Xung đột giữa tình yêu và tiền bạc

Một phần của tài liệu Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số (Trang 59 - 64)

7. Bố cục luận văn

2.2. Xung đột giữa tình yêu và tiền bạc

Trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số, xung đột đƣợc miêu tả tinh tế nhất, khắc họa sâu sắc nhất chính là sự cản trở của các bậc phụ huynh – những bậc cha mẹ, anh, chị, cậu… đối với chủ thể nghèo hèn, không quyền thế , đi ̣a vi ̣, tiền tài; tiền bạc len lỏi vào lời khuyên bảo của mẹ, vào hành động của cha, vào thái độ của họ hàng.

Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu vì tham con “trâu mộng đuôi trắng” mà cha mẹ ép gả đẩy con gái vào con đƣờng không còn sự lựa chọn nào khác:

“Bởi mẹ cha em tham con trâu mộng đuôi trắng Vứt tuột em đi không cần ngắm chủ,

Vì mẹ cha em thích con trâu mộng chân trắng, Ném phăng em đi không lo soát chuồng”

Tiếng hát làm dâu, NXK, tập 21, 572

Trong truyện thơ Mƣờng, hình ảnh những ông bố bà mẹ vì tham lam mà đẩy con cái vào con đƣờng đau khổ không hề xa lạ đối với độc giả. Xã hội phong kiến đặt ra những khuôn phép khiến cho ngƣời con gái hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Những quan niệm đó trói buộc thân phận ngƣời con gái vào bức tƣờng lễ giáo gia phong. Những cô gái đang tuổi xuân, hừng hực sức sống đành cam chịu lỡ duyên. Họ đau đớn nhƣng không biết phải làm sao vì:

“Bố nhà em lắm quyền lắm thế Mẹ nhà em lắm phép, lắm khuôn”

“Bố nhà em bố có Mẹ nhà em mẹ giàu; Dƣới sân có trâu cùng bò, Trên nhà cơm no lúa xiểng

Cửa nhà em, chẳng phải dùng bƣơng ran ran Nhà nhà em, lát ván gỗ lim

Cửa quan sân rộng, nhà năm gian còn hàng chín vóng”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – ĐNV, tập 4, 443 Các cô gái sinh ra trong gia đình lang đạo, giàu có còn chàng trai thì sinh ra trong gia đình nghèo khổ đó là nguyên nhân dẫn đến tình yêu tan vỡ. Trong truyện thơ Nàng Ờm - Chàng Bồng Hƣơng, ngƣời con trai sinh ra trong gia đình nghèo, cô gái sinh ra trong gia đình quyền thế, họ yêu nhau, có rất nhiều kỉ niệm đẹp. Tình yêu của họ đến độ chín muồi.

“Nhƣ hoa vừa nở Nhƣ lửa mới nhen, Hơi nhau đã quen, Tiếng nhau đã biết”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – ĐNV, tập 4, 443 Khi bố mẹ biết chuyện hai ngƣời yêu nhau đã ra sức phản đối. Bố mẹ không thƣơng, “chửi em hết điều. Mắng em hết lời” lại còn:

“Lấy hết vật nhớ, vật thƣơng Bỏ vào lò không lo mất vía”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – ĐNV, tập 4, 446 Và còn đánh đánh đập con gái yêu rất tàn nhẫn:

“Chín chục roi lảy trảy bố bó làm bảy, Bảy mƣơi roi lèn en mẹ buộc nên ba Giữ em trong nhà

Bố mẹ rất hay đánh đập Đánh em nhƣ sấm trên trời Nhƣ hòn đá to rơi xuống suối. Đánh em tay không biết mỏi,

Đánh em nhƣ máu chảy khắp ngƣời. Áo em rách tả tơi

Chân tay em rã rời.

Trông không nên ngƣời, không nên con gái”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – ĐNV, tập 4, 448 Cha mẹ thẳng tay đánh con mà không hề đau xót, Nàng Ờm không ngớt lời van xin. Đáp lại lời của Ờm là một thái độ im lặng:

“Em van bố, bố không thƣơng Em vái mẹ, mẹ không buông”

Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – ĐNV, tập 4, 448 Cha mẹ Ờm rất lạnh lùng, tàn nhẫn và khắc nghiệt, “Đánh em tay không biết mỏi. Đánh em máu chảy khắp ngƣời”. Ngƣời đọc rơi nƣớc mắt trƣớc cảnh tƣợng cha mẹ tra tấn con nhƣ tra tấn tù nhân trong thời trung cổ mà không hề xao lòng hay thƣơng xót cho tấm thân bé nhỏ của con gái yêu đang quằn quại dƣới làn roi. Tấm thân đầy máu, Ờm không ngớt lời van xin nhƣng chẳng ăn thua gì. Trƣớc trận đòn roi của cha mẹ, em gái xót xa nén mở cửa cho Ờm chạy ra ngoài. Bồng Hƣơng ôm nàng chạy trốn. Máu của nàng “rải ra đƣờng dọc một chiều”, chiếc khăn trắng Bồng Hƣơng lau cho Ờm đã “loang lổ máu”.

Trong truyện thơ Nàng Nga – Đạo Hai Mối, hủ tục hôn nhân lạc hậu không chỉ xảy ra ở tầng lớp thấp hèn mà nó còn ăn sâu vào máu của tầng lớp cao nhất trong xã hội. Những lang đạo giàu có, quyền thế nhất trong xã hội nhƣng vì quyền lợi, địa vị chính trị của cha mẹ mà con gái họ không đƣợc

quyền tự do hôn nhân. Nàng Nga và chàng Hai Mối đều sinh ra trong gia đình giàu có nhƣng vì:

Bố nhà em tham bạc Mẹ nhà em tham vàng Chú bác, họ hàng Tham ăn tham uống Tham vò rƣợu siêu”

Nàng Nga – Đạo Hai Mối, NXK, tập 21, 720

Lòng tham của cha mẹ, anh em họ hàng không đáy nên nàng Nga bị ép lấy vua Ai Ƣớc ở tận bên nƣớc Thƣợng Lào xa vắng, ông này có chín bà vợ rồi nhƣng nghe tiếng nàng Nga đẹp đã cho ngƣời mối lái đến hỏi. Khi ấy nàng Nga đau đớn, lòng dạ xót xa nhƣng ý cha mẹ đã quyết, nàng không còn cách nào khác phải phục tùng cha mẹ.

Trong truyện thơ Thị Đan, cô gái đã bị mẹ ép gả cho ngƣời đàn ông mà cô chƣa hề biết mặt vì mẹ cô “tham nhà giầu nhiều lúa nhiều vàng”. Để trả công ơn mẹ đã nuôi ăn vất vả, Thị Đan không còn cách nào khác, đành nghe lời mẹ cúi mặt bƣớc chân về nhà chồng mà “đêm nằm thầm khóc”. Trong cảnh đắng cay, buồn tủi, nàng khóc, trƣớc những lời “chì chiết” của mẹ, nhẫn nhịn theo sự sắp đặt của mẹ. Vì chữ “hiếu” mà nàng phải hi sinh chữ “tình”. Khi biết tin Thị Đan bị lấy chồng, Nam Kim vô cùng đau khổ vì không giữ đƣợc ngƣời yêu và chàng không có tiền để cƣới nàng:

“Nam Kim chẳng có tiền khôn chuộc Đêm ngày buồn than khóc nhớ nàng”

Truyện Thị Đan, NXK, tập 22, 185

Ngày bƣớc chân về nhà chồng là ngày hạnh phúc nhất với các cô gái nhƣng với Thị Đan, ngày đƣa dâu cũng là ngày nàng thuộc về ngƣời khác và không còn cơ hội để nên duyên vợ chồng với Nam Kim. Vì vậy nàng đau khổ:

“Tay cầm nón bƣớc đi đầu cúi Chân uể oải lên núi sang sông Lệ chứa chan thành dòng ƣớt má”

Truyện Thị Đan, NXK, tập 22, 186

Cuộc sống giàu sang bên nhà chồng không làm cho nàng hạnh phúc, nàng thƣờng xuyên quay về nhà mẹ để nén nút gặp Nam Kim. Bi kịch tình yêu bị chia rẽ lên đến đỉnh điểm khi Thị Đan bị cấm không đƣợc về nhà mẹ đẻ, họ không còn cơ hội gặp lại nhau. Lúc này chàng:

“Nam Kim thêm buồn chán quay về Đêm rẫu rĩ, ngày buồn, nhớ bạn Chân tay mỏi buồn chán làm công”

Truyện Thị Đan, NXK, tập 22, 191

Còn Thị Đan:

“Trƣa chiều không biết ăn, biếng nói Ngƣời rỗi lòng không rỗi làm ăn”

Truyện Thị Đan, NXK, tập 22, 200

Bi kịch lên đến đỉnh điểm khi Thị Đan đau buồn mà chết để lại Nam Kim một mình trên chốn trần gian, kết thúc mối tình bảy năm thƣơng nhớ kể từ năm Mùi đến năm Sửu. Truyện Thị Đan là câu chuyện tình duyên trắc trở nhƣ hoa không nở đƣợc vào ngày xuân. “Ở đây, dƣờng nhƣ nỗi đau khổ do tình yêu trắc trở gây ra, chất chứa lâu ngày trong lòng ngƣời viết, nên cầm bút đến là dòng tình cảm đau xót bị nén lại đó lại bật tuôn ra ngay, không có gì kìm hãm đƣợc” [35]

Cô gái trong truyện thơ Bióoc Lả đem lòng yêu Lƣơng Quân - một hiền sĩ trong một buổi đi thăm vƣờn đầu xuân. Họ đã thổ lộ hết nỗi lòng, tặng áo rồi chia tay. Lƣơng Quân tiếp tục sự nghiệp học hành. Ở nhà cha mẹ Bióoc Lả đã nhận lời gả nàng cho một anh chàng nhà giàu có “của hiền trăm vạn lạng

bạc”. Bióoc Lả đã mƣợn lời khói hƣơng nhờ Lƣơng Quân đến, đôi bên bàn bạc thề thốt rồi Lƣơng Quân đƣa cho nàng số bạc để trả sính lễ nhà giàu nọ rồi họ lại chia tay “hai ngƣời ngồi bên đàng cùng khóc” họ cùng hẹn thề không để lạc mất nhau.

Ba năm trôi qua, Lƣơng Quân đi thi không đỗ, ở nhà cha mẹ Bióoc Lả ép gả nàng cho anh chàng nhà giàu nọ mặc dù ngƣời này “một mắt, da lang, bụng phệ, nói thô”. Bióoc Lả nói cho bố mẹ biết mình đã yêu Lƣơng Quân nhƣng không đƣợc cha mẹ chấp nhận. Không còn cách nào khác trong ngày cƣới khi khách khứa ra vào tấp lập, ăn uống linh đình nàng đã chạy vào rừng ăn lá ngón và biến thành hoa vàng nở muộn.

Cuộc chia li này kết thúc những tháng ngày đẹp bên chàng Lƣơng Quân, sự ra đi của nàng chứng minh cho sự chung thủy của ngƣời con gái Tày trong tình yêu, nàng đã để lại chàng ở lại cõi dƣơng gian cô đơn, buồn tủi một mình.

Sự tham lam của cha mẹ là một trong những nguyên nhân chia rẽ tình yêu và dẫn đến cái chết của đôi trai gái. Những bậc cha mẹ, từ tầng lớp nghèo hèn đến những ngƣời có quyền cao, chức trọng đều đặt vật chất lên trên sự tự do của con trẻ. Họ cho mình quyền sinh thành thì có quyền áp đặt con cái theo suy nghĩ của mình. Hủ tục lạc hậu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã ăn sâu vào trong tƣ tƣởng của đồng bào các dân tộc thiểu số nên họ đã chọn co mình cái chết để đƣợc tự do đi theo tiếng gọi của tình yêu.

Một phần của tài liệu Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)