1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

113 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DƯƠNG HOÀNG LIÊN HƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LẠNG SƠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN 10 1.1. Trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số 10 1.1.1. Quan niệm về trí thức 10 1.1.2. Quan niệm về trí thức người dân tộc thiểu số và phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số 12 1.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Lạng Sơn 14 1.2.1. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn 14 1.2.2. Vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh 26 1.3. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá 32 1.3.1. Tác động bởi yếu tố khách quan 32 1.3.2. Tác động bởi yếu tố chủ quan 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LẠNG SƠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA `44 2.1. Thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn và công tác phát triển đội ngũ này của tỉnh 44 2.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng và sự phân bố của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn 44 2.1.2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn 55 2.2. Xu hướng phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn 68 2.2.1. Trong những năm tới, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng về số lượng và chất lượng 68 2.2.2. Xuất phát từ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, du lịch và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh 70 2.2.3. Xu hướng biến động về sự phân bố của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn 72 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LẠNG SƠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 74 3.1. Những quan điểm cơ bản 74 3.1.1. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 74 3.1.2. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh 75 3.1.3. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải trên cơ sở củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng 77 3.1.4 .Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh vừa phải đặt trong tổng thể chính sách phát triển đội ngũ trí thức, vừa coi trọng tính đặc thù của đội ngũ này 77 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 80 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh và giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho đội ngũ này 80 3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo 84 3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện vật chất và môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo của trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh 88 3.2.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch, bố trí, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn 91 3.2.5. Nhóm giải pháp về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá 97 3.2.6. Giải pháp phát huy nội lực của bản thân đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn 100 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại hiện nay là thời đại khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật của thời đại này là phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và ứng dụng khoa học - công nghệ cao, hiện đại vào quá trình sản xuất để tạo ra năng suất, hiệu quả cao và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi nhà sản xuất cũng như của quốc gia. Trong điều kiện ấy, đội ngũ trí thức - với trình độ cao và khả năng sáng tạo ra những tri thức mới, giá trị mới; với vai trò, trách nhiệm hướng dẫn, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ cho xã hội trở thành lực lượng hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để giành giật nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nhà sản xuất và giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực. Nhận thức rõ điều này nên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Đảng ta coi phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến năm 2015. Đảng ta khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Trọng dụng trí thức, có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng, Nhà nước” [21, tr.241-242]. Quán triệt quan điểm của Đảng, những năm qua Lạng Sơn đã chú ý đến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức của tỉnh. Song việc đầu tư cho lĩnh vực này chưa thoả đáng. Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ trọng yếu phía Bắc của Tổ quốc, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Lạng Sơn đang có những điều 2 kiện và cơ hội phát triển thuận lợi. Xu thế mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN tiếp tục được củng cố và phát triển. Do đó triển vọng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… sẽ mở ra rất lớn, tạo điều kiện cho Lạng Sơn thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời có cơ hội để phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, nhất là phát triển kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh những lợi thế, cơ hội và điều kiện phát triển trên, Lạng Sơn cũng đang đứng trước nhiều trở lực, thách thức. Nền kinh tế vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ; công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc độ chậm, năng lực cạnh tranh còn yếu kém, nguồn nhân lực chất lượng còn thấp Để tận dụng được lợi thế phát triển và vượt qua được những khó khăn thách thức, tất yếu Lạng Sơn phải phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, mà trong đó, chủ lực là đội ngũ trí thức. Song do đặc thù là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, (hiện nay người dân tộc thiểu số chiếm 85% dân số toàn tỉnh), và trí thức là người dân tộc thiểu số chiếm 48,1% tổng số trí thức toàn tỉnh, trong đó nhiều người đang giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các lĩnh vực của tỉnh, nên việc phải coi trọng phát triển nhanh đội ngũ trí thức nói chung, đặc biệt là đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh nói riêng trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay đối với Lạng Sơn. Mặc dù chiếm gần một nửa tổng số trí thức toàn tỉnh, song số lượng của đội trí thức người dân tộc thiểu số còn ít, nhất là trí thức có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Hiện nay, tỉnh chỉ có duy nhất một tiến sỹ là người dân tộc thiểu số. Mặt khác, chất lượng của đội ngũ này về cơ bản chưa đáp 3 ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở Lạng Sơn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức với nhiều khía cạnh, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các góc độ mà đề tài cần tham khảo và kế thừa. Một số công trình tiêu biểu đó là: - Phạm Tất Dong (chủ biên): “Trí thức Việt Nam: thực tiễn và triển vọng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Các tác giả đã phân tích quan niệm về trí thức. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu… tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Phạm Tất Dong (chủ biên): “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Các tác giả đã trình bày tổng quát những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với đội ngũ trí thức nước ta, đồng thời làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng nền kinh tế - xã hội hiện đại, góp phần sáng tạo văn hoá, giữ gìn nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân tích tương đối toàn diện thực trạng của đội ngũ trí thức nước ta hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm tới. - Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch: “Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998. Thông qua tác phẩm, các tác 4 giả đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới; phân tích những ưu điểm, hạn chế của họ, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Trịnh Quang Cảnh: “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác giả đã nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước trong sự nghiệp cách mạng; đồng thời đề xuất những giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ này ở Việt Nam hiện nay. - Nguyễn Đắc Hưng: “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác giả làm rõ khái niệm, nguồn gốc sự hình thành, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thế kỷ XXI; nêu một số vấn đề đặt ra cho đội ngũ trí thức Việt Nam; đồng thời đề xuất phương hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới. - Nguyễn Thanh Tuấn: “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả đã phân tích những đặc trưng chung của trí thức với tư cách là một tầng lớp xã hội đặc thù; khái quát sự hình thành, phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử; từ đó, đề xuất một số phương hướng đổi mới công tác quản lý và xây dựng chính sách đối với trí thức nước ta hiện nay. - Ngô Huy Tiếp: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Tác giả đã phân tích phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đội ngũ trí thức, từ đó phân tích thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức nước ta từ năm 1996 đến nay. Từ sự phân tích đó, tác giả đã 5 nêu ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức. - Bùi Thị Ngọc Lan: “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã phân tích, làm rõ vai trò của nguồn lực trí tuệ - bộ phận cơ bản làm nên chất lượng của nguồn nhân lực, đồng thời đánh giá thực trạng của nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát huy và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đó trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Ngô Thị Phượng: “Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Tác giả đã phân tích, làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp đổi mới. Trong đó, tác giả phân tích rõ những thành tựu, hạn chế của ngũ trí thức này trong sự nghiệp đổi mới đất nước, từ đó đề xuất những quan điểm và các giải pháp để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những công trình khoa học nêu trên, một số bài viết tiêu biểu về đội ngũ trí thức được đăng tải trên các tạp chí như: - Tạp chí Cộng sản, tháng 11/1999 "Bài học từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác về trí thức" trong cuốn "Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 của PGS.TS. Phan Thanh Khôi Trong đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề: bản chất giai cấp của trí thức, chính sách sử dụng các chuyên gia tư sản, cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, xây dựng khối liên minh công - nông - trí, các giải pháp phát huy vai trò của trí thức Bên cạnh đó, một số Luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về vị trí, vai trò, đặc điểm, động lực sáng tạo của trí thức trong quá trình cách mạng Việt Nam như: "Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường Đại học ở nước ta hiện nay" của Phạm Văn Thanh, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 6 2001; "Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Đình Minh, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2003; "Vai trò của trí thức Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp CNH, HĐH" của Nguyễn Xuân Phương, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2004 Dưới góc độ của tỉnh, nhận thức rõ sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn cũng đã ra một số văn bản quan trọng có liên quan đến vấn đề này như: - Định hướng quy hoạch tổng thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001 - 2010. - Quy hoạch tổng thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010- 2020 - Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010. - Dự án đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn (giai đoạn 2001- 2010). - Quyết định số 04/2002/QĐ- UB về việc điều chỉnh mức hỗ trợ cho cán bộ được cử đi học. Các văn bản này một mặt khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh thông qua các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, chính sách sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với trí thức, song chưa có một văn bản nào bàn riêng về trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh. Như vậy, mặc dù đã nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức, song có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học với mong muốn góp phần vào việc xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. [...]... Trí thức người dân tộc thiểu số và mối quan hệ giữa phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn Chƣơng 2: Thực trạng và xu hướng phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp. .. trí thức người dân tộc thiểu số, phân tích những đặc điểm cơ bản và vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn + Tìm hiểu những yếu tố tác động và đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tỉnh. .. 1.2.1 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và yêu cầu đặt ra đối với việc phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn Vài nét khái quát về tỉnh Lạng Sơn và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, giáp biên với Trung Quốc, tập trung chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống (85% cư dân là người dân tộc thiểu số) Trước năm... Vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Cùng với đội ngũ trí thức của tỉnh, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh có những vai trò cơ bản sau: 26 Thứ nhất, cùng với cán bộ lãnh đạo của địa phương, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tuyên truyền và tổ chức thực hiện chủ trương,... nghiệp hóa, hiện đại hóa 9 Chƣơng 1 TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRI N ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH LẠNG SƠN 1.1 Trí thức và trí thức ngƣời dân tộc thiểu số 1.1.1 Quan niệm về trí thức Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức, bởi vì, trong từng giai đoạn phát tri n của lịch sử, vị trí, vai trò của trí thức. .. cần phải tập trung phát tri n cả về số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, nhất là chú trọng phát tri n đội ngũ trí thức thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, kết hợp với đội ngũ trí thức người Kinh trong tỉnh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra yêu cầu phải coi trọng phát tri n khoa học và công nghệ hướng... lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số trong dân cư nên yêu cầu đặt ra là phải phát tri n nhanh đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng, có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 21 Do đặc thù của một tỉnh miền núi có đông người dân. .. lao động người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn đối với tỉnh Đặc điểm này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải coi trọng phát tri n nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số để phát huy vai trò của đội ngũ này trong việc phát tri n kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Thứ ba, trọng điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lạng Sơn là phát tri n kinh... tỉnh miền núi có đông người dân tộc thiểu số sinh sống và chiếm đến 85% tổng dân số toàn tỉnh, hơn nữa nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở Lạng Sơn là người dân tộc thiểu số, nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh miền núi có đông người dân tộc thiểu số tất yếu đặt ra yêu cầu khách quan phải phát tri n nhanh đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng có đủ... trình phát tri n toàn diện con người cả về thể lực, trí lực, cả khai thác, sử dụng, tái tạo và phát tri n tiềm năng, năng lực của mỗi người, của cả cộng đồng người nhằm đóng góp nhiều nhất vào sự nghiệp phát tri n kinh tế - xã hội, và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.2 Mối quan hệ giữa phát tri n đội ngũ trí thức ngƣời dân tộc thiểu số với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Lạng Sơn . ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LẠNG SƠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA `44 2.1. Thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn và công tác phát tri n đội. trí thức người dân tộc thiểu số và phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số 12 1.2. Mối quan hệ giữa phát tri n đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số với công nghiệp hóa, hiện đại. đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn 72 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRI N ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LẠNG SƠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w