1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương

36 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 88,67 KB

Nội dung

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì trước hết bộ máy tổ chức phải được cơ cấu hợp lý, không quá cồng kềnh, đảm bảo các phòng ban trong ngân hàng thực hiện đúng các chức năng, nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới dẫn đến việc phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế và công nghệ Việt Nam, ngành Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Hoạt động của các ngân hàng trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc góp phần không nhỏ và sự phát triển của nền kinh tế Các ngân hàng đều nhận thức được cần nâng cao năng lực quản lý, phát triển hoạt động kinh doanh, đổi mới dịch vụ ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (viết tắt OceanBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả và phát triển nhanh của Việt Nam Ocean Bank đã có sự chuyển mình lớn trong những năm gần đây và đặt mục tiêu trở thành 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, là ngân hàng chính dành cho ngành công nghiệp dầu khí và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác

Sau một thời gian thực tập tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Đại Dương , được sự giúp đỡ tận tình trong ngân hàng và đặc biệt là sự giúp đỡ của Th.s Vũ Thị Tuyết, em

đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này Nội dung của báo cáo gồm 3 phần chính:

Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại

cổ phần Đại Dương

Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Phần 3: Nhận xét và kết luận

Trang 4

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐAI DƯƠNG

(OCEANBANK) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

- Tên giao dịch quốc tế: Ocean Comercial Joint - Stock Bank

- Tên viết tắt: Ocean Bank

- Địa chỉ: Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

- Chủ tịch: Hà Văn Thắm

- Tổng giám đốc: Nguyễn Xuân Sơn

- Sologan: Đối tác tin cậy

- Cơ quan chủ quản: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương

Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)

Oceanbank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006 Năm 2009, OceanBank đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng Ngày 18/01/2009, OceanBank ký kết và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam)

Năm 2010, OceanBank tăng vốn điều lệ của OceanBank lên 3.000 tỷ đồng và

dự kiến tăng thành 5.000 tỷ đồng vào năm 2013

Trang 5

1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Trước khi đi vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chúng

ta hãy cùng tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của ngân hàng Một ngân hàng muốn hoạt động

có hiệu quả thì trước hết bộ máy tổ chức phải được cơ cấu hợp lý, không quá cồng kềnh, đảm bảo các phòng ban trong ngân hàng thực hiện đúng các chức năng, nhiệm

vụ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

Cùng tìm hiểu và phân tích là cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Oceanbank thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng (trang bên)

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Ocean bank

Ban kiểm soát Đại hôi đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Các ủy ban thuộc

hội đồng

Văn phòng Hội đồng quản trị Ban điều hành

Trang 6

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương)

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần, ĐHĐCĐ quyết

Khối thanh toán

Ban kế toán

Ban nhân sự

Ban đầu tư

Khối quản trị rủi ro

Ban đối

tác chiến

lược

Phòng kế toán tổng hợp

Phòng tổ chức nhân sự

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu

Phòng dự án

Phòng thẩm định

Phòng tiền lương

và chính sách

Phòng tiền

tệ kho quỹ

Phòng dịch vụ tài chính

Phòng quản lý rủi ro

Trang 7

các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Ngân hàng…

1.3.2 Hội đồng quản trị

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ

đề ra

1.3.3 Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ đề ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo cho ĐHĐCĐ tin chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng

1.3.4 Các ủy ban thuộc hội đồng

Bao gồm Ủy ban tín dụng và Ủy ban chính sách có nhiệm vụ tham mưu và hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong việc đưa các quyết định tín dụng và chính sách hợp lý

1.3.5 Ban điều hành

Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng và là người điều hành cao nhât mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng

1.3.6 Văn phòng hội đồng quản trị

Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng của Hội sở chính theo quy định

Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của Hội sở chính, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định

Tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị

Trang 8

1.3.7 Ban đối tác chiến lược

- Phòng quan hệ khách hàng: phục vụ khách hàng lần luợt là các khối doanh nghiệp,

cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ Thực hiện các hoạt động nhu công tác marketing, tiếp thị, phát triển khách hàng, huy động vốn, công tác tín dụng và các hoạt động khác Ngoài ra những phòng này còn có nhiệm vụ quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đon vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị truờng và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng, tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ đuợc giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh

- Phòng quản lý tín dụng: Chức năng quản lý tín dụng hỗ trợ việc thực hiện và xử lý các hồ sơ tín dụng một cách nhanh chóng được thực hiện từ yêu cầu của khách hàng,

hỗ trợ việc xử lý các hồ sơ tín dụng được nhanh chóng từ hội sở đến các chi nhánh

1.3.8 Ban đầu tư.

- Phòng dự án: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc ngân hàng trong việc quản lý các

dự án đầu tư xây dựng của Công ty theo đúng quy định pháp luật có liên quan của Nhà nước Giúp Ban Tổng Giám đốc ngân hàng thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án

- Phòng dịch vụ tài chính: Tổ chức hệ thống quản lý tài chính toàn Ngân hàng và có nhiệm vụ:

+Lập trình, quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác

+Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng chính sách

+ Lập báo cáo tài chính của ngân hàng

+Giám sát bán hàng và cung cấp dịc vụ của ngân hàng thông qua hoạt động tài chính+Xây dựng, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

1.3.9 Khối quản trị rủi ro

-Phòng thẩm định: có chức năng tham mưu và tác nghiệp, giúp ban giám đốc ngân

hàng trong các nghiệp vụ thẩm định bao gồm thẩm định về tài sản đảm bảo và thẩm định về tài chính theo tiêu chuẩn của ngân hàng:

Trang 9

Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng những văn bản huớng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất luợng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nuớc và Ocean bank

về công tác quản lý rủi ro

1.3.10 Khối thanh toán

- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu; Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng

từ, nhờ thu séc thương mại)

- Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định đồng thời thu, chi tiền mặt có giá trị giao dịch lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng

- Phòng tiền lương và chính sách: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả uớc lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của ngân hàng theo quy định

1.3.13 Các chi nhánh

Trang 10

Là đơn vị đại diện cho Ngân hàng trong việc phân phối các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và mở rộng thị phần của Ngân hàng Mọi hoạt động của chi nhánh đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Ngân hàng

1.3.14 Các phòng giao dịch

Thực hiện các chức năng như một ngân hàng thu nhỏ

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

2.1 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng Oceanbank

Để góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã không ngừng làm mới và cải tiến các sản phẩm, dịch vụ của mình Duới đây là một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:

2.1.1 Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn duới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác duới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác bằng VNĐ hay bằng ngoại tệ

Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

2.1.2 Hoạt động cho vay:

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các

dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình duới các hình thức ngắn, trung và dài hạn phù hợp với quy định của pháp luật

- Cho vay đối với khách hàng cá nhân

+ Cho vay tiêu dùng: Cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp phục vụ cho các

mục đích tiêu dùng cá nhân, bao gồm: cho vay mua nhà, chuyển nhuợng quyền sử

Trang 11

dụng đất ở, sửa chữa nhà; cho vay du học; cho vay mua xe gắn máy, ô tô, đồ nội thất đắt tiền,…

+ Cho vay sản xuất kinh doanh: Cho vay để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản

xuất kinh doanh

- Cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp

2.1.3 Hoạt động chuyển tiền:

-Chuyển tiền trong nuớc: dịch vụ đuợc thực hiện tại các chi nhánh trong và ngoài hệ thống trên phạm vi toàn quốc

-Chuyển tiền quốc tế: gồm có chuyển tiền đến và chuyển tiền đi

2.1.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:

Lãi ròng thu đuợc từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã góp phần bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của Ngân hàng Chuyển tiền và thanh toán L/C, thanh toán qua biên giới Chuyển tiền kiều hối (chuyển tiền nhanh WESTERN UNION…) Nhờ thu xuất – nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P), nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

2.1.5 Dịch vụ ngân quỹ:

- Thu đổi tiền Việt Nam không đủ tiêu chuẩn lưu thông

- Thu đổi tiền ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu thông là dịch vụ gửi đi nuớc ngoài nhờ thu ngoại tệ tiền mặt không đủ chuẩn lưu thông của khách hàng thành tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

2.2 Quy trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của ngân hàng Oceanbank

2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng Oceanbank

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Giống như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, ngân hàng Oceanbank cũng thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng Oceanbank huy động vốn duới các hình thức

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác duới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác bằng tiền đồng Việt Nam, vàng, hoặc ngoại tệ để huy động vốn của tổ chức cá nhân trong nuớc và nuớc

Trang 12

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế trong nuớc và nuớc ngoài theo quy định của pháp luật

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN Việt Nam duới hình thức tái cấp vốn

Hoạt động cho vay: Oceanbank cho các tổ chức, cá nhân vay vốn duới các hình thức

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống…

2.2.2 Quy trình cho vay vốn tại ngân hàng Oceanbank

Hoạt động cho vay vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, một hoạt động phức tạp và chứa nhiều rủi ro Vì vậy, để có một quyết định cho vay đúng đắn, tiết kiệm thời gian chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì hoạt động cho vay đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng

Quy trình cho vay vốn ở Oceanbank bao gồm 8 bước

Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay vốn của Oceanbank

(4)Hoàn thiện

hồ sơ, thủ tục

(3)Trình, duyệt khoản vay

Trang 13

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp xúc và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tùy thuộc đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức vay vốn, loại hình kinh doanh của khách hàng, cung cấp cho khách hàng Danh mục bộ hồ sơ vay vốn (theo quy trình tín dụng và quy trình nhận tài sản đảm bảo của Oceanbank) và hướng dẫn khách hàng một cách tỉ mỉ, đầy đủ về nội dung và phù hợp về hình thức

- Hồ sơ vay vốn đối với pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân:

+ Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hợp đồng liên doanh (doanh nghiệp liên doanh), giấy chứng nhận vốn đầu tư ban đầu (doanh nghiệp tư nhân)

+ Hồ sơ kinh tế: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Hồ sơ vay vốn: Dự án, phương án sản xuất kinh doanh

+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh năng lực pháp lí

- Hồ sơ vay vốn đối với gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

+ Hồ sơ pháp lý: Sổ hộ khẩu (gia đình), giây phép kinh doanh, giấy tờ pháp lệ được giao quyền cho thuê sử dụng đất, mặt nước ( đối với nông, lâm, ngư nghiệp )

+ Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sản xuất kinh doanh (hộ vay không phải thực hiện thế chấp cầm cố bảo lãnh), giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh và hồ sơ đảm bảo tiền vay (hộ thực hiên thế chấp cầm cố bảo lãnh)

Bước 2: Xác minh, thẩm định khách hàng

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ Mục đích là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Oceanbank trên cơ sở tìm hiểu đánh giá một cách toàn diện, chính xác về khách hàng Các tài liệu gồm có:

(6)Kiểm tra sau khi cho vay

(7)Chuyển nợ quá hạn và

xử lí nợ quá hạn

Trang 14

- Hợp đồng kinh tế, phương án sản xuất kinh doanh

- Bảng tổng kết tài sản, bản thuyết minh về tình hình công nợ, bảng phân tích lãi lỗ

- Bản báo cáo của các nhà tư vấn, công ty xếp hạng

- Bản báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Từ những thông tin và tài liệu đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ kiểm tra tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ và thẩm định theo tiêu chuẩn 5C:

- Capacity: Năng lực hoạt động

Bước 3: Trình, duyệt khoản vay

Sau khi hồ sơ khoản vay của khách hàng đã có ý kiến và chữ kí kiểm soát của Lãnh đạo phòng khách hàng, ý kiến tái thẩm định của phòng thẩm định, trình hồ sơ lên Giám đốc đơn vị kinh doanh/Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng/Hội đồng tín dụng Hội sở để phê duyệt

Cấp phê duyệt xem xét nếu thấy đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phê duyệt khoản vau của khách hàng

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục

Việc hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp, ký hợp đồng công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm, ký hợp đồng tín dụng được thực hiện theo quy trình tín dụng, Quy trình

và hướng dẫn nhận các loại tài sản đảm bảo do Tổng Giám Đốc ban hành

Bước 5: Giải ngân

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cho vay vốn một cách đầy đủ và hợp lệ, kế toán sẽ tiến hành lập sổ theo dõi khoản vay và tiến hành giải ngân căn cứ vào số tiền ghi trên chứng từ hợp đồng tín dụng qua các phương thức giải ngân:

- Phát tiền vay bằng tiền mặt

- Phát tiền vay bằng chuyển khoản

- Phát tiền vay bằng ngoại tệ

Trang 15

Bước 6: Kiểm tra sau khi cho vay

Sau khi giải ngân, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra sau cho vay Nếu phát vay bằng tiền mặt thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày phát vay phải tiến hành kiểm tra Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên Mức độ kiểm tra phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, uy tín và quy mô vay vốn của khách hàng tại Oceanbank

Kiểm tra nhằm xác minh việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng như mục đích xin vay không Đồng thời kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng và đặc biệt lưu ý đến những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Bên cạnh đó, kiểm tra thường xuyên tài sản đảm bảo của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những hàng hóa xuống cấp, điều kiện bảo quản không đảm bảo để tránh những tổn thất có thể xảy ra

Bước 7: Chuyển nợ quá hạn và xử lí nợ quá hạn

Nếu đến hạn trả nợ (gốc hoặc lãi tiền vay) mà khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ và không được chấp thuận gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ thì toàn

bộ số nợ chậm trả chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suât quá hạn theo đúng quy định trong hợp đông tín dụng

- Quá hạn trả nợ từ 5 ngày: lập thông báo nợ đến hạn và mang đến tận cơ sở cho khách hàng, yêu cầu khách hàng kí nhận

- Quá hạn nợ trên 15 ngày: lập thông báo nợ đến hạn lần 2 gửi trực tiếp đến khách hàng và lập biên bản khách hàng

- Sau 3 tháng kể từ ngày phát sinh nợ quá hạn: nếu khách hàng vẫn không trả hết nợ gốc và lãi tiền vay thì ngân hàng lập báo cáo về khoản nợ trong đó trình bày rõ nguyên nhân gây phát sinh nợ, phương hướng giải quyết khoản nợ, các việc đã thực hiện để thu hồi khoản nợ để trình Tổng Giám Đốc/Phó Tổng Giám Đốc phụ trách tín dụng xem xét quyết định biện pháp xử lý

- Các khoản nợ chưa đến 3 tháng nhưng trong quá trình kiểm tra, đôn đốc phát hiện dấu hiệu lừa đảo, chây ỳ, trốn trách nhiệm trả nợ hoặc tẩu tán tài sản đảm bảo thì phải báo cáo lên cấp trên để tìm phương án xử lý ngay

Bước 8: Tất toán hồ sơ, giải chấp tài sản cầm cố

Khi khách hàng trả nợ lần cuối cùng, cần kiểm tra lại số nợ gốc và số lãi đã thu

để tránh bị thu thiếu, thu sót

Trang 16

Sau khi khách hàng trả đủ vốn và lãi thì làm thủ tục để giải chấp tài sản, trả lại

hồ sơ tài sản thế chấp cho khách hàng và lập biên bản bàn giao có chữ ký của các bên liên quan và phải lưu trong hồ sơ tín dụng Các hồ sơ tín dụng tất toán này phải được lưu trữ đầy đủ

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại

Dương

Để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng,

ta có thể dựa vào báo cáo tài chính của ngân hàng một số năm gần đây, cụ thể là báo cáo tài chính năm 2009-2010 Thông qua báo cáo tài chính, ta có thể nắm bắt được tình hình hiện tại của ngân hàng

2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2009 và 2010 của Oceanbank

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương)

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010 của Oceanbank,

ta có thể đưa ra một số nhận định sau:

-Về tổng tài sản:

Trong năm 2010, tổng tài sản của Oceanbank tăng so với năm 2009 là 21.353.945 triệu đồng, tương đương 63.20% và vượt chỉ tiêu đề ra là 10.139.000 triệu đồng

Trang 17

Mức tăng này là do trong năm 2010, Hội đồng quản trị của ngân hàng đã đưa ra các chủ trương và định hướng phát triển đa dạng hoạt động: mở thêm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới, quyết định đầu tư góp vốn liên doanh đồng thời chú trọng đặc biệt đến xây dựng quy chế, quy định về quản trị, kiểm soát, điều hành nhằm mục đích an toàn tài sản

+ Thu nhập lãi thuần tăng 792.165 triệu đồng tương đương 176,36%

+ Thu từ hoạt động kinh doanh (chưa kể chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) tăng 492.942 triệu đồng, tương đương 144,71%

Đây là một kết quả đáng vui mừng, nó không những báo hiệu mức doanh thu mà ngân hàng tạo ra đủ để bù đắp các chi phí mà ngân hàng bỏ ra mà còn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được thành tựu cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.Trong

đó lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu từ các hoạt động kinh doanh khác và góp vốn mua cổ phần

-Về chi phí:

+ Chi phí hoạt động: trong năm 2010 chi phí hoạt động tăng 24.812 triệu đồng, tương đương 12,56% cho thấy ngân hàng đã phát sinh thêm nhiều loại chi phí để đầu tư vào các loại hình dịch vụ mới, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng nhiều tiện ích mới cho khách hàng

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: Tuy hoạt động kinh doanh đạt được những dấu hiệu đáng mừng nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt mức 142.622 triệu đồng, tăng xấp xỉ 3 lần so với 2009 cũng làm lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm một lượng

Trang 18

đáng kể (còn 690.954 triệu đồng) Điều này cho thấy Oceanbank cần có chính sách hợp lý hơn trong việc quản lý rủi ro tín dụng

-Về lợi nhuận:

Sau khi trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp (tương đương 170.533 triệu đồng), lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt mức 520.422 triệu đồng, tăng 129,31% so vơi 2009 cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được những thành công lớn nhờ có sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên hệ thống Oceanbank

 Nhận xét chung: Năm 2010 mặc dù thị trường không thuận lợi cho kinh doanh tài chính ngân hàng nhưng với Oceanbank có thể coi là năm “cất cánh” thành công với việc hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và đều có mức tăng trưởng rất cao so với năm 2009, các chỉ số an toàn hoạt động ngân hàng đều ở mức cho phép và đạt lợi nhuận cao Nhờ vậy, uy tín và thương hiệu Oceanbank tiếp tục được khẳng định với các đối tác là định chế tài chính trong nước và quốc tế cũng như với công chúng

2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2010 và 2009 của Ngân hàng thương mại

cổ phần Đại Dương.

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán của Oceanbank

Ngày 31/12/2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương

Ngày đăng: 07/07/2015, 08:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w