vấn đề ô nhiễm môi trường
Kinh nghiệm cay đắng của Nhật Bản đối với thảm họa Minamata là bài học đắt giá không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho cả Việt Nam về sự cần thiết phải xây dựng những chính sách và biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Nhân dịp 50 năm ngày phát hiện ra
64
căn bệnh Minamata, Hội đồng Môi trường Nhật Bản đã tổ chức tại thành phố Kumamoto một diễn đàn quốc tế về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người với chủ đề "Bài học gì từ 50 năm phát hiện ra bệnh Minamata?". 300 đại biểu đến từ 141 vùng lãnh thổ của 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã rút ra bài học cho mình là, không vì tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn gây hậu họa lâu dài cho đất nước và con người22
.
Ở Việt Nam, tính đến đầu năm 2012, đã có 267 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 72.000 ha23
. Việc phát triển các khu công nghiệp đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn, đánh dấu sự khởi sắc và thành công của nền kinh tế - xã hội nước ta trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những vấn nạn ô nhiễm môi trường mà vụ Vedan với dòng sông Thị Vải là một điển hình (Hình 3.6). Câu chuyện của dòng Thị Vải thật gần gũi với câu chuyện về Vịnh Minamata của Nhật Bản, cho ta thấy một cái giá phải trả quá đắt đối với môi trường – xã hội khi doanh nghiệp xem thường luật pháp.
Hình 3.6.Vedan xả thẳng nước thái chưa qua xử lý ra sông Thị Vải24
22
http://apaveasia.com/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=105&cat id=326&d istid=214
23
http://dothi.net/du-an/ca-nuoc-co-267-khu-cong-nghiep-ar18371.htm
24
65
Theo kết quả kiểm tra năm 2007 của Cục Bảo vệ Môi trường: 10% các cơ sở công nghiệp được kiểm tra không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường chưa có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 125/156 cơ sở không thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường; 102/140 cơ sở phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn; 77 cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không quản lý, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước, không lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại25. Không thể kể hết các vấn nạn do ô nhiễm môi trường gây ra. Hiện nay cả nước tồn tại 37 làng ung thư mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều dòng sông đã trở thành những dòng sông chết, vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí không chỉ từ các nguồn ô nhiễm trong nước mà còn các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới…
Từ bài học Minamata của Nhật Bản, có thể rút ra những biện pháp cấp bách nhằm giải quyết vấn đề môi trường của nước ta hiện nay. Đó là:
Thứ nhất, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, cải thiện cơ chế giám sát, quản lý của nhà nước và có biện pháp chế tài mạnh mẽ, xử lý nghiêm những vi phạm của các doanh nghiệp và sự tắc trách của cơ quan quản lý.
Thứ hai, ràng buộc trách nhiệm đối với các đơn vị gây nhiễm về hậu quả do họ gây ra. Thông tin về các vấn đề này phải được công khai. Báo chí và các cơ quan truyền thông phải được tự do tìm hiểu, phân tích và đăng tải, thông tin về môi trường.
Thứ ba, các dự án phát triển công nghiệp, nhất là những dự án dễ phát sinh ô nhiễm không khí và nguồn nước thải, phải được các công ty tư vấn
25
66
độc lập chuyên nghiệp thẩm định, các cơ quan quản lý cân nhắc, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, và đưa ra các điều kiện ràng buộc xí nghiệp (có hệ thống xử lý nước thải, dùng công nghệ mới, chế ngự hoặc giảm thiểu ảnh hưởng đến môi truờng…) trước khi cấp giấy phép. Không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản xuất mà phải tính toán ngay từ đầu sao cho sản xuất hợp lý nhât, ít chất thải nhất.
Thứ tư, nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường được phát hiện đối với sức khỏe của cư dân hoặc trong môi trường của cộng đồng thì ngay lập tức phải thực hiện các cuộc điều tra để xác định nguyên nhân. Việc này phải được thực hiện ngay mà không bị trì hoãn bởi bất cứ lý do nào.
Thứ năm, thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên và toàn diện về tình trạng y tế và môi trường ở các khu bị ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, không nên tiếp tục khai thác tài nguyên để xuất khẩu, nhất là việc khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi truờng.
Thứ bảy, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cận, đó là “Kinh tế xanh”. Bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái.
Thứ tám, chú trọng đối thoại với cư dân đề phát hiện vấn đề ô nhiễm, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ chín, phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đưa các nội
67
dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm việc xây dựng chương trình, tài liệu, bài giảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo; Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, giảng viên.
Ở nước ta vẫn còn nhiều người có thái độ bàng quan trước vấn nạn ô nhiễm môi trường và cho rằng đó là vấn đề của các cơ quan chức năng, của Nhà nước. Việc vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách là làm sao để mỗi người dân ý thức cao về việc bảo vệ tài sản thiên nhiên, ý thức về những nguy hiểm và tác hại rất lâu dài đến cả các thế hệ sau nếu để môi trường bị tàn phá. Khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân lên cao, họ sẽ nghiêm chỉnh thực hiện mọi chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước, ràng buộc các doanh nghiệp phải lo bảo vệ môi trường.
Hình 3.7:Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước Minamata về Thủy ngân
68
Tháng 10/2013, Việt Nam đã tham gia Công ước Minamata về thủy ngân. Việc này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hợp tác và học hỏi kinh nghiệm các nước về việc giải quyết vấn đề ô nhiễm thủy ngân, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường. Tất cả đều hy vọng thảm hoạ Minamata sẽ không lặp lại ở bất cứ đâu.
Trong bài phát biểu của mình trước Hội nghị sau Lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã nêu rõ Việt Nam cam kết thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ của Quốc gia thành viên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ về kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm và tài chính giữa các Quốc gia thành viên để đạt được mục tiêu của Công ước, vì một thế giới an toàn, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường.26
Nội dung chính của Công ước Minamate về Thủy ngân là đưa ra quy định kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến giai đoạn năm 2020- 2025 để thực thi các quy định của Công ước.
Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết: “Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào
26
69
những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắt.”27
Tiểu kết
Trong quá trình phát triển công nghiệp, Nhật Bản có những kinh nghiệm cay đắng về các thảm họa môi trường, đặc biệt là thảm họa Minamata. Quá trình 30 năm thay đổi nhận thức về căn bệnh đã khiến Nhật Bản phải trả những giá đắt bằng sinh mệnh, tiền bạc và cả niềm tin của người dân đối với chính quyền. Nhưng khi vấn đề được phát hiện, Nhật Bản đã có những chính sách và biện pháp giải quyết triệt để và kiên quyết. Đó là một bài học quý báu cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
27
http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/cn -measu-solv-pollut- 06152014110412.html
70
KẾT LUẬN
Ngày nay, an ninh môi trường không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách, ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi con người mà còn là vấn đề lâu dài, liên quan đến toàn nhân loại. Theo Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên Hợp quốc: “An ninh môi trường là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia”28.
Ở nước ta, an ninh môi trường hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc ưu tiên phát triển nóng nền kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp, có thể mang lại kết quả về bề nổi, song cũng kéo theo nguy cơ là tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không thể kể hết các hệ lụy từ việc ô nhiễm môi trường liên quan đến sản xuất không hợp lý. Từ vấn đề liên đới giữa Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với “làng ung thư” Thạch Sơn (Phú Thọ), vấn đề nhà máy Alumin Tân Rai (thuộc dự án Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng) chưa sản xuất đã làm rò rỉ kiềm gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh, câu chuyện đau lòng của dòng sông Thị Vải với Công ty Vedan… cho đến chuyện thời sự về việc xuất hiện “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi.
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, và nổi tiếng là một quốc gia công nghệ cao với môi trường sạch đẹp, an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế với những thành tựu rực rỡ, Nhật Bản cũng đã từng có những dòng sông chết như sông Thị Vải và đã phải trả những bài học đắt giá về vấn nạn ô nhiễm môi trường mà điển hình là thảm họa môi trường Minamata. Căn bệnh Minamata không những tàn
28
71
phá sức khỏe người dân, gây ra biết bao đau đớn, tật nguyền và những cái chết không đáng có mà nó còn làm rạn nứt các quan hệ cộng đồng, gây tác động xã hội rất xấu. Căn bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Minamata vào năm 1956 nên được gọi là bệnh Minamata, mặc dù phạm vi của bệnh này không chỉ giới hạn trong thành phố. Cú sốc về Minamata là đòn cảnh tỉnh khiến chính quyền và người dân Nhật Bản hiểu hơn về giá trị môi trường. Một khi môi trường bị tàn phá thì không có bất cứ giá nào có thể mua lại được.
Luận văn này nghiên cứu về căn bệnh Minamata và các chính sách, biện pháp của Nhật Bản trong việc giải quyết hậu quả của việc môi trường bị tàn phá và kiến thiết lại thành phố Minamata trở thành thành phố điển hình về môi trường. Kinh nghiệm cay đắng về thảm họa Minamata là bài học không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho cả Việt Nam về sự cần thiết phải xây dựng những chính sách hợp lý nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế bền vững và sự triệt để trong việc giải quyết các hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Tác giả đã quyết định chọn đề tài này sau chuyến nghiên cứu thực địa tại thành phố Minamata do Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản tổ chức, trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu về Chính sách môi trường
(Environmment Policy Program) vào tháng 12/2009. Chuyến nghiên cứu thực địa này đã để lại cho tác giả ấn tượng sâu sắc về việc giải quyết hậu quả của thảm họa môi trường của Nhật Bản, việc tái thiết lập thành phố Minamata và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân Minamata. Tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Chương 1 của luận văn phân tích tính hai mặt của nền kinh tế phát triển nóng trong giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ” của Nhật Bản. Chính vì
72
quá chú trọng tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất trong khả năng có thể mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường nên Công ty Chisso – một trong những công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp hóa chất ở Nhật Bản trong thời kỳ hậu Thế Chiến thứ hai – đã xả thẳng nước thải nhiễm độc thủy ngân không qua xử lý ra vịnh Minamata, gây nên căn bệnh Minamata quái ác, gieo rắc nỗi đau thương kinh hoàng cho biết bao gia đình trong những năm cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970.
Các vấn đề liên quan đến căn bệnh Minamata như những biểu hiện lâm sàng, di chứng của bệnh, quá trình tìm hiểu nguyên nhân gây b ệnh, các mối quan hệ cộng đồng bị rạn nứt, các vụ kiện tụng của cư dân vùng b ị ô nhiễm… được trình bày ở Chương 2.
Mười hai năm sau khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, chính phủ Nhật Bản đã chính thức kết luận thủ phạm gây ra căn bệnh Minamata là Công ty Chisso. Khi phát hiện được vấn đề, Nhật Bản đã giải quyết rất triệt để. Công ty Chisso đã phải bồi thường cho các nạn nhân của bệnh Minamata số tiền khởi đầu rất lớn và chịu các phí tổn chữa trị. Trong 16 năm liên tục, từ năm 1974 đến 1990, tỉnh Kumamoto đã thực hiện dự án nạo vét và tẩy hết hàm lượng metyl thủy ngân trong vịnh Minamata. Sau khi được cải tạo, vịnh Minamata có chất lượng nước trong và sạch nhất tỉnh Kumamoto. Các tiêu chuẩn về môi trường được đặt ra nghiêm khắc hơn. Năm 1971, Bộ Môi trường của Nhật Bản được thành lập để trực tiếp quản lý, giám sát các vấn đề có liên quan đến môi trường. Nhật Bản chú trọng việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ… Các vấn đề này được đề cập đến trong Chương 3 của luận văn. Phần cuối Chương 3 dành để trình bày một số bài học cho Việt Nam để bảo vệ môi trường rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
73
Tại Việt Nam, hoạt động bảo vệ môi trường vẫn đang còn là lĩnh vực hoạt động mới. Mặc dù Điều 43 Hiến pháp 2013 của nước ta ghi rõ: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”29
, nhưng sự thật đáng buồn là ý thức bảo vệ môi trường của ta còn rất kém. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường30, ở Việt