Ngày 19/11/1993, Nhật Bản ban hành Luật Môi trường cơ bản
(環境基本法), trong đó đưa ra qui định về Hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Hệ thống kiểm soát ô nhiễm bao gồm: Hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt trong môi trường sản xuất công nghiệp; Các qui định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm, từ chủ doanh nghiệp đến kỹ sư môi trường và nhân viên vận hành… Các chính sách quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về độc hại.
Ngoài ra, các qui định về kiểm soát ô nhiễm nước nhấn mạnh ba vấn đề: Thứ nhất là Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước. Đây được xem là mục tiêu quản lý nhà nước, được áp dụng cho tất cả mọi nguồn nước công cộng. Thứ hai là tiêu chuẩn và qui định phát thải, đặt ra quy chế nồng độ phát thải, trong đó có quy định về nồng độ của ô nhiễm chứa trong nước thải. Thứ ba, kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm với mục đích bảo vệ chất lượng nước tùy theo tình hình sử dụng nước của vùng nước.
Bên cạnh một hệ thống chính sách nghiêm ngặt về việc kiểm soát môi trường, chính phủ Nhật Bản cũng như các chính quyền địa phương đã
53
thành lập Trung tâm tư liệu để lưu trữ thông tin và các kết quả nghiên cứu về môi trường. Ở Nhật Bản, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, các thông điệp về bảo vệ môi trường tràn ngập mọi nơi để tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội, xuất bản sách báo quảng bá tác hại của ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, sách dành cho trẻ em được viết rất dễ hiểu để các em dễ tiếp thu và xây dựng ý thức giữ gìn môi trường ngay từ khi còn thơ bé.
3.2. Một số biện pháp áp dụng thực tế tiêu biểu Xây dự án và đối thoại về môi trường
Đầu năm 1965, khi những nghi ngờ có căn cứ về việc ăn các loại cá và sò là nguyên nhân gây ra bệnh Minamata, tỉnh Kumamoto đã khuyến cáo người dân và ban hành hướng dẫn tự nguyện hạn chế ăn cá và sò đánh bắt tại vịnh Minamata. Tỉnh đã đề nghị Hội ngư dân thành phố Minamata tự nguyện hạn chế đánh bắt cá ở vịnh. Cũng trong thập niên 1960, tỉnh Kumamoto bắt đầu xây dựng dự án “Bảo vệ môi trường vịnh Minamata” để nghiên cứu thực trạng và đề xuất cải tạo những vùng đất bị nhiễm thủy ngân. Tỉnh Kumamoto và thành phố Minamata đã phát động dự án “Sáng tạo và phát triển môi trường” và tổ chức các cuộc đối thoại chuyên sâu về môi trường. Mặc dù lúc này, do sự thâu tóm và o bế thông tin của Công ty Chisso đối với địa phương nên những cuộc thảo luận vấp phải nhiều vướng mắc, do dự, nhưng các cuộc thảo luận này là cơ hội để người dân có thể dũng cảm và thẳng thắn đưa ra ý kiến trao đổi với chính quyền, và bước đầu tạo được sự thông cảm, chia sẻ giữa nạn nhân của căn bệnh nhiễm độc thủy ngân Minamata với những người dân bình thường. Trên thực tế, phải sau 30 năm, dự án “Bảo vệ môi trường vịnh Minamata” mới được hoàn thành. Từ năm 1990 các nội dung của dự án mới thực sự được áp dụng triệt
54
để, sau rất nhiều cố gắng, nỗ lực đàm phán giữa cư dân, chính quyền và doanh nghiệp.
Nạo vét Vịnh Minamata [12, tr.17-18]
Bên cạnh biện pháp đối thoại về chính sách và xây dựng qui định, các hoạt động cải tạo môi trường cũng từng bước được đẩy mạnh cùng với sự công nhận về nguyên nhân và trách nhiệm gây ra bệnh Minamata tại pháp đình. Trong 16 năm liền, từ năm 1974 đến 1990, dự án xử lý, nạo vét 1.500.000 m3 bùn đất, cặn lắng có chứa hàm lượng thủy ngân vượt mức tiêu chuẩn cho phép (tức là vượt quá 25 ppm thủy ngân) đã được hoàn thành. Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 48 tỷ JPY, trong đó Công ty Chisso chịu trách nhiệm chi trả 30,5 tỷ JPY. Cũng từ năm 1974, hệ thống lưới ngăn phòng ngừa nguy cơ di chuyển lan rộng của cá và hải sản bị nhiễm độc trong vịnh Minamata sang các vùng khác đã được lắp đặt. Đồng thời, ngư dân được vận động đánh bắt cá và hải sản trong vịnh để đem đi tiêu hủy.
Với những biện pháp trên, năm 1992, thành phố Minamata đã trở thành thành phố điển hình về môi trường. Từ những kinh nghiệm này, thành phố quyết định xây dựng mô hình thành phố thân thiện với môi trường. Tháng 6/1997, tỉnh Kunamato chính thức tuyên bố vịnh Mimanata đã an toàn về môi trường, cho phép dỡ bỏ hệ thống lưới ngăn cách vì cá trong vịnh đủ tiêu chuẩn an toàn để đánh bắt. Để thực sự an tâm, người ta tiếp tục tiến hành điều tra định kì 2 lần/năm về nồng độ thủy ngân trong các loài hải sản trong vịnh Minamata trong 3 năm tiếp theo. Kết quả cho thấy vịnh Minamata đã đạt chất lượng nước đứng đầu tỉnh về độ trong và độ sạch.
55
Hình 3.2Bản đồ nạo vét vịnh Minamata [15, tr. 12]
Phân loại và hạn chế rác thải [10, tr.4-5]
Tiếp theo những thành công trong việc khắc phục ô nhiễm, thành phố Minamata đã khởi xướng các biện pháp phân loại rác thải thành 21 loại nhằm nâng cao ý thức môi trường của cư dân và giảm thiểu chi phí môi trường. Chính sách này đã được công dân thành phố nhiệt tình ủng hộ và thực hiện. Đến năm 2000, tiêu chí phân loại rác tăng lên thành 23 lo ại và đến nay là 24 loại. Hình 3.3 là bảng phân loại rác của thành phố Minamata, một trong những điển hình tiên tiến nhất nước Nhật trong việc phân loại và tái chế rác. Rất nhiều nước áp dụng việc phân loại rác tại nguồn, nhưng có lẽ không ở đâu có một danh sách phân loại dài như ở Nhật Bản. Về cơ bản, rác được chia thành hai loại: cháy được và không cháy được. Sau đó, người ta tiếp tục phân loại rác cháy được thành các loại như giấy báo, giấy bìa, tạp chí, vỏ hộp sữa tươi… Rác không cháy được thì được phân thành các
56
loại như chai lọ, đồ nhôm, đồ sắt, đồ độc hại (như pin chẳng hạn)… Đến nhóm chai lọ lại tiếp tục được chia thành loại có thể tái sử dụng, loại có thể tái chế… Thành phố Miamata trở thành điển hình của việc phân loại rác triệt để. 300 điểm thu gom rác thải đã được thiết lập cho mỗi một nhóm từ 100-500 hộ gia đình. Thành phố phân công người tình nguyện hỗ trợ người dân mang rác để phân loại. Mỗi tháng một lần, dân cư ở cùng khu vực lại làm việc cùng nhau để phân loại rác. Việc nhân dân tự giác nhiệt tình thực hiện phân loại rác thành các loại trước khi đưa đến điểm thu gom giúp tinh thần cộng đồng được nâng cao. Dự án phân loại rác không những góp phần bảo vệ môi trường sống mà còn đem lại hiệu quả kinh tế. Doanh thu có được từ việc bán chất thải có thể tái chế được phân bổ cho từng hiệp hội dân phố. Thành phố cũng được giảm gánh nặng tài chính để thu gom rác thải.
Rút kinh nghiệm những chi phí tốn kém và tình trạng bất ổn xã hội do căn bệnh Minamata gây ra, từ thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản và các địa phương đã ban hành các qui định quản lý chặt chẽ đối với rác thải công nghiệp. Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình. Các công ty sản xuất các sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hỏng hoặc sản phẩm đã qua sử dụng. Người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi trả vận chuyển cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Sự thành công của việc phân loại chất thải và hệ thống xử lý chất thải góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường. Người dân Minamata đã có ý thức cao về bảo vệ môi trường và góp phần quan trọng vào thành công của chính sách môi trường của Nhật Bản.
57
Hình 3.3:Bảng phân loại rác cho từng gia đình của thành phố Minamata20
20
58
Hội liên hiệp phụ nữ đã tổ chức các hoạt động kêu gọi người dân trong việc không mang chất thải vào hộ gia đình, kéo dài tuổi thọ của mỗi sản phẩm, sử dụng hàng tái chế và tái sử dụng được. Họ làm việc với chính quyền thành phố Minamata để chính quyền thừa nhận các cửa hàng sạch, thân thiện với môi trường. Hiện nay, Minamata đã có hệ thống 13 cửa hàng thân thiện môi trường.
Việc giảm rác thải, tăng cường tái sử dụng qua việc phân loại rác triệt để đã giúp Nhật Bản tiết kiệm tài nguyên. Hiện nay, rất nhiều du khách cũng như các đoàn sinh viên đến thành phố Minamata để nghiên cứu, tham quan và học tập về các biện pháp quản lý chất thải tiên tiến của Minamata. Quy trình quản lý rác thải này đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch của thành phố.
59
Dự án “Moyai–Naoshi” [12, tr.19-21]
Căn bệnh Minamata không những khiến cho người bệnh phải chịu bao nỗi đau đớn, thiệt thòi mà còn gây ra rất nhiều xung đột và căng thẳng giữa những nhóm người có các quan điểm khác nhau. Cùng với quá trình thừa nhận của chính phủ về căn bệnh môi trường, những xung đột và kỳ thị dành cho người bệnh đã lắng xuống và người ta nhận ra rằng thù địch không mang lại điều gì tốt đẹp. Để khôi phục lại mối quan hệ công đồng địa phương, một dự án cộng đồng là “Moyai-Naoshi”(もやい直し) nhấn mạnh các hành động hỗ trợ và cảm thông với người mắc bệnh Minamata đã được khởi xướng. “Moyai-Naoshi” nghĩa đen là buộc những chiếc thuyền lại cùng nhau, còn nghĩa bóng là chung tay làm một điều gì đó. Dự án “Moyai- Naoshi” nhằm xây dựng lại các mối quan hệ con nguời đã bị mất đi trong 3 thập kỷ, bao gồm mối quan hệ giữa bệnh nhân và chính phủ, quan hệ giữa bệnh nhân với cộng đồng, và quan hệ giữa các bệnh nhân. Mục tiêu cụ thể của dự án “Moyai-naoshi” là nâng cao năng lực ngành y tế và phúc lợi địa phương nhằm giúp các bệnh nhân, gia đình họ và cư dân địa phương có thể tiếp tục cuộc sống một cách thanh thản, vượt qua tình trạng phân biệt đối xử đối với người bị bệnh Minamata và xóa bỏ các xung đột giữa cư dân địa phương.
Từ năm 1992, buổi tưởng niệm cho các nạn nhân bị mắc bệnh do nhiễm độc thủy ngân được tổ chức hàng năm vào ngày 1/5. Tại Đài tưởng niệm nạn nhân bị bệnh Minamata tổ chức vào ngày 1/5/1994, Thị trưởng thành phố Minamata đã lần đầu tiên bày tỏ sự hối tiếc của mình, và thay mặt chính quyền thành phố xin lỗi vì đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp để ngăn chặn thảm họa xảy ra. Bài phát biểu của ông đã làm tăng thêm tính đối thoại giữa chính quyền và các nạn nhân trong vấn đề giải
60
quyết hậu quả của căn bệnh Minamata và xây dựng mô hình thành phố vì môi trường trong sạch.
Một đài tưởng niệm những nạn nhân của căn bệnh Minamata đã được dựng lên ở Minamata, hoàn thành vào tháng 10/1996.
Hình 3.5: Đài tưởng niệm các nạn nhân của bệnh Minamata21
Trung tâm Moyai – Naoshi được thành lập với nhiệm vụ làm công tác hàn gắn những mối quan hệ giữa cư dân địa phương và chính phủ, trao đổi, hỗ trợ các dịch vụ phúc lợi cho cư dân địa phương, hướng tới các hoạt động nhằm tái thiết lại Minamata qua các cuộc nói chuyện và các hoạt động cộng đồng. Trung tâm Moyai- Naoshi đã trở thành nơi để những người có liên quan đến căn bệnh Minamta có thể hóa giải xung đột, cùng nhau nói chuyện
21
61
và thay đổi ý thức của người dân đối với bệnh Minamata và với môi trường. Cựu Thị trưởng thành phố Minamata có nhấn mạnh “Việc bồi thường là để hỗ trợ bệnh nhân, nhưng sự hỗ trợ của cộng đồng là vô cùng cần thiết trong việc hỗ trợ ổn định tâm lý” [11].
Nhờ những hoạt động của trung tâm và sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo thành phố, Kế hoạch phát triển thành phố toàn diện được triển khai đồng thời với các dự án vì môi trường của thành phố Minamata. Tất cả việc soạn thảo, lập kế hoạch cho các dự án phát triển môi trường thành phố đều do chính người dân ở đây thực hiện chứ không cần thuê một bên tư vấn nào. Trong vòng 2 năm, từ 1994 đến 1996, hai cuộc họp đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và người dân địa phương được tổ chức, kèm theo đó là những cuộc họp thường xuyên 6 tháng một lần để người dân được bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó, chính quyền thành phố tập hợp tất cả các ý kiến và kế hoạch từ các địa phương nhỏ để lập ra “Chương trình nghị sự 21 điểm” cho chính quyền, các doanh nghiệp và người dân thực hiện.
Viện Nghiên cứu Bệnh Ngộ độc Thủy ngân Quốc gia
Viện Nghiên cứu Bệnh Ngộ độc Thủy ngân Quốc gia của Nhật Bản được thành lập vào tháng 10/1978 và đã được tái cơ cấu vào năm 1996 với việc bổ sung Phòng Quan hệ Quốc tế và Khoa học Môi trường. Những hoạt động của viện này bao gồm điều tra và nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, tập hợp, sắp xếp và cung cấp tư liệu tham khảo và dữ liệu về bệnh ngộ độc thủy ngân. Hơn nữa, hệ thống nghiên cứu quốc tế của trung tâm còn được củng cố với những hoạt động tương tự ở quy mô rộng hơn như cử các nhà nghiên cứu đến các nước có vấn đề về ô nhiễm thủy ngân đã được công bố, phối hợp nghiên cứu cùng với những nhà nghiên cứu nước ngoài và tổ chức những hội nghị chuyên đề quốc tế.
62
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về môi trường, hợp tác quốc tế [10, tr.6]
Dự án “Moyai – Naoshi” cử những người là nhân chứng của bệnh Minamata (người nhiễm bệnh Minamata hoặc có người nhà bị bệnh) đến các địa phương và các nước đang phát triển nhằm mục đích tuyên truyền những kinh nghiệm và bài học từ căn bệnh ngộ độc thủy ngân. Trên cơ sở kinh nghiệm của dự án này, từ năm 2003, một chương trình khác tương tự cũng được tiến hành để phổ biến kiến thức về bệnh ngộ độc thủy ngân đến các giáo viên và sinh viên tại Nhật Bản. Chương trình này cũng mời các nhân viên của Chính phủ của các nước đang phát triển đến tham dự tập huấn tại Nhật Bản.
Năm 2005 và 2006, thành phố Minamata đã giành giải nhất trong cuộc thi “Những thành phố vì môi trường”. Điều này có được là do Minamata chấp nhận nhìn vào thực tế của việc môi trường bị ô nhiễm, từ đó xây dựng, cái thiết lại thành phố với mục tiêu “Xây dựng một lối sống hài hòa”. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền thành phố Minamata đã phân chia công việc với nhiều chủ đề cho từng lĩnh vực khác nhau để thực hiện như: “Tạo một lối sống thân thiện với môi trường”, “Kế hoạch phân loại rác thải và tái chế”, “Kế hoạch vì thành phố môi trường”, “Từ Minamata hướng ra thế giới”…
Ở Minamata nói riêng và ở Nhật Bản nói chung, việc bảo vệ môi trường đã trở thành phong trào quần chúng. Ngoài những tờ báo chuyên về môi trường thì hầu hết các tờ báo đều dành hẳn những chuyên trang thường xuyên đăng tải tin tức về lĩnh vực này. Để giáo dục cho thế hệ trẻ, nội dung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được đưa vào ngay chương trình giáo dục. Các học sinh nhỏ tuổi rất thích thú và say sưa với những bài tập
63
dã ngoại như đi nhặt rác, lấy mẫu nước ở hồ nước thiên nhiên để phân tích chất lượng nước, mức độ ô nhiễm…