Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 130 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
130
Dung lượng
3,52 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hải Linh HÀ NỘI – 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Hải Linh. Các kết quả, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Việt Thi 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CĂN BỆNH MINAMATA 12 1.1. Chnh sách phát triển kinh tế thời kỳ tăng trưởng cao 12 1.2. Thành phố Minamata và Công ty Chisso 17 Chương 2. CĂN BỆNH MINAMATA 25 2.1. Quá trình phát hiện bệnh và truy tìm nguyên nhân gây bệnh 26 2.2. Căn bệnh Minamata 33 2.3. Quá trình khởi kiện đi công l cho nn nhân Minamata 36 Chương 3. GIẢI PHÁP CHO CĂN BỆNH MINAMATA 49 3.1. Chính sách môi trường của chnh phủ 50 3.1.1. Chnh sách trong thập niên 1960 50 3.1.2. Chnh sách trong giai đon 1970 - 1980 51 3.1.3. Các chính sách sau thập niên 1980 52 3.2. Một số biện pháp áp dng thực tế tiêu biểu 53 3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường……………………………………… 63 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 78 3 MỞ ĐẦU Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mang tính toàn cầu, trong đó, ô nhiễm môi trường là mối nguy ngi lớn nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến không ch sức khỏe của con người mà cả sự tồn vong của nhân loi. Phần lớn các loi ô nhiễm môi trường đều là hậu quả của các hot động sản xuất, kinh tế, sinh hot… thiếu ý thức của con người. Có thể nói, con người vừa là thủ phm, vừa là nn nhân của các thảm họa môi trường. Một trong các loi hình ô nhiễm môi trường tệ hi nhất, không ch cho cuộc sống của một thế hệ, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ sau, là ô nhiễm công nghiệp, trong đó ô nhiễm thủy ngân là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu. Đến nay, ô nhiễm thủy ngân đã và đang trở thành một vấn nn mang tính toàn cầu. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 10/1/2013 đã nhận định rằng: đến nay thủy ngân vẫn tiếp tc gây nên thảm họa môi trường đối với nhân loi nếu con người không có các chương trình quản lý và kiểm soát ô nhiễm thích hợp 1 . Lịch sử đã cho thấy những hậu quả khôn lường của việc sử dng thủy ngân bừa bãi. Những nn nhân đầu tiên của thủy ngân là các nhà giả kim thuật Ai Cập, Ả Rập, Trung Quốc… thời cổ đi. Khi sử dng thủy ngân để phân tách một số kim loi, nhất là vàng, họ đã bị hơi thủy ngân xâm nhập qua đường hô hấp, ngấm qua da, đi vào cơ thể, dẫn đến những chứng bệnh kỳ l như bị ảo giác, ám ảnh, suy nhược cơ thể và cái chết bí hiểm. Những căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân đã xuất hiện ở nhiều nước 1 http://www.unep.org/ 4 và khu vực trên thế giới, đặc biệt trong nửa sau của thế k XX. Từ cuối những năm 1970 các nhà nghiên cứu môi trường đã phát hiện thấy sông và hồ vùng Amazon trong tình trng ô nhiễm thủy ngân do các hot động khai thác mỏ bùng nổ ti một số nước xung quanh khu vực này. Trong các năm 1971-1972, v ngộ độc thủy ngân ti Iraq khiến cho 6530 công nhân bị ngộ độc và 459 người chết do phải tiếp xúc với hóa chất diệt nấm có chứa thủy ngân hữu cơ đã làm dấy lên làn sóng phản đối ngành công nghiệp hóa chất ở nước này 2 . Ở Nhật Bản, sự kiện gây chấn động đầu tiên bởi thảm họa môi trường liên quan đến thủy ngân là tình trng vịnh Minamata bị nhiễm thủy ngân nặng do nước thải công nghiệp không qua xử lý thải thẳng ra vịnh trong suốt một thời gian dài. Kết quả là cư dân sống quanh vịnh, do ăn phải cá và sò bị ô nhiễm thủy ngân hữu cơ, đã nhiễm bệnh, khiến hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương, bị hủy hoi nghiêm trọng, to nên những cơn đau đớn tột cùng, tình trng co giật thường xuyên, dẫn đến mù, điếc, mất trí, bi liệt… thậm chí tử vong. Căn bệnh khủng khiếp mang tên địa danh Minamata đã làm kinh hoàng và là hồi chuông cảnh tnh đầu tiên đối với nước Nhật chính trong thời kỳ người ta còn đang say sưa với những thành tch tăng trưởng kinh tế “thần kỳ”. Trên thực tế, căn bệnh kiểu Minamata đã không ch xảy ra ở thành phố Minamata. Năm 1965, bệnh Minamata đã bùng phát một lần nữa ở khu vực sông Agano thuộc tnh Niigata của Nhật Bản, do nhà máy của công ty Showa Denko xả thải thủy ngân không qua xử lý ra sông. Năm 1968, mười hai năm sau khi phát hiện ra người đầu tiên bị mắc bệnh Minatama (1956), nhờ cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cư dân vịnh Minamata trên công luận và pháp đình, chnh phủ Nhật Bản đã công bố kết 2 Đàm Hồng Hải (2013), “Thủy ngân và sức khỏe con người”, http://ungthubachmai.com.vn/ 5 luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh là thủy ngân trong chất thải của nhà máy hóa chất của Công ty Chisso. Sau đó, chnh phủ đã ban hành các qui định và biện pháp giải quyết hậu quả, đồng thời yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm phải chi trả những khoản đền bù lớn cho các nn nhân. Việc này đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của Nhật Bản, cũng như bước ngoặt cho những biện pháp công nghệ phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Hiện nay chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức công nghiệp, tổ chức dân sự đã có rất nhiều sáng kiến và cách tiếp cận nhằm ngăn ngừa sự phá hủy môi trường. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã cam kết hợp tác quốc tế và đóng góp vào việc ngăn ngừa sự phá hủy ô nhiễm môi trường cho nhiều nước khác dựa trên kinh nghiệm và bài học đắt giá của chính mình. Ngày 09/1/2013, Công ước Minamata về thủy ngân đã được 140 quốc gia thông qua sau 4 năm đàm phán. Vào ngày 10/10/2013, ti Hội nghị ngoi giao ở Kumamoto, Nhật Bản cùng 139 quốc giá khác, trong đó có Việt Nam, đã ký kết Công ước Minamata về thủy ngân nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những ảnh hưởng có hi của thủy ngân. Sau 16 năm (1974-1990) liên tiếp n lực làm sch nước vịnh và cải thiện tình hình môi trường với tổng chi ph hơn 48 tỷ JPY, vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi trên thế giới đứng đầu về chất lượng nước sch. Tuy nhiên, hệ ly bi đát của thảm họa môi trường Minamata vẫn còn dai dẳng trên cơ thể các nn nhân đến ngày nay. Theo Tổ chức cứu trợ Nhật Bản, tnh đến ngày 30/04/1997, đã có đến 17.000 người trong hai tnh Kumamoto và Kagoshima bị mắc bệnh Minamata và hơn 2000 người đã chết. Các số liệu về Minamata là bài học sâu sắc không ch cho người Nhật, mà còn cho người dân trên toàn thế giới về vấn đề an ninh môi trường. Vì vậy, kinh nghiệm về thảm họa Minamata, cũng như các chnh sách của 6 Nhật Bản để giải quyết hậu quả và xây dựng li thành phố Minamata là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu ở các nước đang phát triển công nghiệp hóa và hiện đi hóa. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mc đch chnh của luận văn là nghiên cứu về thảm họa ô nhiễm thủy ngân ở thành phố Minamata, và quan trọng hơn là đề cập đến những giải pháp, chính sách của Chính phủ Nhật Bản, cũng như chnh quyền thành phố, nhằm khắc phc hậu quả, bồi thường cho người bị hi và xây dựng li thành phố Minamata trở thành thành phố điển hình về môi trường. Đây là bài học hữu ích cho thế giới, nói chung, và cho Việt Nam, nói riêng, trong bối cảnh ở nước ta, đang diễn ra những sự hiện tượng tương tự như Minamata: Sự xuất hiện các dòng sông chết, các làng ung thư mà thủ phm là chất thải của các nhà máy gần đó, tình trng xả thải bừa bãi hay chôn lấp chất thải không đng qui cách… đang làm cả xã hội phẫn nộ. Để có được nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng, chúng ta cần phải hành động theo quan điểm sống đền đáp li thiên nhiên, có trách nhiệm trong việc xả thải và cùng giải quyết các vấn đề của địa cầu. Theo GS. Trần Văn Thọ 3 : “Việc bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu, ưu tiên hơn cả công nghiệp hóa” 4 . Sẽ là điều không thể tha thứ được nếu li tái diễn trong tương lai những căn bệnh tương tự như bệnh Minamata. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự kiện ô nhiễm môi trường ở Minamata cũng như các vân đề liên quan đến căn bệnh Minamata là đề tài nghiên cứu thu ht được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam (chẳng hn 3 Giáo sư Trần VănThọ (sinh năm 1949), lấy bằng Tiến sỹ ti ĐH Hitostubashi, Nhật Bản, hiện là Giáo sư kinh tế của Trường Đi học Waseda, Nhật Bản. 4 Trích dẫn từ nội dung phát biểu của GS. Trần Văn Thọ trong buổi giao lưu trực tuyến với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 27/10/2008 (xem http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/11286/) [...]... vấn đề bảo vệ môi trường và đối thoại với cư dân địa phương Chương 2: Căn bệnh Minamata Chương này trình bày một cách hệ thống về căn bệnh Minamata, từ nguyên nhân gây bệnh, những biểu hiện lâm sàng, nỗi đau thương, tổn thất nặng nề của các bệnh nhân…, dẫn đến thái độ phản kháng của cư dân và quá trình kiện tụng liên quan căn bệnh này Chương 3: Giải pháp của Nhật Bản cho căn bệnh Minamata giới thiệu... 1954-1973, tỷ lệ tăng trưởng thực chất GNP trung bình của Nhật Bản đạt tới 9.8% Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nhật Bản nhỏ hơn bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với Mỹ Nhưng đến năm 1960, GNP của Nhật Bản đã vượt qua GNP của Canada Giữa thập niên 1960, nó đã vượt qua GNP của Anh và Pháp Đến năm 1973, GNP của Nhật Bản đã bằng một phần ba GNP của Mỹ và lớn thứ hai trên... xót là Minamata lại trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản và trên thế giới với ý nghĩa là một thuật ngữ chỉ một căn bệnh môi trường Đó là căn bệnh Minamata khủng khiếp gieo rắc nỗi đau thương cho hàng chục ngàn người dân trong suốt hơn 50 năm qua và đến nay vẫn chưa thực sự chấm dứt Chương này xin trình bày một cách hệ thống quá trình phát hiện ra căn bệnh Minamata, những biểu hiện lâm sàng của căn bệnh, ... chính sách và biện pháp trong lĩnh vực môi trường và xã hội của Nhật Bản, bao gồm chính quyền cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết thảm họa Minamata, và các chính sách khôi phục, biến thành phố Minamata trở thành điểm du lịch môi trường Ngoài ra, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được trình bày ở đây Phần Phụ lục của luận văn là niên biểu các sự... (thập niên 1960), hơn 40% doanh thu của thành phố Minamata có được từ Chisso [17, tr.26] Điều này thể hiện tầm ảnh hưởng to lớn của Chisso đối với thành phố Nhà máy Chisso ở Minamata được đặt ở trung tâm của khu đô thị đông đúc, bao quanh là các khu văn phòng, nhà ở và các cơ sở vật chất khác của Chisso Từ giữa thập kỷ 1950 đến cuối thập kỷ 1960, nhu cầu nguyên liệu thô cho các sản phẩm hóa chất và nhựa... chất hàng đầu của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” 1954-1973 Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh này và một loạt vấn đề ô nhiễm khác ở Nhật Bản trong các thập kỷ 1960-1970 chính là chính sách phát triển kinh tế ồ ạt, mà chưa chú trọng đến tính bền vững của nền kinh tế và vấn đề môi trường Chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ tăng trưởng cao được... hội và thay đổi vị thế trên trường quốc tế Nhật Bản đã thành công sau 20 năm kiên trì, dồn hết tâm lực cho mặt trận kinh tế Mức độ tăng trưởng liên tục hai con số mà Nhật Bản đạt được trong giai đoạn này đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều quốc gia Nhưng không phải ai cũng biết được cái giá mà người Nhật và môi trường Nhật Bản đã phải trả cho sự tăng trưởng này Chisso đã từng được đánh giá là một doanh... cảnh xuất hiện căn bệnh Minamata phác họa một số nét cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ” 1954-1973, đặc biệt phân tích tính hai mặt của sự phát triển nóng Ngoài ra, chương này phân tích bối cảnh trực tiếp dẫn đến căn bệnh Minamata Đó là chính sách coi trọng phát triển kinh tế của tỉnh Kumamoto nói chung và công ty Chisso nói riêng, dẫn đến thái độ coi... mặt của Mỹ và những cố gắng vượt bậc, quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Nhật Bản, đến đầu những năm 1950, Nhật Bản đã hoàn thành giai đoạn phục hồi sau chiến tranh Trong gần 20 năm tiếp theo, nền kinh tế Nhật Bản từng bước chuyển mình từ giai đoạn du nhập kỹ thuật và thiết bị tiên tiến từ các nước Âu Mỹ, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (1954-1961), sang giai đoạn tăng trưởng... luật sư đã từng theo kiện công ty hóa chất Chisso giúp những người dân mắc bệnh - Phương pháp thống kê: tổng hợp và thống kê các dữ liệu được công bố trong các tài liệu của địa phương, của các cơ quan chính phủ liên quan đến căn bệnh Minamata ở Kumamoto Tác giả (người thứ ba, hàng thứ hai, từ trái sang) thăm khu công nghiệp Minamata - Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các . NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980. NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980. trình phát hiện bệnh và truy tìm nguyên nhân gây bệnh 26 2.2. Căn bệnh Minamata 33 2.3. Quá trình khởi kiện đi công l cho nn nhân Minamata 36 Chương 3. GIẢI PHÁP CHO CĂN BỆNH MINAMATA 49