Như đã trình bày trên, Minamata là căn bệnh do thủy ngân hữu cơ được hấp thụ vào cơ thể và tấn công cơ quan thần kinh trung ương. Minamata không phải là một căn bệnh lây nhiễm hay di truyền nhưng có thể gây nên ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm bệnh khi mang thai. Mặc dù vậy, một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh vẫn còn tồn tại khiến nhiều người phải dấu việc họ là bệnh nhân Minamata, ngay cả với người thân của mình.
Hình 2.3: Phạm vi ảnh hưởng của căn bệnh Minamata [12, tr.6]
Thủy ngân (Hg) có thể phát thải vào môi trường từ nhiều nguồn do nó được sử dụng khá rộng rãi trong tiêu dùng, sản xuất, y học và công nghiệp. Các sản phẩm chứa thủy ngân khá phổ biến trong đời sống của chúng ta, như các loại pin thủy ngân, nhiệt kế, bình thủy, đèn huỳnh quang, ắc qui, thiết bị điện – điện tử, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm, dạng khí thải từ lò đốt rác, thuốc đỏ khử trùng (Mercure chrome), hợp chất trám
34
răng Amalgame, tách vàng từ quặng…Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 7.000 tấn thủy ngân phát thải hàng năm trên toàn cầu [15, tr.16].
Các sản phẩm thủy ngân bị thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí, mặt đất, nhưng quan trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước biển. Khi xâm nhập vào nước, đặc biệt là nước biển, các loài vi khuẩn ưa mặn sẽ biến đổi thủy ngân vô cơ (ít độc) thành thủy ngân hữu cơ (Methylmercury, MeHg) cực kì độc hại, ngay cả khi có nồng độ thấp. Thủy ngân hữu cơ rất dễ dàng được hấp thụ qua ruột và dạ dày, rồi chuyển theo đường máu tới gan, thận, não, thậm chí cả nhau thai, tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, nhiều em bé được sinh ra ở Minamata sau năm 1959 bị bại não ngay từ lúc chào đời vì chúng đã bị nhiễm độc thủy ngân từ trong bụng mẹ. Các loài hải sản là nguồn cảm nhiễm đầu tiên rồi đến con người do ăn các loài cá có nhiễm chất này. Những thương tổn của trung tâm thần kinh do nhiễm độc thủy ngân làm cho người bệnh có các triệu chứng như run rẩy, sa sút trí tuệ, điếc, nói lắp,… và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Những bệnh nhân nhiễm bệnh nặng đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết trong khoảng một tháng sau khi mắc bệnh. Ngoài ra, một số người bị mắc bệnh nhẹ đều có triệu chứng đau đầu kinh niên, mệt mỏi thường xuyên, không thể đi lại được, mất vị giác và khứu giác. Nhiều trẻ em bị bệnh Minamata bẩm sinh khi người mẹ ăn cá bị nhiễm thủy ngân lúc mang thai dẫn đến tình trạng tàn tật bẩm sinh (xem Hình 2.4).
35
Hầu như không có thuốc nào hay giải pháp nào có thể chữa được bệnh Minamata. Các bác sỹ và các cơ sở điều trị chỉ có thể làm giảm bớt triệu chứng và nỗi đau đớn dày vò bằng những biện pháp tập luyện, và trị liệu.
Hình 2.4: Nạn nhân của bệnh Minamata14
Ở Nhật Bản, khi một thanh niên tròn 20 tuổi, người ta sẽ tổ chức Lễ Thành nhân chúc mừng sự trưởng thành của người đó vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng giêng hàng năm. Nhiều thanh niên ở Minamata đã phải đón Lễ Thành nhân của mình
Hình 2.5: Tomoko, một bệnh nhân Minamata, và bố trong lễ Thành nhân của mình15
trong trạng thái như cô gái Umemura Tomoko (xem Hình 2.5). Căn bệnh Minamata đã cướp đi khả năng đi lại của Tomoko. Trong Lễ Thành nhân của mình, cô không thể tự đi lại được và nằm mềm oặt trong vòng tay yêu thương của bố. Người bố cố gắng cười tươi để che dấu nỗi bất hạnh, thiệt thòi của con gái mình.
Những bệnh nhân Minamata đang ngày một già yếu, luôn phải nỗ lực hết mình để vượt qua hoản cảnh và họ rất cần phải được quan tâm giúp đỡ. Những người còn có khả năng đi lại vẫn phải cố gắng tham gia làm việc để
14
http://mrishaanshareef.blogspot.com/2010/06/top-10-environmental-disasters.html
15
Nguồn ảnh http://www.masters -of-photography.com/S/smith/smith_minamata_full.ht ml, tác giả: William Eugene Smith
36
có thu nhập, thậm chí là cả các công việc nặng nhọc như đánh bắt cá. Các nạn nhân phải học cách chung sống cùng căn bệnh tai quái này. Một số bệnh nhân nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội bằng việc kể lại các giai đoạn mắc bệnh và vượt qua căn bệnh này. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn những hiểu lầm về căn bệnh này nên những tổn thương về tinh thần khi bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi cũng rất khủng khiếp đối với người bệnh. Đã một thời, nhiều người dân Minamata phải rời bỏ quê hương và giấu gốc tích vì không ai muốn thuê nhân công là người Minamata. Người dân trong vùng hầu như bị cô lập.
Tính tới tháng 1 năm 2008, số người được chính thức xác nhận là nhiễm bệnh Minamata là 2,226 người ở tỉnh Kumamoto và tỉnh Kagoshima lân cận [12, tr.6]. Hơn hai phần ba số bệnh nhân đã qua đời. Số liệu này lấy từ việc xác thực nhiễm bệnh để thực hiện bồi thường và việc xác thực này được dựa trên các tiêu chí gây nhiều tranh cãi do chính phủ đặt ra. Tổng số người nộp đơn chứng nhận bệnh là 25,279 người ở tỉnh Kumamoto và Kagoshima [12, tr.8]. Tuy nhiên, số người nộp đơn chỉ thể hiện số lượng người có được những triệu chứng nghiêm trọng. Nếu xét tới tác động của ô nhiễm thuỷ ngân thì hơn 200,000 người trong vùng dọc theo biển Yatsushiro đều là nạn nhân [12, tr.9].
2.3. Quá trình khởi kiện đòi công lý cho nạn nhân Minamata
Tháng 12/2009, trong chuyến nghiên cứu thực địa nằm trong chương trình nghiên cứu về Chính sách môi trường (Environmment Policy Program) do Trường Đại học Quốc tế Niigata tổ chức, tác giả luận văn đã tham gia đoàn thực tập điều tra đến thành phố Minamata.
37
Trong chuyến đi này, tác giả đã trực tiếp phỏng vấn một số người có người nhà bị mắc bệnh Minamata. Trong Hình 2.6, bà Kotake-người đang diễn thuyết có cha bị mắc bệnh Minamata. đang kể về hồi ức của mình.Tác giả cũng đã
Hình 2.6: Tác giả đã phỏng vấn bà Kotake, cư dân ở Minamata đang diễn thuyết. Hồi trẻ, bà là cô gái đứng
thứ hai từ trái sang trong ảnh có 6 người.
phỏng vấn ông Yoichi Tani – Tổng Thư ký Hiệp hội hỗ trợ bệnh nhân Minamata - đại diện chính quyền địa phương về thảm họa môi trường ở đây, đồng thời phỏng vấn vị luật sư đã từng theo kiện Công ty Chisso giúp những người dân mắc bệnh.
Có thể nói quá trình nhận thức về căn bệnh Minamata ở Nhật Bản đã diễn ra trong một thời gian dài. Đây không đơn giản là quá trình mà các cấp chính quyền và doanh nghiệp Nhật Bản từ chỗ phủ nhận chuyển sang công nhận và đền bù cho nạn nhân mà là một quá trình chuyển đổi nhận thức chung của xã hội về sự phát triển. Ngày 1/5/2010, Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản là Yukio Hatoyama (鳩山 由紀夫), nhiệm kỳ từ 16/9/2009 đến 02/6/2010), đã đến dự lễ tưởng niệm thường niên lần thứ 54 cho những nạn nhân tử vong do mắc bệnh Minamata được tổ chức tại tỉnh Kumamoto với sự tham dự của hơn 1.000 người. Trong buổi lễ, Thủ tướng đã phát biểu: “Là người đại diện cho chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm vì không có khả năng ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh và tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến các bệnh nhân”. Để có được lời xin lỗi chính thức này của chính phủ Nhật Bản, các nạn nhân Minamata và môi trường vịnh Minamata đã phải trả
38
một cái giá quá đắt bằng sinh mệnh của bao nhiêu con người và bằng một cuộc đấu tranh không mệt mỏi tại pháp đình.
Hình 2.7:Thủ tướng Yukio Hatoyama đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Minamata16
Đã có rất nhiều xung đột, tranh cãi, kiện cáo xảy ra liên quan đến căn bệnh Minamata. Sau khi nguyên nhân căn bệnh được các nhà nghiên cứu Đại học Y Dược Kumamoto công bố và được các cơ quan Y tế và Phúc lợi cảnh báo vào cuối thập niên 1950, trái với thái độ của chính quyền và công ty Chisso, nhiều tổ chức xã hội khắp Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ các nạn nhân, giúp tìm luật sư, cung cấp chứng cứ, gây quĩ quyên góp để hỗ trợ
16
39
sinh hoạt phí và án phí… Trong những năm 1960, cùng với việc liên tiếp phát hiện các nạn nhân Minamata, phong trào ủng hộ nạn nhân Minamata ngày càng lan rộng. Các nạn nhân Minamata, từ chỗ biểu tình tự phát theo các hiệp hội nghề nghiệp như Hội ngư dân, thương nhân thủy sản…, nhờ sự giúp đỡ của các luật sư đã rút kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc khởi kiện chính thức. Sau đây tác giả luận văn xin lựa chọn trình bày chi tiết về ba vụ kiện chính diễn ra trong giai đoạn sóng gió này.
Vụ kiện năm 1969
Năm 1969 diễn ra vụ kiện đầu tiên liên quan đến căn bệnh Minamata tại Tòa án cấp tỉnh Kumamoto. Mục đích chính của vụ kiện này là làm rõ trách nhiệm của Công ty Chisso về nguyên nhân gây ra căn bệnh Minamata. Nhóm luật sư với 222 người được thành lập để theo đuổi vụ kiện này [12, tr.11].
Ngày 16/5/1970, trong phiên chuẩn bị điều trần lần thứ nhất, Chisso khẳng định việc bồi thường cho các nạn nhân là không hợp pháp vì thời gian đã qua lâu rồi. Trong hai ngày 04/03/1971 và 05/02/1971, tại phiên chuẩn bị điều trần lần thứ bảy, ông Nishida Eiichi (西田栄一), cựu giám
đốc nhà máy Chisso ở Minamata đã làm chứng “việc xả thải từ quá trình sản xuất acetaldehyle là nguyên nhân của bệnh Minamata” [17, tr.44]. Ngày 16/6/1972, trong phiên điều trần thứ bốn mươi hai của vụ kiện, những bằng chứng về việc Chisso đã đưa dữ liệu sai sự thật về mức thủy ngân trong năm 1959 được chứng minh [17, tr.45].
Vụ kiện kéo dài đến năm 1973 thì Tòa án ra phán quyết ủng hộ các bệnh nhân được nhận tiền bồi thường từ Công ty Chisso. Toàn bộ các nguyên đơn trong vụ kiện đầu tiên ở tỉnh Kumamoto đều được chứng nhận là bệnh nhân của bệnh Minamata. Sau phán quyết này của tòa, họ tiếp tục
40
tham gia vào một nhóm các bệnh nhân khác cũng được chứng nhận là nhiễm bệnh Minamata và đang thực hiện đàm phán độc lập với Chisso để thực hiện một vòng đàm phán mới về mức bồi thường.
Số lượng các đơn xin chứng nhận bệnh dựa theo quy định của luật pháp đã gia tăng nhanh chóng sau khi thỏa thuận bồi thường được hoàn tất. Từ chỗ che giấu tình trạng nhiễm bệnh, nhiều bệnh nhân đã bước ra ánh sáng đòi công lý. Cục Môi trường (環境 庁) được thành lập vào ngày 1/7/1971 (tiền thân của Bộ Môi trường 環境省) đã đưa ra các tiêu chí phục vụ việc chứng nhận bệnh Minamata (害に係る健康被害救済に関
する特別措置法) một cách thuận lợi và thống nhất.
Vụ kiện năm 1973
Ngày 20/1/1973, vụ kiện thứ hai chính thức bắt đầu [12, tr.12]. Mục đích chính của vụ kiện này là đòi bồi thường cho những bệnh nhân chưa được chứng nhận. 141 thành viên của các gia đình có người bị bệnh ở Minamata khởi kiện Công ty Chisso tại tòa án cấp tỉnh Kumamoto, đòi bồi thường 1.680 triệu JPY cho các tổn thất mà họ phải gánh chịu.
Ngày 20/3/1973, theo phán quyết của phiên tòa đầu tiên, chiến thắng thuộc về phe nguyên đơn với mức bồi thường là 937 triệu JPY/người. Ngày 31/5/1973, Chisso mới trả 4.278 triệu JPY để bồi thường cho 363 nạn nhân [12, tr.12].
Ngày 09/7/1973, thỏa thuận bồi thường được thống nhất giữa Chisso và năm nhóm bệnh nhân Minamata (trừ nhóm bệnh nhân ở vụ kiện thứ hai). Theo thỏa thuận này, mỗi bệnh nhân được chứng nhận nhiễm bệnh sẽ nhận được ngay lập tức một khoản bồi thường trị giá từ 16 tới 18 triệu JPY tùy thuộc vào mức độ tổn hại, chi phí y tế và nhận thêm khoản bồi thường hàng năm sau ngày ký kết thỏa thuận giữa hai bên. Một thỏa thuận tương
41
tự cũng được đưa ra dành cho các bệnh nhân Minamata ở tỉnh Niigata. Toàn bộ các bệnh nhân được chứng nhận sau đó đã nhận được bồi thường dựa trên thỏa thuận bồi thường.
Hình 2.8: Người biểu tình mang theo ảnh những người thân của họ đã chết vì bệnh Minamata17
Ban đầu, tiêu chí chứng nhận bệnh theo Luật bồi thường sức khỏe do bị ảnh hưởng bởi môi trường (公害健康被害補償法) được đưa ra dựa trên quan điểm rằng những người có nguy cơ thực sự nhiễm bệnh Minamata là bằng hoặc cao hơn khả năng không nhiễm bệnh (tức là khả năng mắc bệnh Minamata cao hơn 50%) và dựa trên các kiến thức về y học sẵn có sẽ tiếp tục được chứng nhận là bệnh nhân Minamata Do những biểu hiện lâm sàng đa dạng không đặc thù của bệnh, nếu chẩn đoán bệnh Minamata chỉ dựa vào một hay một số triệu chứng sẽ ảnh hướng đến việc xác định bệnh. Từ tháng 9 năm 1974, người ta bắt đầu cấp chứng nhận cho các nạn nhân dựa trên qui định của Luật bồi thường sức khỏe do bị ảnh hưởng bởi môi
17
Nguồn ảnh http://www.masters -of-photography.com/S/smith/smith_minamata_full.ht ml, tác giả: William Eugene Smith
42
trường và các phương pháp đánh giá y tế liên quan tới bồi thường và ngăn ngừa tổn hại sức khỏe do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc chứng nhận này vẫn chưa được thực hiện thỏa đáng nên tháng 12/1974, các bệnh nhân Minamata đã khởi kiện lên tỉnh Kumamoto yêu cầu thừa nhận việc thiếu trách nhiệm trong quá trình chứng thực bệnh. Ngày 21/2/1975, có thêm 33 bệnh nhân và người nhà tham gia vào vụ kiện thứ hai [12, tr.12]. Sau đó, vào tháng 7/1977, theo yêu cầu của Cục trưởng Cục sức khỏe môi trường, “Tiêu chí chứng nhận bệnh Minamata” (水俣病認定基準) đã được công bố trên cơ sở kết hợp các triệu chứng bệnh và các triệu chứng khác nhằm đưa ra các đánh giá y tế chính xác hơn trong quá trình chứng nhận người mắc bệnh Minamata [12, tr.12].
Kết quả là số lượng đơn xin chứng nhận và chứng nhận lại liên quan tới bệnh Minamata theo Luật bồi thường sức khỏe do bị ảnh hưởng bởi môi trường và số vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại từ căn bệnh này gia tăng nhanh chóng đã khiến bệnh Minamata trở thành tâm điểm quan tâm của xã hội. Bản báo cáo “Các biện pháp để giải quyết bệnh Minamata”
(水俣病対策の推進) được Cục Môi trường đề xuất đã chỉ ra nhu cầu áp
dụng các biện pháp hành chính trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe. Những đề xuất này được căn cứ trên thực tế là một số người dân địa phương luôn lo lắng khi tự mình chẩn đoán thấy mình có các triệu chứng bệnh Minamata cho dù họ không phải những bệnh nhân được xác nhận nhiễm bệnh. Đó là vì họ đã quan sát tình trạng của những bệnh nhân nhiễm bệnh từ đầu và vì mức độ phơi nhiễm của con người đối với thủy ngân hữu cơ là khác nhau cho từng khu vực nhiễm bệnh Minamata.
Ngày 28/3/1979, Tòa án ra phán quyết ban đầu cho nguyên đơn chiến thắng. Nhưng Công ty Chisso tuyên bố sẽ khiếu nại.
43
Vụ kiện liên hoàn 15 năm (1980-1995)
Mục đích của vụ kiện thứ ba là làm rõ trách nhiệm của chính phủ và chính quyền tỉnh Kumamoto đối với căn bệnh Minamata. Vụ kiện này kéo dài trong suốt 15 năm và diễn ra tại nhiều tòa án địa phương.
Ngày 21/5/1980, vụ kiện thứ ba liên quan đến căn bệnh Minamata chính thức được bắt đầu. Lúc đầu có 85 người nộp đơn xin chứng thực là bệnh nhân Minamata kiện chính phủ, chính quyền tỉnh Kumamoto và Công ty Chisso tại Tòa án tỉnh Kumamoto. Đây là lần đầu tiên các bệnh nhân đòi bồi thường cấp quốc gia.
Tiếp đó, ngày 27/10/1980, vụ kiện liên quan đến bệnh Minamata ở Tòa án Kansai (Osaka) chính thức bắt đầu. Theo đó, 40 người (cư dân Osaka) đòi tỉnh Kumamoto chứng nhận bệnh và đòi chính phủ bồi thường.
Ngày 20/7/1983, Tòa án tỉnh Kumamoto phán quyết rằng Chính phủ có trách nhiệm trong việc quản