyện bi kịch

Truyện thơ Sán Chay Kó Lau Slam với kết thúc là cái chết đầy bi kịch

của hai nhân vật chàng trai và cô gái Nàng Lau Slam và chàng Dừn đều là những con người bình thường Họ sinh ra trong gia đình nghèo khổ, lại mồ côi (chàng Dừn mồ côi cha còn nàng Lau Slam mồ côi mẹ), họ đều là người

có tài đức Nghe tiếng Lau Slam hát hay nên chàng Dừn chủ động tìm đến nàng; qua lời ca tiếng hát, họ quen nhau rồi yêu nhau Tình yêu của họ trên cơ

sở tự nguyện, bắt nguồn từ tình cảm chân chính Khi biết chuyện, Lau Slam bị

anh trai phản đối vì gia đình chàng Dừn nghèo Bị ép gả cho con quan, nàng Slam đau khổ, mòn mỏi chờ mong chàng Dừn Nàng Lau Slam và chàng Dừn nhớ thương nhau da diết nhưng chỉ được gặp nhau trong thoáng chốc rồi mãi mãi lìa xa

Câu chuyện khép lại bằng cái chết của hai nhân vật chính Chàng Dừn không kiếm được đủ tiền để lấy vợ nên chàng đau buồn mà chết Nàng Lau Sam khi bị đuổi khỏi gia đình chồng, nàng đi tìm chàng Dừn trên núi Chín Khúc và rồi cuối cùng nàng được đoàn tụ với chàng Dừn ở thế giới vĩnh hằng Mặc dù đôi trai gái trong truyện thơ Sán Chay phản ứng rất yếu ớt trước sự

ép gả của gia đình nhưng nó khơi nguồn cho tinh thần đề cao tự do cá nhân để

từ đó trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống

Trong sáu tác phẩm của dân tộc Tày thuộc diện khảo sát của chúng tôi,

có hai truyện thơ có yếu tố bi kịch là: Bióoc Lả và Toẹn Thị Đan (Truyện Thị

Đan) Ở nhóm truyện thơ Tày “kết thúc có hậu” chiếm tỉ lệ lấn át” [37,128],

sở dĩ có hiện tượng này chính là do vai trò tham gia sáng tạo của các Nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên, họ mang theo ảnh hưởng của truyện nôm

Trang 35

Việt vào truyện thơ Tày – Nùng Bióoc Lả và Toẹn Thị Đan có thể coi là

những ngoại lệ

Trong truyện thơ Bióoc Lả, ở chặng thứ nhất: Đôi trai gái gặp gỡ yêu

nhau trong ngày hội đầu xuân, họ đã thổ lộ hết nỗi lòng thề thốt, tặng áo rồi lưu luyến chia tay

Chặng thứ hai: Sau khi chia tay với Bióoc Lả, Lương Quân tiếp tục lên đường lo sự nghiệp học hành Ở nhà, cha mẹ Bióoc Lả nhận lời gả nàng cho một anh chàng nhà giàu có “của hiền chức trăm vạn bạc vàng” Bióoc Lả mượn khói hương gọi Lương Quân đến gặp, Lương Quân đưa nàng số bạc trả sính lễ của nhà giàu nọ sau đó hai bên lại chia tay Đây là giai đoạn mở đầu cho những tháng ngày đau khổ của đôi trai gái

Ba năm trôi qua, vì quá nhớ thương Bióoc Lả nên Lương Quân đi thi không đỗ Ở nhà, bố mẹ đã ép gả Bióoc Lả cho anh chàng nhà giàu “một mắt,

da lang, bụng phệ, nói thô” Bióoc Lả khóc lóc, van xin, kể cho cha mẹ biết mình đã yêu Lương Quân nhưng cha mẹ không đồng ý Chẳng còn cách nào khác, trong ngày cưới, đợi lúc khách khứa ra vào tấp nập, ăn uống linh đình, Bióoc Lả chạy vào rừng ăn lá ngón tự tử và biến thành loài hoa vàng nở muộn mang tên nàng, bỏ lại Lương Quân cô đơn một mình trên cõi đời

Truyện thơ Toẹn Thị Đan mở đầu giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của

hai nhân vật đã tiềm ẩn yếu tố bi kịch Chàng trai Nam Kim người miền núi, nhà nghèo lại mồ côi cả cha lẫn mẹ Thị Đan là cô gái vùng đồng bằng, mồ côi cha từ nhỏ, cô sống với mẹ Hai người yêu nhau tha thiết mặn nồng, họ mong ước xây dựng cuộc tình duyên lí tưởng tự do Bà mẹ Thị Đan vì “tham nhà giàu nhiều lúa nhiều vàng” nên đã ép gả con gái cho Thái Quan, con nhà giàu nhất vùng ở một xã khác Thị Đan không ưng thuận nhưng bà mẹ đem hết lời lẽ dỗ nàng về nhà chồng Thị Đan không còn cách nào khác phải chia tay mối tình đẹp đi lấy chồng Những buổi về lại quê nhà Thị Đan tìm đến

Trang 36

Nam Kim Đôi bạn tình gặp gỡ nhau kín đáo, lén lút nhưng biết bao đằm thắm Khi tiễn đưa nhau qua quãng đường rừng sâu, ngồi dưới một gốc cây cành lá xum xuê, đôi bạn tình cắt máu ăn thề, gọi đất trời chứng giám lời nguyền sắt son thủy chung trọn đời Về sau, nàng bị cưỡng ép ở hẳn bên nhà chồng Thị Đan ngày đêm thương nhớ người yêu rồi mắc bệnh tương tư mà qua đời Trước khi nhắm mắt, Thị Đan nhờ chị gái chuyển lời chào vĩnh biệt tới Nam Kim Nam Kim thương nhớ một mối tình chung thủy, tha thiết kéo dài bảy năm trời, xót thương một mối tình tuyệt vọng dang dở…

Hai truyện thơ Tày Bióoc Lả và Toẹn Thị Đan đều kết thúc bằng cái

chết của hai nhân vật nữ chính Tuy nhiên, cái chết của Bioóc Lả có phần mạnh mẽ, chủ động hơn Thị Đan, nàng đã chọn cách ăn lá ngón để kết thúc cuộc đời mình Sự ra đi của các cô gái để lại chàng trai sống cô đơn, buổn tủi, một mình thương nhớ mối tình đẹp tha thiết Cái chết của các cô gái như tiếng chuông cảnh tỉnh cho những bậc làm cha, làm mẹ vì đồng tiền mà làm cho tình yêu của con trẻ tan vỡ Nguyên nhân dẫn đến cái chết của các cô gái là do cha mẹ, anh chị ruột ép duyên, rẽ duyên, cản trở tình yêu hạnh phúc Nhưng đằng sau đó là cả xã hội lạnh lùng với những hủ tục khắc nghiệt, tàn nhẫn bóp nghẹt hạnh phúc chính đáng của con người

Ở dân tộc Mường, trong 4 tác phẩm nói về tình yêu thuộc diện khảo sát của chúng tôi thì cả bốn tác phẩm đều có yếu tố bi kịch Xã hội Mường trong quá khứ bị chi phối bởi chế độ phụ quyền, gia trưởng, việc nhân duyên hoàn toàn thuộc quyền cha mẹ quyết định Hôn nhân không phải do sự yêu thương nhau của đôi trai gái mà nên, nó bị bóp nghẹt trong quan hệ gia đình và xã hội Chính những điều này đã làm tan nát biết bao mối tình chân chính, đẹp đẽ

Trong truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu, đôi trai gái xuất thân từ những gia

đình quý tộc, môn đăng hộ đối Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với tập tục phong kiến Mường “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Út Lót và Hồ Liêu tự tìm hiểu và yêu đương nhau trong suốt một thời gian dài Trải qua năm tháng

Trang 37

cùng với những thử thách giúp họ khẳng định tình yêu của mình, tình cảm ngày càng sâu đậm Chàng và nàng đã “nói một điều thương, nói trăm điều mến” Họ ước nguyện :

“Đều mãi mãi ăn cơm chung một bát

Đều uống nước chung một nồi”

Họ hứa hẹn với nhau một tương lai tốt đẹp, một cuộc hôn nhân đầy viên mãn, tròn đầy Hai người đã tính đến chuyện về xin phép gia đình cho họ được kết duyên Nhưng trái ngược với ước nguyện của hai người, ở nhà cha

mẹ Hồ Liêu đã cưới vợ cho chàng – một người mà chàng chưa bao giờ biết mặt nói gì đến chuyện yêu Hồ Liêu bị đặt vào thế “sự đã rồi” không thể làm khác được Vậy là, mối tình đẹp giữa Út Lót và Hồ Liêu bị chia rẽ Vì nhớ thương Út Lót nên Hồ Liêu ốm mà chết Còn về Út Lót, nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều từ chối Cuối cùng nàng xin cha mẹ cho lấy đạo Cun Khi đưa dâu qua mộ Hồ Liêu, Út Lót xin thăm mộ Hồ Liêu

“Xin chú bác đứng lại một đàng, Xin họ hàng đứng lại một mé,

Để cho tôi được ghé thăm Hồ Liêu một chút!”

Nàng bước đến bên mộ giậm gót, Kêu rằng:

(Út Lót - Hồ Liêu, ĐNV, tập 4, Tr 356)

Trang 38

Mặc dù đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt để bảo vệ tình yêu và một lòng chung thủy với tình yêu ấy nhưng cuối cùng Hồ Liêu vẫn chết trong sự nhớ thương người tình Nàng Út Lót là người thông minh mạnh mẽ trong tình yêu

và hôn nhân Nàng muốn được tự quyết định nhưng rồi trước thế lực mạnh mẽ của tập tục Mường, nàng không thể làm được gì hơn Chỉ có cái chết không thể chia lìa đôi lứa

Truyện thơ Nàng Nga – Hai Mối cũng kết thúc bằng cái chết của hai

nhân vật chính Nàng Nga bị cha mẹ ép gả về cho vua Ai Ước, nàng đã rất đau khổ tuyệt vọng nhưng vẫn tìm mọi cách để được bên chàng Hai Mối Hai Mối đã chết vì thương nhớ nàng Nga Mặc dù được vua Ai Ước hết mực thương yêu nhưng khi biết tin chàng Hai Mối chết, nàng vẫn tìm mọi cách để

về làm ma cho chàng Khi quay lại bên nhà chồng, nàng bị chồng đánh, bị trượt chân ngã nên nàng chết Quan tài của nàng trôi về cạnh mộ nơi Hai Mối nằm Ở thế giới ma họ được xum họp:

“Về bên ma ta làm cửa

Về bên ma ta làm nhà;

Cho muôn kiếp chẳng xa Cho muôn đời chẳng cách” [10]

Tương tự như hai truyện thơ trên, đôi trai gái trong truyện thơ Nàng

Ờm – chàng Bồng Hương đã cùng nhau ăn lá ngón để giải thoát cho những

tháng ngày bị chà đạp lên tình yêu đôi lứa Chàng Bồng Hương con nhà nghèo nên cha mẹ nàng Ờm không đồng ý cho hai người yêu nhau Nàng Ờm

bị cha mẹ giam cầm và đánh đập tàn ác khiến cho nàng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần Bị cha mẹ ngăn cấm và còn bị đánh đập tàn ác nhưng đôi trai gái quyết tâm vượt qua các thế lực ngăn cản, giữ trọn tình yêu đôi lứa Truyện thơ đã sử dụng motif ăn lá ngón để giải thoát cho tấn bi kịch đã giết chết tình yêu đang trong giai đoạn đẹp nhất Cha mẹ cô gái sau khi biết tin hai người tự

Trang 39

tử đã lên trên núi Làn Ai gọi hồn con gái về nhưng nàng mãi mãi không bao giờ tha thứ cho họ

Trong kho tàng truyện thơ Mường, Vườn Hoa núi Cối có thể gọi là tác

phẩm “la liệt xác chết” Hai người phụ nữ là vợ của Khói và Va đã phải chịu cảnh cô đơn, uất ức khi khi chồng đi tìm cô gái khác, hai nàng đã chết trong rừng sâu Bản thân hai nhân vật Khói, Va cũng phải kết thúc cuộc đời mình với các nàng Tiên mà họ đem lòng yêu say đắm Bốn người cùng ăn lá ngón

để cùng chung nhà, chung cửa Nhân vật không chỉ là những người trần tục

mà ngay cả thế giới của Tiên cũng chịu chung tấn bi kịch tình yêu như các đôi trai gái dưới trần gian, điều đó tạo nên điểm mới trong bi kịch tình yêu của dân tộc Mường Các cô Tiên cũng bị cha mẹ phản đối vì yêu người trần tục Nàng Tiên cũng bị cha mẹ ép duyên, bắt lấy người cô không yêu Cha mẹ cô ngăn cấm mối tình thần tiên - trần tục nên khi nàng Tiên thưa chuyện đi theo chàng Khói và chàng Va thì nàng bị cha mẹ đuổi đánh Thế giới của Tiên cũng không có chỗ giành cho sự tự do, cho quyền hạnh phúc riêng tư của con người Ở đó cũng toàn sự toan tính, ích kỉ của đấng bề trên lấy quyền cha, phép mẹ đè bẹp quyền hạnh phúc con trẻ

Qua việc khảo sát bốn tác phẩm, chúng ta thấy các chàng trai, cô gái

trong truyện thơ: Út Lót – Hồ Liêu; Nàng Nga – chàng Hai Mối; Nàng Ờm –

chàng Bồng Hương, Vườn hoa núi Cối đều bị cha mẹ phản đối nhưng họ có

thái độ chủ động, quyết liệt để bảo vệ tình yêu Họ đã dùng cái chết để tìm cách thoát khỏi vòng vây của tục lệ và chế độ phong kiến mong “về bên kia”

sống với nhau Nếu so sánh với truyện thơ Tày như Nam Kim – Thị Đan, truyện thơ Kó Lau Slam của dân tộc Sán Chay, các chàng trai, cô gái tỏ ra

khép nép, phục tùng cha mẹ, cái chết đến với họ ở thế bị động và duy nhất chỉ

có một người chết còn một người ở lại sống trong cô đơn, sầu muộn thì nhân vật trong truyện thơ Mường hành động mạnh mẽ hơn Họ chủ động tìm đến

Trang 40

cái chết để được bên nhau ở một thế giới khác Nếu như ở truyện thơ của các dân tộc khác, các cô gái bị gả bán, bị ép duyên thì ở truyện thơ Mường, các chàng trai cũng bị cha mẹ ép gả cho người con gái mà họ không yêu, thậm chí chưa biết mặt, mặc dù sự ép duyên của họ không mang tính chất gả bán như các cô gái Họ đã hành động mạnh mẽ, tự tìm đường giải thoát cho mình, chàng trai, cô gái cùng nhau đến với cái chết để đoàn tụ ở thế giới bên kia Đặc biệt, ở truyện thơ Mường, không chỉ có đôi trai gái yêu nhau mà cả

những người thân của họ cũng bị chết Trong truyện thơ Nàng Nga – Hai Mối ngoài đôi trai gái yêu nhau còn có người chồng cô gái, truyện thơ Vườn hoa

núi Cối là cái chết của sáu nhân vật: hai người vợ đã chết trong rừng sâu, Khói, Va

cùng hai nàng tiên, họ cùng ăn lá ngón để được bên nhau ở thế giới khác

Trong truyện thơ H’Mông, tình yêu là một đề tài lớn, có tính chất bao trùm Từ đề tài này chúng ta có thể tìm thấy trong đó là tiếng hát ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt của đôi trai gái trong xã hội cũ Đó là một tình yêu chân chất, phóng khoáng như tính cách của con người H’mông Đồng thời, đấu tranh cho tình yêu trọn vẹn là một thứ vũ khí sắc bén tấn công vào thành trì của nạn hôn nhân gả bán, nạn ép duyên có từ rất lâu đời trong xã hội H’Mông Các chàng trai cô gái H’mông một lòng yêu thương nhau tha thiết

Họ mong muốn được ngày ngày bên nhau, được trở thành “con quay sợi lanh” được “chung chăn đắp”, được kết nghĩa vợ chồng cho đến trọn đời Tuy nhiên, xã hội phụ quyền với những tập tục phong kiến lạc hậu, hà khắc chà đạp và bóp nghẹt tình yêu trong trắng, ban sơ ấy dẫn đến kết thúc không gắn với hạnh phúc lứa đôi mà gắn liền với sự khổ đau, với cái chết Những cảm xúc tâm trạng từ mảng tình yêu nam nữ của chế độ cũ luôn được truyện thơ

khai thác triệt để, Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Vừ - chúa – pua và bạn

trai yêu nhau tha thiết Vừ - chúa – pua thêu túi tặng cho anh yêu đi buôn trâu, hẹn sớm trở về đầy đủ bạc vàng cưới nàng Khi anh yêu đi xa, Vừ - chúa –

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Triều Ân, (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học và TT NCVH Quốc học xuất bản, Hà Nội, tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: Nxb Văn học và TT NCVH Quốc học xuất bản
Năm: 2004
2. Toan Ánh, (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong tục Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1992
3. Nông Quốc Chấn, (1964), Truyện thơ Tày – Nùng, Nxb. Văn học Hà Nội 4. Nông Minh Châu và nhiều tác giả, (1964), Truyện thơ Tày Nùng, tập 1,Nxb Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện thơ Tày – Nùng", Nxb. Văn học Hà Nội 4. Nông Minh Châu và nhiều tác giả, (1964), "Truyện thơ Tày Nùng
Tác giả: Nông Quốc Chấn, (1964), Truyện thơ Tày – Nùng, Nxb. Văn học Hà Nội 4. Nông Minh Châu và nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb. Văn học Hà Nội 4. Nông Minh Châu và nhiều tác giả
Năm: 1964
5. Phạm Vĩnh Cƣ (2000), “Bàn thêm về bi kịch "Vũ Nhƣ Tô", Tạp chí Văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về bi kịch "Vũ Nhƣ Tô
Tác giả: Phạm Vĩnh Cƣ
Năm: 2000
6. Phan Hữu Dật, (1998), Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1998
7. Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên, (2011), Đời sống văn hóa dân tộc Thái, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa dân tộc Thái
Tác giả: Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 2011
8. Chu Xuân Diên, Về việc nghiên cứu văn học dân tộc hiện đại, Tạp chí văn học số 5, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học số 5
9. Cao Huy Đỉnh, (1981), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1981
10. Lò Xuân Dừa, (2002), Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái “Chàng Lú – nàng Ủa” về phương diện thi pháp. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái “Chàng Lú – nàng Ủa” về phương diện thi pháp
Tác giả: Lò Xuân Dừa
Năm: 2002
11. Nguyễn Xuân Đức, (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2003
12. Nguyễn Thị Bích Hà, (2013), Nghiên cứu Văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2013
13. Mai Thị Hồng Hải, (2004), Góp phần nghiên cứu Xường giao duyên của người Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu Xường giao duyên của người Mường
Tác giả: Mai Thị Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2010
15. Minh Hiệu, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và giới thiệu, (1963), Truyện thơ Mường, Nxb Văn Hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện thơ Mường
Tác giả: Minh Hiệu, Hoàng Anh Nhân sưu tầm và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn Hóa
Năm: 1963
16. Lê Nhƣ Hoa (chủ biên), (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam
Tác giả: Lê Nhƣ Hoa (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
17. Kiều Thu Hoạch, (2007), Truyện Nôm lịch sử và thi pháp thể loại, Nxb. Giáo dục Hà Nội, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Nôm lịch sử và thi pháp thể loại
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Hà Nội
Năm: 2007
18. Phạm Quang Hoan, Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta hiện nay, Tạp chí DTH số 2, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta hiện nay
19. Đinh Gia Khánh, (1989), Trên đường tìm hiểu Văn hóa dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm hiểu Văn hóa dân gian
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1989
20. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
21. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, (tập 1, 2), Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w