1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Vương Quốc Campuchia

32 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO LY ROTHA VAI TRÒ CỦA LĨNH VỰC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62310206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Ngoại giao Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Duy Ngọ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính đang ngày càng có một vị trí quan trọng không chỉ trong cơ cấu nền kinh tế mà còn là yếu tố thúc đẩy quá trình hội nhập nói chung của Campuchia vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển ngành dịch vụ tài chính đã và đang tiếp tục làm cho Campuchia liên kết chặt chẽ hơn, phụ thuộc sâu hơn vào thị trường tài chính khu vực và thế giới. Đó là một xu hướng không thể đảo ngược trong một thế giới toàn cầu hóa cao độ như hiện nay. Trước tình hình nói trên cần phải làm gì để củng cố vai trò, vị thế của Campuchia trong khu vực? Nhân tố của dịch vụ tài chính như thế nào trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập của Campuchia trước tình hình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng? Cần có những biện pháp gì để nâng cao vai trò của dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy sâu quá trình hội nhập của Campuchia?. Trên cơ sở của những vấn đề nêu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Vương Quốc Campuchia” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ vai trò, vị trí của lĩnh vực dịch vụ tài chính và tác động của nó đối với quá trình hội nhập khu vực của Campuchia. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề trên, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp thích hợp để nâng cao vai trò của dịch vụ tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế của Campuchia một cách hiệu quả hơn và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hội nhập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá vai trò, tác động của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với vị thế của Campuchia trong quá trình hội nhập khu vực, các biện pháp nâng cao vai trò của dịch vụ tài chính trong quá trình hội nhập của Campuchia ngày càng sâu hơn, qua đó chứng minh 1 rằng khi xác định được lĩnh vực kinh tế then chốt để đầu tư phát triển có thể sẽ tạo ra được những sự chuyển biến cơ bản về hình ảnh của một quốc gia trong quan hệ quốc tế. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng của việc phát triển ngành dịch vụ tài chính đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước, cũng như việc nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực nên đã có một số bài viết, các công trình nghiên cứu của các bộ, ngành và các tác giả khác liên quan đến vấn đề kinh tế, tài chính và hội nhập của Campuchia như: i) “Chính phủ Campuchia (2001), Kế hoạch phát triển lĩnh vực tài chính giai đoạn năm 2001-2010, Phnom Penh”; ii) “Chính phủ Campuchia (2006), Chiến lược phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính giai đoạn năm 2006-2015, Phnom Penh”; iii) “Chính phủ Campuchia (2010), Chiến lược phát triển lĩnh vực tài chính giai đoạn năm 2010-2020, Phnom Penh”; iv) “Chhun Naret (2004), ASEAN và Quá trình toàn cầu hóa, Nxb Đại học Hoàng gia luật và kinh tế Campuchia, Phnom Penh”; v) “Cham Prasidh (2004), Campuchia và Tổ chức thương mại Thế giới, Nxb Bộ thương mại Campuchia, Phnom Penh, tháng 8/2004”. Ngoài các tài liệu, công trình nghiên cứu bằng tiếng Campuchia và tiếng Anh ra còn có một số tài liệu, cuốn sách tiếng Việt nghiên cứu về vấn đề chung của khu vực và thế giới cũng như lý luận về quan hệ quốc tế. Mặc dù các tài liệu tiếng Việt không nghiên cứu trực tiếp liên quan đến vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của Campuchia nhưng tác giả có thể tham khảo để phục vụ cho đề tài nghiên cứu cũng như nâng cao kiến thức về lý luận và thực tiễn đối với vấn đề quốc tế của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình, bài báo, tác giả nào tập trung phân tích vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Campuchia. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu vào giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2015. Vì, đây là giai đoạn phát triển mới của Campuchia cả 2 kinh tế, chính trị và quan hệ quốc tế sau Tổng tuyển cử lần thứ nhất ở Campuchia được dẫn ra từ ngày 23-25/05/1993 do Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc (UNTAC) tổ chức. Tính từ năm 1993 đến năm 2015 là thời gian để các nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận về sự phát triển và tiến bộ của Campuchia, đặc biệt trong giai đoạn năm 1993 đến năm 2015 là giai đoạn của sự hội nhập của Campuchia từ cấp khu vực đến thế giới nhằm mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị và quan hệ quốc tế. - Phạm vi không gian: Luận án đặt trọng tâm vào phân tích tác động của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Campuchia. - Phạm vi nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu phân tích vai trò của dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Campuchia. Trong đó tập trung vào vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với việc tăng cường vị thế, vai trò của Campuchia trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong Luận án Tiến sĩ là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp dự báo, phương pháp thống kê. 7. Những đóng góp mới của luận án Thông qua việc khảo sát các dữ liệu thực tế và vận dụng lý thuyết, luận án có thể: i) góp phần vào việc nghiên cứu chính sách đối nội nhằm phát triển chính sách ngoại của Campuchia trong quá trình hội nhập; ii) giúp các nhà hoạch định chính sách thấy rõ hơn vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc thúc đẩy sâu hơn quá trình hội nhập của Campuchia; iii) làm tài liệu tham khảo. 8. Bố cục của luận án Luận án gồm có 3 chương: i) “Cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hội nhập quốc tế của Campuchia”; ii) “Dịch vụ tài chính-nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của Campuchia”; iii) “Một số biện pháp để thu hút và tận dụng hiệu quả dịch vụ tài chính đối với Campuchia”. 3 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CAMPUCHIA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể là song phương - giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - có quy mô khu vực hoặc toàn cầu, giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang hướng tới. Ở mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế có thể có những biến thể nhất định. Ở Việt Nam, cũng như thuật ngữ hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế quốc tế (International Economic Integration) được sử dụng để chỉ cùng một nội dung có nghĩa là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hoá và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. 1.1.2. Các đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế i). Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác và phân công lao động quốc tế. ii). Hội nhập kinh tế quốc tế và chính trị quốc tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đằng sau hội nhập kinh tế quốc tế thường ẩn chứa những mục đích chính trị. Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng mục đích chính trị là cái đích đầu tiên còn mục tiêu kinh tế chỉ đứng ở vị trí thứ hai. Do đó, có thể nói rằng chính trị là nguồn gốc của hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại hội nhập kinh tế quốc tế lại có tác động tới lĩnh vực chính trị quốc tế. Mặc dù vậy, không phải khi động cơ chính trị xuất hiện trước, thì động cơ về kinh tế sẽ bị coi nhẹ. Ngược lại, trong một số trường hợp khác người ta lại thấy những động cơ kinh tế phát sinh trước, rồi mới tới những mục đích chính trị trong giai đoạn sau. iii). Mặc dù hội nhập kinh tế quốc tế có vẻ tách biệt với vấn đề xung đột kinh tế quốc tế, là hai loại hiện tuợng khác nhau. Nhưng trên thực tế, đây là 4 sự kết hợp rất phức tạp của cả hai hiện tượng này, đó là quá trinh vừa hợp tác vừa đấu tranh, cụ thể hơn đó là đấu tranh để hợp tác (quan hệ Bắc- Nam), hợp tác để đấu tranh (quan hệ Nam-Nam) và ngay cả trong từng cặp quan hệ nói trên cũng bao hàm cả hai khía cạnh hợp tác và đấu tranh. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế i). Các nhân tố thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế - Quyền lợi của các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập. - Do sự suy yếu tương đối của Mỹ và quá trình toàn cầu hóa sản xuất và tài chính, nên nhiều định chế liên kết kinh tế khu vực và thế giới đã dần được hình thành với quy mô ngày càng lớn và phạm vi hoạt động ngày càng rộng. - Quan hệ đan xen giữa các quốc gia tham gia hội nhập có vai trò nhất định và là tác nhân chính thúc đẩy quá trình hội nhập, bởi vì dự định, toan tính của một quốc gia chịu ảnh hưởng của những cơ chế, hoặc định chế liên kết hiện hành. - Mối quan hệ quyền lực giữa các quốc gia và nó có vai trò rất lớn đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Sự phát triển không đồng đều trong nền kinh tế thế giới. - Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin làm cho chi phí dịch vụ giảm xuống rất thấp. - Tìm lợi nhuận siêu ngạch của các công ty xuyên quốc gia. ii). Những nhân tố cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Do các nền kinh tế đều là các quốc gia có chủ quyền. - Do các nhóm lợi ích trong một quốc gia ít khi thống nhất với nhau. - Do cơ chế khuyến khích dành cho một quốc gia. Như vậy, quy mô và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia tùy thuộc vào những vấn đề trước hết đó là các nước quan tâm nhiều hơn đến lợi ích tuyệt đối, hay lợi ích tương đối mà họ có thể nhận được; sự thành công của các định chế kinh tế, tài chính hiện hữu, ví dụ như EU; sự ủng hộ hay phản đối của giới chính trị trong nước; và cuối cùng là những thiệt hại từ việc không hội nhập đủ lớn để thuyết phục các quốc gia dũng cảm vượt qua sự phản đối. 5 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hội nhập kinh tế quốc tế là một công cụ chính sách đối ngoại của các quốc gia. Xuất phát điểm của quan điểm này là thương mại không chỉ đơn thuần là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà còn là công cụ để tác động tới cán cân quyền lực giữa các quốc gia và thúc đẩy quá trình thay đổi về kinh tế và chính trị trong nội bộ mỗi quốc gia. Trong thế kỷ XXI, các thỏa thuận về hội nhập kinh tế quốc tế được coi là công cụ trong chính sách đối ngoại nhằm củng cố quan hệ đối tác, giống như các thỏa thuận quân sự từ thế kỷ trước. Tuy nhiên quá trình hội nhập không chỉ có những tác động tích cực mà sẽ có những tác động tiêu cực đối với mỗi một quốc gia, khả năng tận dụng khía cạnh tích cực hạn chế đến mức tối thiểu các tác động nghịch phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia. Trong luận văn, tác giả khái hoá một số tác động nhằm làm cơ sở cho sự phân tích đối với trường hợp hội nhập của Campuchia dưới tác động của nhân tố dịch vụ tài chính. 1.3. HỘI NHẬP KINH TẾ TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN 1.3.1. Liên kết kinh tế nội khối Thúc đẩy hội nhập kinh tế nội khối sẽ giúp các thành viên ASEAN cạnh tranh với các nền kinh tế khổng lồ láng giềng, như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự hội nhập sâu hơn của ASEAN rất cần thiết để tối đa hóa sức mạnh hợp lực nội khối và giữ cho khu vực này gắn kết hơn với các nhà đầu tư và kinh tế quốc tế. 1.3.2. Mở rộng thêm nhiều hình thức liên kết Hợp tác kinh tế giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn và quan trọng khác như Mỹ, Nga, Ca-na-đa đang ngày càng được tăng cường, góp phần tích cực vào sự phát triển thương mại giữa ASEAN với các đối tác. Nhiều hình thức liên kết kinh tế với các đối tác bên ngoài, trong tương lai, sẽ tạo nên mạng lưới đan kết có tâm là ASEAN. 1.3.3. Thành lập quỹ hợp tác khu vực và quốc tế Thành lập các quỹ hợp tác thể hiện rõ mong muốn nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN để đối phó với cơn bão tài chính toàn cầu. 1.4. CAMPUCHIA VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP 6 1.4.1. Tình hình chính trị - xã hội Rõ ràng chuyển sang chế độ đa đảng, mâu thuẫn về lợi ích khác nhau trong nhiều trường hợp còn mang tính chất đối kháng, làm cho tình hình chính trị của Campuchia rất phức tạp và có nhiều sự bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới sau mỗi lần bầu cử Quốc hội. Tuy nhiên, sự bế tắc này vẫn giải quyết được một cách hòa bình và dần dần đất nước Campuchia trở nên ổn định hơn, tiến bộ hơn và trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. 1.4.2. Tình hình kinh tế Trong hơn 20 năm đã qua Campuchia thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho nhân dân. Các lĩnh vực được nhà đầu tư quan tâm chú yếu là đầu tư vào lĩnh vực dệt may, giày dép, xi măng, ngân hàng, khách sạn, du lịch…v.v và Campuchia cũng hợp tác với các nước làng giếng để mở vùng tám giác phát triển kinh tế. Năm 2006 Campuchia có kế hoạch thành lập 8 khu vực đặc quyền kinh tế ở biên giới để thu hút nhà đầu tư. Hơn nữa, với sự hòa bình và chính trị ổn định hơn Campuchia trở thành địa điểm du lịch rất thú vị của khách du lịch đến từ trong và ngoài nước. 1.5. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ VỊ THẾ CỦA CAMPUCHIA TRONG KHU VỰC 1.5.1. Campuchia với quá trình hội nhập khu vực Ngày 23 tháng 10 năm 1991, bốn đảng phái Campuchia cùng với những nước ủng hộ trong đó có các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định hòa bình Paris để chấm dứt sự bế tắc trong cuộc chiến tranh nội bộ Campuchia. Hiệp định này là cơ sở pháp lý kết nối quan hệ giữa Vương quốc Campuchia với ASEAN tới góp phân củng cố nền hòa bình và ổn định chính trị trong nước và khu vực, đồng thời tạo điều kiện hết sức quan trọng cho đất nước Chùa Tháp gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, để trở thành thành viên chính thức của ASEAN Campuchia đã phải tiến hành nhiều hoạt động song phương cũng như đa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước thành viên tổ chức này. Sau khi trở thành thành viên chính thức ASEAN, đến tháng 10/2004, 7 Campuchia gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổ chức thương mại lớn nhất tính đến thời điểm nay; gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội. Campuchia cũng là thành viên tích cực trong hợp tác khu vực như: Uỷ hội Mê Công quốc tế (MRC); Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia (CLV); Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS); Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi-Chao Praya-Mekong (ACMECS); Hành lang kinh tế Đông Tây (WEC) Tham gia tích cực các tổ chức khu vực và thế giới cho thấy, Campuchia ngày càng ý thức được tầm quan trọng của các tổ chức này đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đặc biệt là từng bước tạo dựng hình ảnh, tìm kiếm một vị trí nhất định trong cộng đồng quốc tế. 1.5.2. Campuchia trong các diễn đàn khu vực Sau khi gia nhập ASEAN, việc hoạch định chính sách đối nội, và đối ngoại đều gắn với tình hình và sự phát triển của khu vực và thế giới. Trong chính sách đối ngoại của mình, Campuchia rất coi trọng quan hệ với các nước thành viên ASEAN và coi ASEAN là một tổ chức khu vực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ tốt với các nước trong khu vực để lấy lại vai trò khu vực cũng như thúc đẩy phát triển lợi ích quốc gia. Trong cương lĩnh chính trị của chính phủ Campuchia nhiệm kỳ II, Thủ tướng Hun Sen nói rằng Campuchia tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một bước đi chiến lược và lịch sử trong việc phục hồi và phát triển đất nước. Ông nói “Chính phủ hoàng gia Campuchia sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hội nhập của mình vào khu vực và thế giới, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN”. Campuchia đã chính thức tham gia vào ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ VII diễn ra tại Bandar Seri Begawan năm 2001, các nhà lãnh đạo hoan nghênh đề nghị Thủ tướng Hun Sen thu xếp cuộc họp các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) cùng với Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VIII tại Phnom Penh vào tháng 10 năm 2002. Campuchia đã thành công trong việc tổ chức hội nghị 8 [...]... của Campuchia cũng góp phần xây dựng sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị trong khu vực CHƯƠNG 2 : DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA CAMPUCHIA 2.1 VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1.1 Dịch vụ tài chính trong quan hệ quốc tế  Mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia về dịch vụ tài chính Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thương mại dịch vụ là một lĩnh. .. trường mới và trình độ hiểu biết của các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế nên không có nhiều giao dịch tại sản giao dịch chứng khoản của Campuchia 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ TẬN DỤNG HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CAMPUCHIA 3.2.1 Thiết lập hành lang pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Để tranh thủ và hội nhập với nền kinh tế khu vực, lĩnh vực tài chính ngân hàng của Campuchia trước... tương tích với hệ thống hải quan của WTO và ASEAN nhằm bảo đảm cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ không bị tắc nghẽn 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CAMPUCHIA 2.3.1 Tác động tích cực Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi trở thành thành viên của WTO, lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ của Campuchia chịu tác động rất lớn do khả năng cạnh tranh của các sản... thấy vai trò quan trọng của khu vực dịch vụ đối với kinh tế quốc dân Campuchia Không chỉ có vậy, sự phát triển của nền kinh tế hiện nay Campuchia phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính thông qua các khoản vay mượn từ nhiều đối tác, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nuớc ngoài 27 Với tính chất tác động của dịch vụ đặc biệt dịch vụ tài chính, tác giả đi đến một số kết luận sau đây: 1 Cơ sở pháp lý của. .. hàng dệt may, hàng điện tử, hàng chế biến còn rất thấp Đối với Campuchia lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là một lĩnh vực non trẻ so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, trong quá trình hội nhập để tăng tổng sản phẩm quốc nội lên cao thì Campuchia cần phải xem xét đầu tư vào các lĩnh vực mà Campuchia có lợi thế để có khả năng cạnh tranh và tìm được... trường Campuchia thông qua nhiều hình thức khác nhau đã gắn kết nền kinh tế Campuchia với kinh tế khu vực tạo sự đan xen về lợi ích, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Campuchia với các đối tác nước ngoài 5 Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đối với quá trình hội nhập Tác động trực tiếp đó là mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế trong nước với kinh tế khu vực thông... cầu này 2.2.5 Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Tổ chức tài chính vi mô (microfinance) thâm nhập vào thị trường Campuchia khoảng hơn một thập kỷ trước, nhưng đã có tác động hết sức lớn đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, vì nó phù hợp với điều kiện của người dân vốn không có nhiều tài sản thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng lớn Sự có mắt của các tổ chức tài chính vi mô khuyến khích hình thức... quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Ý nghĩa quan trọng này trước hết thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy sự kết nối của quốc gia đối với bên ngoài, nhưng đồng thời nó cũng sẽ làm cho mỗi quốc gia dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình tài chính thế giới  Dịch vụ tài chính thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia Trong thời đại ngày nay, với xu thế hội nhập khu vực và thế... chất của ODA hoàn toàn mang tính tài chính, tranh thủ tiếp cận được nguồn vốn ODA từ nhiều nguồn khác nhau đã là một thành công của quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Campuchia, nói một cách khác, ODA cũng tương tự như FDI vừa là nhân tố, động lực thúc đẩy quá trình hội nhập của một quốc gia, vừa là hệ quả của quá trình đó 15 2.2.4 Hoạt động của hệ thống ngân hàng Campuchia Để có thể bảo đảm cho... nội luật với thông lệ và các quy dịnh quốc tế 6 Tác động qua lại của các vấn đề kinh tế và chính trị không thể tách rời nhau, bởi vì thiếu sự hội nhập về chính trị, không thể nói đến hội 28 nhập kinh tế, ngược lại hội nhập kinh tế tạo ra sự ràng buộc về lợi ích làm cho mỗi quốc gia phải linh hoạt, mềm dẻo trong các mối quan hệ chính trị 7 Dịch vụ tài chính thúc đẩy Campuchia hội nhập khu vực cả về . động của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Campuchia. - Phạm vi nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu phân tích vai trò của dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy quá trình. trình hội nhập của Campuchia. Trong đó tập trung vào vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với việc tăng cường vị thế, vai trò của Campuchia trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. 6 vai trò của dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy sâu quá trình hội nhập của Campuchia? . Trên cơ sở của những vấn đề nêu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài: Vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w