Từ năm 2001, ngành tài chính vi mô Campuchia đã thể hiện tính năng động, với những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để ngành tài chính vi mô phát triển rộng hơn nữa và đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động của mình, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị dưới đây:
i). Mở rộng thị trường tài chính vi mô
Mở rộng hoạt động thị trường tài chính vi mô không chỉ giới hạn trong việc tăng số lượng các tổ chức tài chính mà cần đưa chúng vào trong một khuôn khổ có tính pháp lý nhất định, ví dụ như khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô tham gia vào Hiệp hội Tài chính Vi mô Campuchia (CMA) tạo cơ hội tốt cho các tổ chức tài chính trao đổi kinh nghiệm và thông tin liên quan.
ii). Tăng cường quy chế pháp luật và giám sát
cho các tổ chức tín dụng đang hoạt động. Ví dụ, các tổ chức tài chính vi mô đã đăng ký và được cấp phép, có thể nâng cấp trở thành một ngân hàng đầu tư, hoặc ngân hàng thương mại, nếu nó đạt được tiêu chuẩn như là một ngân hàng theo đúng quy định trong quy phạm pháp luật Campuchia.
iii). Mở rộng mạng lưới hệ thống tài chính vi mô
Với một nước nghèo trong khu vực ASEAN như Campuchia, phát triển các tổ chức tài chính vi mô không thể dựa vào nguồn lực trong nước. Do vậy, mở rộng phạm vi hoạt động để có thể kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư không chỉ ở trong mà ở cả ngoài nước tham gia vào ngành tài chính vi mô vẫn là nhiệm vụ Campuchia cần phải làm.
iv). Nâng cao nhận thức cho người đi vay
Ngành tài chính vi mô mở rộng và phát triển đã làm thay đổi mức sống của người dân nghèo ở nông thôn. Nhờ sự phát triển của lĩnh vực tài chính nói chung, ngành tài chính vi mô nói riêng, đa số người dân nghèo ở nông thôn có cơ hội để phát triển ngành nghề, cũng như quản lý doanh nghiệp nhỏ của họ, để nâng cao thu nhập gia đình, giúp giảm nghèo, phù hợp với cương lĩnh chính trị của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.