Xung đột giữa tình yêu và phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số (Trang 47 - 59)

7. Bố cục luận văn

2.1. Xung đột giữa tình yêu và phong tục tập quán

Hôn nhân gả bán, bị ép duyên là một trong những hủ tục đƣợc truyện thơ tập trung bút lực để vạch trần bộ mặt giả dối úp bóng phép nƣớc, lệ làng. Hủ tục ấy làm mƣa, làm gió trong suốt một khoảng thời gian dài dƣới sự thống trị của chế độ phụ quyền, nó đẩy không biết bao nhiêu kiếp ngƣời rơi vào kiếp sống nô lệ chốn địa ngục trần gian. Tiêu biểu cho những số phận đau đớn đó chính là ngƣời phụ nữ. Một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế nhƣng dễ dàng an phận, chấp nhận bị bứt khỏi cộng đồng quyền lực của chế độ mẫu hệ trong xã hội công xã nguyên thủy đã bị lùi xa.

Không một truyện thơ nào quên nhắc đến nguyên nhân trực tiếp đã đẩy các cô gái vào ngã rẽ đau đớn của cuộc đời chính là sự ép duyên. Hủ tục hôn nhân ấy nhƣ là một phƣơng tiện để trao đổi kinh tế, để mua bán, bổ sung nô lệ vào một hệ thống thống trị của xã hội nam quyền. Đọc từng câu thơ trong truyện thơ các dân tộc thiểu số chúng ta đều thấy rõ những biểu hiện ti tiện của luật tục này. Luật tục chỉ coi ngƣời con gái nhƣ những món hàng hóa không hơn không kém. Họ phải đi làm dâu, làm vợ chỉ vì tiền bạc, vì “con trâu đuôi trắng”, “con ngựa thồ giỏi” và tất nhiên những cá thể trực tiếp duy trì và đẩy mạnh sự phát triển của luật tục này đó chính là những thành viên trong gia đình nhà đẻ của ngƣời con gái. Họ có thể là cha, là mẹ có thể là anh

trai, chị dâu…. Họ đặt lợi ích của cải, tiền bạc lên trên cả lợi ích hạnh phúc của con em mình. Họ “gả bừa”, “gả phứa” con em mình vào cửa nhà mà không hề biết rằng đó là cửa tử, là địa ngục trần gian.

Mẹ A Thào khuyên A Thào ba đêm không nổi Mới đi gọi anh em làng trên xóm dƣới

Anh em làng trên xóm dƣới về

Bàn ngày thu thịt, thu rƣợu, bàn ngày cho cƣới. Bố A Thào dỗ A Thào ba ngày không xong Mới đi mời họ hàng xóm dƣới làng trên về

Bàn ngày thách tiền, thách bạc, bàn ngày đƣa dâu.

A Thào- Nù Câu – ĐNV, tập 4, 756

Chúng ta cứ ngỡ rằng khi không thể thuyết phục đƣợc cô gái theo chân ông mối về nhà chồng, thì ngƣời mẹ, ngƣời cha đi gọi họ hàng đến đằng ngoại để cân nhắc quyết định cƣới hỏi theo đúng nguyện vọng của cô gái hay không? Nhƣng hoàn toàn không có ý nhƣ vậy, họ đằng nhà ngoại đƣợc mời đến chủ yếu để thƣơng lƣợng với ông mối, bà mối “thách tiền, thách bạc, bàn ngày đƣa dâu”. “Thu tiền, thu thịt bàn ngày cho cƣới” sao cho đƣợc món hàng hời là con, là cháu gái của mình. Hoặc tham gia với mục đích cùng sức mạnh thị tộc, dòng họ để ép gả, không cho phép con gái có đƣờng nào để lui, để vùng vẫy trốn thoát.

Với sức mạnh của thế lực cƣờng quyền, thần quyền và phụ quyền với ma lực của đồng tiền, ngƣời phụ nữ Mông xƣa đâu còn cách lựa chọn nào khác, ngoài việc phải “gƣợng bƣớc chân đi” hoặc nếu có phản kháng thì cũng bị “lôi thốc ra cửa”, “kéo lê ra cửa”, “mặc cho nƣớc mắt tràn trề đẫm ba tầng áo nhiễu” mặc cho “A Thào nƣớc mắt dàn dụa đẫm ba tầng áo đen”. Trong khi họ nhà gái bàn “thu thịt, thu rƣợu”, “thách bạc, thách tiền” thì nhà Nù Câu lại rất nghèo, không có tiền để cƣới vợ:

“Mẹ Nù Câu rằng: - “Con ơi!

Cơm rƣợu nhà ta nhƣ trâu gặm cỏ già mọc trên mỏm núi đá Tiền bạc còn ở mãi đƣờng xa

Cơm rƣợu nhà ta nhƣ trâu cỏ già mọc trên đồi sỏi Bạc tiền còn tận đƣờng dài…”

A Thào- Nù Câu – ĐNV, tập 4, 754

Trong truyện thơ Thái, đặc biệt là Tiễn dặn người yêu đã phản ánh khá nhiều vấn đề trong đời sống xã hội phong kiến Thái, trong đó nổi lên là vấn đề tình yêu. Họ “là những ngƣời bình dị và trong trắng nhất trong quần chúng” [10, 22]. Mối tình này bị những “phép thiêng”, “phép cả” của xã hội, “phép lớn”của gia đình làm nát tan. Cho dù họ đã cố gắng hết sức để đấu tranh chống lại những quan niệm đạo đức thống trị của xã hội lúc bấy giờ, nhƣng việc làm của họ chỉ nhƣ trứng trọi đá. Những con ngƣời bé nhỏ kia không đủ sức để đánh đổ bức tƣờng thành quá kiên cố của lễ giáo phong kiến. Cho nên, họ không những không đấu tranh nổi mà trái lại còn phải gánh chịu những đau đớn trong cuộc đời. Tiễn dặn người yêu đã đặc biệt nhấn mạnh bức tranh hiện thực bi thảm ấy bằng số phận trái ngang của cô gái và chàng trai. Họ là đại diện chung cho biết bao cô gái và chàng trai Thái trong xã hội phong kiến xƣa.

Có lẽ bi kịch của Em yêu bắt đầu hình thành từ khi gặp Anh yêu đến dạm hỏi cô làm vợ. Tƣởng rằng đây là một việc làm rất đỗi hợp tình, hợp lí đối với những đôi trai gái yêu nhau. Nhƣng đối với cô gái trong Tiễn dặn người yêu thì đây là một điều nghịch cảnh. Cái nghịch cảnh này dƣờng nhƣ cô đã linh cảm đƣợc từ trƣớc:

“Yêu nhau sợ Then không thƣơng Then thƣơng sợ trời cao không giúp

Trời giúp sợ mẹ cha không ƣng

Cây không ngả sợ mẹ cha em cứ bắt phải ngả Lòng không yêu sợ mẹ cha em cứ buộc phải yêu”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 821

Nhƣng tình yêu của họ nhƣ “nắm xôi nhuyễn chặt”, anh yêu quyết lấy cô làm vợ. anh rất cẩn thận trong việc chuẩn bị lễ vật mang đến nhà cô gái. Tác giả truyện thơ đã dành hẳn hai sáu câu thơ miêu tả công việc chuẩn bị tỉ mỉ, từ việc đi kiếm lúa ngoài đồng, kiếm cá ngoài sông mang về thái ƣớp chua, sấy khô đến việc chuẩn bị gà vịt, mua đãi, mua tơ, mau cau rồi tìm ông mai, bà mối khéo lời…Tất cả đều đƣợc Anh chuẩn bị một cách chu đáo, với thái độ kính trọng. Vậy mà khi đến nhà em “Cha em nằm nơi giƣờng cao không đáp. Mẹ em nơi giƣờng thấp làm thinh” [23, 825]. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo hèn:

“Chẳng đáng đội nón giấy Mƣờng Púa ven sông Không đáng ở nhà ta ngồi quản đan chài

Quay về với họ nội họ ngoại Quay về với nhà cũ, đi đi”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 826

Chàng trai đau khổ khi bị khƣớc từ “nƣớc mắt rơi đầm gối. Hàng lệ tuôn thấm đệm. Ngày rồi đêm héo hắt khóc ròng” [23, 826]. Lời cha mẹ nhƣ đặt một dấu chấm hết cho những ngày tháng êm đẹp của cô gái với chàng trai. Thật trớ trêu thay, cha mẹ cô gái lại ƣng lời một kẻ khác, cho làm “rể quý yêu nằm quản. Trong khi đó ngƣời này lễ vật sơ sài, đạm bạc. tác giả truyện thơ đã dùng những từ ngữ miêu tả công việc chuẩn bị của anh ta:

Cá ven sông đƣợc toàn cá chết Ngƣời mang về lạng thái ƣớp chua Mổ mổ moi moi đổ trĩnh

Cau Mƣờng Sại úa héo lìa buồng

Trầu Mƣờng Trai rụng buông khỏi cuống Mua cau, cau rời buồng héo quắt

Trâu rơi vàng, năm lá gói ôm đi”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 826

Chỉ có bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy đây là một con ngƣời cẩu thả, coi thƣờng lễ ghi. Không chỉ có thế, ngƣời này tƣớng mạo chẳng ra gì, kém cỏi hơn về mọi mặt: “Gói cau lên cửa trƣớc rầm rầm. Muôn tiếng đến sàn sau hối hả”. “Búi tóc to không nổi”, “Lễ mẹ em vô hồn”… và một điều quan trọng là cô gái không hề yêu thƣơng anh ta.

Có lẽ chỗ tinh vi nhất mà truyện thơ khai thác là cha mẹ cô gái đã nhầm tƣởng về lời đồn thổi gia đình chàng trai giàu có, sự lựa chọn sai lầm của cha mẹ cô gái mở đầu cho những trái ngang trong số phận cuộc đời Em yêu.

Một điều phũ phàng hơn là cha mẹ cô gái lại ƣng gả “con gái yêu của mình khi nàng còn trên nƣơng”, “khi em đang ngoài ruộng”. Đọc hai câu thơ:

“Mẹ cha ƣng gả em khi em còn trên nƣơng Khi em đang ngoài ruộng”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 829

Câu thơ quá đỗi nhẹ nhàng. Phải chăng đó là sự nhẹ nhàng của những việc thƣờng xảy ra ở bản, ngoài mƣờng? hay đó đó là những điều mà trƣớc đến nay “lẽ thuận dòng đời”. Nhƣng không ai có thể ngờ là bên trong cái vẻ nhẹ nhàng ấy là cả một nỗi lòng nặng trĩu đớn đau. Mẹ cha đã gả bán Em yêu cho “kẻ khác” vào một buổi chiều. Nhƣng cái điều hệ trọng ấy trong cuộc đời thì cô lại không đƣợc biết, đƣợc hay. Linh cảm khiến em yêu lo âu phấp phỏng, cảm giác nhƣ quanh mình một tại họa mơ hồ sắp ập đến. Có thể nói,

đó là một buổi chiều đau thƣơng, nó khép lại một mối tình đẹp đẽ, trong trẻo và mở ra chuỗi tháng ngày u ám, tối tăm.

Mối linh cảm của Em yêu khi xƣa và cả lúc này nữa, giờ đã là sự thật. Dầu đã phần nào đoán đƣợc sự việc, nhƣng trƣớc cảnh tƣợng phũ phàng bị mẹ cha lạnh lùng gả bán, lòng Em yêu không khỏi run lên thảng thốt.

“Em lập cập chạy ra sàn Mâm cơm chiều dọn vội

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 835

Lấy chồng là việc hệ trọng cả đời, hạnh phúc, tình yêu – điều thiêng liêng là vậy, mà cha mẹ chỉ coi nhƣ những chuyện vặt vãnh của trẻ con. Duyên của Em yêu đã đƣợc mẹ cha định đoạt sẵn rồi, không thể bàn cãi gì đƣợc nữa. Cô gái muốn mở miệng nhƣng dƣờng nhƣ cũng bị chặn lại bởi câu nói của mẹ: “Con mẹ có chồng đừng làm nũng. Đẹp lứa đôi đừng vòi quấy mẹ hiền.”

Trƣớc uy quyền của mẹ, cô gái chỉ còn biết cắn răng, dằn lòng chịu đựng. Nhƣng càng nén nhịn bao nhiêu thì ruột gan cô lại càng rối bời, tan nát bấy nhiêu “nhƣ nặn nến sáp không nên, nhƣ ôm cây to không xuể. Cha mẹ đã không thấu lòng con, cô gái đành cất tiếng cầu cứu tới ngƣời thân họ hàng:

-“Giúp cháu với, bác trai bác gái nhà trên Giúp cháu với, ơi chú ơi thím nhà dƣới!” -“Giúp tôi với, hỡi chị em dâu rể trong nhà!”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21

Đây chính là những tiếng kêu đau thƣơng thảm thiết của một mối tình đứt đoạn, tiếng kêu cấp cứu của một cuộc đời trƣớc vực thẳm, sông sâu. Quan trọng nhƣ thế, khẩn thiết nhƣ thế, nhƣng tất cả mọi ngƣời đều thờ ơ từ chối. Lúc này Em yêu thực sự là ngƣời cô đơn, bế tắc đến tuyệt vọng . Cô xót xa,

đau đớn khi ngậm ngùi nhận ra thân phận nhỏ nhoi của mình không thể làm khác đƣợc. Thân phận đó chỉ nhƣ “thân con bọ ngựa”, “con chẫu chuộc” mà thôi.

Chƣa dừng lại ở đó sự tham lam của cha mẹ cô gái còn bộc lộ kèm với sự tàn nhẫn hơn ở lần gả bán thứ hai. Ở nhà ngƣời chồng cũ trở về chƣa đƣợc bao lâu, cô gái lại rơi ngay vào sự toan tính của cha mẹ:

“Suối hẹp phải dồn bớt chài

Canh chẳng ngon phải vợi bớt nƣớc Gái lỡ bƣớc giá tiền hạn thôi”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 912

Ở lần gả bán thứ nhất cha mẹ ƣng gả “khi em còn trên nƣơng”, “khi em đang ngoài ruộng” thì lần này Em yêu chẳng đƣợc cất tiếng lấy một lời. Khi xƣa “giá bằng voi mới gả”, còn bây giờ “gái lỡ bƣớc giá tiền hạ thôi”. Ở lần gả trƣớc bố mẹ cô gái còn chút lƣơng tâm là mong cho cô có đƣợc một ông chồng, ở lần này thì hoàn toàn mất hẳn. Cô đã thực sự trở thành món hàng để buôn, để bán và mối quan tâm duy nhất lúc này của cha mẹ cô là định đoạt giá cả.

Lần thứ hai, Em yêu tƣởng mình đƣợc khép lại trang đời xấu số, ai ngờ kiếp đời đen bạc kia vẫn tiếp tục mở ra. Lần này, Em yêu lấy chồng làm quan nhƣng cuộc sống còn đau khổ hơn khi ở nhà ngƣời chồng đầu tiên. Lần đầu Em yêu chỉ biết khóc rồi âm thầm chịu đựng. Nhƣng giờ đây khi đã phải trải qua quá nhiều ngang trái, đã thấm thía bao nỗi đau của cuộc đời, cô không thể nhẫn nhịn mãi đƣợc nữa. Những giọt nƣớc mắt đau khổ khi xƣa nay đã cạn kiệt. Ở nhà chồng trƣớc Em yêu còn có thể khóc bởi nỗi hờn giận, khóc cho nỗi buồn vì duyên phận dở dang. Nhƣng lần này ở nhà ngƣời chồng thứ hai, cô tỏ ra ƣơng bƣớng nhƣ lời ngƣời tình cũ đã dặn: “giã gạo quăng chày”, “chửi sàn mắng cót”, nói xấu mọi ngƣời, “gắt giữa mặt khách”, “chê đệm”, “nhiếc chồng”… Nhƣng dù có cố tỏ ra nhƣ thế nhƣng Em yêu không thể làm cho cuộc đời mình khá hơn. Trái lại việc làm ấy đã dẫn cô đến một nghịch cảnh:

Ngƣời mới đem em ra chợ đổi lấy muối Lên chợ trên đổi gạo”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 914

Bởi nhà ngƣời ta dại gì mà “nuôi đứa gầy toi cơm, nuôi quân mặt xƣng xúi quẩy” [23, 914]. Em yêu một lần nữa trở thành món hàng trong tay ngƣời. Lần này cô còn bị gia đình chồng đối xử thậm tệ hơn lần trƣớc, Em yêu giờ không đáng để bán lấy tiền, lấy bạc mà chỉ đáng đem ra chợ đổi muối, đổi gạo mà thôi. Nhƣng đau đớn thay:

“Đổi gạo chẳng ai màng Đổi muối, chẳng ai buồn ngó …Bán em nghìn lần không đắt Bán em chín chợ không trôi”

Tiễn dặn người yêu – NXK, tập 21, 914

Ngƣời con gái Thái ngày xƣa “óng ả lên sàn nhóm lửa” nhƣng đối với Em yêu giờ chỉ là quá khứ. Thời gian, cuộc đời chìm nổi đã khiến nhan sắc và tâm hồn cô tàn phai theo tháng năm. Tuổi trẻ của cô bị nhấn chìm trong nƣớc mắt. Đến hôm nay thân hình kia là cái xác vô hồn, già nua, tiều tụy đến thảm thƣơng. Đổi không ai thèm, bán chẳng ai mua, cuối cùng giá của cô chỉ bằng “một cuộn dong đổi lấy ngƣời”

Một cuộn dong đổi ở đất núi rừng đổi lấy một con ngƣời! Đây có lẽ là một tình cảnh hiếm có trong văn học ở mọi thời đại. Nó nhƣ bằng chứng rõ ràng để chứng thực cho cái giá trị của ngƣời phụ nữ Thái trong xã hội phong kiến.

Nếu nhƣ thế giới thần tiên đại diện cho những gì tốt đẹp của con ngƣời, nơi đó con ngƣời đƣợc sống hạnh phúc, đƣợc tự quyết định tình yêu và hôn nhân của mình thì trong truyện thơ Mƣờng, thế giới tiên vô cùng khác. Các cô tiên cũng phải chịu cảnh cha mẹ ép gả, sắp đặt ngƣời chồng tƣơng lai của mình. Khi chàng Khói, Va về thì nàng tiên bị cha mẹ ép gả cho ngƣời khác

mà không hỏi ý kiến nàng. Khói, Va trở lại khuyên nàng bỏ chồng để họ sống cùng nhau thì cha mẹ nàng tiên cũng đánh đập nàng:

“Giận gầm giận dữ

Chặt sáo phơi yếm nàng Tiên làm ba đoạn Chém áo nàng Tiên làm ba mảnh

Không để mảnh nào cho con vá yếm”

Vần va phu Cổl - NXK, tập 21, 1061 Trong xã hội phong kiến xƣa dù cho nhân vật có ở trong gia đình nghèo khó hay giàu sang mà ngay cả thế giới tiên cũng xảy ra hiện tƣợng ép duyên. Những bậc làm cha mẹ lấy quyền thế của mình mà định đoạt hạnh phúc cá nhân của con cái. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi nhân vật mà đại diện là các cô gái bị coi nhƣ những món hàng hóa đem trao đổi, mua bán. Giá trị con ngƣời thậm chí chỉ bằng “cuộn lá dong” nơi rừng núi.

Phong tục cổ hủ, lỗi thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu cha mẹ ép gả khi cô gái không biết chuyện gì xảy ra, tự nhiên lôi xệch em yêu đến chỗ ăn hỏi. Mọi ngƣời dửng dƣng trƣớc thái độ đau khổ của cô gái:

Một phần của tài liệu Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)